- Tham gia
- 20/7/2012
- Bài viết
- 2.255
yahoo inside
SGTT.VN - Phản biện gay gắt với bài viết của tác giả Đinh Văn Thân đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị số ra ngày 19.10.2012, một bạn đọc đã cho rằng không thể đổ lỗi cho dư luận về gốc gác của việc dạy và học xuống cấp. Anh Vũ Thường (vuthuong...@yahoo.com.sg) viết:
“Tôi hoàn toàn không đồng ý với tác giả. Không thể cho rằng dư luận xã hội không đúng về nghề giáo là gốc gác của dạy và học xuống cấp! Từ bất kỳ góc độ nào thì cũng không thể chấp nhận tình trạng dạy và học thêm tràn lan như hiện nay. Tại sao?
– Thứ nhất: phải nói cho rõ rằng toàn bộ giáo viên ở Việt Nam đã và đang được cha mẹ học sinh trả lương, nuôi sống. Lương của giáo viên, tiền tham quan của quan chức ngành giáo dục được ngân sách trả từ tiền thuế do nhân dân đóng góp! Anh được trả lương, được tạo điều kiện (sinh viên sư phạm học không mất tiền) thì anh phải làm tốt việc của mình. Ai cũng vậy.
– Thứ hai: thời gian học ở trường ngày nay cực kỳ dài. Trước những năm 1990, học sinh chỉ học nửa buổi. Nay ở TP.HCM có gần 90% trường buộc học bán trú. Vào buổi chiều ở trường các em làm gì? Học! Kể cả lớp 1 (tức lớp vỡ lòng cũ!) Với thời gian dài vô lý như thế lại còn học thêm (buổi tối, cuối tuần) thì chỉ có hai lý giải: Hoặc là việc dạy học ở trường qua loa, đại khái không hiệu quả, thầy cô không làm tròn trách nhiệm của mình để dành thời gian “dạy thêm kiếm tiền”, dẫn đến sự lãng phí tiền bạc của dân và gây hại cho sức khoẻ của học sinh; hoặc là học đã hiệu quả rồi, nay học thêm nữa (kể cả lớp 1) dẫn đến sự vô lý, thừa thãi. Sự vô lý, thừa thãi mà phải trả bằng tiền đó chỉ có thể lý giải ở việc bị ép buộc (bằng nhiều hình thức khác nhau hết sức tinh vi). Như thế là trường đã lừa dối cả cha mẹ lẫn học sinh!
Cũng xin đừng lấy một vài trường hợp dạy thêm không lấy tiền, hay chủ động học thêm của gia đình, học sinh để lý giải cho hàng triệu – tôi nhắc lại – hàng triệu trường lớp tư đang được các thầy cô mở ra thu tiền hàng ngày! Trước cửa nhà tôi, có một cô giáo thuê căn nhà nhỏ để mở lớp dạy thêm. Từ ngày đó đến giờ tôi chưa thấy có ngày nào không có học sinh đến học (và trả tiền!) Nếu tôi đã ký hợp đồng làm cho khách hàng A, rồi sau một thời gian tôi gạ gẫm họ trả thêm tiền để tôi làm thêm việc đó ở nhà (nhưng hợp đồng A vẫn giữ như cũ!) tôi có bị họ khinh bỉ, coi thường không? Đạo đức nghề nghiệp, lương tâm tôi có cho phép không? Chắc 100% đều đồng ý trả lời rằng không, nhưng gần 100% thầy cô giáo ngày nay đang hàng ngày làm việc đó đấy.
Người có đạo đức nói: tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Muốn xã hội có cái nhìn tốt đẹp hơn về mình thì trước hết mình phải thay đổi đã. Nếu lương thấp không đủ sống thì đấu tranh đòi lương cao, chứ đừng lừa dối các em và cha mẹ học sinh, và lừa dối cả mình rằng ta đang lao động lương thiện. Khó nghe lắm, thưa quý vị!”
Vũ Thường
SGTT.VN - Phản biện gay gắt với bài viết của tác giả Đinh Văn Thân đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị số ra ngày 19.10.2012, một bạn đọc đã cho rằng không thể đổ lỗi cho dư luận về gốc gác của việc dạy và học xuống cấp. Anh Vũ Thường (vuthuong...@yahoo.com.sg) viết:
“Tôi hoàn toàn không đồng ý với tác giả. Không thể cho rằng dư luận xã hội không đúng về nghề giáo là gốc gác của dạy và học xuống cấp! Từ bất kỳ góc độ nào thì cũng không thể chấp nhận tình trạng dạy và học thêm tràn lan như hiện nay. Tại sao?
– Thứ nhất: phải nói cho rõ rằng toàn bộ giáo viên ở Việt Nam đã và đang được cha mẹ học sinh trả lương, nuôi sống. Lương của giáo viên, tiền tham quan của quan chức ngành giáo dục được ngân sách trả từ tiền thuế do nhân dân đóng góp! Anh được trả lương, được tạo điều kiện (sinh viên sư phạm học không mất tiền) thì anh phải làm tốt việc của mình. Ai cũng vậy.
– Thứ hai: thời gian học ở trường ngày nay cực kỳ dài. Trước những năm 1990, học sinh chỉ học nửa buổi. Nay ở TP.HCM có gần 90% trường buộc học bán trú. Vào buổi chiều ở trường các em làm gì? Học! Kể cả lớp 1 (tức lớp vỡ lòng cũ!) Với thời gian dài vô lý như thế lại còn học thêm (buổi tối, cuối tuần) thì chỉ có hai lý giải: Hoặc là việc dạy học ở trường qua loa, đại khái không hiệu quả, thầy cô không làm tròn trách nhiệm của mình để dành thời gian “dạy thêm kiếm tiền”, dẫn đến sự lãng phí tiền bạc của dân và gây hại cho sức khoẻ của học sinh; hoặc là học đã hiệu quả rồi, nay học thêm nữa (kể cả lớp 1) dẫn đến sự vô lý, thừa thãi. Sự vô lý, thừa thãi mà phải trả bằng tiền đó chỉ có thể lý giải ở việc bị ép buộc (bằng nhiều hình thức khác nhau hết sức tinh vi). Như thế là trường đã lừa dối cả cha mẹ lẫn học sinh!
Cũng xin đừng lấy một vài trường hợp dạy thêm không lấy tiền, hay chủ động học thêm của gia đình, học sinh để lý giải cho hàng triệu – tôi nhắc lại – hàng triệu trường lớp tư đang được các thầy cô mở ra thu tiền hàng ngày! Trước cửa nhà tôi, có một cô giáo thuê căn nhà nhỏ để mở lớp dạy thêm. Từ ngày đó đến giờ tôi chưa thấy có ngày nào không có học sinh đến học (và trả tiền!) Nếu tôi đã ký hợp đồng làm cho khách hàng A, rồi sau một thời gian tôi gạ gẫm họ trả thêm tiền để tôi làm thêm việc đó ở nhà (nhưng hợp đồng A vẫn giữ như cũ!) tôi có bị họ khinh bỉ, coi thường không? Đạo đức nghề nghiệp, lương tâm tôi có cho phép không? Chắc 100% đều đồng ý trả lời rằng không, nhưng gần 100% thầy cô giáo ngày nay đang hàng ngày làm việc đó đấy.
Người có đạo đức nói: tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Muốn xã hội có cái nhìn tốt đẹp hơn về mình thì trước hết mình phải thay đổi đã. Nếu lương thấp không đủ sống thì đấu tranh đòi lương cao, chứ đừng lừa dối các em và cha mẹ học sinh, và lừa dối cả mình rằng ta đang lao động lương thiện. Khó nghe lắm, thưa quý vị!”
Vũ Thường