Bánh cáy – thứ bánh dân giã của quê lúa Thái Bình

dacsanthaibinh86

Thành viên
Tham gia
20/10/2015
Bài viết
0
Bánh cáy thứ quà quê truyền thống không những thể hiện phong thái, nét văn hóa của người dân làng Nguyễn, huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình mà nó còn là đặc sản mỗi khi mọi người nhắc về Thái Bình

Nguồn gốc cái tên “Bánh cáy”
Lịch sử để làm ra chiếc bánh cáy này là cả một câu truyện dài. Theo lịch sử ghi chép lại (của cụ Nguyễn Bá Duy hậu duệ đời thứ 14 tộc họ Nguyễn Công) thì chè lam chính là khởi nguồn để làm nên món đặc sản bánh cáy này. Cũng theo lịch sử ghi chép thì bánh cáy do cụ Nguyễn Thị Tần sinh năm 1724 tạo ra. Bà thuộc đời thứ 6 tộc Nguyễn Công, làng Nguyên Xá, phủ Tiên Hưng, trấn Sơn Nam Hạ, nay thuộc xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng. Cụ Nguyễn Thị Tần tuy có nguồn gốc từ nông dân nhưng bà lại có rất nhiều ý tưởng thông mình và có rất nhiều công lao với triều đình nhà Lê. Vì là người nông dân nên bà muốn làm ra một loại bánh mà có sự kết hợp của những nguyên liệu quê nhà như gạo, vừng, đường, gừng. Với loại bánh này bà được nhà vua thời bấy giờ là Hiển Tông rất thích thú. Nhìn màu sắc giống trứng cáy nên vua gọi là “bánh cáy”. Một tên gọi mang đậm đặc trưng riêng của quê lúa Thái Bình.
banh-cay-dac-san-da-da-Thai-Binh.png


Bánh cáy thường làm vào dịp nào ?
Ngày trước Bánh cáy chỉ được làm trong những dịp lễ tết để biếu. Nhưng ngày nay do xã hội phát triển, sản phẩm Bánh cáy được biết đến nhiều hơn và được làm hàng ngày, ai cũng có thể thưởng thức.

Bánh cáy uống với nước chè rất hợp
Bánh cáy Thái Bình thật sự phù hợp khi ăn vào thời tiết se lạnh cùng với một cốc nước chè xanh. Cắn một miếng bánh cáy có vị ngọt thanh của đường mía, vị cay nhẹ của gừng tạo sự ấm nóng, vị béo bùi của trứng cáy, vừng, lạc, vị giòn tan hay deo dẻo của gạo nếp rang, uống hớp chè xanh mà vị ngọt và chát hòa tan rất thú vị. Bạn sẽ cảm thấy hương vị của bánh cáy còn đọng mãi không rời
 
×
Quay lại
Top Bottom