Meika
Thành viên
- Tham gia
- 26/12/2023
- Bài viết
- 51
Chương năm
VỤ VŨNG RÔ
Những thắng lợi liên tiếp kích thích tinh thần hăng hái, phấn khởi trong tất cả cán bộ lãnh đạo và chiến sĩ làm nhiệm vụ vận tải chiến lược đường biển, đồng thời cũng phát sinh trong mỗi người một chất men chủ quan, thiếu cảnh giác. Phương châm « du kích, bí mật, bất ngờ » Quân ủy Trung ương nêu ra, nếu như lúc đầu thực hiện nghiêm ngặt trăm phần, tới từng việc nhỏ nhặt nhất, thì qua « thời hoàng kim » đã làm lơi lỏng vài mươi phần, có cả việc hệ trọng tới công tác bí mật cũng đã có hiện tượng thiếu xem xét cân nhắc nghiêm túc. Sự « chính quy hóa » công tác thông tin giữa chuyến đi của các con tàu với sở chỉ huy, mở bến đưa hàng vào Khu 5 một cách ào ạt, rộng rãi, nhưng giáo dục ý thức bảo mật của bến chưa kỹ càng .. Những hành động ấy không đúng với phương châm « du kích, bí mật, bất ngờ ».
.. Chuyến đi của đội tàu 143 được lệnh vào Nam Bộ, khi đi quá nửa đường, nhận được tin bến động có lệnh quay ra.
Bộ phận B của cục tác chiến Bộ Tổng Tham Mưu bàn bạc với Bộ tư lệnh Hải Quân « Nó đã vào được trong ấy, quay ra uổng. Vào được chuyến nào hay chuyến đó ..»
Đội 143 trên đường quay ra đã nhận lệnh « vào bến Vũng Rô » (trong lúc bến Vũng Rô còn ứ đọng số hàng của chuyến trước chưa chuyển đi được)
Đội tàu 143 tới bến đêm 15-2-1965. Anh em đã bốc dỡ phần lớn số hàng đưa vào hang núi. Trời gần sáng, không còn đủ thời gian đưa tàu vượt qua tuyến tuần tiễu của địch. Tàu phải dừng lại bến. Anh em ngụy trang cẩn thận, để lại vài người trên tàu, còn tất cả thủy thủ lên bến nghỉ ngơi.
Ngày 16 tháng 2, bị máy bay địch phát hiện, đánh phá, anh em đã phá hủy con tàu. Bộc phá gài sẵn trong tàu nổ không hết, nên tàu chỉ bị chìm tại chỗ.
Địch đưa hàng tiểu đoàn bộ binh có máy bay yểm hộ, tiến công vào bến Vũng Rô. Cuộc chiến đấu ngăn chặn địch của anh em bến và các thủy thủ tàu 143 rất kiên cường, kéo dài cho tới ngày hôm sau. Với lực lượng quá chênh lệch, quân ta đã phải rút lui.
Địch đã lấy toàn bộ số vũ khí của bến còn cất giấu trong hang núi và trục vớt chiếc tàu 143.
Con đường biển chiến lược mất nhiều công sức giữ gìn bí mật đã bộc lộ trước mắt kẻ thù.
Ngay sau khi lấy được chiếc tàu và số vũ khí của ta, Mỹ-ngụy đã làm rùm beng « Vụ Vũng Rô khẳng định điều đã ngờ vực trong thời gian dài, nhưng từ trước tới nay chưa có bằng chứng .. ».
Qua điện báo cáo của bến Vũng Rô, qua thu lượm tin tình báo, bộ phận B cục tác chiến đã khẳng định được cái tai họa diễn ra tới mức nào.
Đồng chí Phan Hàm bồi hồi lo lắng. Dù sao anh và đại tá Nguyễn Bá Phát cũng có trách nhiệm lớn với cái tai họa vừa xảy ra. Khi bước vào văn phòng làm việc của đồng chí Bí thư Quân ủy Trung ương để báo cáo cái tin chẳng lành kia, anh đã sẵn sàng nhận lời khiển trách.
Nghe baó cáo xong, đồng chí Bí thư Quân ủy nghiệm sắc mặt nói :
- Tôi đã căn dặn các đồng chí nhiều lần, làm ăn phải hết sức thận trọng.
Đồng chí rời khỏi chỗ ngồi, đi vài bước rồi dừng lại đăm chiêu nhìn qua cửa sổ. Một lát sau, đồng chí trở lại chỗ ngồi :
- Việc vận chuyển đường biển cho ngừng lại đã .. Quân ủy cũng biết trước sau rồi địch cũng phát hiện được. Ngay từ đầu, Quân ủy đã đề ra : dù có mất đi một nửa cũng là thắng lợi. Tư tưởng chỉ đạo là kiên quyết, mạnh dạn làm. Nhưng khi làm được rồi thì tuyệt đối không chủ quan. Kỷ luật đã đề ra phải chấp hành cho đúng. Sự việc đã xảy ra như thế rồi, phải rút kinh nghiệm thật sâu sắc, để còn làm tiếp.
Những câu nói của đồng chí Bí thư Quân ủy làm dịu nỗi lo lắng , và anh nghĩ : nếu như trong chiến đấu, đã thắng hàng trăm trận mà mới thua một trận thì đừng để phải bối rối ..
Anh trở về phòng làm việc của mình, vào ngay nơi đặt máy điện thoại, quay máy.
- Alô ! Bạch Đằng phải không .. Ai đó .. Anh Phát đấy ư. Theo ý kiến anh Văn, công việc của 125 ngừng lại đã .. Có chỉ thị cụ thể thêm, tôi sẽ trao đổi với anh sau.
Chiến dịch Bình Giã như tiếng sét làm rung chuyển đến tận Nhà Trắng và Lầu Năm Góc. Tổng thống Mỹ Kenedy và các tướng của Lầu Năm Góc bàng hoàng nhìn nhận rằng ngụy quân, ngụy quyền miền Nam Việt Nam không còn đủ sức chống đỡ với Việt cộng. Nếu không nhanh chóng đưa quân Mỹ vào thì cơ đồ đã đổ ra hàng tỷ đô la , xây dựng hàng chục năm sẽ tan thành mây khói.
Chỉ trong thơi gian rất ngắn (2/1965 – 12/1965 ), Mỹ đã ồ ạt đưa vào miền Nam nước ta đội quân « chữa cháy » tới 20 vạn tên cùng với vũ khí, kỹ thuật tối tân.
Ngay từ lúc đội quân « chữa cháy » Mỹ vừ đặt chân đến mảnh đất của Tổ quốc ta, chúng đã liên tiếp nếm đòn ở Núi Thành, Vạn Tường, Plây Cu, Biên Hòa. Trước cảnh ngộ thật éo le, Mỹ phải « nhảy tùm xuống nước » để cứu cho ngụy khỏi chết chìm thì chính Mỹ lại bị dòng nước xoáy lôi đi. Phải làm một việc gì đấy để lấy lại tinh thần cho bọn tay sai, Lầu năm góc đi thêm một nước liều lĩnh nữa. Kế hoạch « 34A » được đề ra , đưa không quân Mỹ đánh ra miền Bắc và ngăn chặn « Đường mòn Hồ Chí Minh » . Bên cạnh đó là kế hoạch « DESOTO » đưa hạm đội 7 vào biển Đông để quấy rồi miền Bắc.
« Vụ Vũng Rô » đã trở thành cái cớ cho Mỹ xúc tiến kế hoạch « DESOTO » triển khai sớm hơn. Ngaỳ 21-2-1965 ( chỉ sau « Vụ Vũng Rô » xảy ra vài ngày ), tư lệnh chỉ huy viện trợ Mỹ ở miền Nam yêu cấu tư lệnh Thái Bình Dương gửi đại diện đến Sài Gòn để vạch kế hoạch tuần tiễu, kết hợp hải quân Mỹ và hải quân ngụy.
Một cuộc họp khẩn cấp của tướng tá Mỹ ở Sài Gòn do Westmolen cầm đầu. Chúng cho rằng đơn vị vận tải biển của ta đã xuất phát từ miền Bắc ra khơi bằng tàu đánh cá, rồi đi lẫn lộn vào tàu đánh cá của miền Nam. Nếu muốn ngăn chặn lực lượng vận tải ấy, riêng hải quân ngụy không kham nổi, vì vậy phải nhanh chóng đưa lục lượng của hạm đội 7 vào tham gia. Hải quân Mỹ sẽ thành lập một đơn vị tuần tiễu thông thường bằng tàu và máy bay, chịu trách nhiệm phòng thủ vòng ngoài, hải quân ngụy vòng trong (từ bờ ra 12 hải lý là vòng trong, từ hải lý thứ 12 đến 40 là vòng ngoài ). Tất cả lực lượng Mỹ có quyền ngăn chặn lục soát bất kỳ tàu thuyền nào nghi ngờ của đối phương.
Ngày 16-3-1965, tham mưu trưởng liên quân Mỹ đồng ý với kế hoạch của Westmolen đã vạch trong cuộc họp ở Sài Gòn. Cũng trong ngày đó, hai chiếc tàu đầu tiên của Mỹ là tàu khu trục DD806 và tàu khu trục DD 666 đã lên đường. Các chuyến bay trinh sát của máy báy SP2 cất cánh từ Tân Sơn Nhất đã bắt đầu hoạt động từ ngày 3-3-1965. (đoạn này được rút từ Tập San Quốc Phòng ngụy số 18).
Hải quân Mỹ mở chiến dịch càn trên biển Đông mang mật danh « Mác-két Tai-mơ » triển khai ngày 24 tháng 4. Đầu tháng 8 đã có 28 tàu Mỹ tham gia, dưới sự chỉ huy của bộ tư lệnh đặc nhiệm 71 trên biển Canberra CA62.
Việc ngăn chặn đường vận tải biển của ta không riêng gì tàu chiến, chúng còn xây dựng một hệ thống thông tin quan sát, gồm hệ thống rada đối biển kết hợp với mạng lưới mật vụ nằm trong các tàu thuyền đánh cá và tàu buôn (kể cả nhiều nước tư bản).
Chỉ trong vài tháng, lực lượng địch trên biển đã mạnh và đông lên gấp nhiều lần, nhưng chúng chưa hết lo ngại. Phó đô đốc hải quân ngụy Đỗ Hữu Chí đã tự hỏi « Chiến hạm của Hoa Kỳ nhập cuộc rất đông, xem như vây kín duyên hải Việt Nam cộng hòa. Thế nhưng Cộng Sản Bắc việt có chịu chùn bước xâm nhập không ? »
« Vụ Vũng Rô » đã tạo ra bước ngoặt nghiêm trọng của công tác vận tải biển. Cũng thời gian ấy, Mỹ đưa cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Những đội tàu của đoàn 125 liên tục hành quân di chuyển giấu tàu tránh né địch đánh phá. Đến địa điểm mới, ngụy trang tàu xong, họ lại mang súng 12,7 lên núi, đáo công sự sư sẵn sàng giáng trả máy bay địch để bảo vệ tàu. Lúc bình thường họ tập luyện bắn súng, ôn kỹ thuật hàng hải hoặc học tập chính trị. Những cuộc di chuyển hầu như vô tận, và những buổi học tập không sao thay thế được niềm háo hức của những chuyến đi khơi xa. Trong tình trạng chờ đợi, mới vài tháng mà không ít người nhìn về phía trước chỉ thấy một màu xám, muốn xin chuyển đi đơn vị khác để làm việc gì đó có hiệu quả.
Các thuyền trưởng, thuyền phó trẻ được tập trung học lớp hàng hải thiên văn của Bộ Tư Lệnh Hải quân mở. Mỗi giờ nghỉ họ lại xúm lại chuyện trò, ôn lại thời hoàng kim của đơn vị ; họ lại xót xa nghĩ tới vụ Vũng Rô. Nhưng mỗi đêm tập luyện, ngắm lên bầu trời, tìm thấy những vì sao dẫn đường, lòng họ lại rộn ràng hy vọng những chuyến đi xa trong thời kỳ mới.
Bộ tư lệnh Hải quân đang nghiêm khắc nghiền ngẫm nguyên nhân gì đã dẫn tới vụ Vũng Rô. Thường vụ Đảng ủy Hải quân họp kiểm điểm rồi lại kiểm điểm. Mọi người đã nhận thức vụ Vũng Rô là một tổn thất nghiêm trọng có tính chất chiến lược .. Tại sao lại xảy ra ? Bởi ta nắm tình hình địch không vững. Khi tình hình địch thay đổi không nắm được để xử lý kịp thời ; bởi việc chuẩn bị , kiểm tra tàu thuyền đi hoạt động chưa thật đầy đủ ; giáo dục bộ đội chưa thật tốt, dĩ nhiên chuyến đi thuận lợi thì chủ quan để một số tài liệu lọt vào tay địch ..
Tuy những tin tức hoạt động trên biển của địch sau vụ Vũng Rô chưa nhiều lắm, nhưng cũng đủ để Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Hải quân đánh giá : địch tăng cường hoạt động phong tỏa nhưng vẫn còn những sơ hở.
Sự thiệt hại đáng tiếc ở Vũng Rô chỉ làm tăng thêm ý thức thận trọng và cảnh giác, chứ không hề làm mất lòng tin của những người lãnh đạo vận tải biển. Bởi lòng tin ấy còn nằm ở phía ta, được chuẩn bị tôt hơn trước. Cán bộ tàu thuyền, một số đã có khả năng sử dụng hàng hải thiên văn. Yêu cầu của nhiệm vụ vô cùng khẩn thiết nên Thường vụ Đảng ủy Hải quân đã đề nghị với Bộ chuẩn ý quyết tâm đã đề đạt trước đây : Cho sử dụng tàu hiện có, cải trang theo khả năng của ta, đi một chuyến mở đường QLV15 (Cà Mau).
VỤ VŨNG RÔ
Những thắng lợi liên tiếp kích thích tinh thần hăng hái, phấn khởi trong tất cả cán bộ lãnh đạo và chiến sĩ làm nhiệm vụ vận tải chiến lược đường biển, đồng thời cũng phát sinh trong mỗi người một chất men chủ quan, thiếu cảnh giác. Phương châm « du kích, bí mật, bất ngờ » Quân ủy Trung ương nêu ra, nếu như lúc đầu thực hiện nghiêm ngặt trăm phần, tới từng việc nhỏ nhặt nhất, thì qua « thời hoàng kim » đã làm lơi lỏng vài mươi phần, có cả việc hệ trọng tới công tác bí mật cũng đã có hiện tượng thiếu xem xét cân nhắc nghiêm túc. Sự « chính quy hóa » công tác thông tin giữa chuyến đi của các con tàu với sở chỉ huy, mở bến đưa hàng vào Khu 5 một cách ào ạt, rộng rãi, nhưng giáo dục ý thức bảo mật của bến chưa kỹ càng .. Những hành động ấy không đúng với phương châm « du kích, bí mật, bất ngờ ».
.. Chuyến đi của đội tàu 143 được lệnh vào Nam Bộ, khi đi quá nửa đường, nhận được tin bến động có lệnh quay ra.
Bộ phận B của cục tác chiến Bộ Tổng Tham Mưu bàn bạc với Bộ tư lệnh Hải Quân « Nó đã vào được trong ấy, quay ra uổng. Vào được chuyến nào hay chuyến đó ..»
Đội 143 trên đường quay ra đã nhận lệnh « vào bến Vũng Rô » (trong lúc bến Vũng Rô còn ứ đọng số hàng của chuyến trước chưa chuyển đi được)
Đội tàu 143 tới bến đêm 15-2-1965. Anh em đã bốc dỡ phần lớn số hàng đưa vào hang núi. Trời gần sáng, không còn đủ thời gian đưa tàu vượt qua tuyến tuần tiễu của địch. Tàu phải dừng lại bến. Anh em ngụy trang cẩn thận, để lại vài người trên tàu, còn tất cả thủy thủ lên bến nghỉ ngơi.
Ngày 16 tháng 2, bị máy bay địch phát hiện, đánh phá, anh em đã phá hủy con tàu. Bộc phá gài sẵn trong tàu nổ không hết, nên tàu chỉ bị chìm tại chỗ.
Địch đưa hàng tiểu đoàn bộ binh có máy bay yểm hộ, tiến công vào bến Vũng Rô. Cuộc chiến đấu ngăn chặn địch của anh em bến và các thủy thủ tàu 143 rất kiên cường, kéo dài cho tới ngày hôm sau. Với lực lượng quá chênh lệch, quân ta đã phải rút lui.
Địch đã lấy toàn bộ số vũ khí của bến còn cất giấu trong hang núi và trục vớt chiếc tàu 143.
Con đường biển chiến lược mất nhiều công sức giữ gìn bí mật đã bộc lộ trước mắt kẻ thù.
Ngay sau khi lấy được chiếc tàu và số vũ khí của ta, Mỹ-ngụy đã làm rùm beng « Vụ Vũng Rô khẳng định điều đã ngờ vực trong thời gian dài, nhưng từ trước tới nay chưa có bằng chứng .. ».
Qua điện báo cáo của bến Vũng Rô, qua thu lượm tin tình báo, bộ phận B cục tác chiến đã khẳng định được cái tai họa diễn ra tới mức nào.
Đồng chí Phan Hàm bồi hồi lo lắng. Dù sao anh và đại tá Nguyễn Bá Phát cũng có trách nhiệm lớn với cái tai họa vừa xảy ra. Khi bước vào văn phòng làm việc của đồng chí Bí thư Quân ủy Trung ương để báo cáo cái tin chẳng lành kia, anh đã sẵn sàng nhận lời khiển trách.
Nghe baó cáo xong, đồng chí Bí thư Quân ủy nghiệm sắc mặt nói :
- Tôi đã căn dặn các đồng chí nhiều lần, làm ăn phải hết sức thận trọng.
Đồng chí rời khỏi chỗ ngồi, đi vài bước rồi dừng lại đăm chiêu nhìn qua cửa sổ. Một lát sau, đồng chí trở lại chỗ ngồi :
- Việc vận chuyển đường biển cho ngừng lại đã .. Quân ủy cũng biết trước sau rồi địch cũng phát hiện được. Ngay từ đầu, Quân ủy đã đề ra : dù có mất đi một nửa cũng là thắng lợi. Tư tưởng chỉ đạo là kiên quyết, mạnh dạn làm. Nhưng khi làm được rồi thì tuyệt đối không chủ quan. Kỷ luật đã đề ra phải chấp hành cho đúng. Sự việc đã xảy ra như thế rồi, phải rút kinh nghiệm thật sâu sắc, để còn làm tiếp.
Những câu nói của đồng chí Bí thư Quân ủy làm dịu nỗi lo lắng , và anh nghĩ : nếu như trong chiến đấu, đã thắng hàng trăm trận mà mới thua một trận thì đừng để phải bối rối ..
Anh trở về phòng làm việc của mình, vào ngay nơi đặt máy điện thoại, quay máy.
- Alô ! Bạch Đằng phải không .. Ai đó .. Anh Phát đấy ư. Theo ý kiến anh Văn, công việc của 125 ngừng lại đã .. Có chỉ thị cụ thể thêm, tôi sẽ trao đổi với anh sau.
Chiến dịch Bình Giã như tiếng sét làm rung chuyển đến tận Nhà Trắng và Lầu Năm Góc. Tổng thống Mỹ Kenedy và các tướng của Lầu Năm Góc bàng hoàng nhìn nhận rằng ngụy quân, ngụy quyền miền Nam Việt Nam không còn đủ sức chống đỡ với Việt cộng. Nếu không nhanh chóng đưa quân Mỹ vào thì cơ đồ đã đổ ra hàng tỷ đô la , xây dựng hàng chục năm sẽ tan thành mây khói.
Chỉ trong thơi gian rất ngắn (2/1965 – 12/1965 ), Mỹ đã ồ ạt đưa vào miền Nam nước ta đội quân « chữa cháy » tới 20 vạn tên cùng với vũ khí, kỹ thuật tối tân.
Ngay từ lúc đội quân « chữa cháy » Mỹ vừ đặt chân đến mảnh đất của Tổ quốc ta, chúng đã liên tiếp nếm đòn ở Núi Thành, Vạn Tường, Plây Cu, Biên Hòa. Trước cảnh ngộ thật éo le, Mỹ phải « nhảy tùm xuống nước » để cứu cho ngụy khỏi chết chìm thì chính Mỹ lại bị dòng nước xoáy lôi đi. Phải làm một việc gì đấy để lấy lại tinh thần cho bọn tay sai, Lầu năm góc đi thêm một nước liều lĩnh nữa. Kế hoạch « 34A » được đề ra , đưa không quân Mỹ đánh ra miền Bắc và ngăn chặn « Đường mòn Hồ Chí Minh » . Bên cạnh đó là kế hoạch « DESOTO » đưa hạm đội 7 vào biển Đông để quấy rồi miền Bắc.
« Vụ Vũng Rô » đã trở thành cái cớ cho Mỹ xúc tiến kế hoạch « DESOTO » triển khai sớm hơn. Ngaỳ 21-2-1965 ( chỉ sau « Vụ Vũng Rô » xảy ra vài ngày ), tư lệnh chỉ huy viện trợ Mỹ ở miền Nam yêu cấu tư lệnh Thái Bình Dương gửi đại diện đến Sài Gòn để vạch kế hoạch tuần tiễu, kết hợp hải quân Mỹ và hải quân ngụy.
Một cuộc họp khẩn cấp của tướng tá Mỹ ở Sài Gòn do Westmolen cầm đầu. Chúng cho rằng đơn vị vận tải biển của ta đã xuất phát từ miền Bắc ra khơi bằng tàu đánh cá, rồi đi lẫn lộn vào tàu đánh cá của miền Nam. Nếu muốn ngăn chặn lực lượng vận tải ấy, riêng hải quân ngụy không kham nổi, vì vậy phải nhanh chóng đưa lục lượng của hạm đội 7 vào tham gia. Hải quân Mỹ sẽ thành lập một đơn vị tuần tiễu thông thường bằng tàu và máy bay, chịu trách nhiệm phòng thủ vòng ngoài, hải quân ngụy vòng trong (từ bờ ra 12 hải lý là vòng trong, từ hải lý thứ 12 đến 40 là vòng ngoài ). Tất cả lực lượng Mỹ có quyền ngăn chặn lục soát bất kỳ tàu thuyền nào nghi ngờ của đối phương.
Ngày 16-3-1965, tham mưu trưởng liên quân Mỹ đồng ý với kế hoạch của Westmolen đã vạch trong cuộc họp ở Sài Gòn. Cũng trong ngày đó, hai chiếc tàu đầu tiên của Mỹ là tàu khu trục DD806 và tàu khu trục DD 666 đã lên đường. Các chuyến bay trinh sát của máy báy SP2 cất cánh từ Tân Sơn Nhất đã bắt đầu hoạt động từ ngày 3-3-1965. (đoạn này được rút từ Tập San Quốc Phòng ngụy số 18).
Hải quân Mỹ mở chiến dịch càn trên biển Đông mang mật danh « Mác-két Tai-mơ » triển khai ngày 24 tháng 4. Đầu tháng 8 đã có 28 tàu Mỹ tham gia, dưới sự chỉ huy của bộ tư lệnh đặc nhiệm 71 trên biển Canberra CA62.
Việc ngăn chặn đường vận tải biển của ta không riêng gì tàu chiến, chúng còn xây dựng một hệ thống thông tin quan sát, gồm hệ thống rada đối biển kết hợp với mạng lưới mật vụ nằm trong các tàu thuyền đánh cá và tàu buôn (kể cả nhiều nước tư bản).
Chỉ trong vài tháng, lực lượng địch trên biển đã mạnh và đông lên gấp nhiều lần, nhưng chúng chưa hết lo ngại. Phó đô đốc hải quân ngụy Đỗ Hữu Chí đã tự hỏi « Chiến hạm của Hoa Kỳ nhập cuộc rất đông, xem như vây kín duyên hải Việt Nam cộng hòa. Thế nhưng Cộng Sản Bắc việt có chịu chùn bước xâm nhập không ? »
« Vụ Vũng Rô » đã tạo ra bước ngoặt nghiêm trọng của công tác vận tải biển. Cũng thời gian ấy, Mỹ đưa cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Những đội tàu của đoàn 125 liên tục hành quân di chuyển giấu tàu tránh né địch đánh phá. Đến địa điểm mới, ngụy trang tàu xong, họ lại mang súng 12,7 lên núi, đáo công sự sư sẵn sàng giáng trả máy bay địch để bảo vệ tàu. Lúc bình thường họ tập luyện bắn súng, ôn kỹ thuật hàng hải hoặc học tập chính trị. Những cuộc di chuyển hầu như vô tận, và những buổi học tập không sao thay thế được niềm háo hức của những chuyến đi khơi xa. Trong tình trạng chờ đợi, mới vài tháng mà không ít người nhìn về phía trước chỉ thấy một màu xám, muốn xin chuyển đi đơn vị khác để làm việc gì đó có hiệu quả.
Các thuyền trưởng, thuyền phó trẻ được tập trung học lớp hàng hải thiên văn của Bộ Tư Lệnh Hải quân mở. Mỗi giờ nghỉ họ lại xúm lại chuyện trò, ôn lại thời hoàng kim của đơn vị ; họ lại xót xa nghĩ tới vụ Vũng Rô. Nhưng mỗi đêm tập luyện, ngắm lên bầu trời, tìm thấy những vì sao dẫn đường, lòng họ lại rộn ràng hy vọng những chuyến đi xa trong thời kỳ mới.
Bộ tư lệnh Hải quân đang nghiêm khắc nghiền ngẫm nguyên nhân gì đã dẫn tới vụ Vũng Rô. Thường vụ Đảng ủy Hải quân họp kiểm điểm rồi lại kiểm điểm. Mọi người đã nhận thức vụ Vũng Rô là một tổn thất nghiêm trọng có tính chất chiến lược .. Tại sao lại xảy ra ? Bởi ta nắm tình hình địch không vững. Khi tình hình địch thay đổi không nắm được để xử lý kịp thời ; bởi việc chuẩn bị , kiểm tra tàu thuyền đi hoạt động chưa thật đầy đủ ; giáo dục bộ đội chưa thật tốt, dĩ nhiên chuyến đi thuận lợi thì chủ quan để một số tài liệu lọt vào tay địch ..
Tuy những tin tức hoạt động trên biển của địch sau vụ Vũng Rô chưa nhiều lắm, nhưng cũng đủ để Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh Hải quân đánh giá : địch tăng cường hoạt động phong tỏa nhưng vẫn còn những sơ hở.
Sự thiệt hại đáng tiếc ở Vũng Rô chỉ làm tăng thêm ý thức thận trọng và cảnh giác, chứ không hề làm mất lòng tin của những người lãnh đạo vận tải biển. Bởi lòng tin ấy còn nằm ở phía ta, được chuẩn bị tôt hơn trước. Cán bộ tàu thuyền, một số đã có khả năng sử dụng hàng hải thiên văn. Yêu cầu của nhiệm vụ vô cùng khẩn thiết nên Thường vụ Đảng ủy Hải quân đã đề nghị với Bộ chuẩn ý quyết tâm đã đề đạt trước đây : Cho sử dụng tàu hiện có, cải trang theo khả năng của ta, đi một chuyến mở đường QLV15 (Cà Mau).