- Tham gia
- 18/7/2011
- Bài viết
- 165
Một trong những loại hình thuyết trình kinh doanh phổ biến và thông dụng nhất là thuyết trình nhằm thu lại ý kiến phản hồi. Không giống truyền đạt thông tin một chiều, loại thuyết trình này tìm kiếm sự tương tác qua lại với người nghe, và dựa trên việc đạt được những phản hồi hữu ích để tiếp tục các tiến trình hoạt động. Với bản chất trên, cách trình bày này cần tính linh hoạt của diễn giả, và sự sẵn sàng cho phép buổi thuyết trình có sự cởi mở với mọi người mà không bị chi phối bởi những thảo luận mang tính chất cá nhân của riêng mình. Để lập kế hoạch cho một buổi thuyết trình mang lại phản hồi, hãy chú ý đến những người sẽ tham dự buổi thuyết trình này. Ai là thính giả của tôi?
Hiểu về chủ đề
Để nhận được ý kiến đóng góp, bạn phải trang bị cho người nghe những kiến thức liên quan đến chủ đề bạn trình bày. Tuy nhiên, đôi khi, bạn muốn người nghe hiểu ít hoặc không biết gì về chủ đề, ví dụ như việc nghiên cứu thị trường.
Những kinh nghiệm trước đây về chủ đề
Những người tham gia đã từng có kinh nghiệm gì về chủ đề này chưa? Họ phản ứng ra sao, tích cực hay tiêu cực? Những ví dụ cụ thể nào mà bạn biết?
Mức độ chuẩn bị cần thiết cho một buổi họp mặt
Nếu bạn đang tìm kiếm những ý kiến đóng góp, có lẽ bạn nên hỏi những người tham gia về công việc chuẩn bị cho một buổi họp mặt. Xem xét những thứ họ cần mang theo trong buổi thuyết trình theo phương diện tài liệu, bài tập, các bài nghiên cứu hoặc các bản kế hoạch.
Những thành kiến cá nhân về chủ đề
Bạn có quan tâm đến những thành kiến hoặc ý kiến chống đối với chủ đề của bạn? Phải chăng những người có thành kiến đó là những chuyên gia về chủ đề bạn đang trình bày hay họ không đồng ý với những khía cạnh nào đó của chủ đề?
Mức độ chi tiết của bài thuyết trình
Một vài người nghe chỉ muốn tham gia thảo luận những phần cơ bản của chủ đề. Những người khác thì muốn biết thêm chi tiết trước khi họ sẵn sàng tham gia đóng góp ý kiến. Hãy xem xét việc chuẩn bị mức độ chi tiết của bài thuyết trình từ khái quát đến cụ thể để bạn có thể sử dụng khi thích hợp.
Cung cấp các dẫn chứng hỗ trợ khi trình bày chủ đề
Trình bày các dẫn chứng cụ thể trong bài thuyết trình của bạn. Hãy chuẩn bị cho việc cung cấp thêm những dẫn chứng khác khi trả lời các câu hỏi và yêu cầu để giải đáp thắc mắc.
Bài gốc từ liên kết: Đắc Nhân Tâm
Hiểu về chủ đề
Để nhận được ý kiến đóng góp, bạn phải trang bị cho người nghe những kiến thức liên quan đến chủ đề bạn trình bày. Tuy nhiên, đôi khi, bạn muốn người nghe hiểu ít hoặc không biết gì về chủ đề, ví dụ như việc nghiên cứu thị trường.
Những kinh nghiệm trước đây về chủ đề
Những người tham gia đã từng có kinh nghiệm gì về chủ đề này chưa? Họ phản ứng ra sao, tích cực hay tiêu cực? Những ví dụ cụ thể nào mà bạn biết?
Mức độ chuẩn bị cần thiết cho một buổi họp mặt
Nếu bạn đang tìm kiếm những ý kiến đóng góp, có lẽ bạn nên hỏi những người tham gia về công việc chuẩn bị cho một buổi họp mặt. Xem xét những thứ họ cần mang theo trong buổi thuyết trình theo phương diện tài liệu, bài tập, các bài nghiên cứu hoặc các bản kế hoạch.
Những thành kiến cá nhân về chủ đề
Bạn có quan tâm đến những thành kiến hoặc ý kiến chống đối với chủ đề của bạn? Phải chăng những người có thành kiến đó là những chuyên gia về chủ đề bạn đang trình bày hay họ không đồng ý với những khía cạnh nào đó của chủ đề?
Mức độ chi tiết của bài thuyết trình
Một vài người nghe chỉ muốn tham gia thảo luận những phần cơ bản của chủ đề. Những người khác thì muốn biết thêm chi tiết trước khi họ sẵn sàng tham gia đóng góp ý kiến. Hãy xem xét việc chuẩn bị mức độ chi tiết của bài thuyết trình từ khái quát đến cụ thể để bạn có thể sử dụng khi thích hợp.
Cung cấp các dẫn chứng hỗ trợ khi trình bày chủ đề
Trình bày các dẫn chứng cụ thể trong bài thuyết trình của bạn. Hãy chuẩn bị cho việc cung cấp thêm những dẫn chứng khác khi trả lời các câu hỏi và yêu cầu để giải đáp thắc mắc.
Bài gốc từ liên kết: Đắc Nhân Tâm