Vì sao phong trào yêu nước cuối TK 19 đầu TK 20 ở nước ta khi Đảng chưa ra đời điều thất bại?

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Các phong trào yêu nươc cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 ở nước ta khi chưa có Đảng ra đời điều bị thất bại là vì :

+ Các phong trào yêu nước và các tổ chức của Đảng có những hạn ché về giai cấp, về đường lối chính trị, hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, chưa tập hợp được rộng rãi các lực lượng của dân tộc, nhất là chưa tập hợp đuợc 2 lực lượng cơ bản 9 công nhân và nông dân) cho nên thất bại.

+ Cuộc đấu tranh của ta nằm trong tình thế bị động, nên Pháp đã dạp tắt nhanh chóng.

+ Ta gặp phải sai lầm trong quá trình đấu tranh yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, phản đối chiến tranh và cầu viện nc ngoài.

+ Những cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, đa số các pt mang tính tự phác, trong nội bộ chia rẽ.

+ Lực lượng ta và địch không cân xứng, ta đấu tranh khi địch vẫn còn mạnh, địch có trang bị vũ khí hiện đại hơn ta.

+ Ta chưa tập hợp đc sức mạnh quần chúng nhân dân, chưa thấy đc khả năng lãnh đạo của giai cấp công nhân và chưa đoàn kết đc họ.

+ Chưa có chính Đảng lãnh đạo.

(Các phong trào thất bại như: phong trào cần vương,, cuộc khởi nghĩa yên thế, pt Đông Du, Duy Tân…)

Tuy nhiên các phong trào yêu nước thất bại nhưng nó mang ý nghĩa rất quan trọng:

+ Tiếp nối được truyền thống yêu nước dân tộc.

+ Tạo cơ sở tiếp nối CNMLN và TTHCM.

+ Phong trào yêu nước thất bại trong lúc này chứng tỏa con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và tư sản.

-Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng.

+ Tháng 7-1920 : Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Người vô cùng phấn khởi và tin tưởng, vì Luận cương đã chỉ rõ cho Người thấy con đường để giải phóng dân tộc mình. Từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đi theo Quốc tế thứ III.

+ Tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua vào cuối tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên.Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường Cộng sản.

+ Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập ra “Hội Liên hiệp thuộc địa” để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc.

+ Năm 1922, Hội ra tờ báo Người cùng khổ để vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh tự giải phóng. Người còn viết bài cho các báo tiến bộ khác: Nhân đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn sách nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Mặc dù bị nhà cầm quyền Pháp tìm mọi cách ngăn chặn, cấm đoán, các sách báo nói trên vẫn được bí mật chuyển về Việt Nam.

+ Tháng 6-1923, Người rời nước Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban chấp hành, sau đó làm việc ở Quốc tế Cộng sản, viết nhiều bài cho báo Sự thật và Tạp chí Thư tín quốc tế.

+ Năm 1924, Người dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản và đọc tham luận tại Đại hội, trình bày quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.

Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian này chủ yếu trên mặt trận tư tưởng, chính trị nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta. Những tư tưởng mà Người truyền bá sẽ là nền tảng tư tưởng của Đảng ta sau này. Những tư tưởng đó là:

• Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân dân các thuộc địa, chỉ có làm cuộc cách mạng, đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thì mới giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân thuộc địa. Đó là mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng chính quốc và thuộc địa.

• Xác định giai cấp công nhân và nông dân là nòng cốt của cách mạng.

• Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là đảng cộng sản được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin.

+ Ngày 1-11-1924, Người từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại đây Người cùng một số nhà cách mạng Trung Quốc, Ấn Độ… thành lập “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông”. Người tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam ở Quảng Châu, chọn một số thanh niên hăng hái trong tổ chức “Tâm Tâm xã” và những thanh niên hăng hái từ trong nước mới sang để thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925) mà nòng cốt là Cộng sản Đoàn. Người mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo họ thành cán bộ cách mạng rồi đưa về nước hoạt động.

Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở các lớp huấn luyện nhằm trang bị chủ nghĩa Mác - Lênin cho Hội.

+ Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tập hợp lại thành tác phẩm “Đường kách mệnh” xuất bản vào năm 1927.

+ Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tập hợp lại thành tác phẩm “Đường kách mệnh” xuất bản vào năm 1927.

+ Từ năm 1928 : Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã xây dựng được cơ sở của mình ở khắp nơi. Hoạt động của Hội góp phần truyền bá tư tưởng Mác- Lênin, thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam theo xu thế cách mạng vô sản. Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng là bước chuẩn bị chu đáo về chính trị , tổ chức và đội ngũ cán bộ cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.

+ Giữa năm 1927-1930 : Nguyễn Ái Quốc đã từ Xiêm (Thái Lan ) về Trung Quốc, với danh nghĩa đại diện Quốc tế Cộng sản triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam
ST
 
×
Quay lại
Top