ngominhquynh
Tương tác
1.906

Tường nhà Bài viết Giới thiệu


  • ncham1.png

    Sao neutron: Trái đất x 100 nghìn tỉ lần

    Các nam châm làm được nhiều việc hơn là tác dụng lực hút dính trên cái tủ lạnh nhà bạn. Những từ trường nhân tạo mạnh nhất mang lại khả năng hoạt động của máy va chạm hạt và phản ứng nhiệt hạch. Nhưng, như chúng ta sẽ thấy, những nỗ lực hết sức của chúng ta cũng thật mờ nhạt khi so với những từ trường trong biên giới xa xôi của vũ trụ, thí dụ như từ trường phát ra từ những ngôi sao neutron.

    Những loại sao siêu mới khác nhau tạo ra những từ trường khác nhau. Những sao siêu mới lớn nhất để lại những lỗ đen trong cơn yên nghỉ của chúng, nhưng những sao siêu mới nhẹ hơn một chút thì tạo ra các sao neutron. Những ngôi sao này cực kì đậm đặc, và có từ trường cực kì mạnh: Trong khi Trái đất ủy mị duy trì một từ trường chừng 0,5 gauss, thì từ trường của một sao neutron đo được là hàng nghìn tỉ gauss. Sao neutron trong ảnh có tên là Cassiopeia A, chụp bởi đài thiên văn tia X Chandra.
    Sự siêu dẫn

    Năm 1951, John Bardeen rời Bell Labs đến làm giáo sư kĩ thuật điện tại trường đại học Illinois. Tại đó, ông quyết định đương đầu với một trong những vấn đề thách thức nhất trong ngành vật lí chất rắn: đó là sự siêu dẫn.

    Như đã mô tả trong chương 2, hiện tượng trên được phát hiện ra vào năm 1911 và sớm mang giải thưởng Nobel vật lí về cho Heike Kamerlingh Onnes, nhưng 40 năm sau vẫn chưa có ai đi tới một lời giải thích cho nó cả. Ngay cả khi các nhà vật lí bắt đầu tìm hiểu xem cơ học lượng tử và sự sắp xếp tinh thể của các nguyên tử và phân tử trong chất rắn có thể tạo ra sự dẫn điện của chúng như thế nào, họ vẫn chưa thể đi tới một cơ chế cho một electron truyền qua một chất dẫn mà không bị mất mát năng lượng. Điều chắc chắn xảy ra là các electron sẽ chịu những va chạm với các nguyên tử của chất rắn, và mỗi va chạm sẽ mang lại một sự trao đổi năng lượng. Sử dụng cơ học thống kê, các nhà vật lí tính được rằng tác dụng trung bình của những va chạm đó là sự suy giảm chút ít năng lượng của electron có thể đo dưới dạng điện trở. Năng lượng thất thoát sẽ thể hiện dưới dạng nhiệt trong chất rắn.

    Các tính toán dự báo rằng việc làm lạnh chất rắn đi sẽ làm giảm điện trở của nó. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi điện trở theo nhiệt độ sẽ là một đường thẳng kéo dài đi qua nhiệt độ không tuyệt đối không thể nào đạt tới. Xu hướng giảm điện trở đó thật ra là cái Kammerlingh Onnes trông thấy cho đến khi các dây dẫn của ông lạnh tới một nhiệt độ tới hạn nhất định, tại đó điện trở đột ngột giảm xuống bằng không. Các electron vẫn va chạm với các nguyên tử trong chất rắn, nhưng chúng bật trở ra mà không hề thất thoát năng lượng. Bardeen không đơn độc trong việc nghĩ rằng cơ học lượng tử có thể mang lại lời giải thích cho hiện tượng này. Với tư cách giáo sư, ông giám sát một số nghiên cứu sinh, phân công họ thực hiện những vấn đề nghiên cứu sẽ mang đến những kiến thức sâu sắc về những tính chất cơ lượng tử của chất rắn.

    3tacgiabcs.png

    John Bardeen (trái), Leon Cooper (giữa), và John Robert Schrieffer (phải) tại lễ trao giải Nobel công nhận sự phát triển lí thuyết BCS của họ cho sự siêu dẫn. (Ảnh: AIP Emilio Segrè Visual Archives)
    Một tính chất như vậy liên quan đến những dao động trong mạng tinh thể. Các nhà vật lí đã sáng tạo ra những mô hình toán học biểu diễn các tinh thể dưới dạng một mạng lưới nguyên tử và phân tử liên kết với nhau bằng những lò xo. Nếu một phân tử bắt đầu dao động – đong đưa tới lui, thì các lò xo sẽ truyền dao động đó sang những phân tử lân cận. Không lâu sau thì toàn bộ tinh thể sẽ dao động. Phân tích cho biết chỉ có những mode và cường độ dao động nhất định mới có thể duy trì được. Giống như cơ học lượng tử đã liên hệ năng lượng của các photon cho những chuyển tiếp giữa những trạng thái electron được phép với những số lượng tử, phân tích mới cho biết năng lượng dao động cũng xuất hiện thành từng gói tương ứng với những chuyển tiếp giữa những trạng thái được phép của dao động mạng. Các nhà vật lí gọi các gói năng lượng dao động đó là phonon, vì chúng tương ứng với sóng âm truyền qua tinh thể.

    Bardeen, Cooper, và Schrieffer nghĩ rằng sự siêu dẫn có thể thu được từ những electron tạo ra và hấp thụ những phonon khi chúng va chạm với các nguyên tử. Thay vì trao đổi năng lượng với một đơn nguyên tử trong một va chạm, điều gì sẽ xảy ra nếu như electron trao đổi năng lượng với mạng tinh thể nói chung? Họ đã phải chật vật với một số ý kiến cho đến khi Schrieffer thực hiện một đột phá – một cách khác nhìn vào hàm sóng electron – và trình bày nó với Cooper. Cooper tán thành rằng ý tưởng của Schrieffer sẽ hoạt động, và ông bổ sung thêm một đặc trưng quan trọng cho nó. Hãy tưởng tượng một cặp electron có tập hợp số lượng tử như nhau, trừ chỗ spin ngược chiều nhau, đang truyền cùng nhau trong mạng tinh thể. Một hạt sẽ tương tác với mạng để tạo ra một phonon, còn hạt kia thì hấp thụ phonon. Chúng sẽ cùng bật đi, tương tác với mạng mà không mất năng lượng chừng nào chúng vẫn còn ghép cặp và trao đổi phonon. Hoạt động nhiệt trong tinh thể có xu hướng làm phá vỡ các “cặp Cooper”, nhưng giống như nước đông đặc thành băng dưới một nhiệt độ nhất định, tốc độ hình thành cặp sẽ vượt quá tốc độ phá vỡ khi mọi thứ đủ lạnh. Điều đó giải thích cho nhiệt độ tới hạn. Những tính toán mở rộng thêm cho thấy hàm sóng của Schrieffer và các cặp electron của Cooper cũng giải thích được những tính chất khác của các chất siêu dẫn.

    Ngay khi lí thuyết Bardeen, Cooper, và Schrieffer (BCS) của sự siêu dẫn xuất hiện trên các tạp chí vào năm 1957, chẳng mấy ai nghi ngờ nó sẽ có tầm cỡ nhận giải thưởng Nobel. Chưa ai từng được trao giải Nobel hai lần trong cùng một lĩnh vực, ngoại trừ Bardeen. Bộ ba tác giả của lí thuyết BCS được trao giải Nobel vật lí năm 1972.
    Vật lí và công nghệ hạt nhân

    Mặc dù vật lí chất rắn đã lấn lướt tiêu điểm khoa học trong thập niên 1950, nhưng vật lí hạt nhân vẫn tiếp tục có sự phát triển ngoài sự chia sẻ chú ý của nó. Khi chiến tranh lạnh ngày càng diễn ra mạnh mẽ, hai lĩnh vực đặc thù của ngành công nghệ hạt nhân đang làm chuyển biến nền quốc phòng và công nghiệp sản xuất điện.

    Như đã lưu ý ở chương trước, thập niên 1940 đã kết thúc với vị thế hàng đầu của nước Mĩ trong sự phát triển vũ khí nhiệt hạch. Năm 1952, Hoa Kì cho nổ thành công quả bom khinh khí đầu tiên, nó sử dụng một quả bom phân hạch làm ngòi nổ cho một phản ứng nhiệt hạch hạt nhân không kiểm soát. Liên Xô nhanh chóng thách thức sự ưu trội của Mĩ và bắt đầu cho nổ những loại vũ khí nhiệt hạch riêng của mình. Năm 1960, rõ ràng là cả hai quốc gia trên có đủ khả năng tiêu diệt lẫn nhau.

    Trong khi sự nhiệt hạch hạt nhân đang được khai thác cho các mục đích phả hủy, thì các nhà vật lí cũng những kĩ sư đang phát triển những ứng dụng hữu ích cho sự phân hạch hạt nhân. Khi lò phản ứng Fermi lần đầu tiên được chứng minh, người ta không những có thể tạo ra phản ứng hạt nhân dây chuyền mà còn điều khiển và duy trì được nó. Việc xây dựng những nhà máy phát điện từ năng lượng của lò phản ứng phân hạch có điều khiển chỉ còn là vấn đề kĩ thuật mà thôi. Năm 1954, con tàu ngầm Nautilus của Mĩ trở thành con tàu đầu tiên được cấp nguồn bằng một lò phản ứng hạt nhân, và vào năm 1957, nhà máy điện hạt nhân thương mại đầu tiên bắt đầu đi vào hoạt động ở Shippingport, Pennsylvania, cách Pittsburgh 25 dặm.

    Trong khi một số nhà vật lí và kĩ thuật đang học cách ứng dụng sự phân hạch và nhiệt hạch hạt nhân, thì những người khác gắng sức đi tìm hiểu những hiện tượng đó một cách cụ thể hơn. Nằm trong số họ là nhà thiên văn học người Anh Fred Hoyle. Như đã lưu ý ở chương trước, Hoyle là người đã hồ nghi mô tả của Gamow-Alpher rằng không thời gian, thời gian, và vũ trụ ra đời trong một vụ nổ khủng khiếp của vật chất và năng lượng, theo sau đó là sự giãn nở và lạnh đi tiếp diễn cho đến muôn đời. Ông đã gọi mô hình đó là “big bang” (vụ nổ lớn) và đặt nó tương phản với lí thuyết “trạng thái bền” của riêng ông, theo đó vật chất và năng lượng được tạo ra liên tục, giữ cho mật độ vật chất của vũ trụ không đổi ngay cả khi nó giãn nở.

    Nhưng cho dù vũ trụ có đang giãn nở tiếp sau một vụ nổ vũ trụ hay vì sự sinh ra từ từ và đều đặn của vật chất mới, các nhà vật lí vẫn đồng ý rằng các nguyên tố hóa học ngoài hydrogen và helium đã ra đời trong những phản ứng nhiệt hạch hạt nhân cấp nguồn cho những ngôi sao. Từ năm 1953 đến 1957, Hoyle cùng những đồng nghiệp của ông đã nghiên cứu một lí thuyết chi tiết của sự nhiệt hạch sao, bao gồm cả những thay đổi thành phần của ngôi sao và những phản ứng xảy ra bên trong chúng khi chúng già đi. Tháng 10 năm 1957, trên một số của tờ Reviews of Modern Physics, Hoyle, nhà vật lí hạt nhân William A. (“Willy”) Fowler (1911–95) ở Caltech, đôi vợ chồng người Anh Geoffrey (1925– ) và Margaret Burbidge (1919– ) ở trường đại học Cambridge, đã công bố một bài báo nổi tiếng tính ra số lượng của mỗi đồng vị, từ hydrogen cho đến uranium, được trông đợi có mặt trong những ngôi sao dựa trên lịch sử cuộc đời của chúng. Các kết quả tính toán của họ phù hợp với những phép đo tốt nhất một cách tuyệt vời, và Fowler cùng chia sẻ giải Nobel vật lí năm 1983 với Chandrasekhar cho công trình nghiên cứu này.
    20 điều có thể bạn chưa biết về... thất bại :v

    1. Alfred Nobel tự xem ông là người thất bại. Sau một lời cáo buộc trên một tờ báo gọi ông là “nhà buôn cái chết”, nhà phát minh ra thuốc nổ đã cải thiện danh tiếng của ông bằng cách sáng lập các giải thưởng về hòa bình, văn chương và các khoa học.

    2. Duy nhất có một nhà khoa học từng giành Giải Nobel vì thất bại. Vào những năm 1880, Albert Michelson đã cố đi tìm chất “ether truyền sáng” mà các nhà các nhà khoa học đã nêu giả thuyết. Ông không thể nào tìm ra nó, bởi vì nó không tồn tại. Michelson vô tình phát hiện rằng ánh sáng tự mang nó đi, mặc dù điều đó cần đến một nhân viên ở sở cấp bằng sáng chế tên là Albert Einstein giải thích cặn kẽ. Phiên bản ngắn gọn là E = mc2.

    3. Có một vài tạp chí khoa học ngày nay chuyên công bố những thí nghiệm thất bại, trong đó có tờ Journal of Negative Results in Biomedicine và Journal of Articles in Support of the Null Hypothesis.

    4. Để các nhà khoa học công khai sự thất bại không phải là chuyện dễ dàng gì. Sau đúng hơn một năm, tờ Journal of Errology chỉ thu hút được hai bài báo và phải đóng cửa.

    5. Hãng Google chi tiền cho thất bại và tầm nhìn triển vọng. Nhân viên Google có thể dành 20% giờ làm mỗi ngày cho những dự án riêng của họ, mặc dù 80% dự án đầu tư của Google là thất bại.

    6. Sản phẩm đầu tiên do hãng Sony sản xuất, sau Thế chiến thứ hai, là nồi cơm điện. Tiện lợi, nhưng nó thường nấu cơm không chín hoặc bị khê. Nản chí, Sony chuyển sang đầu tư cho một sản phẩm mới sau này mang lại danh tiếng cho hãng: máy thu băng.

    7. Trung bình mỗi năm có chừng 10% số công ti Mĩ phá sản.

    8. Và quy luật phá sản là: Một tỉ lệ hao hụt mức thấp thỉnh thoảng bị đẩy lên bởi nhiều công ti sụp đổ cùng lúc. Nhà kinh tế học Paul Ormerod đã tìm thấy mối liên hệ giữa mức khắc nghiệt và tần suất tuân theo một quy luật hàm số mũ – sự sụp đổ hàng loạt hiếm hơn theo hàm mũ so với sự hao hụt mỗi ngày.

    9. Quy luật vừa nói có vẻ tự nhiên. Hơn nửa tỉ năm qua, sự tuyệt chủng của các loài cũng tuân theo quy luật hàm số mũ.

    10. Chiếc Edsel của Henry Ford là con chim cưu của ngành ô tô, nhưng Ford từng có những ý tưởng tệ hơn thế nhiều.

    11. Thất bại lớn nhất của Ford ư? Fordlandia, một rừng cao su 2,5 triệu acre ở Amazon. Với hiệu quả đặc trưng, Ford đã trồng rừng cao su với mật độ dày. Fordlandia hiệu quả thật – vì nó là bữa đại tiệc cho các loài sâu bướm.

    12. Chương trình phi lợi nhuận Tìm kiếm Sự sống Ngoài địa cầu (SETI) đã theo dõi bầu trời để tìm kiếm tín hiệu thông tin của người ngoài hành tinh trong suốt 53 năm qua, và các nhà khoa học chưa nghe được thậm chí chỉ một từ thôi.

    13. Nói về thất bại trong lĩnh vực truyền thông: Vào năm 1999, phi thuyền Mars Climate Orbiter trị giá 250 triệu USD đã cháy thành tro trên quỹ đạo Hỏa tinh vì phần mềm đạo hàng sử dụng hệ mét, còn bộ đẩy phản lực được lập trình theo hệ đơn vị Anh.

    mars_climate_orbiter_during_tests.jpg

    Mars Climate Orbiter lúc trong phòng thử nghiệm


    14. Trong trường hợp bạn đang suy nghĩ chuyện đăng kí vé đi một chiều lên Hành tinh Đỏ vào năm 2018 của Dennis Tito, tốt hơn hãy nhớ tới Biosphere 2, một nguyên mẫu căn cứ sao Hỏa trong sa mạc Arizona. Phần lớn động vật đã “tiêu tùng”, còn tám cư dân con người thì gần như chết ngạt.

    15. Biosphere 2 hiện nay được nghiên cứu bởi các nhà khoa học môi trường để trả lời xem tại sao con người không thể duy trì môi trường bền vững trên Biosphere 1, tức là hành tinh Trái đất.

    16. Thất bại nối tiếp thất bại. Nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island ở bang Pennsylvania của Mĩ đã bị tan chảy một phần lõi lò phản ứng vì ai đó làm đổ một cốc nước.

    17. Nước đổ làm kích hoạt hệ thống an toàn tắt bơm điều nhiệt, làm cho lò phản ứng bị quá nhiệt.

    18. Không ai để ý thấy sự quá nhiệt vì đèn cảnh báo bị một cái thẻ che mất!

    19. Máy Va chạm Hadron Lớn đã bị hỏng hóc nghiêm trọng sau 9 ngày hoạt động khi một mối hàn bị chảy, làm tuôn tràn một bể helium lỏng chậm đông. 14 tháng sau, LHC lại thất bại vì một con chim làm rơi một mẩu vụn bánh mì lên một bộ phận điện tử để trần nào đó.

    20. Các nhà khoa học đã bực bội rằng LHC sửa xong sẽ không tìm thấy boson Higgs, mảnh còn thiếu trong Mô hình Chuẩn của ngành vật lí. Nhưng việc tìm thấy hạt Higgs mới là khởi nguồn của rắc rối. Giá trị đo được của hạt Higgs cho thấy bản thân vũ trụ là không bền và – có lẽ trong một tỉ tỉ năm – nó sẽ tan biến thành cái gì đó không biết nữa.
    Phát hiện hai hạt sơ cấp mới


    Các nhà vật lí tại Máy Va chạm Hadron Lớn (LHC) vừa phát hiện hai hạt hạ nguyên tử chưa từng thấy trước đây. Những hạt Ξb này đã được dự đoán bởi mô hình quark và được ước tính có khối lượng chừng gấp sáu lần khối lượng proton, nhưng các thí nghiệm trước đây chưa hoạt động ở năng lượng đủ cao để tạo ra những hạt nặng này. Phát hiện mới mang lại những số đo chính xác mới của khối lượng Ξb , từ đó ràng buộc chặt chẽ hơn các lí thuyết vật lí hạt.

    Các quark có ba họ: trên/dưới (up/down), lạ/duyên (strange/charm), và đáy/đỉnh (bottom/top). Hồi năm 2007, các nhà vật lí đã quan sát thấy hạt đầu tiên có một quark thuộc từng họ: hạt Ξ−b , gồm một quark đáy, một quark lạ, và một quark xuống, cho nó điện tích – 1. Tuy nhiên, đây chỉ là phiên bản khối lượng thấp nhất của kết hợp quark ba họ này. Lí thuyết quark dự đoán sự tồn tại của hai họ hàng khối lượng cao hơn của Ξ−b , gọi là Ξ′−b và Ξ∗−b , chúng được đặc trưng bởi spin tương ứng 1/2 và 3/2.

    lhcb.png


    Để xác nhận sự tồn tại của những hạt Ξ−b thời gian sống ngắn này, thí nghiệm LHCb tại CERN đã tìm kiếm bằng chứng của các phân hủy Ξ−b trong dữ liệu va chạm proton-proton ở các mức năng lượng 7 và 8 TeV. Đặc biệt, họ đã nghiên cứu các phân hủy thành một hạt Ξ0b trung hòa và một pion tích điện âm (π −). Họ quan sát các dấu hiệu cho hai hạt ở khối lượng 5935 và 5955 MeV, tương ứng với Ξ′−b và Ξ∗−b . Các kết quả trên xuất hiện bất ngờ, vì nhiều mô hình dự đoán rằng hạt Ξ′−b không đủ nặng để phân hủy theo kênh này, và một tìm kiếm tại một thí nghiệm CERN khác không tìm thấy phân hủy tương đương của một hạt liên hệ gần gũi Ξ′0b . Sử dụng các số đo khối lượng mới, rất chính xác trên, các nhà lí thuyết sẽ có thể cải thiện các mô hình của họ – đặc biệt là các mô hình dự đoán khối lượng của các hạt được cấu tạo bởi các quark.

    Nghiên cứu này công bố trên tạp chí Physical Review Letters.
    Hệ mặt trời sắp có bão to :)):)):))


    NASA vừa công bố bức hình về cơn bão lớn nhất trong hệ Mặt trời và vết đỏ lớn của Sao Mộc.
    Mới đây, các chuyên gia của NASA vừa công bố bức hình các cơn bão lớn nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta. Trong số đó, sự co hẹp và "biến hình" của đốm đỏ bí ẩn trên Sao Mộc bất ngờ rực sáng trắng được chú ý hơn cả.

    moc1-9cc80.jpg


    Vết đỏ lớn của Sao Mộc là một cơn bão xoáy, xuất hiện trong những bức ảnh của hành tinh khổng lồ nổi bật như một con mắt màu đỏ đậm trong những lớp xoáy màu vàng nhạt, cam và trắng từ khoảng 300 - 400 năm nay. Cùng với đó, gió trong cơn bão cuồng nộ của Sao Mộc có tốc độ cực kỳ khủng khiếp, đạt tới vài trăm kilomet mỗi giờ.

    "Nốt ruồi đỏ"của Sao Mộc đang dần thu hẹp từ hình bầu dục trở thành một vòng tròn. Vào thập niên 1800, các chuyên gia ước tính độ rộng của vết đỏ lớn này khoảng 41.000km - đủ "hoành tráng" để có thể đặt ba Trái đất ở cạnh nhau.

    moc2-9cc80.jpg

    Sao Mộc chứa gần như hoàn toàn hydrogen, helium.

    Tuy nhiên, vào khoảng năm 1980, tàu không gian của NASA đã đo lại đốm nhỏ này và nhận thấy, đường kính của nó đã thu về khoảng 23.335km.

    Những hình ảnh mới đây được ghi lại bởi kính viễn vọng Subaru - nằm trên đỉnh Mauna Kea cho thấy vết đỏ này đã thu nhỏ hơn và không còn màu đỏ như trước.

    moc3-9cc80.jpg


    NASA cho rằng, có lẽ chính bởi một vài yếu tố trong thượng tầng khí quyển của hành tinh đã khiến cho vết đỏ của sao Mộc không còn rực rỡ như trước. Giả thuyết trước đó được đưa ra là, đốm đỏ trên Sao Mộc thực chất là những vệt bị "cháy nắng".

    Theo các chuyên gia thiên văn học, việc thu thập hình ảnh của Sao Mộc sẽ được thực hiện 1 - 2 lần trong một thập kỷ và phát hiện này khiến cho không ít các nhà nghiên cứu bất ngờ. Việc tìm hiểu những thay đổi vết đỏ lớn của Sao Mộc sẽ giúp cho các chuyên gia có cái nhìn kỹ hơn về Mộc tinh.
    Muốn đi chơi quá :((

    Những teen yêu sắc tím mộng mơ sẽ khó cưỡng lại vẻ đẹp của thung lũng hoa oải hương Provence, phượng tím rực trời Australia hay cánh đồng hoa Túy Điệp Hồ Tây.
    Phượng tím Australia

    Anh2-6556-1423639957.jpg

    Cứ tới cuối tháng 10 và 11 hàng năm, Australia lại ngập tràn trong sắc tím bạt ngàn của loài hoa phượng có tên Jacaranda. Loài hoa này được nhập khẩu từ Nam Mỹ nhưng lại rất tươi tốt và phát triển ở xứ sở chuột túi. Những bông hoa jacaranda như những chiếc chuông nhỏ màu tím, dài chừng 4-5 cm rung rinh trong nắng.

    Anh1-4875-1423639957.jpg

    Brisbane là nơi loài hoa này nở rực rỡ nhất, đặc biệt dọc những con đường gần hồ UQ và New Farm. Melbourne và Sydney lạnh hơn nên hoa nở muộn hơn và không nhiều bằng Brisbane. Vì thế, khi người ở Brisbane thi nhau đi chụp ảnh hoa nở rộ rồi thì hai thành phố kia mới có vài cây hoa nở sớm. Ảnh: Buzzfeed.

    Hoa tử đằng Nhật Bản

    Anh3-3504-1423644073.jpg

    Công viên hoa Ashikaga thuộc quận Tochigi, Nhật Bản được mệnh danh là thiên đường của những cây hoa tử đằng. Chúng thường nở vào cuối tháng 4, đầu tháng 5, mọc theo chùm rủ thành dây dài từ 80 đến 100 cm với các màu sắc chủ đạo là tím, hồng, trắng đặt xen kẽ từng khoang màu.

    Anh4-4609-1423644073.jpg

    Là biểu tượng tình yêu vĩnh cửu theo văn hóa Nhật, để một cây tử đằng ra hoa, người ta sẽ phải dày công chăm sóc trong suốt nhiều năm trời, cũng giống như vun đắp tình cảm đôi lứa. Bông hoa khi nở có màu sắc dịu dàng, đẹp thuần khiết, đặc biệt là dưới ánh nắng mặt trời mùa xuân. Ảnh: Imgur.

    Cánh đồng oải hương Provence

    Anh5-7741-1423644074.jpg

    Vùng đất thanh bình Provence, Pháp được xem là thiên đường của hoa oải hương với sắc tím quyến rũ và hương thơm nồng nàn ngây ngất. Loài hoa này tượng trưng cho sự may mắn nếu rắc tung những bông oải hương khô trong nhà, chúng sẽ mang lại sự bình yên và hoà thuận.

    Anh6-4449-1423644074.jpg

    Đến với Provence bạn sẽ không khỏi choáng ngợp trước hương sắc của cánh đồng hoa oải hương chạy tít tắp đến tận chân trời. Thời điểm đẹp nhất để tới Provence là mùa hè, từ đầu tháng 7 tới cuối tháng 8, đó cũng là lúc hoa oải hương nở rộ.

    Hoa tím ở Molyvos, Hy Lạp

    Anh7-6771-1423644074.jpg

    Con đường phủ đầy hoa tím ở Molyvos nằm trong một ngôi làng du lịch thuộc đảo Lesvos, Hy Lạp. Ngôi làng ven biển lãng mạn này được rất nhiều cặp tình nhân lựa chọn để đi hưởng tuần trăng mật. Ảnh: Boredpanda.

    Hoa nghệ tây Kashmir

    Anh10-7712-1423644074.jpg

    Nếu bạn muốn ngắm những bông nghệ tây tím biếc lấp lánh những nụ hoa thì hãy thử một lần đặt chân đến Kashmir vào tháng 11. Bạn sẽ không chỉ được đắm mình trong mùi hương thơm ngát của hoa nghệ tây, ngắm nhìn vẻ đẹp kỳ diệu của chúng mà còn được trải nghiệm cảm giác thu hoạch nghệ tây cùng với những người dân đôn hậu.

    Anh11-7905-1423644074.jpg

    Những cánh đồng nghệ tây bạt ngàn là nguồn sống của hơn 226 ngôi làng tại đây. Từ thế kỷ 16, với khí hậu khô ráo được thiên nhiên ưu đãi, thích hợp cho sự phát triển của cây nghệ tây, những ngôi làng vùng nông thôn của Kashmir đã có truyền thống trồng loài hoa này. Hiện nay nghệ tây ở Kashmir rất nổi tiếng trên thế giới. Ảnh: Downtoearth.

    Hoa túy điệp, Việt Nam

    Anh8-9753-1423644074.jpg

    Hoa túy điệp, hoa cánh bướm rợp một sắc tím mộng mơ khiến cho ai ai cũng phải siêu lòng. Không cần đi đâu xa, bạn có thể thỏa thích ngắm nhìn cánh đồng hoa tuyệt đẹp này ngay tại thủ đô Hà Nội. Thung lũng hoa này nằm ở ngã ba đường Nhật Chiêu - Công Viên Nước.

    Anh9-9232-1423644074.jpg

    Hoa túy điệp có tên khoa học là Cleome Spinosa. Hoa màu hồng phấn có lẫn tím và trắng rất nhẹ nhàng, thanh thoát. Để có thể chụp hình tại đây, bạn phải mất 50kphí vào vườn, trong những dịp lễ cao điểm giá vé có thể lên tới 80k. Ảnh: Kyo Phạm.
    Khử độc ngày Tết nhờ những cây cảnh đẹp :v


    1-1487-1423536965.jpg


    Hoa đồng tiền là một loài hoa mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp như đem lại may mắn, sức khỏe và tuổi thọ cho cả nhà. Loài hoa này được rất nhiều người lựa chọn để trồng trong vườn hay cắm hoa trang trí dịp đầu năm như một lời chúc đầy ý nghĩa cho cả gia đình.

    2-5619-1423536965.jpg

    Hoa cúc. Trong khi hầu hết các loại cây cảnh có tác dụng lọc sạch không khí không phải là cây có hoa, thì hoa cúc là một ngoại lệ. Chúng có tác dụng tốt nhất trong việc loại bỏ benzen - hóa chất dùng trong nhiều loại bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn.

    3-2925-1423536965.jpg

    Cây sung cảnh là một cây trồng lớn, đẹp có thể dùng trang trí trong nhà, dễ chăm sóc và khả năng khử không khí độc, mang lại sức khỏe cho chủ nhà. Cây thích hợp trưng trong nhà vào dịp Tết.

    4-8031-1423536965.jpg

    Hoa dừa cạn còn có tên là Hải đằng và trong Đông y hoa dừa cạn có tên là trường xuân hoa, dương giác, bông dừa. Hoa có 3 màu, phớt hồng, phớt tím và màu trắng. Hoa nở không ngừng từ mùa xuân đến mùa thu và cái tên nhật nhật xuân hay thiên thiên xuân của loài hoa này cũng bắt nguồn từ đó.

    5-7056-1423536966.jpg

    Cây huệ bình (Lan Ý). Loài cây này đứng đầu bảng trong danh sách các loài cây lọc sạch không khí của cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA). Không chỉ hấp thụ formaldehyde, benzen và trichloroethylene, nó còn hấp thụ cả xylene và toluene - hóa chất tìm thấy trong dầu hỏa. Cây sống được trong bóng râm và chỉ cần tưới nước 1 lần/ tuần, vì thế đây là lựa chọn tốt cho những người không có thời gian.

    8-3643-1423536966.jpg

    Hoa sống đời: Cái tên nói lên tất cả. Loài hoa nhỏ nhắn nhưng lại mang màu sắc rực rỡ và sức sống bền bỉ này mang theo ý nghĩa cầu chúc một năm mới dồi dào sức khỏe cho cả gia đình. Bên cạnh đó nó còn thể hiện sự sinh sôi, nảy nở và tình đoàn kết của các thành viên trong ngôi nhà của bạn.
    15-cau-trich-dan-truyen-cam-hung-nhat-moi-thoi-dai_20150209152026143.jpg


    Tốt thôi và tôi còn không biết cái mục đích đó là gì nữa, muốn gì, thích gì, nên làm gì....đó là một câu hỏi dành riêng cho tôi và tôi cần tìm ra câu trả lời nhưng cho đến giờ dường như tôi vẫn chưa hiểu gì về nó. Có người cho rằng sống để tìm hiểu , khám phá tri thức, để chiêm nghiệm cuộc sống, biết mình, hiểu bản thân mình..... nhưng tôi chẳng biết mình nên làm gì cho phải nữa.
    Ảnh chụp "vùng tối vĩnh cửu" bí ẩn trên Mặt trăng :KSV@10:


    Các chuyên gia NASA mới đây đã công bố bức hình cho thấy hình ảnh về "mặt tối" trên Mặt trăng - thứ mà con người trên Trái đất không bao giờ thấy.

    Chúng ta biết rằng, nếu nhìn từ Trái đất, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy được một phía của Mặt trăng. Ở bất kỳ thời điểm nào, Mặt trăng luôn hướng về Trái đất, trong khi mặt còn lại chúng ta không nhìn thấy - được gọi là mặt tối củaMặt trăng.

    trang1a-58e20.gif

    Tuy nhiên, mới đây, các chuyên gia của NASA đã công bố bức hình động cho thấy "mặt tối" của Mặt trăng cùng hình ảnh Trái đất hiện ra lờ mờ trong bức hình.

    Bức hình với những góc độ khác của Mặt trăng này được ghi lại bởi Lunar Reconnaissance Orbiter - phi thuyền bay quanh Mặt trăng của NASA.

    trang2-4dfd1.jpg

    Hình ảnh ghi lại được của NASA cho thấy phía bề mặt bên kia của có những địa hình khá khác nhau. Một trong những điểm chú ý mà các chuyên gia phát hiện được là miệng núi lửa khổng lồ được biết đến với tên Ocean of Stroms - tàn tích của một vụ va chạm cực mạnh giữa tiểu hành tinh nào đó với Mặt trăng. Cuộc va chạm này để lại hố đen khổng lồ, rộng tới 3.000km trên bề mặt Mặt trăng.

    trang3-4dfd1.jpg


    Cùng với đó, hình ảnh Trái đất xuất hiện - di chuyển theo hình số 8.

    Với hình ảnh động này, nếu tưởng tượng để Trái đất và Mặt trăng trên một đường thẳng, chúng ta có thể trông đầy đủ hình ảnh Mặt trăng nhưng ở trên Trái đất, đó chỉ là một lưỡi liềm mờ nhạt.

    trang4-4dfd1.jpg

    Hình ảnh ghi lại phần mặt tối Mặt trăng vào năm 1969 và 2009. Với sự phát triển của công nghệ mới, hình ảnh Mặt trăng trở nên rõ nét hơn.

    Không chỉ hố đen, các chuyên gia còn nhận thấy không ít miệng núi lửa hình thành trên bề mặt tối này. Tuy vậy, với hình ảnh này, các chuyên gia hi vọng sẽ tìm hiểu được kỹ hơn "phần tối vĩnh cửu" của Mặt trăng.
    Whatever you can do, or dream you can do, DO IT NOW! Boldness has Genius, Power and Magic in it.
    Bất cứ bạn có thể làm gì, hoặc có thể mơ ước điều gì, HÃY BẮT ĐẦU ĐI! Lòng dũng cảm có Thiên tài, Sức mạnh và Điều kỳ diệu trong đó.
    It is impossible to go through life without trust. That is to be imprisoned in the worst cell of all – oneself.
    Không thể đi đến cuối cuộc đời mà không tin tưởng. Điều đó cũng giống như bị cầm tù trong xà lim tồi tệ nhất trong tất cả các xà lim – bản thân mình.
    When everything seems to be going against you, remember that the airplane takes off against the wind, not with it.
    Khi mọi việc dường như đang chống lại bạn, hãy nhớ rằng máy bay cất cánh ngược chiều gió, chứ không phải cùng chiều gió.
    When I hear somebody sigh, “Life is hard”, I am always tempted to ask, “Compared to what?”
    Khi tôi nghe ai đó thở dài: “Cuộc sống thật khắc nghiệt”, tôi luôn rất muốn hỏi: “So sánh với cái gì”
    Life’s challenges are not supposed to paralyze you, they’re supposed to help you discover who you are.
    Những thử thách của cuộc đời không có ý làm tê liệt ta, chúng có ý giúp ta khám phá ra ta là ai.
    Challenges make you discover things about yourself that you never really knew. They’re what make the instrument stretch. What make you go beyond the norm.
    Những thách thức khiến ta khám phá ra nhiều điều về bản thân mình mà ta chưa bao giờ thực sự biết tới. Chúng là những gì khiến dụng cụ căng ra – là những gì khiến ta vượt xa khỏi quy phạm.

    bilDmTOn077WpJzEZjEqVg8eFPrxpG6MOvvNwNFbfWq_QHfifijZNN-07o7p3B8aLgPJp5t1vG9f8YJIYsKP2Yl4pmbJbxVnR94Viwok_7fxDHupVPLa6G-1l3MmWA37V0ZnQxPq1k8FnszysurVh2mxFQ=s0-d-e1-ft
    It’s what’s in yourself that makes you happy or unhappy.
    Chính điều bên trong bản thân bạn khiến bạn hạnh phúc hay bất hạnh.
    What good is money if it can’t buy happiness?
    Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc?
    If happiness could be brought, few of us could pay the price.
    Nếu hạnh phúc có thể mua, cái giá của nó chẳng mấy ai trả được.

    WyXGYdOau8JrBq9b1LEksqoAwggdqpFjl2vTpararMPU-6CHkX42PO8DvWrOms8hYmf2uybblt73YI6g9CDI8OQLPK5pt6iTHXjI_W4DhmdADyPHF82oCMT9NGbV_PryWM5Z7ANV9boA_rvpYTYZaGbvhg=s0-d-e1-ft
  • Đang tải…
  • Đang tải…
Top Bottom