- Tham gia
- 6/3/2012
- Bài viết
- 4.111
Bánh mì có phải là chiếc bánh kẹp ngon nhất thế giới?
Một sản phẩm từ thời kỳ thuộc địa ở Việt Nam, một sự kết hợp đáng yêu từ Bánh mì Pháp Baguette giòn với thịt lợn và rất nhiều loại rau tươi.
Tài xế taxi dừng trên Phố Huế sầm uất và chỉ vào những tòa nhà khoảng từ 4 đến 5 tầng dọc con đường. Tôi nhảy ra ngoài và né từ xe máy đến xe hơi, cố gắng chạy đi tới lề đường.
Sau đó tôi phát hiện ra nó: Bánh Mì Phố Huế (118 Phố Huế; 84-4-3822-5009), một cửa tiệm không đặt tên Đường phố Hà Nội trong khi đó lại là địa bàn kinh doanh của nó. Gần như tất cả mọi người mà tôi hỏi đều nói rằng Bánh Mì Phố Huế là bánh mì ngon nhất tại Hà Nội. Nhưng gia đình họ kinh doanh bánh mì từ năm 1974 lại nổi tiếng là nơi có thể đóng cửa bất cứ khi nào mà họ hết sạch nguyên liệu. Vì thế tôi tới lúc 7g tối ngày thứ bảy và nó vẫn còn mở cửa, tôi mừng thầm.
Gọi đơn giản là vậy, Bánh mì là một sự kết hợp của thịt lợn, pate, rau (cà rốt, rau ngò, dưa chuột…) được nhồi trong bánh mì giòn kiểu Pháp. Khác biệt về vùng miền ở Việt Nam có thể làm thay đổi thành phần bên trong chiếc Bánh Mì như phomai, xúc xích heo và các loại rau khác.
Bánh mì thật sự là sự pha trộn văn hóa và ẩm thực. Không có chiếc xe chở thực phẩm, những bức hình Instagram hay Tweets dẫn đến sự sáng tạo này. Bánh mì bắt đầu từ thời kỳ thực dân – cụ thể hơn là thời kỳ Pháp đóng chiếm Đông Dương năm 1887 – khi mà người Pháp bắt đầu phết bơ và pate vào trong Bánh mì Baguette. Sau này, khi Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp năm 1954, họ bắt đầu thêm vào Bánh mì lát thịt lợn, rau mùi và các loại rau củ ngâm để tạo nên Bánh mì mà chúng ta biết đến ngày nay.
Những nước khác không hề biết về thứ Bánh mì ngoạn mục này cho đến khi kết thúc chiến tranh ở Việt Nam năm 1975. Khi những người miền Nam Việt Nam di cư tới Mỹ, Châu Âu, Úc, ho mang theo những công thức này, bao gồm cả loại bánh mì của riêng họ. Vì thế, nếu bạn ăn một chiếc Bánh Mì ở ngoài Việt Nam, bạn hẳn sẽ thưởng thức kiểu ăn của người miền Nam: Bánh mì baguettes thường lớn hơn và nó được nhồi với nhiều rau hơn như là rau ngò, cà rốt và ớt.
Kỳ lạ là, Bánh mì luôn là một trong những loại thức ăn yêu thích của tôi ngoài những món ăn ở quê nhà. Khi tôi thử ăn Bánh mì ở thành phố Hồ Chí Minh vài năm trước, tôi nhận thấy Bánh mì ở đây bị cũ và các thành phần bên trong thì rất ít, chỉ có một vài lát thit, một miếng pate nhỏ và ít rau ngò với cà rốt. Thế là tôi từ bỏ kể từ lần đó. Tôi nhận thấy Bánh mì ở New York thì ngon hơn, thậm chí là ở Minneapolis (một thành phố ở Minnesota). Tôi có điên không? Làm sao Bánh Mì ở bên ngoài Việt Nam mà lại ngon hơn được? Và giờ tôi quay trở lại Việt Nam, lần này tôi nhất định phải tìm ra sự thật. Liệu rằng niềm tin của tôi về quê hương của Bánh mì có được phục hồi không? Bánh mì liệu có phải là thứ bánh mì kẹp ngon nhất thế giới?
Tại Bánh mì Phố Huế, Geoffrey Deetz – một đầu bếp và chuyên gia ẩm thực Việt Nam – người đã sống gần 15 năm tại đất nước này, ông là người làm nên chiếc bánh kẹp với những câu hỏi về thành phần. Trong khi đó, tôi mới vừa chỉ được phục vụ món Bánh Mì, thứ được phủ bằng một miếng giấy trắng với một cọng dây thun.
Tôi kéo đến phần cắt giữa chiếc bánh mì để nhìn vào thành phần bên trong: thịt heo, xá xíu, kem pate, ngũ vị hương và tất nhiên là có bơ nữa. Người làm Bánh mì cuối cùng phủ lên bên trong nước thịt cay cay. Thú vị là tôi không hề nhìn thấy bất cứ loại rau mùi hay rau củ khác mà nó được gói bên trong chiếc bánh mì mà tôi ăn ở miền nam Việt Nam hoặc ở bên ngoài đất nước này.
“Bánh Mì ở Hà Nội thì có nhiều thành phần bên trong hơn so với các nước khác”. Deetz nói với tôi. “Nếu bạn đưa cho ai đó ở đây thứ Bánh mì nhồi quá nhiều bên trong, hoặc kèm với các loại rau mùi mà bạn vẫn thường ăn ở các vùng khác thì chắc hẳn là họ đã quăng ổ Bánh mì đó đi rồi”.
Thật vui là tôi đã không phải quăng nó đi. Chiếc Bánh mì này thật là khác biệt, thật đấy! Nhưng nó lại chỉ ngon giống như những chiếc bánh mà tôi từng ăn ở những nơi khác. Vị giòn giòn của Bánh mì theo sau miếng thịt heo ngon tuyệt với một vị cay nhẹ. Chiếc Bánh mì này giống như một chiếc bánh mì kẹp thịt. Ôi, tôi yêu nó!
“Ở Hà Nội người ta không thích những món ăn quá cầu kỳ”. Deetz nói. “Nhưng có rất nhiều thứ ở đây đi theo công thức: ví dụ như thịt heo được nấu rất thấm với nước sốt, pate thì phải ẩm một tí và sự thật là bánh mì Baguette được nướng lên để giữ được độ giòn trong thời tiết ẩm như thế này”.
Trong lúc ỏ Việt Nam, tôi cũng thử Bánh Mì ở cả Hội An, nơi được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới – thuộc duyên hải miền Trung. Ở một nơi nổi tiếng với đất đai màu mỡ và thảo mộc, vậy nên không ngạc nhiên rằng Bánh Mì ở đây được nhồi với toàn rau xanh tươi.
Như điều tôi đã làm khi ở Hà Nội, tôi cũng đã hỏi tất cả mọi người về nơi có thể tìm thấy Bánh mì ngon nhất ở khắp nơi. Câu trả lời chính là Bánh Mì Phương (2B Phan Châu Trinh), một cửa hàng nhỏ bé ở trung tâm của thành phố. Tôi gọi ổ Bánh Mì thường, với những thành phần trên menu như “Bánh Mì, thịt heo, thịt nguội, pate”. Nhưng mà còn có nhiều thứ hơn thế nữa: một lát dưa leo dài, rau ngò tươi, cà rốt ngâm và còn có cả lát cà chua ngọt ngọt. Phương hoàn tất món Bánh Mì cũng bằng việc tưới một loạt loại sốt: tương ớt ngọt và hai loại sốt thịt heo, một từ thịt heo luộc và một từ thịt heo xông khói.
Yếu tố then chốt của một chiếc bánh mì ngon chính là bánh mì! Bánh mì không ngon – cứng sẽ phá hủy cả một chiếc bánh mì kẹp. Bánh Mì ở Phương thì được nướng ngay cạnh cửa, cực kỳ mềm mại và nó gần như bốc ra cả khói nhẹ khi tôi căn một miếng, trong khi vẫn duy trì được độ giòn bên ngoài. Với thịt heo chất lượng tốt, cùng với hai loại sốt thịt heo khác nhau và cả lát cà chua, đu đủ ngâm thì tôi đã có trong tay một chiếc bánh mì kẹp ngon lành.
Như tôi đã kể với các bạn, tôi đã thử ăn 15 cái Bánh Mì trong vòng hai tuần ở Việt Nam. Thật là vui khi tôi hầu như ăn được những chiếc bánh ngon nhất mà tôi từng được ăn. Thứ Bánh Mì mà tôi đã thử ở Sài Gòn vài năm trước – thứ khiến tôi thất vọng trong một thời gian chỉ là sự may rủi ngẫu nhiên.
Nhưng Bánh Mì liệu có phải là thứ bánh kẹp ngon nhất thế giới?
Có một cảnh trong phim The Simpson mà Homer thể hiện sự bối rối khi cô con gái của ông, Lisa trở thành một người ăn chay.
“Thịt xông khói thì sao hả con?”. Homer hỏi
“Không, ba!”. Lisa nói
“Thịt nguội?”
“Không!"
“Thịt đùi heo nhé?”
“Không được. Ba, những thứ đó đều là từ chung một loài động vật mà!”
“Ờ ha”. Homer nói. “Thật là một loài vật kỳ diệu”
Vậy nên, nếu thứ gì đó được kết hợp từ rất nhiều loại thịt heo với rau tươi nhồi trong một chiếc Bánh Mì giòn tan thì tôi chỉ có thể nói là, đó hẳn là một thứ bánh kẹp kỳ diệu.
Một sản phẩm từ thời kỳ thuộc địa ở Việt Nam, một sự kết hợp đáng yêu từ Bánh mì Pháp Baguette giòn với thịt lợn và rất nhiều loại rau tươi.
Tài xế taxi dừng trên Phố Huế sầm uất và chỉ vào những tòa nhà khoảng từ 4 đến 5 tầng dọc con đường. Tôi nhảy ra ngoài và né từ xe máy đến xe hơi, cố gắng chạy đi tới lề đường.
Sau đó tôi phát hiện ra nó: Bánh Mì Phố Huế (118 Phố Huế; 84-4-3822-5009), một cửa tiệm không đặt tên Đường phố Hà Nội trong khi đó lại là địa bàn kinh doanh của nó. Gần như tất cả mọi người mà tôi hỏi đều nói rằng Bánh Mì Phố Huế là bánh mì ngon nhất tại Hà Nội. Nhưng gia đình họ kinh doanh bánh mì từ năm 1974 lại nổi tiếng là nơi có thể đóng cửa bất cứ khi nào mà họ hết sạch nguyên liệu. Vì thế tôi tới lúc 7g tối ngày thứ bảy và nó vẫn còn mở cửa, tôi mừng thầm.
Gọi đơn giản là vậy, Bánh mì là một sự kết hợp của thịt lợn, pate, rau (cà rốt, rau ngò, dưa chuột…) được nhồi trong bánh mì giòn kiểu Pháp. Khác biệt về vùng miền ở Việt Nam có thể làm thay đổi thành phần bên trong chiếc Bánh Mì như phomai, xúc xích heo và các loại rau khác.
Bánh mì thật sự là sự pha trộn văn hóa và ẩm thực. Không có chiếc xe chở thực phẩm, những bức hình Instagram hay Tweets dẫn đến sự sáng tạo này. Bánh mì bắt đầu từ thời kỳ thực dân – cụ thể hơn là thời kỳ Pháp đóng chiếm Đông Dương năm 1887 – khi mà người Pháp bắt đầu phết bơ và pate vào trong Bánh mì Baguette. Sau này, khi Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp năm 1954, họ bắt đầu thêm vào Bánh mì lát thịt lợn, rau mùi và các loại rau củ ngâm để tạo nên Bánh mì mà chúng ta biết đến ngày nay.
Những nước khác không hề biết về thứ Bánh mì ngoạn mục này cho đến khi kết thúc chiến tranh ở Việt Nam năm 1975. Khi những người miền Nam Việt Nam di cư tới Mỹ, Châu Âu, Úc, ho mang theo những công thức này, bao gồm cả loại bánh mì của riêng họ. Vì thế, nếu bạn ăn một chiếc Bánh Mì ở ngoài Việt Nam, bạn hẳn sẽ thưởng thức kiểu ăn của người miền Nam: Bánh mì baguettes thường lớn hơn và nó được nhồi với nhiều rau hơn như là rau ngò, cà rốt và ớt.
Kỳ lạ là, Bánh mì luôn là một trong những loại thức ăn yêu thích của tôi ngoài những món ăn ở quê nhà. Khi tôi thử ăn Bánh mì ở thành phố Hồ Chí Minh vài năm trước, tôi nhận thấy Bánh mì ở đây bị cũ và các thành phần bên trong thì rất ít, chỉ có một vài lát thit, một miếng pate nhỏ và ít rau ngò với cà rốt. Thế là tôi từ bỏ kể từ lần đó. Tôi nhận thấy Bánh mì ở New York thì ngon hơn, thậm chí là ở Minneapolis (một thành phố ở Minnesota). Tôi có điên không? Làm sao Bánh Mì ở bên ngoài Việt Nam mà lại ngon hơn được? Và giờ tôi quay trở lại Việt Nam, lần này tôi nhất định phải tìm ra sự thật. Liệu rằng niềm tin của tôi về quê hương của Bánh mì có được phục hồi không? Bánh mì liệu có phải là thứ bánh mì kẹp ngon nhất thế giới?
Tại Bánh mì Phố Huế, Geoffrey Deetz – một đầu bếp và chuyên gia ẩm thực Việt Nam – người đã sống gần 15 năm tại đất nước này, ông là người làm nên chiếc bánh kẹp với những câu hỏi về thành phần. Trong khi đó, tôi mới vừa chỉ được phục vụ món Bánh Mì, thứ được phủ bằng một miếng giấy trắng với một cọng dây thun.
Tôi kéo đến phần cắt giữa chiếc bánh mì để nhìn vào thành phần bên trong: thịt heo, xá xíu, kem pate, ngũ vị hương và tất nhiên là có bơ nữa. Người làm Bánh mì cuối cùng phủ lên bên trong nước thịt cay cay. Thú vị là tôi không hề nhìn thấy bất cứ loại rau mùi hay rau củ khác mà nó được gói bên trong chiếc bánh mì mà tôi ăn ở miền nam Việt Nam hoặc ở bên ngoài đất nước này.
“Bánh Mì ở Hà Nội thì có nhiều thành phần bên trong hơn so với các nước khác”. Deetz nói với tôi. “Nếu bạn đưa cho ai đó ở đây thứ Bánh mì nhồi quá nhiều bên trong, hoặc kèm với các loại rau mùi mà bạn vẫn thường ăn ở các vùng khác thì chắc hẳn là họ đã quăng ổ Bánh mì đó đi rồi”.
Thật vui là tôi đã không phải quăng nó đi. Chiếc Bánh mì này thật là khác biệt, thật đấy! Nhưng nó lại chỉ ngon giống như những chiếc bánh mà tôi từng ăn ở những nơi khác. Vị giòn giòn của Bánh mì theo sau miếng thịt heo ngon tuyệt với một vị cay nhẹ. Chiếc Bánh mì này giống như một chiếc bánh mì kẹp thịt. Ôi, tôi yêu nó!
“Ở Hà Nội người ta không thích những món ăn quá cầu kỳ”. Deetz nói. “Nhưng có rất nhiều thứ ở đây đi theo công thức: ví dụ như thịt heo được nấu rất thấm với nước sốt, pate thì phải ẩm một tí và sự thật là bánh mì Baguette được nướng lên để giữ được độ giòn trong thời tiết ẩm như thế này”.
Như điều tôi đã làm khi ở Hà Nội, tôi cũng đã hỏi tất cả mọi người về nơi có thể tìm thấy Bánh mì ngon nhất ở khắp nơi. Câu trả lời chính là Bánh Mì Phương (2B Phan Châu Trinh), một cửa hàng nhỏ bé ở trung tâm của thành phố. Tôi gọi ổ Bánh Mì thường, với những thành phần trên menu như “Bánh Mì, thịt heo, thịt nguội, pate”. Nhưng mà còn có nhiều thứ hơn thế nữa: một lát dưa leo dài, rau ngò tươi, cà rốt ngâm và còn có cả lát cà chua ngọt ngọt. Phương hoàn tất món Bánh Mì cũng bằng việc tưới một loạt loại sốt: tương ớt ngọt và hai loại sốt thịt heo, một từ thịt heo luộc và một từ thịt heo xông khói.
Yếu tố then chốt của một chiếc bánh mì ngon chính là bánh mì! Bánh mì không ngon – cứng sẽ phá hủy cả một chiếc bánh mì kẹp. Bánh Mì ở Phương thì được nướng ngay cạnh cửa, cực kỳ mềm mại và nó gần như bốc ra cả khói nhẹ khi tôi căn một miếng, trong khi vẫn duy trì được độ giòn bên ngoài. Với thịt heo chất lượng tốt, cùng với hai loại sốt thịt heo khác nhau và cả lát cà chua, đu đủ ngâm thì tôi đã có trong tay một chiếc bánh mì kẹp ngon lành.
Như tôi đã kể với các bạn, tôi đã thử ăn 15 cái Bánh Mì trong vòng hai tuần ở Việt Nam. Thật là vui khi tôi hầu như ăn được những chiếc bánh ngon nhất mà tôi từng được ăn. Thứ Bánh Mì mà tôi đã thử ở Sài Gòn vài năm trước – thứ khiến tôi thất vọng trong một thời gian chỉ là sự may rủi ngẫu nhiên.
Có một cảnh trong phim The Simpson mà Homer thể hiện sự bối rối khi cô con gái của ông, Lisa trở thành một người ăn chay.
“Thịt xông khói thì sao hả con?”. Homer hỏi
“Không, ba!”. Lisa nói
“Thịt nguội?”
“Không!"
“Thịt đùi heo nhé?”
“Không được. Ba, những thứ đó đều là từ chung một loài động vật mà!”
“Ờ ha”. Homer nói. “Thật là một loài vật kỳ diệu”
Vậy nên, nếu thứ gì đó được kết hợp từ rất nhiều loại thịt heo với rau tươi nhồi trong một chiếc Bánh Mì giòn tan thì tôi chỉ có thể nói là, đó hẳn là một thứ bánh kẹp kỳ diệu.
David Farley - BBC
nhipcautre0904 dịch
nhipcautre0904 dịch