- Tham gia
- 7/10/2011
- Bài viết
- 319
Kỹ năng tự học là một trong những kỹ năng mềm giúp chúng ta đạt được kết quả học tập tốt. Những bước dưới đây sẽ giúp các bạn rèn luyện kỹ năng tự học hiệu quả, đem lại kết quả học tập tốt hơn.
Lập kế hoạch
Lập kế hoạch trong học tập là điều quan trọng nhất, nhưng cũng thường bị chúng ta bỏ sót nhất trong quá trình học tập của mình. Lập kế hoạch không những sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian mà còn giúp bạn hệ thống lại những kiến thức đã học một cách khoa học và hiệu quả. Mỗi người có thể có một kế hoạch và mục tiêu khác nhau, nhưng lập kế hoạch để chúng ta biết được khối lượng kiến thức ta đang có và sẽ phải có. Ta sẽ luôn ý thức được những vấn đề quan trọng, những vấn đề ta còn yếu để chú ý rèn luyện nhiều hơn.
Công cụ ghi nhớ
Nếu có những công cụ ghi nhớ khoa học và nếu hiểu rõ bản tính cách học của mình thì bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian cho việc học thuộc hay nghiên cứu, giải quyết các vấn đề trong bài học ở trường lớp. Bạn cần phải biết mình có thói quen học như thế nào để mà từ đó phát huy tối đa năng suất. Có một số người học bài phải dõng dạc đọc to lên mới nhớ được, một số khác thì phải vừa nghe nhạc không lơi, đọc thầm thì mới tập trung hơn.
Sơ đồ tư duy
Bạn nên biết thêm một số công cụ trợ giúp suy nghĩ rất hữu hiệu như Mind Map (Sơ đồ tư duy) của Tonay Buzan sẽ giúp bạn hệ thống hóa kiến thức một cách rất hữu hiệu.
Thời gian học ở lớp
Bạn cần có một chiến lược để tiếp cận kiến thức từ thầy cô và bạn bè. Phần lớn học sinh than phiền thời lượng học tập ở lớp quá ít, thầy cô không thể chuyển tải hết kiến thức cho mình, bạn bè không thể giúp đỡ nhau ở lớp được. Bạn cần hiểu rằng, bạn cần chủ động tự tìm hiểu tất cả thậm chí tự tìm hiểu ở nhà trước khi đến lớp, và thầy cô sẽ hướng dẫn, giải đáp những chỗ khúc mắc của bạn khi bạn thực sự không biết tìm câu trả lời ở đâu. Nếu mỗi lần gặp thầy cô trên lớp mà bạn đặt được nhiều câu hỏi, có nghĩa là bạn đang sử dụng hiệu quả phương pháp tự học và thời gian học ở lớp.
Chủ động học chứ không thụ động:
Không nên đọc đi đọc lại một câu như mọt con vẹt không hiểu mình đang nói gì. Hãy sử dụng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được ván đề nên thấy.
+ Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng thật rõ và chậm rãi để chiêm nghiệm.
+ Sử dụng sự liên tưởng, tưởng tượng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan như ngày sinh nhật, kỷ niệm đáng nhớ thậm chí tưởng tượng ra một câu chuyện, một điều không tưởng.
Ghi chú thật cẩn thận:
Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích cực tốt. Ghi ngắn, ghi đủ sẽ tốt hơn là ghi nhiều, ghi thiếu hoặc thừa vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại một lần nữa.
Luôn học ngay tại bàn:
Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ và thể chất. Không được nằm dài trên gi.ường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết thậm chí sẽ làm hạn chế não bộ suy nghĩ tinh tế. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng và mắc phải các chứng bệnh về xương, khớp nữa.
Kiên trì và cần cù:
Học là một công việc, một hoạt động đòi hỏi sự nhẫn nại cao độ, vì bạn phải tiếp thu cái mới, cái mình chưa biết và luyện tập để biến nó thành cái của mình và phải sử dụng thành thạo. Có được phương pháp hay, công cụ tốt, cộng thêm sự kiên trì và cố gắng, bạn sẽ là một học sinh giỏi mà không phải là “con mọt sách” hay con vẹt rỗng tuếch.
Kỹ năng tự học không chỉ quan trọng trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, mà nó cần thiết cho suốt thời gian làm việc sau này của cả đời người. Nhất là ngày nay, khi mà thế giới biến đổi quá nhanh đến nỗi mỗi ngày, mỗi tờ báo đều đăng tải những phát minh mới, sản phẩm mới, phương pháp mới, công cụ mới khiến ta lạc hậu nếu như không chịu tự học. Nếu bạn không có kỹ năng tự học để tiếp thu liên tục những đổi mới này, bạn sẽ mãi là người đứng sau và đứng sau mãi mãi.
Nguồn: Các bước rèn luyện kỹ năng tự học
Lập kế hoạch
Lập kế hoạch trong học tập là điều quan trọng nhất, nhưng cũng thường bị chúng ta bỏ sót nhất trong quá trình học tập của mình. Lập kế hoạch không những sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian mà còn giúp bạn hệ thống lại những kiến thức đã học một cách khoa học và hiệu quả. Mỗi người có thể có một kế hoạch và mục tiêu khác nhau, nhưng lập kế hoạch để chúng ta biết được khối lượng kiến thức ta đang có và sẽ phải có. Ta sẽ luôn ý thức được những vấn đề quan trọng, những vấn đề ta còn yếu để chú ý rèn luyện nhiều hơn.
Công cụ ghi nhớ
Nếu có những công cụ ghi nhớ khoa học và nếu hiểu rõ bản tính cách học của mình thì bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian cho việc học thuộc hay nghiên cứu, giải quyết các vấn đề trong bài học ở trường lớp. Bạn cần phải biết mình có thói quen học như thế nào để mà từ đó phát huy tối đa năng suất. Có một số người học bài phải dõng dạc đọc to lên mới nhớ được, một số khác thì phải vừa nghe nhạc không lơi, đọc thầm thì mới tập trung hơn.
Sơ đồ tư duy
Bạn nên biết thêm một số công cụ trợ giúp suy nghĩ rất hữu hiệu như Mind Map (Sơ đồ tư duy) của Tonay Buzan sẽ giúp bạn hệ thống hóa kiến thức một cách rất hữu hiệu.
Thời gian học ở lớp
Bạn cần có một chiến lược để tiếp cận kiến thức từ thầy cô và bạn bè. Phần lớn học sinh than phiền thời lượng học tập ở lớp quá ít, thầy cô không thể chuyển tải hết kiến thức cho mình, bạn bè không thể giúp đỡ nhau ở lớp được. Bạn cần hiểu rằng, bạn cần chủ động tự tìm hiểu tất cả thậm chí tự tìm hiểu ở nhà trước khi đến lớp, và thầy cô sẽ hướng dẫn, giải đáp những chỗ khúc mắc của bạn khi bạn thực sự không biết tìm câu trả lời ở đâu. Nếu mỗi lần gặp thầy cô trên lớp mà bạn đặt được nhiều câu hỏi, có nghĩa là bạn đang sử dụng hiệu quả phương pháp tự học và thời gian học ở lớp.
Chủ động học chứ không thụ động:
Không nên đọc đi đọc lại một câu như mọt con vẹt không hiểu mình đang nói gì. Hãy sử dụng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được ván đề nên thấy.
+ Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng thật rõ và chậm rãi để chiêm nghiệm.
+ Sử dụng sự liên tưởng, tưởng tượng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan như ngày sinh nhật, kỷ niệm đáng nhớ thậm chí tưởng tượng ra một câu chuyện, một điều không tưởng.
Ghi chú thật cẩn thận:
Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích cực tốt. Ghi ngắn, ghi đủ sẽ tốt hơn là ghi nhiều, ghi thiếu hoặc thừa vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại một lần nữa.
Luôn học ngay tại bàn:
Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ và thể chất. Không được nằm dài trên gi.ường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết thậm chí sẽ làm hạn chế não bộ suy nghĩ tinh tế. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng và mắc phải các chứng bệnh về xương, khớp nữa.
Kiên trì và cần cù:
Học là một công việc, một hoạt động đòi hỏi sự nhẫn nại cao độ, vì bạn phải tiếp thu cái mới, cái mình chưa biết và luyện tập để biến nó thành cái của mình và phải sử dụng thành thạo. Có được phương pháp hay, công cụ tốt, cộng thêm sự kiên trì và cố gắng, bạn sẽ là một học sinh giỏi mà không phải là “con mọt sách” hay con vẹt rỗng tuếch.
Nguồn: Các bước rèn luyện kỹ năng tự học