Tại nhiều nước phát triển trên thế giới, thuật ngữ Kỹ năng mềm (KNM) không còn là điều xa lạ.
Thế nhưng!!!... tại Việt Nam, thuật ngữ này mới chỉ du nhập vào nước ta gần chục năm trở lại đây. Số lượng người Việt tiếp cận với KNM và trang bị KNM cho bản thân chưa nhiều. Đây chính là một trong những nguyên nhân, khiến chúng ta thua kém bạn bè thế giới trong mỗi “cuộc chơi” do thiếu kỹ năng thực hành xã hội.
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin đưa ra ý kiến của mình về những ĐỐI TƯỢNG CẦN TRANG BỊ KỸ NĂNG MỀM – HỌ LÀ AI ?
(Đã có nhiều định nghĩa về KNM được đưa ra. Nhưng để nói một cách khái quát nhất thì KNM là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con ngườinhư kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn,... là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.)
1. Trẻ em có cần phải học Kỹ năng mềm ???
Các phụ huynh có con trong độ tuổi đi học vẫn được người thân, bạn bè khuyên rằng nên cho con đi học kỹ năng sống (kỹ năng mềm). Thế những, nhiều người vẫn rất rụt rè khi quyết định đầu tư cho con học những kỹ năng bổ ích này. Đơn giản là vì họ phải móc “hầu bao” trong khi vẫn chưa hiểu rõ dạy kỹ năng sống là cái gì? Ở Việt Nam, việc trang bị kỹ năng sống cho con cái là vấn đề rất đáng quan tâm. Có nhiều lý do, trong đó có lý do thuộc về chương trình giảng dạy trong nhà trường hiện nay vẫn còn quá tập trung vào phát triển trí dục; còn đức dục, thể dục và mỹ dục chưa được chú trọng đúng mức.
Áp lực học tập của trẻ nhỏ đang gánh là rất nặng nề so với nội lực yếu ớt: sáng học chính, chiều phụ đạo, tối học thêm, sách vở chồng chất, bài tập dày đặc. Chúng bị bắt học quá nhiều thứ, nhưng lẽ ra điều đầu tiên cần phải dạy các bạn đó là “Tại sao phải học?” thì ít được đề cập. Rõ ràng, sự trang bị kiến thức cho các bạn trẻ đang thiếu hoặc lệch. Với lượng kiến thức khủng khiếp và áp lực thi cử căng thẳng, các bạn cần những phương pháp học tập sáng tạo để giúp việc học trở nên hiệu quả và nhẹ nhàng hơn. Trả lời cho câu hỏi ở trên, việc đầu tư cho trẻ nhỏ đi học kỹ năng sống là việc nên làm.
Một số kỹ năng sống cần thiết cho trẻ như: kỹ năng tự chăm sóc cho bản thân, tự bảo vệ mình; kỹ năng hòa đồng và thân thiện trong môi trường bạn bè mới; kỹ năng tự giác trong học tập, lập thời gian biểu cá nhân; kỹ năng vượt qua sự ngại ngùng, nỗi sợ hãi, giúp các con có được niềm vui ở trường học; kỹ năng tự tin trước đám đông, mạnh dạn và tư duy nhanh nhạy...
2. Kỹ năng mềm đối với sinh viên có quan trọng không ?
Xin được khẳng định ngay là rất quan trọng.Có kiến thức nhưng thiếu kỹ năng, là một trong những yếu tố hàng đầu khiến tỷ lệ sinh viên Đại học ra trường nhưng thất nghiệp lên đến con số 63% (theo điều tra của Bộ Giáo dục năm 2011).
Nhiều nhà tuyển dụng hiện nay dần đưa kỹ năng mềm, kỹ năng sống vào tiêu chí của các cuộc tranh tài. Vì thế, không còn cách nào khác, sinh viên cần phải tích lũy cho mình KNM ngay từ khi chưa ra trường để làm thế mạnh. Sau đây là những KNM cần thiết cho sinh viên như: Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc; khả năng làm việc nhóm; khả năng làm việc độc lập; khả năng về máy móc công nghệ; khả năng truyền đạt thông tin; kỹ năng tự quản thời gian...
3. Kỹ năng mềm trong công sở ?
Môi trường công sở luôn đầy rẫy sự phức tạp. Bạn sẽ xử trí như thế nào khi bị Sếp ghét? Bạn bị cô lập trong công ty? Làm gì khi bạn muốn được tăng lương? Giải quyết stress do công việc mang lại như thế nào? Phải làm gì khi đồng nghiệp biến công sở thành chiến trường và làm mọi việc để giành lợi thế...?
Ngoài năng lực, các kỹ năng mềm đóng vai trò then chốt quyết định công việc của bạn có thành công hay không. Chính vì vậy rèn luyện và nâng cao các kỹ năng mềm cũng chính là cách bạn nâng cao bậc thang thành công của chính mình.
Một số kỹ năng mềm mà dân công sở nên trang bị như: Kỹ năng giao tiếp; khả năng thích ứng; kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm; bí quyết đối mặt với deadline cho dân công sở; kỹ năng quan sát; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn...
4. Kỹ năng mềm cho nhà Khoa học ?
Kỹ năng mềm (KNM) là một thuật ngữ còn rất mới mẻ đối với giới Khoa học Việt Nam. Nhà khoa học sẽ “chuyên nghiệp” và “thành công” hơn khi họ được trang bị các kỹ năng này. Bởi cộng đồng khoa học, cũng như xã hội, là một tập thể với những quan hệ đa chiều. Nhà khoa học phải phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại và phát triển. Trong mối quan hệ đa chiều như thế, trang bị một số KNM sẽ là cần thiết và quan trọng trong việc quảng bá công trình nghiên cứu của chính họ.
Chẳng hạn như có 2 KNM mà các nhà khoa học Việt Nam cần phải học hỏi, đó là: Kỹ năng thông tin và ngoại giao. Kỹ năng thông tin ở đây được hiểu là khả năng truyền đạt thông tin khoa học đến đồng nghiệp trong và ngoài nước qua cách nói chuyện. Ngoài ra, trong bất cứ lĩnh vực nghiên cứu nào cũng có nhiều người cùng làm và việc tương tác với đồng nghiệp để quảng bá nghiên cứu của mình là một kỹ năng cần thiết để thành đạt trong khoa học ngày nay.
5. Trong mối quan hệ tương quan với nhau như vợ - chồng, bố mẹ - con cái, thầy – trò . . . và một số mối quan hệ khác, giữa họ có cần trang bị kỹ năng mềm trong cuộc sống không ?
Tôi cho rằng rất cần thiết. Xã hội với những mối quan hệ đa chiều tất yếu nảy sinh mâu thuẫn, bạn cần phải học kỹ năng mềm (KNM) để biết tự điều tiết trong cuộc sống.
Tôi lấy ví dụ trước khi đăng ký kết hôn, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ và tự giác trang bị những kỹ năng để hoàn thành tốt vai trò của mình trong đời sống vợ chồng. Nếu không được chuẩn bị trước, các cặp vợ chồng có nguy cơ đối diện với những cuộc cãi vã, xung đột, thậm chí là ly hôn. Có 4 KNM cơ bản mà các cặp vợ chồng cần phải học, đó là: Kỹ năng đối thoại; kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc; kỹ năng giải quyết xung đột; kỹ năng thể hiện thái độ tích cực.
Đối với cặp quan hệ bố mẹ - con cái cũng vậy, không chỉ là mối quan hệ chất chứa tình yêu thương mà có khi còn có khoảng cách hai thế hệ chen vào. Nếu không giải quyết được những mâu thuẫn do khoảng cách tuổi tác mang lại nhiều lúc chúng ta sẽ khó lòng chấp nhận được suy nghĩ của cha mẹ hay con cái mình. Vì vậy, hãy trang bị KNM thiết yếu để tìm được tiếng nói chung. Như là: kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu, kỹ năng tôn trọng và được tôn trọng, kỹ năng dạy con “câu cá”, hơn là “câu cá” cho con...
Và còn nhiều, rất nhiều mối quan hệ khác nữa đều cần đến KỸ NĂNG MỀM nếu muốn duy trì trạng thái cân bằng.
Thế nhưng!!!... tại Việt Nam, thuật ngữ này mới chỉ du nhập vào nước ta gần chục năm trở lại đây. Số lượng người Việt tiếp cận với KNM và trang bị KNM cho bản thân chưa nhiều. Đây chính là một trong những nguyên nhân, khiến chúng ta thua kém bạn bè thế giới trong mỗi “cuộc chơi” do thiếu kỹ năng thực hành xã hội.
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin đưa ra ý kiến của mình về những ĐỐI TƯỢNG CẦN TRANG BỊ KỸ NĂNG MỀM – HỌ LÀ AI ?
(Đã có nhiều định nghĩa về KNM được đưa ra. Nhưng để nói một cách khái quát nhất thì KNM là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con ngườinhư kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn,... là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.)
1. Trẻ em có cần phải học Kỹ năng mềm ???
Các phụ huynh có con trong độ tuổi đi học vẫn được người thân, bạn bè khuyên rằng nên cho con đi học kỹ năng sống (kỹ năng mềm). Thế những, nhiều người vẫn rất rụt rè khi quyết định đầu tư cho con học những kỹ năng bổ ích này. Đơn giản là vì họ phải móc “hầu bao” trong khi vẫn chưa hiểu rõ dạy kỹ năng sống là cái gì? Ở Việt Nam, việc trang bị kỹ năng sống cho con cái là vấn đề rất đáng quan tâm. Có nhiều lý do, trong đó có lý do thuộc về chương trình giảng dạy trong nhà trường hiện nay vẫn còn quá tập trung vào phát triển trí dục; còn đức dục, thể dục và mỹ dục chưa được chú trọng đúng mức.
Áp lực học tập của trẻ nhỏ đang gánh là rất nặng nề so với nội lực yếu ớt: sáng học chính, chiều phụ đạo, tối học thêm, sách vở chồng chất, bài tập dày đặc. Chúng bị bắt học quá nhiều thứ, nhưng lẽ ra điều đầu tiên cần phải dạy các bạn đó là “Tại sao phải học?” thì ít được đề cập. Rõ ràng, sự trang bị kiến thức cho các bạn trẻ đang thiếu hoặc lệch. Với lượng kiến thức khủng khiếp và áp lực thi cử căng thẳng, các bạn cần những phương pháp học tập sáng tạo để giúp việc học trở nên hiệu quả và nhẹ nhàng hơn. Trả lời cho câu hỏi ở trên, việc đầu tư cho trẻ nhỏ đi học kỹ năng sống là việc nên làm.
Một số kỹ năng sống cần thiết cho trẻ như: kỹ năng tự chăm sóc cho bản thân, tự bảo vệ mình; kỹ năng hòa đồng và thân thiện trong môi trường bạn bè mới; kỹ năng tự giác trong học tập, lập thời gian biểu cá nhân; kỹ năng vượt qua sự ngại ngùng, nỗi sợ hãi, giúp các con có được niềm vui ở trường học; kỹ năng tự tin trước đám đông, mạnh dạn và tư duy nhanh nhạy...
2. Kỹ năng mềm đối với sinh viên có quan trọng không ?
Xin được khẳng định ngay là rất quan trọng.Có kiến thức nhưng thiếu kỹ năng, là một trong những yếu tố hàng đầu khiến tỷ lệ sinh viên Đại học ra trường nhưng thất nghiệp lên đến con số 63% (theo điều tra của Bộ Giáo dục năm 2011).
Nhiều nhà tuyển dụng hiện nay dần đưa kỹ năng mềm, kỹ năng sống vào tiêu chí của các cuộc tranh tài. Vì thế, không còn cách nào khác, sinh viên cần phải tích lũy cho mình KNM ngay từ khi chưa ra trường để làm thế mạnh. Sau đây là những KNM cần thiết cho sinh viên như: Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc; khả năng làm việc nhóm; khả năng làm việc độc lập; khả năng về máy móc công nghệ; khả năng truyền đạt thông tin; kỹ năng tự quản thời gian...
3. Kỹ năng mềm trong công sở ?
Môi trường công sở luôn đầy rẫy sự phức tạp. Bạn sẽ xử trí như thế nào khi bị Sếp ghét? Bạn bị cô lập trong công ty? Làm gì khi bạn muốn được tăng lương? Giải quyết stress do công việc mang lại như thế nào? Phải làm gì khi đồng nghiệp biến công sở thành chiến trường và làm mọi việc để giành lợi thế...?
Ngoài năng lực, các kỹ năng mềm đóng vai trò then chốt quyết định công việc của bạn có thành công hay không. Chính vì vậy rèn luyện và nâng cao các kỹ năng mềm cũng chính là cách bạn nâng cao bậc thang thành công của chính mình.
Một số kỹ năng mềm mà dân công sở nên trang bị như: Kỹ năng giao tiếp; khả năng thích ứng; kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm; bí quyết đối mặt với deadline cho dân công sở; kỹ năng quan sát; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn...
4. Kỹ năng mềm cho nhà Khoa học ?
Kỹ năng mềm (KNM) là một thuật ngữ còn rất mới mẻ đối với giới Khoa học Việt Nam. Nhà khoa học sẽ “chuyên nghiệp” và “thành công” hơn khi họ được trang bị các kỹ năng này. Bởi cộng đồng khoa học, cũng như xã hội, là một tập thể với những quan hệ đa chiều. Nhà khoa học phải phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại và phát triển. Trong mối quan hệ đa chiều như thế, trang bị một số KNM sẽ là cần thiết và quan trọng trong việc quảng bá công trình nghiên cứu của chính họ.
Chẳng hạn như có 2 KNM mà các nhà khoa học Việt Nam cần phải học hỏi, đó là: Kỹ năng thông tin và ngoại giao. Kỹ năng thông tin ở đây được hiểu là khả năng truyền đạt thông tin khoa học đến đồng nghiệp trong và ngoài nước qua cách nói chuyện. Ngoài ra, trong bất cứ lĩnh vực nghiên cứu nào cũng có nhiều người cùng làm và việc tương tác với đồng nghiệp để quảng bá nghiên cứu của mình là một kỹ năng cần thiết để thành đạt trong khoa học ngày nay.
5. Trong mối quan hệ tương quan với nhau như vợ - chồng, bố mẹ - con cái, thầy – trò . . . và một số mối quan hệ khác, giữa họ có cần trang bị kỹ năng mềm trong cuộc sống không ?
Tôi cho rằng rất cần thiết. Xã hội với những mối quan hệ đa chiều tất yếu nảy sinh mâu thuẫn, bạn cần phải học kỹ năng mềm (KNM) để biết tự điều tiết trong cuộc sống.
Tôi lấy ví dụ trước khi đăng ký kết hôn, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ và tự giác trang bị những kỹ năng để hoàn thành tốt vai trò của mình trong đời sống vợ chồng. Nếu không được chuẩn bị trước, các cặp vợ chồng có nguy cơ đối diện với những cuộc cãi vã, xung đột, thậm chí là ly hôn. Có 4 KNM cơ bản mà các cặp vợ chồng cần phải học, đó là: Kỹ năng đối thoại; kỹ năng tự điều chỉnh cảm xúc; kỹ năng giải quyết xung đột; kỹ năng thể hiện thái độ tích cực.
Đối với cặp quan hệ bố mẹ - con cái cũng vậy, không chỉ là mối quan hệ chất chứa tình yêu thương mà có khi còn có khoảng cách hai thế hệ chen vào. Nếu không giải quyết được những mâu thuẫn do khoảng cách tuổi tác mang lại nhiều lúc chúng ta sẽ khó lòng chấp nhận được suy nghĩ của cha mẹ hay con cái mình. Vì vậy, hãy trang bị KNM thiết yếu để tìm được tiếng nói chung. Như là: kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu, kỹ năng tôn trọng và được tôn trọng, kỹ năng dạy con “câu cá”, hơn là “câu cá” cho con...
Và còn nhiều, rất nhiều mối quan hệ khác nữa đều cần đến KỸ NĂNG MỀM nếu muốn duy trì trạng thái cân bằng.