Học kỹ năng mềm ngay trên ghế giảng đường

wangsky1712

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/10/2011
Bài viết
319
Trong thị trường lao động khắc nghiệt như hiện nay, với nhiều sinh viên, nỗi lo tìm việc sẽ nhanh chóng thay thế niềm vui tốt nghiệp. Và nỗi lo lắng thiếu kỹ năng mềm khiến cho các bạn dễ quay lưng đổ lỗi cho trường đại học của mình là “chỉ dạy toàn lý thuyết, chẳng có một tí kỹ năng mềm nào cả”. Trên thực tế, nếu bạn biết tận dụng môi trường đại học để học kỹ năng mềm thì ra trường, bạn sẽ vững vàng hơn với những kỹ năng thu thập được.

ky-nang-mem-2.jpg
“Sinh viên thường ít chú ý đến những kỹ năng họ có thể phát triển trong trường đại học và những điều ghi trong học bạ của họ”, Joan Brannick giám đốc Brannick HR Connections, nhà tâm lý tại Florida cho biết. “Đại học không đơn giản chỉ là các buổi lên lớp.Kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trìnhMôi trường đại học tạo điều kiện cho bạn thực hành rất nhiều với bài tập nhóm, rèn kỹ năng thuyết trình, khả năng tìm kiếm thông tin qua các bài tiểu luận, luận văn…Tuy nhiên, chúng ta thường chủ quan và khá lười biếng trong những bài tập này. Hầu hết các bài tập nhóm, các bạn đùn đẩy nhau làm cho xong, còn ở các bài tiểu luận, sinh viên thường lại thích sao chép từ nhiều nguồn, thậm chí nhờ người làm bài thi hộ. Chính vì tâm lý thụ động, lười động não, kém hoạt bát như thế này mà khi bắt đầu một hành trình tìm việc, các bạn mới thấy mình thiếu hụt quá nhiều kỹ năng cơ bản. Những ai năng nổ, hoạt bát khi còn đang đi học chắc chắn sẽ vững vàng hơn khi nộp hồ sơ tìm việc.Giao tiếp, bạn học ở đâu?Lý do chính chúng ta giao tiếp kém đó chính là tâm lý ngại giao tiếp ngày càng phổ biến, đặc biệt ở tầng lớp trẻ. Suốt những năm tháng đi học, nhiều bạn chỉ biết cắp sách đến lớp, nghe giảng, ghi chép rồi về nhà ôm máy tính; ngoài ra các bạn không chủ động tham gia bất cứ hoạt động tập thể nào. Chính điều này như một cái vỏ bọc cách biệt bạn với thế giới, đến khi bạn ra trường bạn mới nhận ra rằng mình không đủ tự tin để đứng trước nhiều người, mà điều này cực kỳ quan trọng khi bạn phỏng vấn ở các công ty lớn.Đơn giản, chỉ cần bạn năng nổ phát biểu trong giờ học, tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường lớp, tham gia một vài câu lạc bộ ưa thích ở trường…Có sự tương tác với xã hội, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, sự tự tin của bạn mới được hoàn thiện.Kỹ năng quản lý thời gianNhững ai từng làm thêm ở đại học mới thấy thấm thía câu nói “thời gian quý như vàng”. Trong khi bạn bè nhàn nhã rong chơi, tìm các trò giải trí trên mạng xã hội, game, bạn sẽ phải xoay sở với thời gian của mình để sao cho vừa có thể làm thêm, vừa học tốt các bài học trên lớp, lâu lâu vẫn có thể tham gia đi chơi cùng bạn bè. Sự linh hoạt trong cuộc sống sẽ khiến bạn có sức chịu đựng cao hơn với các áp lực thi cử, học hành, đặc biệt là khả năng quản lý thời gian của mình cho công việc sau này.Khả năng xử lý tình huống, đối phó với khó khăn của cuộc sốngBạn sẽ làm gì khi nghe tin mình thi trượt một môn? Bạn lại vừa bị mất một số tiền lớn và cô bạn gái mới đề nghị chia tay với bạn…Thật là kinh khủng nếu mọi xui xẻo cứ đến với bạn dồn dập, nhất là khi bạn chưa thể chủ động trong tài chính và tự quyết định cuộc đời mình mà còn chịu sự lệ thuộc vào bố mẹ. Nhiều sinh viên thực sự bế tắc khi họ cảm thấy cuộc sống quá khó khăn vượt quá tầm kiểm soát của họ.Hãy tưởng tượng khi bạn đi làm, bạn sẽ phải tự chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình. Ai sẽ giúp bạn khi bạn gặp khủng hoảng? Chính là bản thân bạn. Vì vậy, ngay khi bạn có thể tự lập, hãy học cách đối phó với khủng hoảng. Chắc chắn bạn sẽ sống tốt hơn khi vào đời.Hãy tự thử thách và rèn luyện bản thân mỗi ngày, bạn sẽ không phải lo sợ cuộc sống!
Nguồn: Học kỹ năng mềm từ những năm tháng đại học

Hơn bao giờ hết, trong những năm trở lại đây, kỹ năng mềm như một từ “hot” báo chí không ngớt nhắc đến, đặc biệt là đối với thực trạng “sinh viên ra trường thiếu kỹ năng mềm”, dẫn đến thất nghiệp, phải làm việc trong những môi trường không phù hợp với năng lực, sở trường… Kỹ năng mềm, đã không còn là một loại kỹ năng “có càng tốt, không có không sao” như thời kỳ trước nữa. Ngày nay, các nhà tuyển dụng đề cao kỹ năng này hơn bao giờ hết. Nhưng dù nói nhiều, lý giải nhiều, đề cập nhiều, chúng ta đã hình dung cụ thể, kỹ năng mềm là gì chưa? Hay nó chỉ chung chung là kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống…?
ky-nang-mem-3.jpg
Bài viết này từ DeltaViet hi vọng giúp bạn có cái nhìn thực tế hơn về kỹ năng mềm trong lộ trình nghề nghiệp của bạn:
Khi bạn còn là sinh viên
Chúng ta sẽ không định nghĩa kỹ năng mềm là gì nữa. Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn là một sinh viên. Hàng ngày, bạn cắp sách tới trường như bao bạn khác. Thầy cô phát biểu sai điều gì đó, bạn có dám đứng lên phản biện không? Dám bày tỏ ý kiến và phát biểu trước đông người, đó chính là kỹ năng mềm.
Bạn có một bài tập nhóm cần hoàn tất. Bạn sẽ làm gì? Hăng hái tập hợp các bạn trong nhóm lại, thảo luận sôi nổi, phân công nhiệm vụ phù hợp với thế mạnh của từng người – hay phó mặc cho tất cả muốn làm gì thì làm, miễn là bạn có điểm trong bài tập này? Tinh thần hoạt động nhóm, biết cách thảo luận, dẫn dắt cuộc thảo luận – đó chính là kỹ năng mềm.
Khi làm khóa luận tốt nghiệp, bạn có chủ động tìm kiếm tài liệu, liên hệ với thầy giáo hướng dẫn để có được kết quả tốt nhất? Bạn biết trình bày báo cáo bằng slide? Bạn biết thuyết trình và phản biện sắc sảo mà không run rẩy trước đám đông? Vâng, tất cả những điều này chính là kỹ năng mềm.
Hành trình tìm việc
Ngày mới ra trường, chắc hẳn trong chúng ta không tránh khỏi bỡ ngỡ khi đứng trước muôn nẻo con đường nghề nghiệp. Khi này, kỹ năng viết CV, tìm việc phù hợp với khả năng của mình, tự tin phỏng vấn…chính là kỹ năng mềm bạn cần trang bị. Không ít bạn sinh viên thất nghiệp, không phải vì không có kinh nghiệm, mà chính là quá non yếu trong những việc tưởng chừng như rất nhỏ nhặt này. Khi đi phỏng vấn, bạn có biết là chỉ cần nhìn thấy thái độ mất bình tĩnh của bạn là nhà tuyển dụng đã đánh rớt bạn? Kỹ năng chuyên môn thì ai cũng cần, nhưng chắc hẳn một người tự tin sẽ ăn đứt một người không thể làm chủ được cảm xúc của bản thân, phải không?
Bạn đang làm công việc gì?
Sau khi chật vật tìm việc, cuối cùng thì bạn cũng đã có một công việc cho bản thân. Bạn có thể yêu thích/căm ghét nó, nhưng bạn phải làm việc đó, trước hết vì sự mưu sinh cho chính bản thân bạn. Mọi việc lại không bao giờ suôn sẻ như bạn tưởng tượng. Bạn phát hiện ra sếp của bạn rất thiên vị, đồng nghiệp rất khó ưa, quản lý trực tiếp của bạn cực kỳ khó tính, làm việc cùng với bạn toàn những người “chẳng tài cán gì”… Một số trường hợp khác, bạn phát hiện ra là bạn chẳng yêu thích công việc, công việc không đúng sở trường của bạn…Bạn sẽ làm gì đây? Bỏ việc? Tiếp tục sống với hoàn cảnh hiện tại?…
Việc đối phó với những rắc rối nảy sinh chính là một kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng mà không phải ai cũng có được, nhất là những bạn sinh viên mới ra trường. Có bạn chỉ vì lương thấp mà mới làm được 2 tháng đã xin nghỉ, để rồi lại lao đao tìm việc mới…Hãy nhớ rằng, chúng ta có quyền lựa chọn công việc cho mình, tuy nhiên không phải bao giờ bạn cũng được như ý. Một môi trường làm việc tồi tệ không hẳn là không mang đến cho bạn bài học nào. Trái lại, càng gặp nhiều va chạm trong công việc, thất bại trong cuộc sống, bạn mới có bản lĩnh hơn, vững vàng hơn khi đi tiếp trên đường đời. Một cách ứng xử phù hợp, thích nghi với điều kiện công việc để tiến xa hơn trong lộ trình nghề nghiệp chính là kỹ năng mềm cần có.
Trên đây chỉ là một vài chỉ dẫn cho bạn về kỹ năng mềm. Trên thực tế, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều dạng kỹ năng khác thuộc phạm trù kỹ năng mềm cần trau dồi trong cuộc sống này. Hãy luôn cố gắng học hỏi và hoàn thiện, bạn sẽ thành công!
Nguồn: Kỹ năng mềm với nghề nghiệp của bạn
 
×
Quay lại
Top Bottom