Cánh hoa bay trong gió....♪♪

Trạng thái
Tác giả đang khóa bình luận
received_810709932473665.jpeg

Nhớ con em, nhớ luôn tiết trời Đà Lạt.
Giữa lúc tao chơi vơi như này thì mày lại ở Nhật mất rồi. :(
Tao đang nghĩ cái gì hả mạy?
Tao không biết luôn. Thứ tao cần bây giờ là người để nói chuyện, một chuyến đi đâu đó và một sức khỏe tốt. Bạn tao vừa đăng ảnh 3 tụi nó chụp chung mà chẳng có tao. Tao không biết tao gom đủ bao nhiêu sự buồn và thất vọng rồi...
received_463895944087515.jpeg


Tiếc là bây giờ tao không muốn mang ô danh con nhỏ mít ướt của bếp nữa :))) Đi tiệc chia tay cũng khóc bù lu bù loa. Mỗi lần say rồi tao như con khùng. :))
Giờ buồn thì nên làm gì?
 
@Thảo Mộc : Nghèo, chưa có xiền sắm đồ mới. =))))))))))))))))))))

Này thì USUK, nghe cái nghiện luôn. Rất chi là bảo bảo style. =))))))))))))))



 
Dạo này thấy không khí bếp hơi khác. :)))
Hơi buồn nhỉ? Ông sếp ổng đi rồi mọi người như thay đổi thành 1 người có bộ mặt khác. Phần con người khác trong họ đang trồi ra?
Ôi buồn...
 
Ẩm thực của Mộc
------

received_2360909900852348.jpeg


Đây rồi. Món Trio Slider siêu siêu mini. :))) Combo 3 buger nhỏ xinh của Bò - Heo - Gà.
Cũng như bình thường thì Buger Bò sẽ có thêm chesse Cheddar ngon hết sảy con bà bảy; buger Gà thì được ướp ngon lành với mix herbs và spicy, kèm với salad bắp cải tím trộn mayonaise; buger Heo ( Pull pork) là heo hầm với các nguyên liệu nấu stock và sauce BBQ smoke được kéo sợi, cũng kèm với bắp cải mayo.
Thực ra thì khi có bill vô món này thì chả ai vui đâu :))) Phiền phức, nhiều công đoạn, lắt nhắt,...azwww
Nhưng thành phẩm ra khá xinh xắn đó chứ. Nó hợp với trẻ con hoặc người muốn thử cả 3 vị buger mà không muốn ăn nhiều.
 
Khoảng giữa thế kỷ 19, một nhà khoa học người Đức tên Justus von Liebig đã lần đầu tiên công bố một lý thuyết mới, trong đó nói rằng sear (áp chảo) thịt ở nhiệt độ cao sẽ giúp tạo ra một màng bọc có khả năng ngăn cản sự mất nước trên bề mặt của nó (1). Lý thuyết này mau chóng được giới ẩm thực thời bấy giờ – bao gồm cả Auguste Escoffier, cha đẻ của ẩm thực Pháp – chấp nhận, và là nền tảng cho một kỹ thuật mà chúng ta rất thường thấy ngay cả trong thời đại bây giờ: áp chảo steak.
Bằng cách sear cả hai mặt của miếng steak, các đầu bếp chuyên nghiệp tin rằng sẽ giữ cho miếng steak được “juicy” sau khi nấu xong. Thậm chí, người ta còn tiến thêm một bước nữa với lý thuyết về “sự nghỉ” (resting). Tin rằng miếng steak được sear rồi sẽ không bị mất nước, mà lượng nước này dưới tác dụng của nhiệt sẽ bị dồn ép về phía trung tâm của miếng thịt, và do đó nếu sau khi nấu xong vội vàng cắt ngay, nước thịt như một quả bóng căng phồng sẽ lập tức vỡ tung (2). Để cho thịt nghỉ sau khi nấu trên một giá đỡ (rack) giúp giảm nhiệt lượng bên trong miếng thịt từ cả hai mặt trên dưới, khiến các phân tử bên trong miếng thịt di chuyển chậm lại, lượng nước bị nén ở giữa từ từ trở về các phần thịt gần với hai bề mặt. Khi đó mới cắt thì nước thịt sẽ chảy ra ít hơn. Kỹ thuật này thậm chí được đưa vào giảng dạy trong các trường đào tạo nấu ăn.
Lý thuyết (1) lần đầu bị bác bỏ vào khoảng hơn 20 năm trước bởi một nhà khoa học khác mang tên Harold McGee. Tuyên bố của Harold xuất phát từ một sự quan sát rất đơn giản (nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần với thái độ và phương pháp làm việc nghiêm túc của giới khoa học): sau khi sear xong một mặt của miếng steak và lật ngược nó lên trên để tiếp tục sear mặt còn lại, thì trên bề mặt vừa sear xong, nước thịt bắt đầu chảy ra cùng với khói bay lên. Khói đó là gì? Chính là nước bốc hơi. Vậy “màng bọc có khả năng ngăn cản sự mất nước” có thật sự tồn tại hay không? Bạn đọc đến đây đã có thể tự trả lời.
Lý thuyết (2) tiếp tục bị bác bỏ nhiều năm sau đó bởi một sự thật hiển nhiên khác trong khoa học: nước không thể bị dồn nén (compress). Nếu phần không gian phía trong miếng thịt, hay nói cụ thể hơn: ở giữa miếng thịt, là hữu hạn thì không có cách nào để phần nước từ hai bề mặt thịt – dưới tác động của nhiệt – lại có thể “chen lấn” thêm về đây. Nó cũng giống như khi bạn cố đổ thêm nước vào một chiếc cốc đã đầy, hay bơm nước vào một trái bóng đã đầy nước bên trong vậy. Nước sẽ trào ra/phun ra bên ngoài bất chấp lực nén từ vòi nước mạnh đến đâu.
Vậy nếu lượng nước đó đã không thể bị nén, thì nó đi đâu? Câu trả lời vẫn như quan sát ở trên của Harold McGee: một phần bốc hơi trên bề mặt thịt phía không tiếp xúc với chảo, phần còn lại trào ra ngoài. Và đó là nguyên nhân phát ra tiếng xèo xèo khi bạn áp chảo thịt. Tiếng xèo xèo khi nước bên trong thịt ở nhiệt độ thấp hơn tiếp xúc với bề mặt chảo ở nhiệt độ cao hơn.
Rất nhiều, rất nhiều đầu bếp ngày nay đã từ bỏ cách thức nấu steak cũ kỹ và “phản khoa học” ấy. Thay vì sear hai bề mặt rồi bỏ vào lò nướng ở nhiệt độ thấp cho tới khi đạt tới độ chín theo yêu cầu (blue, medium rare, medium well, well cooked v..v..), giờ đây các đầu bếp trước tiên seal miếng thịt lại cùng với các gia vị tẩm ướp như tiêu, muối, bơ, các loại herbs bên trong vacuum bag, sau đó sous vide chúng cho tới khi đạt trạng thái chín hoàn hảo mà không làm thay đổi bề mặt bên ngoài. Bảo quản trong tủ mát cho tới khi có order thì mới mở túi ra đem lên chảo sear hai mặt cùng với bơ để tạo bề mặt crispy, màu sắc và mùi thơm cho món ăn.
Nếu không có sous vide machine thì sao? Người ta đặt tên cho một phương pháp mới gọi là "reserve sear", tức là làm ngược lại với phương pháp truyền thống: 1) ướp. 2) nấu trong lò nướng ở nhiệt độ thấp. 3) sear trước khi đem ra phục vụ.
Sự thay đổi trong cách nấu steak, xuất phát từ quan sát đơn giản của một khoa học gia, đã mất tới một thế kỷ rưỡi để chính thức được công nhận. Tại sao lại lâu đến như vậy? Người ta lý giải, đó là vì trong rất nhiều thập kỷ, nấu ăn đã luôn được xem như một “nghệ thuật” (craft). Mà nghệ thuật thì thường bao hàm những điều huyền bí khó giải thích. Người đầu bếp giỏi thành công với cách nấu nướng một món ăn sẽ truyền dạy nó cho các học trò của mình. Các học trò này khi thành danh lại tiếp tục truyền đạt nó lại cho thế hệ đi sau. Trong căn bếp gia đình, người ta tìm mua sách của các đầu bếp nổi tiếng, rồi răm rắp làm theo các công thức bên trong, hoặc một cách khác là làm theo sự chỉ dạy của các bà, các mẹ. Sự biến đổi nếu có chủ yếu chỉ nằm ở danh sách các nguyên liệu sử dụng, tỷ lệ hoặc số lượng của chúng, chứ hiếm khi ở phương pháp chế biến. Hiếm khi người ta đặt câu hỏi “Tại sao?” cho một kỹ thuật đã được chấp nhận và sử dụng bởi nhiều đầu bếp trong nhiều năm. Hiếm khi người ta đủ kiên nhẫn và điều kiện để mua hàng loạt nguyên liệu giống nhau, đo lường mọi thứ giống nhau nhưng nấu theo các phương pháp khác nhau để xem xem đâu mới là cách tốt nhất. Khi những thử nghiệm này có điều kiện xảy ra, như với steak, thì may mắn thay, chúng ta giống như bước thêm được một bước ra khỏi màn sương của sự huyền bí ngày xưa.
(còn tiếp)

( Sưu tầm)
20190430_201007.jpg
 
@Thảo Mộc : Chịu. =)))))))

Lễ đi đâu không hay tăng ca? ;))
 
Em làm chiều á chị. Tính lết xác qua quận 4 chơi mà nhớ là không ai đi cùng nên thôi. :)))
 
Ui chao ai cũng chăm chỉ thế. ?

Gửi bài cho nghe để đỡ bùn ngủ nè. :)))))))




Đủ các thể loại hồng luôn. :))))))))))
 
Hôm nay tôi buồn thật đó. Thật sự, thật sự buồn...
 
Bói hôm nay, Bạn có lẽ cần một ngày để chữa lành tâm hồn và kết quả sẽ khiến bạn ngạc nhiên. :3
 
@lejun Tâm trạng đang bị tổn thương hơn thì có đó chị. :)))
 
Hôm qua may mà đi làm chiều, làm để vơi nỗi buồn chứ ở mốc trong phòng rồi suy nghĩ linh ta linh tinh lại tự kỷ mất. Làm về rồi cũng chẳng ngủ được, nằm coi phim và chơi game một lúc. Thoáng cái lại ngủ quên luôn. Chắc là mệt quá hay ngày nghỉ nhiều mà đêm mơ. Tao lại mơ thấy ước muốn trong lòng tao.
Tao và mày nói chuyện lại đó mày. Bởi vì mày mà tao cũng chẳng còn bạn ở quê nhà nữa rồi. So với tao thì mày hoạt bát hơn và cũng vui vẻ nữa. Đợt tao về tao rủ mày vs mấy đứa đi uống nước mà tụi nó kì kèo làm tao nhận ra nhiều điều. Tao sai thật rồi... mong ước của tao sẽ chẳng bao giờ thành sự thật được nữa. Bạn bè dù thân cách mấy, khoảng cách thời gian và địa lý cũng rất mong manh. Một nhóm chơi chung mà tao với mày như vậy rồi làm sao bình thường được? Vậy thôi tao rời đi thôi. Hôm qua mấy đứa post hình đi Phú Yên làm tao hụt hẫng ghê. Ước gì có một lần tụi mày hỏi tao có về đi chơi được không...
Tao mơ thấy mày với tao nói chuyện bình thường, mày còn an ủi tao nữa. :))
 
Mẻ bánh muffin từng nướng đẹp nhất. Cơ mà choco chip lặn mất hết rồi trời ạ.
20190501_214219.jpg
 
Trạng thái
Tác giả đang khóa bình luận
Quay lại
Top Bottom