Bi hài chấm thi: Chiến sĩ Tây Tiến bắn cọp để… cải thiện bữa ăn
Ngòi bút của thí sinh đã biến các chiến sĩ trong bài thơ Tây Tiến thành anh nấu bếp làm cơm khét đến chuyện các anh đi bắn cọp cải thiện bữa ăn…
Nhiều giám khảo chấm thi môn Văn ở khu vực ĐBSCL đã phải cười vỡ bụng với những bài văn ngô nghê chưa từng thấy.
Chiến sĩ ăn thịt cọp
Câu hỏi 5,0 điểm của đề thi Tốt nghiệp Ngữ Văn năm nay thí sinh được quyền chọn câu 3a hoặc 3b. Câu 3a, yêu cầu phân tích đoạn thơ từ câu “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” đến câu “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Có thí sinh viết: “Các chiến sĩ Tây Tiến không bao giờ có thể quên được em Mai Châu đã từng nấu xôi cho các anh ăn!” Có học sinh lại bình rằng: “Tại sao Quang Dũng khi xa lại nhớ về sông Mã đầu tiên? Vì nhiều ngày hành quân trong rừng người dơ bẩn gặp sông được tắm thì rất thích nên nhớ nhất và nhớ đầu tiên!”.
Các giám khảo ở Long An chấm bài dựa vào “hướng dẫn” được ghi trên bảng.
Thầy X, giáo viên dạy Văn trường THPT Hùng Vương (TP Tân An, Long An) là giám khảo trực tiếp chấm những bài văn này cho biết các em phân tích nhưng không có chút kiến thức nào về bài thơ. Tuy nhiên, do hướng dẫn đáp án quá thoáng nên dù học sinh không hiểu gì vẫn phải chấm điểm cao
Có thí sinh phân tích: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói”, “cơm lên khói” là vì các chiến sĩ Tây Tiến nấu cơm bị cháy khét! Chính vì là đàn ông mà các chiến sĩ cũng phải lăn vào bếp nên cơm khét là phải. Đây là công việc nội trợ của phụ nữ phải làm nhưng các anh vẫn vào bếp phục vụ là điều đáng quí”
Cũng có bài viết các chiến sĩ Tây Tiến hành quân gian nan vất vả, các anh leo lên rồi lại leo xuống, và để thể hiện bản lĩnh, các anh cho súng của mình ngửi trời! Độc đáo hơn có thí sinh còn cho rằng câu thơ: “Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” rất hay. Trong điều kiện thiếu ăn như vậy, các anh chiến sĩ sẽ bắn cọp để cải thiện bữa ăn! Được ăn thịt cọp các anh sẽ đầy đủ chất dinh dưỡng vì thịt thú hoang dã rất quí hiếm...
Câu 3b, yêu cầu phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Có học sinh viết rằng: “Tràng nguy cơ ế vợ trùng trùng, một hôm may mắn gặp Thị đang ngồi vêu ra thì kêu Thị ra đẩy xe bò cho mình. Đẩy lên tới cầu thì Tràng bị lọt xuống sông!”
Lãng mạn như phim Hàn
Ảnh hưởng nặng nề của phim Hàn Quốc, nhiều thí sinh bạo tay miêu tả “Tràng và Thị gặp nhau trong một ngày đẹp trời, khung cảnh nên thơ. Họ cùng dẫn nhau đi ăn và lên xe theo nhau về trong cảnh mưa rơi lất phất, hoa vàng thơm ngát, trải dài trên lối đi!”
“Trong nạn đói 1945, hàng triệu người chết đói mà học sinh miêu tả đẹp như phim Hàn Quốc! Nhưng chúng tôi không được trừ điểm đâu, vì đáp án học sinh được quyền viết lan man mà không trừ điểm” – một giám khảo nói.
Cũng có bài viết: “Tràng gặp thị và nói: nàng là ai? Có muốn đi thì lên xe theo ta về!... Bà cụ Tứ về tới nhà thấy có một người con gái ngồi trong nhà mình thì liền nói: Ai ở trong nhà ta kia? Có phải là A Tỷ chăng?” - Khúc này lại đậm màu sắc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung.
Nhiều giáo viên đang giảng dạy môn Văn cho rằng, học sinh học văn hoặc các môn xã hội gần như là việc bị bắt buộc, vì nó có trong chương trình nên phải học, vì phải có điểm số nên phải học, vì nó là môn thi Tốt nghiệp nên phải học. Nói chung là vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà cầm tới sách Ngữ Văn, chứ chưa bao giờ vì yêu thích mà học. Nhiều học sinh nói dù rất thương thầy, thương cô, cũng thích môn Văn nhưng phải thi đại học khối A nên phải tập trung học Toán, Lí, Hóa, môn Văn chỉ cần thi để qua tốt nghiệp là đủi! Có học sinh còn nói thẳng: môn Ngữ Văn em chỉ cần không bị điểm liệt! Thế là đủ!
Nhiều giám khảo môn Văn cho biết, hầu hết các bài ngô nghê kiểu này đều được chấm điểm khá cao vì “sát đáp án”. Thậm chí, nhiều bài thi sai gần 30 lỗi chính tả giám khảo cũng không được trừ điểm vì hướng dẫn đáp án của ĐBSCL… không cho trừ!
Ngòi bút của thí sinh đã biến các chiến sĩ trong bài thơ Tây Tiến thành anh nấu bếp làm cơm khét đến chuyện các anh đi bắn cọp cải thiện bữa ăn…
Nhiều giám khảo chấm thi môn Văn ở khu vực ĐBSCL đã phải cười vỡ bụng với những bài văn ngô nghê chưa từng thấy.
Chiến sĩ ăn thịt cọp
Câu hỏi 5,0 điểm của đề thi Tốt nghiệp Ngữ Văn năm nay thí sinh được quyền chọn câu 3a hoặc 3b. Câu 3a, yêu cầu phân tích đoạn thơ từ câu “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” đến câu “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Có thí sinh viết: “Các chiến sĩ Tây Tiến không bao giờ có thể quên được em Mai Châu đã từng nấu xôi cho các anh ăn!” Có học sinh lại bình rằng: “Tại sao Quang Dũng khi xa lại nhớ về sông Mã đầu tiên? Vì nhiều ngày hành quân trong rừng người dơ bẩn gặp sông được tắm thì rất thích nên nhớ nhất và nhớ đầu tiên!”.
Các giám khảo ở Long An chấm bài dựa vào “hướng dẫn” được ghi trên bảng.
Thầy X, giáo viên dạy Văn trường THPT Hùng Vương (TP Tân An, Long An) là giám khảo trực tiếp chấm những bài văn này cho biết các em phân tích nhưng không có chút kiến thức nào về bài thơ. Tuy nhiên, do hướng dẫn đáp án quá thoáng nên dù học sinh không hiểu gì vẫn phải chấm điểm cao
Có thí sinh phân tích: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói”, “cơm lên khói” là vì các chiến sĩ Tây Tiến nấu cơm bị cháy khét! Chính vì là đàn ông mà các chiến sĩ cũng phải lăn vào bếp nên cơm khét là phải. Đây là công việc nội trợ của phụ nữ phải làm nhưng các anh vẫn vào bếp phục vụ là điều đáng quí”
Cũng có bài viết các chiến sĩ Tây Tiến hành quân gian nan vất vả, các anh leo lên rồi lại leo xuống, và để thể hiện bản lĩnh, các anh cho súng của mình ngửi trời! Độc đáo hơn có thí sinh còn cho rằng câu thơ: “Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” rất hay. Trong điều kiện thiếu ăn như vậy, các anh chiến sĩ sẽ bắn cọp để cải thiện bữa ăn! Được ăn thịt cọp các anh sẽ đầy đủ chất dinh dưỡng vì thịt thú hoang dã rất quí hiếm...
Câu 3b, yêu cầu phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Có học sinh viết rằng: “Tràng nguy cơ ế vợ trùng trùng, một hôm may mắn gặp Thị đang ngồi vêu ra thì kêu Thị ra đẩy xe bò cho mình. Đẩy lên tới cầu thì Tràng bị lọt xuống sông!”
Lãng mạn như phim Hàn
Ảnh hưởng nặng nề của phim Hàn Quốc, nhiều thí sinh bạo tay miêu tả “Tràng và Thị gặp nhau trong một ngày đẹp trời, khung cảnh nên thơ. Họ cùng dẫn nhau đi ăn và lên xe theo nhau về trong cảnh mưa rơi lất phất, hoa vàng thơm ngát, trải dài trên lối đi!”
“Trong nạn đói 1945, hàng triệu người chết đói mà học sinh miêu tả đẹp như phim Hàn Quốc! Nhưng chúng tôi không được trừ điểm đâu, vì đáp án học sinh được quyền viết lan man mà không trừ điểm” – một giám khảo nói.
Cũng có bài viết: “Tràng gặp thị và nói: nàng là ai? Có muốn đi thì lên xe theo ta về!... Bà cụ Tứ về tới nhà thấy có một người con gái ngồi trong nhà mình thì liền nói: Ai ở trong nhà ta kia? Có phải là A Tỷ chăng?” - Khúc này lại đậm màu sắc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung.
Nhiều giáo viên đang giảng dạy môn Văn cho rằng, học sinh học văn hoặc các môn xã hội gần như là việc bị bắt buộc, vì nó có trong chương trình nên phải học, vì phải có điểm số nên phải học, vì nó là môn thi Tốt nghiệp nên phải học. Nói chung là vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà cầm tới sách Ngữ Văn, chứ chưa bao giờ vì yêu thích mà học. Nhiều học sinh nói dù rất thương thầy, thương cô, cũng thích môn Văn nhưng phải thi đại học khối A nên phải tập trung học Toán, Lí, Hóa, môn Văn chỉ cần thi để qua tốt nghiệp là đủi! Có học sinh còn nói thẳng: môn Ngữ Văn em chỉ cần không bị điểm liệt! Thế là đủ!
Nhiều giám khảo môn Văn cho biết, hầu hết các bài ngô nghê kiểu này đều được chấm điểm khá cao vì “sát đáp án”. Thậm chí, nhiều bài thi sai gần 30 lỗi chính tả giám khảo cũng không được trừ điểm vì hướng dẫn đáp án của ĐBSCL… không cho trừ!