ngominhquynh
Tương tác
1.906

Tường nhà Bài viết Giới thiệu

  • qua-muon-de-thanh-cong-1-8484-1410743337.jpg
    Tỉ số vàng là gì? :p





    Tỉ số vàng là một con số đặc biệt được tìm bằng cách chia một đoạn thẳng thành hai đoạn sao cho đoạn dài chia cho đoạn nhỏ cũng bằng toàn bộ chiều dài chia cho đoạn dài. Nó thường được kí hiệu bằng chữ phi, kí tự thứ 21 trong bảng chữ cái Hi Lạp. Ở dạng phương trình, nó có dạng như sau:



    a/b = (a+b)/a = 1,6180339887498948420 …



    Như với pi (tỉ số của chu vi hình tròn và đường kính của nó), các chữ số cứ tiếp tục mở rộng mãi, trên lí thuyết là dần ra vô hạn. Phi thường được làm tròn là 1,618. Con số này đã được khám phá và khám phá lại nhiều lần, đó là lí do vì sao nó có nhiều tên gọi – đoạn thẳng vàng, tỉ lệ vàng... Trong lịch sử, ta có thể thấy phi xuất hiện trong kiến trúc của nhiều nền văn minh xa xưa, như Đại Kim tự tháp và đền Parthenon. Tại Đại Kim tự tháp Giza, chiều dài của mỗi cạnh đáy là 756 ft và chiều cao là 481 ft. Tỉ số của cạnh đáy và chiều cao xấp xỉ bằng 1,5717 – gần với tỉ số vàng.


    golden-ratio.jpg



    Trong tỉ số vàng, (a + b)/a = a/b



    Phidias (500 tCN – 432 tCN) là một nhà điêu khắc và nhà toán học người Hi Lạp đã áp dụng phi để thiết kế các tác phẩm điêu khắc cho ngôi đền Parthenon. Plato (428 tCN – 347 tCN) xem tỉ số vàng là kết hợp chung nhất của các liên hệ toán học. Sau này, Euclid (365 tCN – 300 tCN) liên hệ tỉ số vàng với việc dựng ngôi sao năm cánh.



    Khoảng năm 1200, nhà toán học Leonardo Fibonacci đã khám phá ra những tính chất độc đáo của dãy Fibonacci. Dãy này liên hệ khăng khít với tỉ số vàng vì nếu bạn lấy hai số Fibonacci liên tiếp bất kì, thì tỉ số của chúng rất gần với tỉ số vàng. Khi các số Fibonacci càng lớn, thì tỉ số càng gần với 1,618. Ví dụ, tỉ số của 3 và 5 là 1,666. Nhưng tỉ số của 12 và 21 là 1,625. Tiếp tục lên cao hơn, tỉ số của 144 và 233 là 1,618. Các số này đều là những số liên tiếp trong dãy Fibonacci.



    Những con số này có thể áp dụng cho tỉ lệ của một hình chữ nhật, gọi là hình chữ nhật vàng. Đây là một trong những dạng hình học đẹp nhất vì sự xuất hiện của tỉ số vàng trong nghệ thuật. Hình chữ nhật vàng còn liên quan đến xoắn ốc vàng, cái được tạo ra bởi những hình vuông liên tiếp có kích cỡ Fibonacci.



    Vào năm 1509, Luca Pacioli có viết một quyển sách gọi con số ấy là “Tỉ lệ Thần thánh”, nó được minh họa bởi Leonardo da Vinci. Sau này da Vinci gọi đây là sectio aurea hay đoạn thẳng vàng. Tỉ số vàng được sử dụng để đạt tới sự cân bằng và cái đẹp trong nhiều tranh vẽ và tác phẩm điêu khắc thời Phục hưng. Bản thân da Vinci sử dụng tỉ số vàng để chia tỉ lệ trong tác phẩm Last Supper của ông, bao gồm kích cỡ của cái bàn và tỉ lệ của tường và phông nền. Tỉ số vàng còn xuất hiện trong tác phẩm Vitruvian Man và Mona Lisa của da Vinci. Những nghệ sĩ khác sử dụng tỉ số vàng bao gồm Michelangelo, Raphael, Rembrandt, Seurat, và Salvador Dali.



    Tên gọi “phi” do nhà toán học người Mĩ Mark Barr đặt ra vào thế kỉ 20. Phi liên tục xuất hiện trong toán học và vật lí học, trong đó có Ngói Penrose hồi những năm 1970, cấu trúc cho phép các bề mặt xếp chồng theo đối xứng bậc năm. Vào thập niên 1980, phi xuất hiện trong các giả tinh thể, một dạng vật chất mới được tìm thấy khi ấy.



    Phi không đơn thuần là con số khó hiểu trong toán học và vật lí học. Nó xuất hiện xung quanh chúng ta trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, thậm chí trong quan điểm thẩm mĩ của chúng ta. Các nghiên cứu cho thấy khi cho các đối tượng xem những gương mặt ngẫu nhiên, họ thường bị thu hút nhất bởi những khuôn mặt tuân theo tỉ số vàng. Những khuôn mặt được đánh giá là hấp dẫn nhất thể hiện tỉ lệ vàng giữa bề rộng của gương mặt và bề rộng của đôi mắt, mũi và lông mày. Các đối tượng tham gia thử nghiệm không phải là những nhà toán học hay nhà vật lí học biết rõ về phi – họ chỉ là người dân bình thường, và tỉ số vàng gợi lên một phản ứng mang tính bản năng.


    davinci_vitruvianman_hf.jpg

    Người ta nói tác phẩm Vitruvian Man của da Vinci minh họa cho tỉ số vàng



    Tỉ số vàng còn xuất hiện ở mọi dạng thức trong tự nhiên và trong khoa học. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:



    Cánh hoa: Số lượng cánh hoa ở một số loài hoa tuân theo dãy Fibonacci. Người ta tin rằng trong quá trình tiến hóa, mỗi cánh hoa được sắp xếp để cho phép phơi sáng tốt nhất và thỏa mãn những yếu tố khác.



    Đầu hạt: Các hạt của một bông hoa thường được tạo ra ngay giữa và mọc tỏa ra lấp đầy không gian bên trong. Ví dụ, hạt hoa hướng dương tuân theo kiểu phân bố này.



    Quả thông: Vỏ hạt xoắn lên trên theo chiều nghịch. Số bước xoắn có xu hướng khớp với số Fibonacci.



    Cây mọc nhánh: Cách nhánh cây mọc hay chia tách là ví dụ của dãy Fibonacci. Hệ thống rễ và tảo biểu hiện kiểu hình thành này.



    Vỏ ốc: Nhiều vỏ ốc, như vỏ ốc sên và ốc anh vũ, là những ví dụ hoàn hảo của xoắn ốc vàng.



    Thiên hà xoắn ốc: Dải Ngân hà có một số cánh tay xoắn ốc, mỗi cánh tay có một xoắn góc chừng 12 độ. Hình dạng của xoắn ốc thiên hà giống hệt với xoắn ốc vàng, và ta có thể vẽ hình chữ nhật vàng trên bất kì thiên hà xoắn ốc nào.



    Bão nhiệt đới: Giống hệt như vỏ ốc, bão nhiệt đới thường biểu hiện xoắn ốc vàng.



    Các ngón tay: Chiều dài các ngón tay của chúng ta, mỗi đốt từ đầu mút đến khớp nối đến cổ tay, đoạn sau lớn hơn đoạn trước bằng tỉ lệ vàng.



    Cơ thể động vật: Tỉ số khoảng cách từ rốn đến bàn chân và từ đỉnh đầu đến rốn của một người là tỉ số vàng. Nhưng chúng ta không phải là những ví dụ duy nhất của tỉ số vàng trong thế giới động vật; cá heo, sao biển, nhím biển, kiến, và ong mật cũng biểu hiện tỉ số vàng.



    Phân tử ADN: Một phân tử ADN có kích cỡ 34 angstrom x 21 angstrom tại mỗi chu kì của chuỗi xoắn kép. Trong dãy Fibonacci, 34 và 21 là hai số liên tiếp.





    URBAIN J. J. LE VERRIER

    Urbain Jean Joseph Le Verrier chào đời tại tỉnh Normandy, nước Pháp, vào năm 1811. Le Verrier là một sinh viên nghiêm túc và thông minh, và bị cuốn hút bởi mọi ngành khoa học. Năm 1837, ông đang là một nhà thiên văn học. Vì mối nhân duyên với toán học, ông đã hăm hở lao vào tìm lời giải cho những phương trình phức tạp nhất.

    Le Verrier tìm thấy các sai sót trong nhiều phép tính liên quan đến hành tinh và đã sáng tạo ra các phương pháp tính toán quỹ đạo hiệu quả hơn. Ngày 10 tháng 9 năm 1839, ông đã gửi một bài báo đến Viện Hàn lâm Khoa học với tựa đề “Sur les variation seculaires des orbites planetaires” (“Về các biến thiên bình thường của quỹ đạo hành tinh). Le Verrier tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các phép tính của ông, nhưng ông còn bị hấp dẫn bởi sự chuyển động của các sao chổi và bắt đầu nghiên cứu chúng cùng quỹ đạo của chúng. Năm 1845, ở tuổi 44, Le Verrier đã khẳng định được vị thế của mình là một nhà phân tích kì tài của các bài toán thiên văn học.

    hvt5.jpg

    Ngay khi để ý thấy chuyển động kì lạ của quỹ đạo Thiên Vương tinh, Le Verrier đã bắt tay vào nghiên cứu đi tìm hành tinh thứ tám. Ông không hề nhìn thấy công trình của John Adams và ông không biết Adams cũng đang tìm kiếm một hành tinh thứ tám. Le Verrier không có cách nào biết được rằng các phép tính của ông hầu như giống hệt các phép tính của Adams. Nhưng không giống như Adams, Le Verrier không ngại ngùng trước công chúng. Le Verrier chắc chắn rằng mọi người biết đến các phép tính của ông. Vào ngày 1 tháng 6 năm 1846, ông đã cho công bố bài phân tích hoàn chỉnh của mình, “Recherches sur les mouvements d’Uranus,” hay “Nghiên cứu về chuyển động của Thiên Vương tinh”, tại cuộc họp báo của Viện Hàn lâm Khoa học.
    JOHN COUCH ADAMS

    John Couch Adams sinh năm 1819 tại Cornwall, Anh quốc. Adams rất giỏi toán và nhanh chóng bị thiên văn học thu hút. Năm 1841, Adams lần đầu tiên đọc được các tính toán của Bouvard về quỹ đạo của Thiên Vương tinh. Các phép tính đó gây ấn tượng mạnh đối với ông, và ông quyết định khám phá xem cái gì đang ảnh hưởng đến quỹ đạo của Thiên Vương tinh. Ngày 3 tháng 7 năm 1841, ông đã viết một đoạn ghi chú như sau, “Hình thành một thiết kế... nghiên cứu, càng sớm càng tốt... các bất thường trong chuyển động của Thiên Vương tinh... để tìm hiểu xem có thể quy chúng là do sự tác động của một hành tinh chưa phát hiện ra nằm ngoài nó hay không”. Từ đó về sau, Adams dành hết thời gian rỗi của mình nghiên cứu các phép tính chứng minh cho lí thuyết của ông. Tháng 9 năm 1845, ông đã có bằng chứng toán học của riêng mình cho một hành tinh mới.

    hvt4.jpg

    Thật không may, Adams ngần ngại nên đã không công bố các kết quả của ông trước công chúng. Thay vào đó, ông đã gửi các bài viết của mình đến cho nhà thiên văn học hàng đầu của nước Anh, ngài George Biddell Airy. Nhưng Airy hoàn toàn bỏ qua các kết quả của Adams. Nguyên do tại sao ông ta làm như vậy vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà sử học. Có khả năng vì Airy quá bận với công việc nghiên cứu của mình, hoặc có lẽ ông không nhìn thấy tầm quan trọng của các phép tính của Adams. Vì Airy không quan tâm đến các kết quả của Adams, cho nên chẳng ai khác ở nước Anh thời kì ấy có bất kì nỗ lực thật sự nào nhằm tìm kiếm xem có một hành tinh thứ tám hay không.
    Nhà thiên văn học kiêm thầy tu

    Nhà thiên văn học đầu tiên dự đoán sự tồn tại của hành tinh thứ tám là nhà thiên văn học người Pháp, Alexis Bouvard. Bouvard có thiên bẩm hiếm có đối với một nhà khoa học. Ông sinh năm 1767 ở miền quê nước Pháp, không hề qua trường lớp nào, và được nuôi dạy thành một thầy tu. Tuy nhiên, ông yêu thích khoa học đến mức ông đã rời nhà lên Paris khi ông còn là một thiếu niên. Thời gian ở Paris – ông nhận làm bất cứ công việc gì để kiếm sống – ông tự mình tìm hiểu toán học. Bouvard thông minh đến mức ông sớm trở thành phụ tá cho một nhà thiên văn học khác, Pierre Laplace.

    Vào thập niên 1820, Bouvard đang làm việc với tư cách nhà thiên văn và nhà toán học. Ông để ý thấy quỹ đạo của Thiên Vương tinh xung quanh Mặt trời biểu hiện một số chuyển động kì lạ. Bouvard nghĩ sự “chao đảo” đó phải có nguyên do là lực hấp dẫn của một vật thể khác hút lấy Thiên Vương tinh. Tuy nhiên, Bouvard không phải là người khám phá ra hành tinh thứ tám đang gây ra các chuyển động trong quỹ đạo của Thiên Vương tinh.
    Hải Tinh Vương :p

    1. Khám phá kép

    Đến cuối thế kỉ thứ 18, mọi người đều tin rằng Hệ Mặt trời chỉ có sáu hành tinh. Sau đó, Thiên Vương tinh được William Herschel khám phá ra vào năm 1781. Với sự khám phá ra hành tinh thứ bảy này, các nhà thiên văn học trở nên hiếu kì hơn bao giờ hết. Rốt cuộc thì còn có cái gì nằm ngoài kia nữa không?

    Ai sẽ trở thành nhà khoa học lỗi lạc nhất của thế kỉ hai mươi? :x

    Vào ngày 14 tháng 3 năm 1879, Albert Einstein chào đời tại Uhm, nước Đức. Không ai biết rằng cậu bé này một ngày nào đó sẽ trưởng thành và làm thay đổi cách thức người ta nhìn nhận các định luật của vũ trụ. Albert là một học sinh xuất sắc ở trường tiểu học, nơi cậu đã xây dựng các mô hình và đồ chơi và tìm hiểu hình học Euclid và triết học Kant. Tuy nhiên, lúc lên trung học, anh chàng Albert lại không ưa kiểu học bầy đàn và học vẹt. Năm mười sáu tuổi, anh chàng bỏ học sang ở cùng cha mẹ ở Italy. Anh dự thi đầu vào tại trường Đại học Bách khoa ở Zurich, nhưng thi trượt. Sau một năm học ở Aarau, Thụy Sĩ, anh vào đại học. Bốn năm sau, năm 1900, thì anh tốt nghiệp.


    eisntein5.png

    Albert Einstein thường được người ta nhớ tới nhất với phương trình E = mc2, nhưng giải thưởng Nobel vật lí của ông được trao cho công trình giải thích hiệu ứng quang điện.

    Chàng thanh niên Albert mất hai năm để tìm việc và cuối cùng được nhận vào làm nhân viên sở cấp bằng sáng chế ở Bern, Thụy Sĩ. Trong ba năm sau đó, trong khi đang làm việc tại Sở cấp bằng sáng chế, anh đã phát triển các quan niệm của mình về điện từ học, thời gian và chuyển động, và vật lí thống kê. Năm 1905, cái năm được mệnh danh là năm thần kì của ông, Einstein cho công bố bốn bài báo xuất sắc. Một bài báo viết về hiệu ứng quang điện, trong đó Einstein đưa ra khái niệm lượng tử ánh sáng, sau này được gọi là photon. Bài báo thứ hai viết về chuyển động Brown, giúp củng cố quan niệm cho rằng toàn bộ vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Bài báo thứ ba viết về thuyết tương đối hẹp, lí thuyết làm cách mạng hóa cách các nhà vật lí hiểu về chuyển động ở tốc độ cao lẫn điện từ học. Bài báo thứ tư phát triển phương trình nổi tiếng E = mc2. Trong khi những bài báo này đủ đáp ứng các yêu cầu cho mảnh bằng tiến sĩ của ông, nhưng phải hai năm sau ông mới được bổ nhiệm giáo sư tại trường Đại học Đức ở Prague.

    Einstein đã làm gì mà có tiếng tăm quốc tế lừng lẫy như thế?

    Năm 1914, các thành tựu của Einstein đã được chấp nhận rộng rãi bởi các nhà vật lí và ông được phong hàm giáo sư tại trường Đại học Berlin và được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Phổ. Einstein công bố Lí thuyết Tương đối Rộng vào năm 1916. Một trong các dự đoán của nó là ánh sáng phát ra từ một ngôi sao không phải lúc nào cũng truyền thẳng, mà sẽ bị bẻ cong nếu nó đi qua gần một vật thể khối lượng lớn ví dụ như mặt trời. Ông dự đoán sự bẻ cong lớn gấp hai lần lí thuyết của Newton dự đoán. Trong một lần nhật thực toàn phần năm 1919, những lí thuyết này đã được kiểm tra và lí thuyết của Einstein được chứng minh là đúng. Kết quả đó được đăng tải trên đa số các tờ báo lớn ở Anh và ở Mĩ, và Einstein trở thành một nhân vật toàn cầu. Năm 1921, ông giành giải thưởng Nobel vật lí cho kết quả nghiên cứu của ông về hiệu ứng quang điện.

    Vì sao Einstein lại nhận giải Nobel cho hiệu ứng quang điện, chứ không phải cho thuyết tương đối?

    Einstein là một nhân vật gây tranh cãi. Ông là người Do Thái và là tín đồ của chủ nghĩa hòa bình. Ngoài ra, cách tiếp cận vật lí lí thuyết của ông rất khác với các nhà vật lí thời ấy. Ông nhiều lần được đề cử cho giải Nobel, nhưng các thành viên của Ủy ban Nobel, bất chấp tiếng tăm của ông, vẫn từ chối trao giải cho ông, có khả năng nhất là vì lí do chính trị. Giải thưởng năm 1921 không được trao. Năm 1922, ủy ban Nobel tìm ra một cách thỏa hiệp. Einstein được trao giải năm 1921 cho hiệu ứng quang điện bởi vì nó có thể được kiểm tra thực nghiệm.

    Vì sao Einstein không chỉ đơn thuần là một nhà vật lí nổi tiếng thế giới?

    Einstein ủng hộ các phe phái không danh tiếng lắm. Vào năm ông chuyển từ Thụy Sĩ sang Đức, ông gia nhập một nhóm người phản đối nước Đức tham gia vào Thế chiến thứ nhất. Ông gia nhập phe xã hội chủ nghĩa lẫn phe hòa bình chủ nghĩa. Ông phản đối Đảng Quốc xã, và khi Adolf Hitler (1889–1945) lên nắm quyền, Einstein di cư sang Mĩ. Ông có một chỗ đứng tại Viện nghiên cứu Cao cấp ở Princeton, bang New Jersey. Vài năm sau thì ông nhập quốc tịch Mĩ. Sau khi được thúc giục bởi các nhà vật lí khác, Einstein đã kí một lá thư gửi lên tổng thống Franklin D. Roosevelt (1882–1945) vạch ra mối hiểm họa rằng nghiên cứu của nước Đức về uranium có thể dẫn tới một loại bom nguy hiểm. Lá thư đó đã giúp xúc tiến Dự án Manhattan dẫn tới sự phát triển bom nguyên tử.

    Mặc dù Einstein thật sự không nghiên cứu về bom nguyên tử, nhưng sau thất bại của nước Đức, và biết được tình trạng chết chóc và hủy diệt mà việc ném bom gây ra, Einstein gửi một lá thư khác cho tổng thống thúc giục ông ta không sử dụng bom nguyên tử. Lá thư đó chưa từng được chuyển đến tay tổng thống Harry Truman (1884–1972). Sau chiến tranh, Einstein dành thời gian cho việc giải trừ vũ khí nguyên tử. Có lần ông được mời làm tổng thống của nước Israel mới của người Do Thái. Vì những công trình khoa học của ông, cộng với quan điểm xã hội và quan điểm chính trị của ông, Einstein đã trở thành một danh nhân thế giới.
    Hết rồi đây :p

    1945

    Wolfgang Pauli

    Cho khám phá Nguyên lí Loại trừ, còn gọi là Nguyên lí Pauli


    1944

    Isidor Isaac Rabi

    Cho phương pháp cộng hưởng của ông ghi lại các tính chất từ của hạt nhân nguyên tử


    1943

    Otto Stern

    Cho đóng góp của ông cho sự phát triển của phương pháp tia phân tử và khám phá của ông về moment từ của proton


    1940-42


    Không trao giải do Thế chiến thứ hai


    1939

    Ernest Orlando Lawrence

    Cho phát minh và việc phát triển cyclotron và những kết quả thu được cùng với nó, đặc biệt về các nguyên tố phóng xạ nhân tạo


    1938

    Enrico Fermi

    Cho những minh chứng của ông về sự tồn tại của những nguyên tố phóng xạ mới được tạo ra bởi sự chiếu xạ neutron, và cho khám phá có liên quan của ông về phản ứng hạt nhân do neutron mang lại


    1937

    Clinton Joseph Davisson và George Paget Thomson

    Cho khám phá thực nghiệm của họ về sự nhiễu xạ electron bởi các tinh thể


    1936

    Victor Franz Hess

    Cho khám phá bức xạ vũ trụ


    Carl David Anderson

    Cho khám phá positron


    1935

    James Chadwick

    Cho khám phá neutron


    1934


    Không trao giải


    1933

    Erwin Schrödinger và Paul Adrien Maurice Dirac

    Cho khám phá những dạng thức hữu ích mới của thuyết nguyên tử


    1932

    Werner Heisenberg

    Cho sự sáng tạo cơ học lượng tử mà, không thể những cái khác, việc áp dụng nó đã dẫn tới khám phá các dạng thù hình của hydrogen


    1931


    Không trao giải


    1930

    Chandrasekhara Venkataraman

    Cho nghiên cứu của ông về sự tán xạ ánh sáng và cho việc khám phá hiệu ứng mang tên ông


    1929

    Louis-Victor de Broglie

    Cho khám phá bản chất sóng của electron


    1928

    Owen Willans Richardson

    Cho nghiên cứu của ông về hiện tượng phát xạ nhiệt electron và đặc biệt cho việc khám phá định luật mang tên ông


    1927

    Arthur Holly Compton

    Charles Thomson Rees Wilson

    Cho việc khám phá hiệu ứng mang tên ông

    Cho phương pháp của ông làm cho đường đi của các hạt tích điện trở nên khả kiến bởi sự ngưng tụ hơi


    1926

    Jean Baptiste Perrin

    Cho nghiên cứu của ông về cấu trúc không liên tục của vật chất, và đặc biệt cho khám phá của ông về sự cân bằng trầm tích


    1925

    James Franck và Gustav Hertz

    Cho khám phá của họ về những định luật chi phối tác động của electron lên nguyên tử


    1924

    Karl Manne Georg Siegbahn

    Cho những khám phá và nghiên cứu của ông trong lĩnh vực quang phổ học tia X


    1923

    Robert Andrews Millikan

    Cho nghiên cứu của ông về điện tích sơ cấp của dòng điện và về hiệu hứng quang điện


    1922

    Niels Bohr

    Cho những đóng góp của ông trong nghiên cứu cấu trúc nguyên tử và bức xạ phát ra từ chúng


    1921

    Albert Einstein

    Cho những đóng góp của ông cho vật lí lí thuyết, và đặc biệt cho khám phá của ông về định luật quang điện


    1920

    Charles Edouard Guillaume

    Ghi nhận sự đóng góp của ông cho những phép đo chính xác trong vật lí học bởi việc ông khám phá các dị thường ở hợp kim thép nickel


    1919

    Johannes Stark

    Cho khám phá hiệu ứng Doppler ở tia ống và sự tách vạch phổ trong điện trường


    1918

    Max Karl Ernst Ludwig Planck

    Ghi nhận đóng góp của ông cho sự tiến bộ của vật lí học bởi việc ông khám phá ra lượng tử năng lượng


    1917

    Charles Glover Barkla

    Cho khám phá bức xạ Röntgen đặc trưng của các nguyên tố


    1916


    Không trao giải


    1915

    William Henry Bragg và William Lawrence Bragg

    Cho những đóng góp của họ trong phân tích cấu trúc tinh thể bằng phương tiện tia X


    1914

    Max von Laue

    Cho khám phá nhiễu xạ tia X bởi tinh thể


    1913

    Heike Kamerlingh-Onnes

    Cho những nghiên cứu của ông về tính chất của vật chất ở nhiệt độ thấp, không kể những thứ khác, dẫn tới việc sản xuất helium lỏng


    1912

    Nils Gustaf Dalén

    Cho phát minh máy điều chỉnh tự động dùng với acquy khí để thắp sáng hải đăng và phao biển


    1911

    Wilhelm Wien

    Cho những khám phá của ông về những định luật chi phối bức xạ nhiệt


    1910

    Johannes Diderik van der Waals

    Cho nghiên cứu của ông về phương trình trạng thái cho chất khí và chất lỏng


    1909

    Guglielmo Marconi và Carl Ferdinand Braun

    Ghi nhận những đóng góp của họ cho sự phát triển của điện báo không dây


    1908

    Gabriel Lippmann

    Cho phương pháp tái tạo màu sắc nhiếp ảnh dựa trên hiện tượng giao thoa


    1907

    Albert Abraham Michelson

    Cho các thiết bị quang chính xác của ông và các nghiên cứu quang phổ và đo lường học được thực hiện với sự hỗ trợ của chúng


    1906

    Joseph John Thomson

    Ghi nhận giá trị to lớn của những nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm của ông về sự dẫn điện của chất khí


    1905

    Philipp Eduard Anton Lenard

    Cho nghiên cứu của ông về tia cathode


    1904

    John William Strutt Rayleigh

    Cho nghiên cứu của ông về tỉ trọng của những chất khí quan trọng nhất và cho việc ông khám phá ra argon cùng với những nghiên cứu này


    1903

    Antoine Henri Becquerel

    Ghi nhận những đóng góp to lớn của ông bởi việc khám phá sự phóng xạ tự phát


    Pierre Curie và Marie Curie

    Ghi nhận những đóng góp to lớn của họ bởi những nghiên cứu chung của họ về hiện tượng phát bức xạ mà giáo sư Henri Becquerel phát hiện


    1902

    Hendrik Antoon Lorentz và Pieter Zeeman

    Ghi nhận những đóng góp to lớn của họ bởi những nghiên cứu chung của họ về tác động của từ trường lên hiện tượng bức xạ


    1901

    Wilhelm Conrad Röntgen

    Ghi nhận những đóng góp to lớn của ông bởi việc khám phá ra những tia bức xạ sau đó mang tên ông (tia X)
    Tiếp tục nè :p

    1975

    Aage Bohr, Ben Mottelson, James Rainwater

    Cho việc khám phá mối liên hệ giữa chuyển động tập thể và chuyển động hạt trong hạt nhân nguyên tử và việc phát triển lí thuyết cấu trúc của hạt nhân nguyên tử dựa trên liên hệ này


    1974

    Martin Ryle và Antony Hewish

    Cho nghiên cứu tiên phong của họ trong lĩnh vực thiên văn vật lí vô tuyến; Ryle cho các quan trắc và phát minh của ông, đặc biệt là kĩ thuật tổng hợp khẩu độ, và Hewish cho vai trò có tính quyết định của ông trong khám phá các pulsar.


    1973

    Leo Esaki và Ivar Giaever

    Cho những khám phá thực nghiệm của họ về các hiện tượng chui hầm ở các chất bán dẫn và chất siêu dẫn


    Brian D. Josephson

    Cho những dự đoán lí thuyết của ông về những tính chất của một siêu dòng chạy qua một hàng rào thế, đặc biệt là những hiện tượng thường được gọi là hiệu ứng Josephson


    1972

    John Bardeen, Leon N. Cooper, J. Robert Schrieffer

    Cho lí thuyết được phát triển chung của họ về hiện tượng siêu dẫn, thường được gọi là lí thuyết BCS


    1971

    Dennis Gabor

    Cho phát minh và sự phát triển của ông của phương pháp ảnh toàn kí


    1970

    Hannes Alfvén

    Cho công trình nghiên cứu cơ bản và các khám phá thuộc lĩnh vực từ thủy động lực học cùng với các ứng dụng hiệu quả trong những phần khác nhau của vật lí học plasma


    Louis Néel

    Cho công trình nghiên cứu cơ bản và các khám phá về tính sắt từ và phản sắt từ đã đưa đến các ứng dụng quan trọng trong vật lí chất rắn


    1969

    Murray Gell-Mann

    Cho những đóng góp và khám phá của ông về việc phân loại các hạt sơ cấp và các tương tác của chúng


    1968

    Luis W. Alvarez

    Cho những đóng góp có tính quyết định của ông cho vật lí hạt sơ cấp, đặc biệt là việc khám phá một số lượng lớn các trạng thái cộng hưởng, thông qua việc ông phát triển kĩ thuật sử dụng buồng bọt hydrogen và phân tích số liệu


    1967

    Hans Albrecht Bethe

    Cho những đóng góp của ông cho lí thuyết tương tác hạt nhân, đặc biệt là những khám phá của ông về sự sản sinh năng lượng trong các sao


    1966

    Alfred Kastler

    Cho việc khám phá và phát triển các phương pháp quang học dùng để nghiên cứu các cộng hưởng điện từ trong nguyên tử


    1965

    Sin-Itiro Tomonaga, Julian Schwinger, Richard P. Feynman

    Cho công trình cơ bản của họ về điện động lực học lượng tử, cùng với những hệ quả sâu sắc đối với vật lí hạt sơ cấp


    1964

    Charles H. Townes và Nicolay Gennadiyevich Basov chung với Aleksandr Mikhailovich Prokhorov

    Cho công trình cơ bản trong lĩnh vực điện tử học lượng tử, từ đó đưa đến việc xây dựng các dao động tử và máy khuếch đại dựa trên nguyên lí maser-laser


    1963

    Eugene P. Wigner

    Cho những đóng góp của ông cho lí thuyết hạt nhân nguyên tử và hạt sơ cấp, đặc biệt qua việc khám phá và áp dụng các nguyên lí đối xứng cơ bản


    Maria Goeppert-Mayer và J. Hans D. Jensen

    Cho những khám phá của họ về cấu trúc lớp vỏ hạt nhân


    1962

    Lev Davidovich Landau

    Cho những lí thuyết tiên phong của ông cho vật chất ngưng tụ, đặc biệt là helium lỏng


    1961

    Robert Hofstadter

    Cho những nghiên cứu tiên phong của ông về sự tán xạ electron trong hạt nhân nguyên tử và cho những khám phá thu được từ đó của ông về cấu trúc của các nucleon


    Rudolf Ludwig Mössbauer

    Cho những nghiên cứu của ông về sự hấp thụ cộng hưởng bức xạ gamma và cho khám phá của ông trong liên hệ này cùng với hiệu ứng mang tên ông


    1960

    Donald A. Glaser

    Cho phát minh buồng bọt


    1959

    Emilio Gino Segrè và Owen Chamberlain

    Cho khám phá phản proton


    1958

    Pavel Alexseyevich Cherenkov, Il’ja Mikhailovich Frank, Igor Yevgenyevich Tamm

    Cho khám phá và lí giải hiệu ứng Cherenkov


    1957

    Chen Ning Yang và Tsung-Dao Lee

    Cho những sắc sảo của họ về cái gọi là các quy luật chẵn lẻ đã đưa đến những khám phá quan trọng về các hạt sơ cấp


    1956

    William Shockley, John Bardeen, Walter Houser Brattain

    Cho những nghiên cứu của họ về chất bán dẫn và khám phá của họ về hiệu ứng transistor


    1955

    Willis Eugene Lamb

    Cho những khám phá của ông về cấu trúc tinh tế của quang phổ hydrogen


    Polykarp Kusch

    Cho việc xác định chính xác moment từ của electron


    1954

    Max Born

    Cho nghiên cứu cơ bản của ông về cơ học lượng tử, đặc biệt cho cách lí giải thống kê của ông về hàm sóng


    Walther Bothe

    Cho phương pháp trùng hợp ngẫu nhiên và những khám phá ông thu được từ đó


    1953

    Frits (Frederik) Zernike

    Cho việc ông chứng minh phương pháp tương phản pha, đặc biệt cho phát minh kính hiển vi tương phản pha của ông


    1952

    Felix Bloch và Edward Mills Purcell

    Cho phát triển của họ về những phương pháp mới đo lường chính xác từ tính hạt nhân và những khám phá được thực hiện từ đó


    1951

    John Douglas Cockcroft và Ernest Thomas Sinton Walton

    Cho công trình tiên phong của họ về sự biến tố của hạt nhân nguyên tử bởi các hạt nguyên tử được gia tốc nhân tạo


    1950

    Cecil Frank Powell

    Cho phương pháp chụp ảnh do ông phát triển để nghiên cứu các quá trình các quá trình hạt nhân và những khám phá về meson được thực hiện với phương pháp này


    1949

    Hideki Yukawa

    Cho dự đoán của ông về sự tồn tại của các meson trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết lực hạt nhân


    1948

    Patrick Maynard Stuart Blackett

    Cho phương pháp buồng mây Wilson do ông phát triển, và những khám phá của ông trong lĩnh vực vật lí hạt nhân và bức xạ vũ trụ


    1947

    Edward Victor Appleton

    Cho những nghiên cứu của ông về cơ sở vật lí của tầng cao khí quyển, đặc biệt cho khám phá cái gọi là lớp Appleton


    1946

    Percy Williams Bridgman

    Cho phát minh một thiết bị tạo ra áp suất cực cao, và cho những khám phá do ông thực hiện với thiết bị ấy trong lĩnh vực vật lí áp suất cao
    Ai là người giành Giải Nobel Vật lí? :p

    Dưới đây liệt kê những người thắng giải. Trong một số trường hợp, giải thưởng được chia cho nhiều người.


    2014

    Isamu Akasaki, Hiroshi Amano và Shuji Nakamura

    Cho phát minh các diode phát quang màu lam hiệu dụng cho phép các nguồn sáng trắng rực rỡ và tiết kiệm năng lượng


    2013

    Francois Englert và Peter W. Higgs

    Cho khám phá một cơ chế lí thuyết góp phần giúp chúng ta hiểu rõ nguồn gốc của khối lượng các hạt sơ cấp, và mới được xác nhận qua việc khám phá hạt sơ cấp đã được dự đoán, bởi các thí nghiệm ATLAS và CMS tại Máy Va chạm Hadron Lớn thuộc CERN


    2012

    Serge Haroche và David J. Wineland

    Cho những phương pháp thực nghiệm đột phá cho phép đo và xử lí từng hệ lượng tử riêng lẻ


    2011

    Saul Perlmutter, Brian P. Schmidt và Adam G. Riess

    Cho khám phá sự dãn nở tăng tốc của Vũ trụ qua các quan sát sao siêu mới ở xa


    2010

    Andre Geim và Konstantin Novoselov

    Cho những thí nghiệm đột phá về vật liệu graphene hai chiều


    2009

    Charles K. Kao

    Cho những thành tựu đột phá về sự truyền ánh sáng trong sợi quang dùng cho viễn thông quang học


    Willard S. Boyle và George E. Smith

    Cho phát minh mạch bán dẫn ghi ảnh – bộ cảm biến CCD


    2008

    Yoichiro Nambu

    Cho khám phá cơ chế đối xứng bị phá vỡ tự phát trong lĩnh vực vật lí hạ nguyên tử


    Makoto Kobayashi và Toshihide Maskawa

    Cho khám phá nguồn gốc của đối xứng bị phá vỡ dự đoán sự tồn tại của ít nhất ba họ quark trong tự nhiên


    2007

    Albert Fert và Peter Grünberg

    Cho khám phá hiện tượng từ trở khổng lồ


    2006

    John C. Mather và George C. Smoot

    Cho khám phá của họ về dạng vật đen và tính dị hướng của bức xạ nền vi sóng vũ trụ


    2005

    Roy J. Glauber

    Cho đóng góp của ông cho lí thuyết lượng tử của sự kết hợp quang học


    John L. Hall và Theodor W. Hänsch

    Cho những đóng góp của họ cho sự phát triển của ngành quang phổ học chính xác gốc laser, trong đó có kĩ thuật lược quang tần


    2004

    David J. Gross, Frank Wilczek, và H. David Politzer

    Cho khám phá sự tự do tiệm cận trong lí thuyết tương tác mạnh


    2003

    Alexei A. Abrikosov, Vitaly L. Ginzburg, Anthony J. Leggett

    Cho những đóng góp tiên phong cho lí thuyết siêu dẫn và siêu lưu


    2002

    Raymond Davis Jr. và Masatoshi Koshiba

    Cho những đóng góp tiên phong cho thiên văn vật lí học, nhất là cho việc dò tìm neutrino vũ trụ


    Riccardo Giacconi

    Cho những đóng góp tiên phong cho thiên văn vật lí học, nhờ đó đã đưa đến khám phá các nguồn tia X vũ trụ


    2001

    Eric A. Cornell, Wolfgang Ketterle, Carl E. Wieman

    Cho việc thu được ngưng tụ Bose-Einstein ở các chất khí loãng của các nguyên tử kiềm, và cho những nghiên cứu cơ bản tiên phong về tính chất của các ngưng tụ


    2000

    Zhores I. Alferov và Herbert Kroemer

    Cho việc phát triển các dị thể bán dẫn dùng trong quang điện tử học và điện tử học tốc độ cao


    Jack St. Clair Kilby

    Cho vai trò của ông trong phát minh mạch tích hợp


    1999

    Gerardus T Hooft và Martinus J.G. Veltman

    Cho việc làm sáng tỏ cấu trúc lượng tử của các tương tác điện yếu trong vật lí học


    1998

    Robert B. Laughlin, Horst L. Stormer, Daniel C. Tsui

    Cho khám phá của họ về một dạng chất lưu lượng tử mới có các kích thích tích điện phân số


    1997

    Steven Chu, Claude Cohen-Tannoudji, William D. Phillips

    Cho việc phát triển các phương pháp làm lạnh và bẫy nguyên tử bằng ánh sáng laser


    1996

    David M. Lee, Douglas D. Osheroff, Robert C. Richardson

    Cho khám phá của họ về hiện tượng siêu lưu ở helium-3


    1995

    Martin L. Perl

    Cho khám phá lepton tau


    Frederick Reines

    Cho việc dò tìm neutrino


    1994

    Bertram N. Brockhouse

    Cho việc phát triển quang phổ học neutron


    Clifford G. Shull

    Cho việc phát triển kĩ thuật nhiễu xạ neutron


    1993

    Russell A. Hulse và Joseph H. Taylor Jr.

    Cho việc khám phá một loại pulsar mới, khám phá đã mở ra những khả năng mới cho nghiên cứu lực hấp dẫn


    1992

    Georges Charpak

    Cho phát minh của ông và việc phát triển các máy dò hạt, nhất là buồng tỉ lệ nhiều dây


    1991

    Pierre-Gilles de Gennes

    Cho việc khám phá các phương pháp được phát triển để nghiên cứu các hiện tượng trật tự trong các hệ đơn giản có thể khái quát hóa cho những dạng vật chất phức tạp hơn, nhất là cho các tinh thể lỏng và polymer


    1990

    Jerome I. Friedman, Henry W. Kendall, Richard E. Taylor

    Cho những nghiên cứu tiên phong của họ về sự tán xạ sâu phi đàn hồi của electron lên proton và neutron liên kết, kết quả có tầm quan trọng thiết yếu cho sự phát triển của mô hình quark trong lĩnh vực vật lí hạt cơ bản


    1989

    Norman F. Ramsey

    Cho phát minh các trường dao động tách rời và công dụng của nó trong maser hydrogen và các đồng hồ nguyên tử khác


    Hans G. Dehmelt và Wolfgang Paul

    Cho việc phát triển kĩ thuật bẫy ion


    1988

    Leon M. Lederman, Melvin Schwartz, Jack Steinberger

    Cho phương pháp chùm neutrino và chứng minh cấu trúc bộ đôi của các lepton qua khám phá neutrino muon


    1987

    J. Georg Bednorz và K. Alexander Müller

    Cho bước đột phá quan trọng của họ trong khám phá sự siêu dẫn ở các vật liệu gốm sứ


    1986

    Ernst Ruska

    Cho công trình cơ bản của ông về quang học electron, và cho thiết kế kính hiển vi điện tử đầu tiên


    Gerd Binnig và Heinrich Rohrer

    Cho thiết kế kính hiển vi quét chui hầm của họ


    1985

    Klaus von Klitzing

    Cho việc khám phá hiệu ứng Hall lượng tử


    1984

    Carlo Rubbia và Simon van der Meer

    Cho những đóng góp có tính quyết định của họ trong dự án lớn dẫn tới khám phá các hạt trường W và Z, các hạt trung chuyển tương tác yếu


    1983

    Subramanyan Chandrasekhar

    Cho những nghiên cứu lí thuyết của ông về những quá trình vật lí có ý nghĩa quan trọng đối với sự cấu trúc và tiến hóa của các sao


    William A. Fowler

    Cho những nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm của ông về những tương tác hạt nhân có tầm quan trọng trong sự hình thành của các nguyên tố trong vũ trụ


    1982

    Kenneth G. Wilson

    Cho lí thuyết của ông về các hiện tượng tới hạn gắn liền với các chuyển tiếp pha


    1981

    Nicolaas Bloembergen và Arthur L. Schawlow

    Cho đóng góp của họ cho sự phát triển quang phổ học laser


    Kai M. Siegbahn

    Cho đóng góp của ông cho sự phát triển của quang phổ học electron phân giải cao


    1980

    James W. Cronin và Val L. Fitch

    Cho việc khám phá các vi phạm của các nguyên lí đối xứng cơ bản trong sự phân hủy của meson K trung hòa


    1979

    Sheldon L. Glashow, Sheldon L. Glashow, Steven Weinberg

    Cho những đóng góp của họ cho lí thuyết thống nhất tương tác yếu và tương tác điện từ giữa các hạt sơ cấp, trong đó có việc dự doán dòng trung hòa yếu


    1978

    Pyotr Leonidovich Kapitsa

    Cho những phát minh và khám phá cơ bản của ông trong lĩnh vực vật lí nhiệt độ thấp


    Arno A. Penzias và Robert W. Wilson

    Cho khám phá của họ về bức xạ nền vi sóng vũ trụ


    1977

    Philip W. Anderson, Nevill F. Mott, John H. van Vleck

    Cho những nghiên cứu lí thuyết cơ bản của họ về cấu trúc điện tử của các hệ từ tính và mất trật tự


    1976

    Burton Richter và Samuel C.C. Ting

    Cho công trình tiên phong của họ trong khám phá một hạt sơ cấp nặng thuộc một loại mới
    Nước nào có nhiều người thắng giải Nobel Vật lí nhất? ;))

    Kể từ năm 1901, khi Giải thưởng Nobel được trao lần đầu tiên, nước Mĩ có nhiều người thắng giải Nobel Vật lí hơn bất kì nước nào khác, mặc dù lúc đầu mất sáu năm thì mới có người Mĩ đầu tiên được nhận giải.

    Ai là người Mĩ đầu tiên giành giải Nobel Vật lí?

    Năm 1907, cho sự phát triển những thiết bị đo cực kì chính xác vận tốc của ánh sáng và nghiên cứu của ông về các thiết bị quang, người Mĩ gốc Đức Albert A. Michelson – một công dân Mĩ nhập tịch – đã giành Giải Nobel Vật lí.
    Hai người phụ nữ từng giành Giải Nobel Vật lí là ai? :((

    Năm 1903, Marie Curie là người phụ nữ đầu tiên thắng giải Nobel Vật lí. Bà được trao giải chung với chồng, Pierre, và chung với Antoine Becquerel cho việc khám phá hơn bốn mươi nguyên tố phóng xạ và những đột phá khác trong lĩnh vực nghiên cứu phóng xạ.

    Năm 1963, Maria Goeppert-Mayer trở thành người phụ nữ thứ hai, người phụ nữ Mĩ đầu tiên và duy nhất từng giành giải Nobel Vật lí cho việc bà khám phá mô hình lớp vỏ của hạt nhân nguyên tử.


    eisntein5.png
    GIẢI THƯỞNG NOBEL ;)

    Giải thưởng Nobel là gì?

    Giải thưởng Nobel là một trong những giải thưởng danh giá nhất trên thế giới. Giải thưởng mang tên của Alfred B. Nobel (1833–1896), nhà phát minh thuốc nổ dynamite; ông đã quyên tặng hơn 9.000.000 $ để trao thưởng cho những người có đóng góp ý nghĩa nhất cho lĩnh vực nghiên cứu của họ trong năm. Các giải thưởng, được trao cho các lĩnh vực vật lí học, hóa học, sinh lí học và y học, văn chương, hòa bình, và kinh tế học, trị giá hơn 1.400.000 $, và kèm theo rất nhiều danh vọng.
    "Wish you a happy new year, May every good present day,
    Becomes a treasure for a better tomorrow,
    Happy New Year!"

    "Forget the pains, sorrows, and sadness behind,Let us welcome this New Year with big smile, :p


    My best wishes for you,=))=))=))

    Great start for Jan,
    Love for Feb,
    peace for March,
    No worries for April,
    fun for May,
    Joy for June to Nov,
    happiness for Dec.
    Have a lucky and wonderful 2015
    "HAPPY NEW YEAR,
    H ours of happy times with friends and family,
    A abundant time for relaxation,
    P prosperity,
    P plenty of love when you need it the most,
    Y youthful excitement at life simple pleasures,
    N nights of restful slumber (you know – don’t’ worry be happy),
    E everything you need,
    W wishing you love and light,
    Y ears and years of good health,
    E enjoyment and mirth,
    A angels to watch over you,
    R remembrances of a happy years!"
    "Hearty wishes..,
    May almighty ponder upon u,
    with his marvelous blessings,
    give u Health, Wealth, Peace & Happiness,
    Wishing u & family a prosperous new year!"
    As I think about our friendship and how happy it has made me,
    I want to wish you happiness in the year to come.
    Happy New Year 2015.
    I'm just wishingyou & ur Family
    Have a…
    BLESSED <3<3
    PEACEFUL <3<3
    HEALTHY
    WEALTH
    HAPPY
    FUNNY
    COLORFUL
    SHINING
    YEAR
    Happy New Year 2015. :p
    "In everything there must be a season, a time to come and a time to go,
    I pray that this New Year brings to you happiness and joy forever and ever."
    !!

    As the New Year approaches us with hopes new, here is wishing you,
    And your family a wonderful year ahead,
    Happy New Year.
    "Beauty..
    Freshness..
    Dreams..
    Truth..
    Imagination..
    Feeling..
    Faith..
    Trust..
    This is beginning of a new year!
    “Happy new year”


    Happy New Year to you!
    May every great new day
    Bring you sweet surprises
    A happiness buffet. Happy New Year to you,
    And when the new year’s done,
    May the next year be even better,
    Full of pleasure, joy and fun.


    A new year is like a blank book, the pen is in your hands,

    It is your chance to write a beautiful story for yourself,
    Happy New Year 2015.


    I wish U to have a
    Sweetest Sunday
    Marvelous Monday
    Tasty Tuesday
    Wonderful Wednesday
    Thankful Thursday,
    Fridendly Friday,
    Successful Saturday
    Have a great year
    Happy new year 2015

    =))=))=))=))=))
    Tìm kiếm nền văn minh ngoài địa cầu :)

    Vào năm 1950, nhà vật lí giành giải Nobel Enrico Fermi nêu ra nghịch lí nổi tiếng của ông: nếu tồn tại văn minh ngoài địa cầu, vậy tại sao chúng ta lại chưa tìm thấy?

    Thật sự là vì sao? Chẳng phải chúng ta chưa từng thử. Việc tìm kiếm văn minh ngoài địa cầu (SETI) đã diễn ra hơn nửa thế kỉ qua. Kết quả cho đến nay chưa có gì khả quan. Nhưng đã có lúc SETI gây hào hứng lớn cho cộng đồng. Dưới đây là một số dấu mốc quan trọng.

    Lần đầu tiên liên lạc

    Ngày 8 tháng 4 năm 1960, nhà thiên văn học Frank Drake tại trường Đại học Cornell đã hướng một kính thiên văn 26 m về phía hai ngôi sao láng giềng. Chiếc kính thiên văn – đặt tại Đài thiên văn Vô tuyến Quốc gia Hoa Kì (NRAO) ở Tây Virginia – được điều chỉnh tần số 1420 MHz, bước sóng bức xạ tự nhiên của hydrogen trong vũ trụ. Từ đó bắt đầu Dự án Ozma, thí nghiệm đầu tiên được thiết kế riêng để tìm kiếm văn minh ngoài địa cầu.

    Drake hi vọng phát hiện sóng vô tuyến được gửi đi bởi một nền văn minh ngoài địa cầu. Ông chọn tần số phát xạ của hydrogen vì nó là nguyên tố dồi dào nhất trong vũ trụ, và đó có thể là một tín hiệu rõ ràng cho bất kì một nền văn minh thông minh nào đó đang muốn một nền văn minh khác chú ý đến mình.

    Mặc dù hai ngôi sao – Tau Ceti và Epsilon Eridani – được xem là ứng cử viên triển vọng, ở gần và giống mặt trời, nhưng Dự án Ozma chẳng phát hiện gì trong hơn 150 giờ quan sát.

    Năm 1972, các nhà thiên văn học tại NRAO tiến hành thí nghiệm thứ hai, lần này sử dụng một kính thiên văn lớn hơn mà dữ liệu thu thập được trong một phút bằng 19 năm dữ liệu của kính thiên văn trước đó. Họ đã theo dõi lác đác hơn 650 ngôi sao trong bốn năm, một lần nữa tìm kiếm tín hiệu hydrogen – và một lần nữa chẳng tìm thấy gì. Nhưng các dự án Ozma đã chính thức hóa SETI là một ngành khoa học đáng tin cậy và thiết lập bối cảnh cho nhiều nỗ lực khác sau này.

    et1.jpg

    Tín hiệu Wow!: phát hiện năm 1977, nó chưa từng được gặp lại.


    Tín hiệu Wow!

    Một trong những dự án được Ozma truyền cảm hứng là chương trình “Tai To” (Big Ear) tại Đại học Ohio, hoạt động từ 1973 đến 1995. Vào ngày 15 tháng 8 năm 1977, đĩa 79 m của kính đã thu được một xung mạnh sóng vô tuyến đến từ hướng chòm sao Nhân Mã (Sagittarius).

    Xung vô tuyến đó kéo dài 72 giây và rất gần tần số phát xạ của hydrogen – được xem là một ứng cử viên khả dĩ cho thông điệp ngoài địa cầu. Khi nhà thiên văn Jerry Ehman nhìn thấy tín hiệu được ghi lại trên bản in vi tính, ông đã khoanh tròn nó bằng mực đỏ và viết nguệch ngoạc “Wow!” trên tờ in.

    Bố trí của kính thiên văn khiến các nhà khoa học khó xác định chính xác xung vô tuyến đó đến từ đâu, nhưng vùng trời nói chung đã được nhận dạng.

    Tín hiệu “Wow!” đó vẫn là tín hiệu giả thiết ngoài địa cầu triển vọng nhất từng được phát hiện bởi chương trình SETI. Nhưng bất chấp các tìm kiếm không mệt mỏi đối với vùng trời đã khoanh vùng, người ta chẳng tìm thấy gì thêm kể từ đó.

    FRB

    Năm 2007, các nhà thiên văn tại Đại học Tây Virginia phát hiện một hiện tượng thiên văn trước đó chưa biết: một xung sóng vô tuyến siêu mạnh, rất ngắn ngủi có vẻ đến từ bên ngoài thiên hà của chúng ta.

    Xung Vô tuyến Nhanh (FRB) đó kéo dài chỉ 15 milli giây nhưng giải phóng nhiều năng lượng hơn mặt trời phát ra trong khoảng một tháng. Các tính toán cho biết nó đến từ một vật thể có đường kính không lớn hơn 1500 km.

    Lúc ấy không có lời giải thích rõ ràng cho FRB. Các nhà thiên văn nghi ngờ nó đến từ một sự kiện tai biến, ví dụ sự co sụp cuối cùng của một lỗ đen đang chết hoặc sự hợp nhất của hai sao neutron.

    Một số FRB khác cũng được phát hiện ra sau đó nhưng vẫn chưa có lời giải thích nào được người ta thống nhất.

    Chắc chắn khoảng trống để lại đó sẽ được lấp đầy bởi sự ngờ vực rằng FRB là thông điệp đến từ người ngoài hành tinh. Hồi đầu năm nay, Nigel Watson, tác giả quyển sách Hướng dẫn Nghiên cứu UFO, trả lời phỏng vấn báo Anh Daily Mail rằng FRB có thể là bằng chứng của “một mạng lưới viễn thông ngoài hành tinh rộng lớn”. Hoặc, ông nói, nó có thể chỉ là một hiện tượng thiên văn chưa được biết đến.

    et2.jpg

    Kính thiên văn vô tuyến Arecibo, đang chờ một thông điệp ngoài hành tinh.


    Các tin nhắn gần hơn

    Trong khi chưa có tín hiệu nào đến từ trên trời, thì một số nhà săn tìm người ngoài hành tinh đã tìm kiếm các dấu hiệu ngay trên bậc thềm nhà chúng ta. Đã có thời các vòng tròn trên cánh đồng hoa màu – những họa tiết hình học kì lạ bắt đầu xuất hiện trên các cánh đồng canh tác ở miền nam nước Anh hồi thập niên 1970 – được nhiều người khẳng định là thông điệp được gửi từ văn minh ngoài địa cầu. Ngày nay, người ta biết rằng chúng là tác phẩm của các họa sĩ và những người thích đùa.

    Khoảng một thập niên trước, một ý tưởng nghiêm túc hơn chút ít bắt đầu lưu truyền: có lẽ có các thông điệp ngoài hành tinh trong ADN của chúng ta. Như Paul Davis, tác giả quyển sách Sự im lặng đáng sợ: Đổi mới cuộc tìm kiếm của chúng ta về trí thông minh ngoài địa cầu, viết trên tạp chí New Scientist hồi năm 2004: “Có lẽ nào người ngoài hành tinh đã chèn một thông điệp vào bộ gen của các sinh vật địa cầu, có lẽ bằng cách gieo rắc các virus đã qua xử lí tỉ mỉ trong những phi thuyền vũ trụ nhỏ xíu làm gây nhiễm các tế bào chủ với ADN chứa thông điệp?”

    Một thập niên trôi qua, chúng ta chưa có bằng chứng rằng người ngoài hành tinh đã làm chuyện này như thế nào. Mới hai năm trước đây, ý tưởng này được hồi sinh ở một dạng thức hơi khác: hai nhà nghiên cứu người Kazakh đề xuất rằng mã di truyền sẽ là nơi tốt hơn để truyền đạt thông điệp, và thậm chí họ khẳng định đã tìm thấy cái họ gọi là “tín hiệu Wow! của mã di truyền”.

    Liên lạc với bên ngoài

    Thất bại của việc tìm kiếm các thông điệp ngoài địa cầu không ngăn cản chúng ta gửi đi một thông điệp nào đó của riêng mình. Ngay từ lúc con người biết tới truyền thông bằng sóng vô tuyến, chúng ta đã bắt đầu vô tình phát sóng về phía các ngôi sao: các chương trình phát vô tuyến sớm nhất hiện nay đã truyền đi xa chừng 100 năm ánh sáng và vẫn đang tiếp tục hành trình của chúng.

    Nỗ lực có cân nhắc đầu tiên nhằm liên lạc với các nền văn minh ngoài địa cầu là vào năm 1972, với việc phóng phi thuyền vũ trụ Pioneer 10 của NASA. Phi thuyền này mang một bản nhôm mạ vàng khắc hình khỏa thân của một người đàn ông và một người phụ nữ và thông tin đồ họa về nguồn gốc của phi thuyền, trong trường hợp (rất ít có khả năng) nó bị chặn lại bởi người ngoài hành tinh. Pioneer 10 hiện đang ở mép rìa của hệ mặt trời trên hành trình tiến đến một ngôi sao ở xa 68 năm ánh sáng. Pioneer 11, phóng lên vào năm 1973, cũng mang theo một bản khắc.

    Một thông điệp chi tiết hơn được tải lên các tàu thám hiểm Voyager 1 và 2, phóng lên vào năm 1977. Hai phi thuyền đều mang một đĩa đồng mạ vàng mã hóa hơn 150 hình ảnh và âm thanh từ Trái đất, lời chào bằng 55 thứ tiếng, và những đoạn nhạc ngắn. (Hồi năm 2010, Voyager 2 đã bắt đầu gửi một số tín hiệu khác thường trở về Trái đất, khiến người ta ngờ vực nó bị điều khiển bởi người ngoài hành tinh. Nhưng hóa ra đó chỉ là một trục trặc máy tính.)

    Xác suất để bất kì thông điệp vật chất này được thu nhận ở xa là cực kì thấp, nhưng chúng không là nỗ lực duy nhất của chúng ta để liên lạc với người ngoài hành tinh. Tại lễ khánh thành kính thiên văn vô tuyến Arecibo ở Puerto Rico vào tháng 11 năm 1974, một thông điệp kĩ thuật số đã được hướng thẳng về phía đám sao Messier 13 (M13) ở xa 25.000 năm ánh sáng. Thông điệp đó – mã hóa ở dạng vi sóng – bao gồm các số từ 1 đến 10, các biểu diễn đồ họa khác nhau của ADN và các nguyên tử thành phần của nó, và hình vẽ một cơ thể người, các hành tinh thuộc hệ mặt trời của chúng ta và một kính thiên văn. Thông điệp đó hiện đã đi xa Trái đất hơn 40 năm ánh sáng. Nó chưa nhận được phản hồi nào.

    Kể từ đó, vô số thông điệp khác đã được phát lên các ngôi sao, bao gồm một quảng cáo Doritos khổng lồ phát từ quần đảo Svalbard ở vùng cực Bắc lên một hệ mặt trời ở xa 42 năm ánh sáng. Tuy nhiên, những thông điệp như thế khiến người ta tranh cãi: một số nhà khoa học tin rằng chúng ta nên khiêm tốn và không nên đánh tiếng với những người ngoài hành tinh hiểm ác về sự hiện diện yếu ớt của chúng ta.
    Bài toán P = NP
    Bài toán này được nhà toán học Canada Stephen cook đưa ra năm 1971. Có thể hiểu vắn tắt bài toán như sau: gọi tập hợp những vấn đề mà người ta thẩm tra kết quả dễ hơn là tập hợp P; và tập hợp những vấn đề mà người ta dễ tìm ra hơn là tập hợp NP. Hãy chứng minh P = NP? Bí ẩn này cũng đang thách thức các nhà khoa học.
    10 sự thật về các vì sao :))

    1. Mỗi ngôi sao bạn nhìn thấy trên bầu trời đêm đều to hơn và sáng hơn mặt trời của chúng ta
    .
    Trong số khoảng 5.000 ngôi sao sáng hơn cấp 6, chỉ một vài ngôi sao rất mờ là xấp xỉ kích cỡ và độ sáng với mặt trời của chúng ta, và phần còn lại đều to hơn và sáng hơn. Trong số khoảng 500 ngôi sao sáng hơn cấp 4 (về cơ bản là mỗi ngôi sao mà mắt trần có thể nhìn thấy trên bầu trời vùng đô thị), tất cả đều to hơn và sáng hơn mặt trời của chúng ta nhiều lần. Trong số 50 ngôi sao sáng nhất mà mắt người trên Trái đất có thể nhìn thấy, ngôi sao thực chất kém sáng nhất là Alpha Centauri, nó vẫn sáng gấp 1,5 lần mặt trời của chúng ta, và không thể dễ dàng nhìn thấy từ phần lớn nơi ở Bán cầu Bắc.

    2. Bạn không thể nhìn thấy hàng triệu ngôi sao vào một đêm tối trời.
    Bất chấp những gì bạn nghe người ta nói trên ti vi, trong thơ ca và trong âm nhạc, bạn không thể nào nhìn thấy một triệu vì sao trên bầu trời được, cho dù bạn đang đứng ở đâu trên mặt đất. Đơn giản là vì không đủ gần và không đủ sáng. Vào một đêm thật sự tối đen, không trăng và không đèn, một người với thị lực rất tốt có thể nhìn thấy chừng 2.000 đến 2.500 vì sao. (Đếm hết con số này cũng là khó lắm rồi!) Vì thế, lần sau nếu nghe ai quả quyết đã nhìn thấy một triệu vì sao trên bầu trời, bạn hãy xem đó là lời ẩn dụ thi vị hoặc là lời bốc phét tầm phào – đơn giản vì điều đó là không thể!

    stars-nasa.jpg

    3. Đỏ thì nóng và lạnh thì xanh – KHÔNG ĐÚNG!
    Chúng ta có thói quen gán cho những thứ màu đỏ là nóng và màu xanh là lạnh. Điều này không hẳn không có cơ sở, vì que củi cháy lóe sáng màu đỏ thì nóng rực còn băng tuyết, đặc biệt băng ở các sông băng và vùng cực, có thể có màu ánh lam. Nhưng điều đó chỉ bởi vì kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta có phần hạn chế. Thật ra, các vật bị nung nóng thay đổi màu sắc khi nhiệt độ của chúng biến đổi, và màu đỏ thể hiện nhiệt độ thấp nhất tại đó một vật bị nung nóng có thể phát ra ánh sáng nhìn thấy. Khi vật nóng hơn, màu sắc biến đổi sang trắng và cuối cùng biến sang xanh lam. Vì thế, những ngôi sao màu đỏ bạn nhìn thấy trên bầu trời là”nguội nhất” (ít nóng nhất), và những ngôi sao màu lam là nóng nhất!

    4. Các ngôi sao là những vật đen.
    Vật đen là một vật hấp thụ 100% tất cả bức xạ điện từ (nghĩa là ánh sáng, sóng vô tuyến, vân vân) rơi lên trên nó. Một ví dụ dễ gặp nhất ở đây là một cái lò gạch với phần bên trong sơn đen và chỉ để hở một khe nhỏ. Toàn bộ ánh sáng chiếu qua khe đó bị phần bên trong của lò hấp thụ và không có ánh sáng phản xạ ra khỏi lò. Nó là một vật hấp thụ hoàn hảo. Hóa ra định nghĩa này lại thích hợp với các ngôi sao. Tuy nhiên, định nghĩa này chỉ nói rằng một vật đen hấp thụ toàn bộ năng lượng bức xạ đi tới nó, chứ không cấm nó phát năng lượng đó trở lại. Trong trường hợp ngôi sao, nó hấp thụ toàn bộ bức xạ rơi lên nó, nhưng nó cũng phát bức xạ vào trong không gian nhiều hơn lượng nó hấp thụ nhiều lần. Như vậy, một ngôi sao là một vật đen phát ra ánh chói dữ dội! (Một vật đen còn hoàn hảo hơn nữa là lỗ đen, nhưng tất nhiên, nó có vẻ thật sự đen, và chẳng hề phát ra ánh sáng.)

    5. Không có những ngôi sao màu lục.
    Mặc dù có những khẳng định được lan truyền về các ngôi sao có màu lục, trong đó có sao Beta Librae (Zuben Eschamali), nhưng đa số người quan sát không nhìn thấy màu lục ở bất kì ngôi sao nào ngoại trừ một hiệu ứng quang học do kính thiên văn của họ mang lại, hoặc do điều kiện nhìn đặc thù của người quan sát. Các ngôi sao phát ra một phổ màu sắc, trong đó có màu lục, nhưng kết nối mắt-não của con người hòa trộn các màu sắc với nhau theo kiểu hiếm khi tạo ra màu lục. Một màu nào đó có thể lấn át phổ bức xạ, nhưng trong ngưỡng bước sóng và cường độ tìm thấy ở các ngôi sao, màu lục bị trộn lẫn với các màu khác, và ngôi sao hiện ra có màu trắng. Đối với các ngôi sao, các màu thường gặp, xếp từ nhiệt độ thấp lên cao, là đỏ, cam, vàng, trắng và lam. Trong chừng mực mắt người có thể phân biệt được, không có ngôi sao nào màu lục.

    6. Mặt trời của chúng ta là một ngôi sao màu “lục”.
    Nói cho đúng thì mặt trời của chúng ta là một ngôi sao lục-lam, có cực đại bước sóng nằm trong vùng chuyển tiếp phổ giữa màu lam và màu lục. Đây không phải là nói cho vui, mà nó quan trọng bởi vì nhiệt độ của một ngôi sao liên hệ với màu sắc của bước sóng phát xạ át trội của nó. Trong trường hợp mặt trời, nhiệt độ bề mặt là khoảng 5800 K, ứng với bước sóng lục-lam 500 nano mét. Tuy nhiên, như vừa nói ở trên, khi mắt người hòa trộn các màu sắc mà nó nhìn thấy, màu sắc biểu kiến của mặt trời là màu trắng hoặc thậm chí là màu trắng hơi vàng.

    7. Mặt trời của chúng ta là một sao lùn.
    Chúng ta đã quen với ý nghĩ mặt trời là một ngôi sao “bình thường”, và xét theo nhiều phương diện thì đúng như vậy. Nhưng bạn có biết mặt trời là một sao “lùn” hay không? Có lẽ bạn từng nghe nói tới “sao lùn trắng”, nhưng đó chẳng phải là ngôi sao bình thường, mà đó là xác của một ngôi sao chết. Theo chuyên môn thì chỉ có “sao lùn”, “sao kềnh”, và “sao siêu kềnh”. Sao kềnh và sao siêu kềnh tiêu biểu cho trạng thái cuối đời của các ngôi sao, còn phần lớn các ngôi sao trong giai đoạn tiến hóa thuần thục, kéo dài (Dải chính) được gọi là “sao lùn”. Giữa các sao lùn cũng có chút chênh lệch về kích cỡ, nhưng nói chung chúng đều nhỏ hơn nhiều lần so với sao kềnh và sao siêu kềnh. Vì thế, theo chuyên môn, mặt trời là một sao lùn, thỉnh thoảng được gọi là “sao lùn vàng”, mặc dù gọi như thế là mâu thuẫn với nội dung đã nói ở trên!

    8. Các ngôi sao không nhấp nháy.
    Các ngôi sao trông có vẻ nhấp nháy, đặc biệt khi chúng ở gần đường chân trời. Ngôi sao Sirius nhấp nháy, tóe lửa, và chớp vụt quá nhiều nên có khi người ta nhầm nó là UFO. Nhưng thật ra, nhấp nháy không phải đặc tính của các ngôi sao, mà đó là do bầu khí quyển nhiễu loạn của Trái đất. Khi ánh sáng từ một ngôi sao đi xuyên qua khí quyển, nhất là khi ngôi sao xuất hiện ở gần chân trời, nó phải đi qua nhiều lớp không khí thường có mật độ khác nhau nhiều. Kết quả là một hiệu ứng lệch phương ánh sáng giống như một viên đạn trong máy chơi bắn đạn. Ánh sáng đó cuối cùng đi tới mắt của bạn, nhưng mỗi lần lệch phương làm cho nó thay đổi màu sắc và cường độ một chút. Kết quả cuối cùng là sự nhấp nháy. Nếu bạn nhìn từ phía trên bầu khí quyển của Trái đất, thì các ngôi sao không nhấp nháy.

    9. Bạn có thể nhìn xa ít nhất 20 triệu tỉ dặm. Vào một đêm đẹp trời, bạn có thể nhìn xa
    19.000.000.000.000.000 dặm một cách dễ dàng, tương đương với khoảng cách đến ngôi sao sáng Deneb trong chòm Cygnus, ngôi sao sáng rỡ nhất trên bầu trời đêm mùa thu và mùa đông. Deneb đủ sáng để được nhìn thấy hầu như ở mọi nơi thuộc Bán cầu Bắc. Còn một ngôi sao nữa, Eta Carina, xa hơn khoảng chừng gấp đôi, hay khoảng 44 triệu tỉ dặm. Nhưng Eta Carina hơi mờ, và không dễ thấy đối với các nhà quan sát ở phần lớn Bán cầu Bắc. Ngoài ra, Thiên hà Andromeda và Thiên hà Triangulum cũng có thể được nhìn thấy dưới những điều kiện nhất định, và khoảng cách là xấp xỉ 15 và 18 tỉ tỉ dặm!

    10. Các lỗ đen không ăn thịt.
    Nhiều tác giả thường mô tả các lỗ đen là “kẻ ăn tươi nuốt sống” mọi thứ xung quanh chúng. Và có nhiều người lo ngại trước tin đồn rằng các lỗ đen “mini” đã được nêu giả thuyết trước đây có thể được tạo ra bởi Máy Va chạm Hadron Lớn sẽ nuốt chửng mọi thứ xung quanh chúng vào một xoáy vật chất lớn dần cuối cùng sẽ ngốn hết cả Trái đất!

    Tuy nhiên, đó là cách nói ẩn dụ. Các lỗ đen không hút lấy vật chất theo kiểu như máy hút bụi. Ở máy hút bụi chân không, cánh quạt quay tạo ra chân không cục bộ tại phần tiếp xúc sàn của máy, và áp suất không khí bình thường bên ngoài, lớn hơn, đẩy không khí vào trong nó, mang theo bụi và các hạt bẩn cùng vào.

    Trong trường hợp lỗ đen, không có kiểu nuốt như thế. Thay vậy, vật chất bị hút vào trong lỗ đen bởi lực hút hấp dẫn rất mạnh. Một cách hình dung là nó thật sự giống như đang rơi vào một cái lỗ, chứ không giống như bị hút vào máy hút bụi. Lực hấp dẫn là một lực cơ bản của tự nhiên, và toàn bộ vật chất đều có lực hấp dẫn. Vật rơi vào trong lỗ đen giống như con cá bị giật bởi người thợ câu chứ không phải bị kéo cuộn trên thác nước.

    Sự khác biệt là không đáng kể, nhưng từ quan điểm vật lí thì là căn bản.

    Như vậy, các lỗ đen không ăn thịt, và chúng rất lạnh. Thật sự rất, rất lạnh.
    Vật chất to lớn

    Khi chúng ta nghĩ tới những cái to lớn trong vũ trụ, chúng ta nghĩ tới những hành tinh, những ngôi sao cùng những thiên hà. Và trong khi Trái đất có vẻ thật to lớn từ nơi chúng ta ngồi, thì nó thật quá đỗi ốc tiêu khi nhìn xa ra trong hệ mặt trời: bạn có thể đặt gọn hơn một triệu Trái đất bên trong Mặt trời.

    Nhưng mặt trời chẳng phải kẻ khổng lồ thiên hà. Nó chẳng là gì so với những ngôi sao thật sự to lớn. Ngôi sao lớn nhất mà người ta biết, VY Canis Majoris là một siêu khổng lồ khoảng bằng 2000 lần kích thước mặt trời. Cho nên, nếu mặt trời có kích thước của một quả bóng bàn, thì VY Canis Majoris sẽ to gần như một sân bóng.

    Nhưng không chỉ kích thước của những ngôi sao to lớn, mà số lượng chúng cũng thật to lớn. Không ai đếm nổi hết chúng, nhưng những ước tính tốt nhất đưa ra số lượng sao trong Dải Ngân hà là khoảng chừng 200 tỉ. Đó là 200,000,000,000 ngôi sao chỉ mới tính trong thiên hà của chúng ta thôi!

    Và có vô vàn thiên hà ở ngoài kia. Thật vậy, có khả năng cũng có khoảng chừng 200 tỉ thiên hà. Cho nên, có ít nhất một thiên hà ở ngoài kia cho mỗi ngôi sao trong Dải Ngân hà – thật là nhức đầu quá đi!

    Nếu bạn nhân số lượng thiên hà với số lượng sao trung bình mà chúng có, thì bạn sẽ có số lượng ngôi sao trong vũ trụ, khoảng chừng một triệu tỉ tỉ ngôi sao. Hãy quên đi sự giàu có của ngài Rupert – đó thật sự là một con số hết sức lớn! Nó trông còn lớn hơn nữa khi bạn viết đầy đủ ra giấy:

    Có 1,000,000,000,000,000,000,000,000 ngôi sao trong vũ trụ.

    Thật khó hình dung ra một con số lớn như vậy, nhưng bạn sẽ thật bất ngờ ở mức độ thường xuyên mà bản thân mình đi qua kích cỡ của những con số đó. Mỗi lần bạn cầm một ly nước trong tay, là bạn đang có 10 triệu tỉ tỉ phân tử nước. Cho nên, số lượng phân tử có trong một ly nước là bằng 10 lần số lượng ngôi sao trong toàn bộ vũ trụ.

    vimovimo.png
  • Đang tải…
  • Đang tải…
Top Bottom