- Tham gia
- 16/11/2011
- Bài viết
- 14.548
Dân trí) - Bệnh viện Ung bướu Nghệ An được thiết kế 110 gi.ường bệnh nhưng điều trị nội trú cho 300 bệnh nhân. Không có gi.ường nằm, bệnh nhân ung thư phải tá túc khắp nơi, từ hành lang đến những tán cây trong khuôn viên bệnh viện.
Quá tải, sảnh Bệnh viện Ung bướu Nghệ An trở thành phòng điều trị "dã chiến"
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An được thành lập theo Quyết định số 3826/QĐ-UBND ngày 27/8/2010 của UBND tỉnh Nghệ An và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2011 với quy mô thiết kế ban đầu là 50 gi.ường bệnh. Ngay từ khi đi vào hoạt động, bệnh viện luôn phải đối mặt với tình trạng quá tải. Trước tình hình đó, đầu năm 2012, UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định cho bệnh viện tăng thêm 60 gi.ường bệnh với việc xây dựng hệ thống nhà kỹ thuật nghiệp vụ 3 tầng. Thế nhưng, tình trạng quá tải vẫn không giảm mà ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Có mặt tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An ngay khi bệnh viện vừa mở cửa đón tiếp bệnh nhân, đập vào mắt chúng tôi là cảnh hàng trăm bệnh nhân và người nhà đang chen chúc chờ đến lượt khám. Khu vực chờ khám trở nên chật chội hơn. Bệnh nhân nằm ngồi la liệt cùng nét mặt mệt mỏi, bơ phờ.
Hành lang được trưng dụng triệt để nhưng vẫn không thể giải quyết hết số bệnh nhân cần nằm điều trị. Bởi vậy, bất cứ chỗ nào có thể kê được gi.ường đều được người nhà bệnh nhân biến thành phòng điều trị “dã chiến”. Bệnh nhân Chu Thị Thái Hà (Tp Vinh) hôm nay đến muộn nên phải tá túc dưới gốc cây phượng. Mặt trời dọi qua tán lá, nắng đến đâu, chồng bệnh nhân lại dịch gi.ường tránh nắng tới đó. Thế nhưng, đối với bệnh nhân Hà, kiếm được một chỗ nằm tránh nắng để chuyền hết mấy chai dịch như thế này đã là may mắn lắm rồi. Có hôm đến muộn, chỉ có nước ngồi nơi mái hiên.
Quá tải, sảnh Bệnh viện Ung bướu Nghệ An trở thành phòng điều trị "dã chiến"
Hành lang cũng được trưng dụng để bệnh nhân có chỗ nằm
Ngay hành lang bệnh viện cũng đã biến thành phòng điều trị dã chiến. Hàng chục gi.ường bệnh được kê sát vào nhau, người đi bộ chỉ còn cách lách qua các gi.ường mới có thể đi qua. Mặt trời lên cao, không khí càng trở nên ngột ngạt trong khi đó, hành lang lại không có quạt. Nóng, chật chội lại bị bệnh tật hành hạ, các bệnh nhân dường như kiệt sức nhưng vẫn cố gắng phe phẩy chiếc quạt giấy để xua tan nóng bức. Mồ hôi chảy đầm đìa trên nhưng khuôn mặt gầy khốc vì những đợt xạ trị, hóa trị kéo dài.
Hành lang được trưng dụng triệt để nhưng vẫn không thể giải quyết hết số bệnh nhân cần nằm điều trị. Bởi vậy, bất cứ chỗ nào có thể kê được gi.ường đều được người nhà bệnh nhân biến thành phòng điều trị “dã chiến”. Bệnh nhân Chu Thị Thái Hà (Tp Vinh) hôm nay đến muộn nên phải tá túc dưới gốc cây phượng. Mặt trời dọi qua tán lá, nắng đến đâu, chồng bệnh nhân lại dịch gi.ường tránh nắng tới đó. Thế nhưng, đối với bệnh nhân Hà, kiếm được một chỗ nằm tránh nắng để chuyền hết mấy chai dịch như thế này đã là may mắn lắm rồi. Có hôm đến muộn, chỉ có nước ngồi nơi mái hiên.
Không có chỗ, bệnh nhân phải ra sân, kê gi.ường dưới các tán cây
Tại khu nhà kỹ thuật nghiệp vụ 3 tầng mới được đưa vào sử dụng để nhằm giảm thiểu tình trạng quá tải, tình hình cũng chẳng mấy khả quan. Buồng số 5, khoa ngoại có tới 12 gi.ường bệnh trong khi đó có tới 30 bệnh nhân điều trị nội trú. Một bệnh nhân lắc đầu: “Bị bệnh mới phải vào đây, nhưng vào thì 2-3 người một gi.ường, nóng bực, chật chội lại càng mệt hơn”. Nhiều bệnh nhân điều trị nội trú nhưng chịu không nổi đành xin ra tá túc ở nhà người quen, đến giờ tiêm thuốc, chuyền dịch lại đi vào viện.
Bác sỹ Nguyễn Quang Trung trao đổi với PV
Trao đổi với chúng tôi về tình trạng quá tải tại bệnh viện, Bác sỹ Nguyễn Quang Trung, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Nghệ An cho biết: “Ban đầu bệnh viện chỉ được thiết kế với quy mô 50 gi.ường bệnh. Đầu năm nay được UBND tỉnh cho phép thêm 60 gi.ường bệnh nữa. Mỗi ngày bệnh viện điều trị cho 300 bệnh nhân nội trú và khoảng 200 bệnh nhân ngoại trú nữa làm sao không quá tải được. Tình trạng này đã diễn ra từ lâu, hiện Bệnh viện cùng lãnh đạo UBND tỉnh cùng các Sở, ban ngành đang tìm các giải pháp để khắc phục nhưng sẽ không thể giải quyết một sớm một chiều...”.
Hoàng Lam - Nguyễn Nam