- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Làm thế nào để trong vòng 1 tuần bạn phải ngốn hết 400 trang Tiếng Anh về Computer. Không chỉ là đọc hiểu mà còn phải học thuộc để làm bài thi nữa.
Vậy bạn hãy tham khảo những kinh nghiệm sau đây:
1. Trước hết bạn nên lướt qua bài đọc xem có bao nhiêu mục và đọc kỹ tiêu đề.
- Nếu bài đọc có phần summary thì bạn nên đọc trước để có ý tưởng cơ bản về những gì mà mình phải cần đọc. Trong suốt thời gian đọc sau đó bạn sẽ tập trung nhiều hơn vào những gì mà tác giả đã ghi trong phần summary. Bởi vì đó là những điều quan trọng nhất.
(Trường hợp sách giáo khoa về kinh tế thường có tóm tắt ở cuối mỗi chương cùng những thuật ngữ quan trọng)
- Gấp sách lại và tự hỏi ý tác giả muốn nói gì trong bài viết của mình.
2. Không đọc thành tiếng vì kiểu đọc này sẽ làm bạn rất mất thời gian.
- Bạn có cần phải dịch ra Tiếng Việt trong khi đọc không?
Câu trả lời là không nên. Bởi vì nó sẽ tạo cho bạn một tiền lệ rất xấu. Tuy nhiên đối với những người chưa có kinh nghiệm trong việc đọc tài liệu chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài thì điều này là cần thiết. Nhưng thời gian sau bạn sẽ phải thay đổi.
- Nếu trong thời gian đọc nếu gặp 1 từ nào đó bạn không hiểu nghĩa. Bạn không cần dừng lại để tra từ điển vì như thế bạn sẽ quên hết những gì mà bạn đã đọc được trước đó. Cố gắng dựa vào nội dung của nguyên câu để suy ra nghĩa của từ mới.
- Sau khi đọc xong đoạn đó. Hãy ghi lại nghĩa của từ mà bạn chưa biết và cố gắng học thuộc để lần sau nếu gặp lại thì bạn sễ không cần phải tra tử điển
3. Đọc theo ý.
Các nghiên cứu cho thấy khi đọc, mắt chúng ta luôn dừng sau những câu chữ trong một dòng. Số lần dừng của người đọc chậm nhiều hơn so với người đọc nhanh. Dừng nhiều lần không chỉ làm cho ta đọc chậm mà còn cản trở khả năng nắm bắt vấn đề, do ý nghĩa thường đi theo cả câu hay cụm từ thay vì từng chữ một. Hãy cố đọc theo những nhóm từ, đặc biệt đọc hết những câu hoàn chỉnh và những câu có tính bổ nghĩa
4. Không nên đọc một câu nhiều lần.
Đây là thói quen của người đọc kém. Thói quen “nhai lại” này thường làm tăng gấp đôi hoặc gấp ba thời gian đọc và cũng không cải thiện mức độ thông đạt. Tốt nhất là cố tập trung ngay từ lần đầu tiên, đó là lý do tại sao chúng ta có gợi ý thứ nhất
5. Thay đổi tốc độ đọc nhằm thích ứng với độ khó và cách viết trong bài đọc.
Người đọc kém luôn có tốc độ đọc chậm. Người đọc hiệu quả thường đọc nhanh phần dễ và chậm lại ở phần khó. Trong một bài đọc có đôi chỗ chúng ta phải đọc cẩn thận hơn những chỗ khác. Có những điều được viết ra không phải để đọc thoáng. Với những tài liệu pháp lý hay các bài viết khó thì cần phải đọc chậm. Những tài liệu dễ hơn như kinh tế hay báo chí thì ta có thể đọc nhanh.
Cuối cùng, bạn nên đọc những gợi ý này nhiều lần và biến chúng thành thói quen mỗi khi đọc sách.
Vậy bạn hãy tham khảo những kinh nghiệm sau đây:
1. Trước hết bạn nên lướt qua bài đọc xem có bao nhiêu mục và đọc kỹ tiêu đề.
- Nếu bài đọc có phần summary thì bạn nên đọc trước để có ý tưởng cơ bản về những gì mà mình phải cần đọc. Trong suốt thời gian đọc sau đó bạn sẽ tập trung nhiều hơn vào những gì mà tác giả đã ghi trong phần summary. Bởi vì đó là những điều quan trọng nhất.
(Trường hợp sách giáo khoa về kinh tế thường có tóm tắt ở cuối mỗi chương cùng những thuật ngữ quan trọng)
- Gấp sách lại và tự hỏi ý tác giả muốn nói gì trong bài viết của mình.
- Bạn có cần phải dịch ra Tiếng Việt trong khi đọc không?
Câu trả lời là không nên. Bởi vì nó sẽ tạo cho bạn một tiền lệ rất xấu. Tuy nhiên đối với những người chưa có kinh nghiệm trong việc đọc tài liệu chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài thì điều này là cần thiết. Nhưng thời gian sau bạn sẽ phải thay đổi.
- Nếu trong thời gian đọc nếu gặp 1 từ nào đó bạn không hiểu nghĩa. Bạn không cần dừng lại để tra từ điển vì như thế bạn sẽ quên hết những gì mà bạn đã đọc được trước đó. Cố gắng dựa vào nội dung của nguyên câu để suy ra nghĩa của từ mới.
- Sau khi đọc xong đoạn đó. Hãy ghi lại nghĩa của từ mà bạn chưa biết và cố gắng học thuộc để lần sau nếu gặp lại thì bạn sễ không cần phải tra tử điển
3. Đọc theo ý.
Các nghiên cứu cho thấy khi đọc, mắt chúng ta luôn dừng sau những câu chữ trong một dòng. Số lần dừng của người đọc chậm nhiều hơn so với người đọc nhanh. Dừng nhiều lần không chỉ làm cho ta đọc chậm mà còn cản trở khả năng nắm bắt vấn đề, do ý nghĩa thường đi theo cả câu hay cụm từ thay vì từng chữ một. Hãy cố đọc theo những nhóm từ, đặc biệt đọc hết những câu hoàn chỉnh và những câu có tính bổ nghĩa
4. Không nên đọc một câu nhiều lần.
Đây là thói quen của người đọc kém. Thói quen “nhai lại” này thường làm tăng gấp đôi hoặc gấp ba thời gian đọc và cũng không cải thiện mức độ thông đạt. Tốt nhất là cố tập trung ngay từ lần đầu tiên, đó là lý do tại sao chúng ta có gợi ý thứ nhất
5. Thay đổi tốc độ đọc nhằm thích ứng với độ khó và cách viết trong bài đọc.
Người đọc kém luôn có tốc độ đọc chậm. Người đọc hiệu quả thường đọc nhanh phần dễ và chậm lại ở phần khó. Trong một bài đọc có đôi chỗ chúng ta phải đọc cẩn thận hơn những chỗ khác. Có những điều được viết ra không phải để đọc thoáng. Với những tài liệu pháp lý hay các bài viết khó thì cần phải đọc chậm. Những tài liệu dễ hơn như kinh tế hay báo chí thì ta có thể đọc nhanh.
Cuối cùng, bạn nên đọc những gợi ý này nhiều lần và biến chúng thành thói quen mỗi khi đọc sách.
Sưu tầm
Hiệu chỉnh: