Tips làm bài IELTS <3

thuyed_english

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/3/2013
Bài viết
52
Tips for IELTS Listenng (Part 1)
Sau khi gửi đến các bạn những tips nhỏ giúp bạn làm bài thật tốt cho phần writng và reading, hôm nay cô Thùy ED sẽ gửi đến các bạn một số mẹo để làm bài thi Listening, một phần các bạn thường cảm thấy khó nhất nhé.
MULTIPLE CHOICE:
· Đừng chọn phương án bởi vì bạn nghe thấy một từ trong đó. Hãy nghĩ đến nghĩa của cả câu !!
· Đôi khi trong những câu hỏi ‘multiple- choice’, bạn phải hoàn thành một nửa câu với một trong những lựa chọn. Nếu bạn chuyển một nửa câu đầu tiên sang câu hỏi thì sẽ dễ hơn để chọn đáp án đúng
· Bạn sẽ nghe một vài từ có trong cả bốn đáp án trong danh sách nhưng hầu hết đều không phù hợp với đáp án của câu hỏi.
· Hãy lắng nghe tất cả những gì trong đoạn băng trước khi bạn chọn đáp án cuối cùng để đảm bảo rằng bạn sẽ chọn được đáp án đúng nhất.
· Sẽ rất là tốt nếu bạn gạch đi đáp án mà bạn nghe thấy đã bị loại trừ.
· Các sự lựa chọn sẽ không theo thứ tự bạn nghe thấy trong bài nên hãy chắc chắn bạn sẽ đọc tất cả các lựa chọn trước và ghi nhớ chúng
MATCHING:
· Những mệnh đề đã được đánh số sẽ theo thứ tự bạn nghe nhưng những lựa chọn ( A-F) sẽ không như vậy. Đảm bảo rằng bạn sẽ đọc hết những lựa chọn trước khi bài nghe bắt đầu.
· Có những từ bạn nghe thấy sẽ cho bạn đáp án đúng nhưng nó không giống như những từ trong đề. Ngược lại, bạn sẽ nghe những từ chính xác trong các lựa chọn nhưng chưa chắc nó sẽ là đáp án đúng.
· Đôi khi, phương án C sẽ là phương án A cộng với phương án B. Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ đợi để nghe hết thông tin bạn cần trước khi bạn chọn đáp án đúng.
Ngày mai chúng ta tiếp tục đến với các tips trong phần 2 nhé !!!
 
TIPS FOR IELTS LISTENING ( PART 2)
Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đến với các mẹo dành cho phần Nghe trong bài thi IELTS nhé

MAP LABELLING
Hãy lắng nghe thật kĩ ngay từ khi băt đầu, bạn cần xuất phat từ đúng điểm thì mới có thể trả lời đúng được ^.^
Hãy tranh thủ khoảng nghỉ trước khi nghe để nghĩ về những từ có thể dùng để miêu tả biểu đồ hay sơ đồ.

NOTE COMPLETION
Hãy chú ý đến các từ ám chỉ đến cấu trúc của bài nói như ‘first’, ‘ next’, ‘ finally’ v..v.. vì những từ này sẽ giúp bạn như một kim chỉ nam trong suốt quá trình làm bài.

FORM COMPLETION
Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ làm quen với các tên thư trong tiếng Anh và các âm mà bạn dễ nhầm lẫn. Bài này thường đòi hỏi các bạn viết những từ sẽ được đánh vần.
Những số hiệu và mã code thường bao gồm cả chữ cái và số và thường được kiểm tra trong phần Form Completion.

TABLE COMPLETION
Hãy lắng nghe một cách cẩn thận, bài ghi âm đôi khi sẽ có cả những thông tin có thể hợp với chỗ còn thiếu nhưng sẽ không phải là đáp án đúng.

SENTENCE COMPLETION
Hãy chú ý rằng những gì bạn viết sẽ đúng về mặt ngữ pháp với các từ khác trong câu và được viết đúng chính tả.

SHORT- ANSWER QUESTIONS
Bạn sẽ nghe thấy chính xác từ hoặc cụm từ bạn cần và bạn sẽ không phải thay đổi chúng.
Đừng viết quá số từ mà họ cho phép. Làm như vậy bạn sẽ tự động mất điểm.

SUMMARY COMPLETION
Sẽ rất tốt nếu bạn đọc cả đoạn tóm tắt trước khi đoạn ghi âm bắt đầu.

FLOW- CHART COMPLETION
Bạn có thể nghĩ rằng mình có thể đoán được đáp án dựa trên kiến thức của bạn nhưng những gì được nói trong bài là rất quan trọng và có thể sẽ khác với những gì bạn đã đoán.

Sau đây, cô Thùy ED sẽ tổng hợp lại cho các bạn những tips quan trọng và cơ bản nhất khi làm bài thi Listening.

  • Bạn sẽ chỉ nghe đoạn ghi âm MỘT LẦN- vì vậy hãy viết đáp án ngay khi bạn nghe.
  • Hãy nghe kĩ hướng dẫn cho từng phần và cố gắng tưởng tượng về nội dung bài nói là gì. Điều này sẽ giúp bạn có được những thông tin cơ bản về tình huống và những người sẽ nói.
  • Trong bài thi thật, bạn sẽ có thời gian nghỉ trước mỗi phần để lướt qua câu hỏi. Hãy sử dụng thời gian thật triệt để để đọc câu hỏi và nghĩ về chủ đề sắp được nói đến.
  • Những câu hỏi sẽ luôn theo thứ tự trong bài. Đừng bối rối khi bạn không kịp nghe một câu, hãy bỏ qua và hướng đến câu tiếp theo.
  • Khi bạn chuyển câu hỏi của mình vào Answer Sheet, đừng copy thêm bất kì từ nào trong đề bài
  • Khi bạn đọc câu hỏi, bạn hãy nghĩ đến những từ có nghĩa tương đương với từ nghe được.
  • Hãy lắng nghe giọng điệu của người nói bởi nó có thể giúp bạn quyết định câu hỏi mang nghĩa khẳng định hay phủ định.
  • Sẽ rất tốt nếu bạn gạch chân những từ khóa trong bài để giúp bạn tập trung và những từ để nghe.
CHÚC CÁC BẠN ÔN TẬP THẬT HIỆU QUẢ !! ^.^
 
CÁC GỢI Ý KHI THI NGHE:
Nếu hôm trước, cô Thùy ED đã đưa cho các bạn những tips cơ bản khi làm bài thi thì hôm nay, chúng ta sẽ được tìm hiểu một cách sâu hơn về các bước quan trọng trong bài thi nghe. Các bạn hãy chú ý nhé :D
1. SẴN SÀNG NGHE:
Hãy nhớ rằng phần nghe của bài thi IELTS là giống nhau đối với các thí sinh Academic và General Training Module. Có bốn phần, mỗi phần được xử lý riêng rẽ là chỉ mở một lần. Lúc mà bạn nghe các từ “ Section 1”, “ Section 2”… bạn nên:
· Chuẩn bị và sẵn sàng nghe các hướng dẫn được đưa ra
· Nghe chi tiết về thông tin có trong đoạn văn sắp phát ( ví dụ who? What? When? Where? Why? )
Trước tiên, kiểm tra xem các câu hỏi nằm ở đâu trên các trang ở phần được nghe. Trong một khoảng thời gian ngắn trước khi đoạn văn nghe bắt đầu, thường chỉ khoảng mười, hai hoặc ba mươi giây là nhiều nhất, bạn nên cố hết sức để đoán trước những gì bạn sẽ nghe.
Khi bài đàm thoại, phỏng vấn hoặc diễn thuyết bắt đầu, hạng mục đầu tiên để nghe là ví dụ. Đôi khi, ví dụ được nghe trước và sau đó nghe lại khi đoạn văn được phát đầy đủ; trong các phần IELTS listening tests khác chỉ được nghe một lần.
2. HỌC CÁCH TIÊN ĐOÁN
Bạn chỉ được cho một khoảng thời gian ngắn để xem các câu hỏi trước khi đoạn văn nghe bắt đầu. Tuy nhiên, để đạt điểm cao trong bài thi bạn cần phát huy khả năng suy nghĩ trước. Bạn có thể đoán trước càng hiệu quả thì trong đầu bạn sẽ thành lập các từ kết hợp đúng phù hợp với chủ đề càng nhanh, và bạn có thể đoán ra nghĩa của những gì bạn nghe càng tốt.
3. ĐOÁN CÁC BIẾN THỂ CỦA TỪ
Phần 1 của Listening test là phần dễ nhất trong bốn phần. Mỗi phần dần trở nên khó hơn. Nếu bạn biết trình độ tiếng Anh của mình là trung bình hay trên trung bình, tức là, bạn có một sự hiểu biết tốt về tiếng Anh cơ bản còn lại, có lẽ bạn sẽ ít gặp rắc rối với việc nghe tất cả các câu trả lời ở phần 1. Đa số các thí sinh mà đang cân nhắc một cách nghiêm túc việc học đại học ở một nước nói tiếng Anh trong tương lai gần có thể đạt 100% ở phần này. Tuy nhiên, rất dễ phạm phải những lỗi sai không cần thiết do căng thẳng hoặc thiếu sự chuẩn bị. hãy lắng nghe để nắm được ý chung về tình huống, và đông thời hãy nghe các từ hoặc cụm từ then chốt cụ thể.
Đoán trước các từ bạn có thể nghe ở Phần 1 thì dễ dàng hơn nếu bạn đoán ra các biến thể từ. Các biến đổi này là những từ và tình huống trong một đáp án khả dĩ mà có thể biến đổi hoặc thay đổi, theo những gì bạn nghe trong băng. Trong nhiều kiểu câu hỏi, nhiều lựa chọn ví dụ, những lựa chọn về từ hoặc cụm từ thay đổi đó được trình bày cho bạn. Ở nhiều câu hỏi khác, sự lựa chọn các từ mà bạn có thể nghe hoàn toàn phụ thuộc vào sự dự đoán của bạn.
4. CÁC ĐÁP ÁN THƯỜNG ĐƯỢC NHẤN MẠNH VÀ LẶP LẠI:
Nếu bạn luyện tập nhiều, bạn sẽ nhận thấy những thông tin quan trọng đó, mà bao hàm đáp án, hầu như luôn luôn được nhấn mạnh và thường lặp lại hai hoặc thậm chí 3 lần. Điều này làm nhiều thí sinh ngạc nhiên khi họ biết đáp án và nghe lại băng.
Hãy xem ví dụ dưới đây:
Tapescript : George: well, yes, I live in France now, but I was born in Switzerland.
Clerk: Swiss. Very good. Flight number: FA- 492….
…………
Clerk: Are you connecting with any other flight in Paris, or will you be staying here?
George: No, I’m spending my vacation in Paris. Well, Serves, just outside Paris.
Đáp án Paris được đề cập 3 lần ( in đậm )
CHÚC CÁC BẠN ÔN TẬP HIỆU QUẢ MỖI NGÀY CÙNG CÔ THÙY ED NHÉ <3
 
CÁC GỢI Ý KHI THI NGHE ( TIẾP)
Hôm nay cô Thùy ED rất vui khi được tiếp tục gửi đến các bạn các gợi ý khi làm bài Listening :x
1.Biết khi nào chuyển đến câu hỏi tiếp theo:
Trong IELTS listening test mỗi phần được xem xét riêng biệt và bạn không được cho biết khi nào câu hỏi kế tiếp ở một phần xuất hiện. Khi đoạn văn đang được mở, bạn nên:
Nhận biết nội dung của câu hỏi tiếp theo…
… khi bạn nghe đáp án cho câu trả lời hiện tại .
Nếu bạn không nghĩ trước đến câu hỏi tiếp theo, và bạn bỏ lỡ đáp án, có thể bạn sẽ không nghe kịp băng. Bạn có lẽ vẫn đang đợi đáp án mà đã trình bày.
Hãy nghe những từ/ cụm từ then chốt về chủ đề câu hỏi, bất kì từ/ cụm từ báo hiệu, và những thay đổi về độ uốn và giọng cao thấp của người nói, để giúp bạn nhận ra khi nào các câu hỏi thay đổi. Một khi bạn nhận ra rằng chủ đề câu hỏi đã thay đổi, đó là lúc chuyển sang câu hỏi kế tiếp, ngay cả khi bạn không hoàn thành câu hỏi trước.
Chỉ rất ít câu hỏi Iistening test được đưa ra không có trật tự. Tuy nhiên, bạn phải đủ linh hoạt để xem trước đề thi phòng khi các câu trả lời của các câu hỏi không xuất hiện theo trật tự trình bày trong bài thi. Điều này phần lớn xuất hiện trong bài nghe điền từ.
Những cụm từ/ từ báo hiệu là những từ/ cụm từ tiếng Anh mà cho người nghe biết chủ đề đang thay đổi. Hãy nghe các cụm từ/ từ báo hiệu để bạn biết chuyển đến câu hỏi tiếp theo.
Ví dụ:
- And now ( we will )…
- Now tell me,…
- Next, I’d like to …
- Finally, can you tell us…
- Right, so the first thing …
- To start with…
- Before I move on…
- I’d like now to move on to…
- One more thing…
- And what about…?
- Well, that’s about it, except for…
Những thay đổi trong cách uốn giọng của người nói cũng cho bạn biết chủ đề câu hỏi đang thay đổi. thông thường, khi một người nói thay đổi chủ đề, giọng anh ấy/ cô ấy sẽ cao lên đáng kể và phấn khích.
2.Nghe người nói thay đổi ý kiến của anh ấy/ cô ấy:
Thông thường người nói thay đổi ý kiến của mình và sửa đổi trước khi đưa ra câu trả lời mà bạn cần. Ngoài ra, người nói có thể sửa ý người khác.
Ví dụ:
Clerk: George…er… L-A-V-I-L-L-I-E-R-S. Good. Now, nationality : French. No, wait a minute. It’s a Swiss passport.
Người nhân viên muốn tìm quốc tịch của George. Anh ấy đoán rằng George là người Pháp, nhưng suy nghĩ lại thì nhớ ra hộ chiếu của anh ấy là Thụy Sĩ. Có thể sai khi viết quốc tịch đầu tiên được nói đến, lúc bạn nôn nóng có câu trả lời đúng.
Hãy nghe khả năng người nói điều chỉnh những gì được nói.
3.Dùng tốc kí để viết nhanh:
Trong Listening tests, bạn thường được yêu cầu nghe câu trả lời kế tiếp trước khi viết đáp án cho câu hỏi trước. Đó là một trong những thước đo của việc nghe hiệu quả - những giám khảo muốn biết xem bạn có thể hiểu những gì được nó trong khi làm bài tập khác cùng một lúc hay không. Điều này sẽ kiểm tra thêm khả năng nghe tiếng Anh của bạn.
Để viết câu trả lời nhanh hơn, chỉ viết hay hoặc ba mẫu tự đầu tiên của câu trả lời mà bạn nghe, Việc tiếp cận cách viết tốc kí sẽ hiệu quả trong bài tập nghe điền từ bởi vì một số câu trả lời có thể nối tiếp nhau xuất hiện, đặc biệt là ở đầu đoạn văn điền từ. Bạn có thể hoàn thành các từ trong khoảng thời gian ngắn được cho sao khi đoạn văn hoàn thành. Bạn rất có thể nhớ các mẫu tự có nghieax gì vì chúng là những mẫu tự đầu tiên của các từ mà bạn vừa nghe trong bài khóa.
Phương pháp này có thể giúp bạn nhanh chóng quay lại tập trung hoàn toàn vào việc nghe câu trả lời kế tiếp. Nhưng việc này cần thực hành. Chú ý rằng bạn sẽ không thể sử dụng phương pháp này để nhớ các con số, nhưng với các đáp án từ bạn hầu như luôn có thể nhớ từ thêm một lần nữa. Kế đến, tất cả những gì bạn cần làm là trình bày các đáp án đúng về mặt ngữ pháp.
Chúc các bạn ôn tập hiệu quả !!
 
NHỮNG GỢI Ý CHO BÀI KIỂM TRA ĐỌC :
Các bạn tiếp tục đến với các mẹo làm bài đọc của cô Thùy ED nhé <3

1. VIẾT CÂU TRẢ LỜI CỦA BẠN VÀO PHIẾU TRẢ LỜI.
Quan trọng nhất là viết câu trả lời của bạn khi bạn làm bài Reading Test. Nếu bạn không làm, bạn có thể đặt mình vào vị trí không may của việc đã hoàn thành bài kiểm tra trong vòng 60 phút nhưng không ghi lại bất kì câu trả lời cho bất kì câu hỏi nào. Điều này yêu cầu bạn phải thực hiện một đề nghị đặc biệt với ban chấm thi là tham khảo bài Reading Test của bạn để tìm câu trả lời.Vấn đề là câu trả lời viết vội của bạn có thể khó đọc. Điều này có thể có nghĩa là một câu trả lời chính xác có thể được chấm là không chính xác.

2. KHÔNG NÊN ĐỌC ĐOẠN VĂN READING TRƯỚC.
Đó là một sai lầm để bắt đầu đọc một đoạn văn mà không có lý do để đọc. Có 3 phần trong bài Reading test, và nhiều thí sinh bắt đầu mỗi phần trong cùng một cách, là đọc đoạn văn. Họ có thể đọc chi tiết hoặc đọc lướt qua nhanh chóng để tìm ra chủ đề của đoạn văn là gì và nắm ý chung của nội dung. Tuy nhiên, thí sinh thực hiện điều này trước mà quên phải dự đoán thông tin. Họ không có một lý do dduur thuyết phục để đọc đoạn văn quá sớm.
Luôn có một lý do để đọc đoạn văn trước khi bạn bắt đầu làm thế. Có một câu hỏi mà bạn luôn phải ghi nhớ trong đầu- bạn đang tìm kiếm điều gì- nếu không bạn sẽ không thể quản lý tốt thời gian của mình.

3. ĐỌC BÀI KIỂM TRA THEO MỘT THỨ TỰ HỢP LÝ.
Câu dưới đây đề xuất một thứ tự để xem thông tin bất kì của 3 phần trong bài Reading Test:
“ TO HAVE BRIGHT PROSPECTS, INTELLIGENTLY ANSWER EACH QUESTION”
Đọc từng phần của bài thi theo thứ tự được đưa ra bởi các chữ cái đầu tiên trong câu trên :
T- Title: Tiêu đề của đoạn đọc có lẽ đưa ra cho bạn một ý tưởng qua loa về chủ đề chính của đoạn văn. Nếu bạn không hiểu nghĩa của tiêu đề hoặc một vài từ mà nó chứa, điều đó không sao cả. Hãy thử đoán nghĩa của tiêu đề trong khi bạn tiếp tục đọc.
H- Headers: các tiêu đề trong từng phần của đoạn văn đề cập đến những gì có trong mỗi phần, và là nơi chứa thông tin. Chúng cũng giúp cho bạn tiên đoán được đoạn văn trên nói đến điều gì.
B- Bold: Từ in đậm chỉ ra rằng những từ đó có một tầm quan trọng nào đó. Chúng cũng có thể giúp bạn dự đoán được thông tin chứa trong đoạn văn.
P- Picture: Người ta nói rằng một bức tranh đáng giá bằng nghìn từ. Luôn luôn xem hình minh họa, số liệu, bảng biểu, biểu đồ mà đi kèm một đoạn đọc. Chúng thường tóm tắt, thêm chi tiết quan trọng, hoặc làm cho thông tin in trong đoạn văn rõ ràng hơn.
I – Instructions: những hướng dẫn chứa đựng thông tin quan trọng mà bạn phải đọc. Nếu bạn không đọc hướng dẫn, hầu như chắc chắn rằng bạn sẽ trả lời một số câu hỏi theo cách sai. Các hướng dẫn cũng chứa đựng các đầu mối về thông tin chứa đụng trong đoạn văn.
A – Answer: Loại câu trả lời nào bạn cần đưa ra? Những hướng dẫn sẽ chỉ cho bạn. Loại câu trả lời được yêu cầu cũng cho bạn biết thêm về thông tin trong đoạn văn. Câu trả lời là một tên? Một ngày? Một con số? … hãy nhớ áp dụng Nguyên tắc vàng ^^
E – Example: ví dụ không chỉ cung cấp cho bạn cach thức đúng để trả lời câu hỏi, nó còn cho bạn biết thêm về đoạn văn, ở dạng vắn tắt. Bạn sẽ không lãng phí thời gian bằng cách xem xét ví dụ và câu trả lời của nó.
Q – Questions: Cuối cùng, câu hỏi tự cung cấp những gợi ý có giá trị về những ý chứa trong đoạn văn cũng như là những thông tin có thể để tìm kiếm trong bài đọc đầu tiên của bạn.

Chúc các bạn ôn tập thật hiệu quả :D
 
DIOMS in English !!

Hôm nay cô Thùy ED sẽ cho chúng ta ‘đổi gió’ một chút với các idioms thường gặp trong tiếng Anh nhé ♥


1. Tắt đèn, nhà tranh như nhà ngói: All cats are grey in the night

2. Giọt máu đào hơn ao nước lã: Blood is thicker than water

3. Mỗi thời, mỗi cách: Other times, other ways

4. Trèo cao té nặng: The greater you climb, the greater you fall.

5. Dục tốc bất đạt: Haste makes waste.

6. Tay làm hàm nhai: no pains, no gains

7. Phi thương,bất phú: nothing ventures, nothing gains

8. Tham thì thâm: grasp all, lose all.

9. có mới, nới cũ: New one in, old one out.

10. Cuả thiên, trả địa: Ill-gotten, ill-spent

11. Nói dễ, làm khó: Easier said than done.

12. Dễ được, dễ mất: Easy come, easy goes.

13. Túng thế phải tùng quyền: Necessity knows no laws.

14. Cùng tắc biến, biến tắc thông: When the going gets tough, the tough gets going.

15. Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên: Man propose, god dispose

16. Còn nước, còn tát: While there's life, there's hope.

17. Thùng rổng thì kêu to: The empty vessel makes greatest sound.

18. Hoạ vô đơn chí: Misfortunes never comes in singly.

19. Có tật thì hay giật mình :He who excuses himself, accuses himself.

20. Tình yêu là mù quáng: Affections blind reasons. Love is Blind.

21. Cái nết đánh chết cái đẹp: Beauty dies and fades away but ugly holds its own

22. Yêu nên tốt, ghét nên xấu: Beauty is in the eye of the beholder

23. Chết vinh còn hơn sống nhục: Better die on your feet than live on your knees

24. Có còn hơn không: Something Better than nothing
If you cannot have the best, make the best of what you have

25. Lời nói không đi đôi với việc làm: Do as I say, not as I do

26. Tham thực, cực thân: Don 't bite off more than you can chew

27. Sinh sự, sự sinh: Don 't trouble trouble till trouble trouuubles you

28. Rượu vào, lời ra: Drunkness reveals what soberness conceallls

29. Tránh voi chẳng xấu mặt nào: For mad words, deaf ears.

30. Thánh nhân đãi kẻ khù khờ: Fortune smiles upon fools

31. Trời sinh voi, sinh cỏ: God never sends mouths but he sends meat

32. Cẩn tắc vô ưu: Good watch prevents misfortune

33. Hữu xạ tự nhiên hương: Good wine needs no bush

34. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Gratitute is the sign of noble souls

35. Chí lớn thường gặp nhau: Great minds think alike

36. đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu: Birds of the same feather stick together

37. Đèn nhà ai nấy sáng: Half the world know not how the other half lives

38. Cái nết đánh chết cái đẹp: Handsome is as handsome does

39. Trong Khốn Khó Mới Biết Bạn Tốt: Hard times show whether a friend is a true friend

40. Điếc không sợ súng : He that knows nothing doubts nothing
 
CÁC GỢI Ý CHO BÀI THI VIẾT

Để khởi động một ngày cuối tuần se se lạnh, các bạn hãy cùng cô Thùy ED ôn tập các kĩ năng cho bài thi viết nhé !!
1. CHÚ Ý SỰ TRÌNH BÀY :
Mặc dù sự thật là các bài thi IELTS writing test không được chấm điểm vì sự gọn gàng nhưng có một khía cạnh tâm lý cần phải xem xét là bạn cần cố gáng tạo ấn tượng với giám khảo. Bạn đích thân trình bày bài thi của bạn, do đó hãy hướng tới việc làm cho bài viết của bạn trông có vẻ chỉnh chu trên bài thi.
10 điểm hướng dẫn cho sự trình bày và bố trí:
i. Không cần tiêu đề cho bài viết trong bài thi và đừng viết lại câu hỏi.

ii. Sử dụng hoặc là thụt dòng đầu tiên của mỗi đoạn ( phương pháp truyền thống) hoặc là chừa một dòng trống giữa hai đoạn ( phương pháp hiện đại ) nhưng không kết hợp cả hai phương pháp.


iii. Không nên sử dụng khoảng cách gấp đôi, nghĩa là, không để một dòng trống giữa mỗi dòng của bài viết.

iv. Sử dụng tất cả các dòng- viết từ mép lề trái đến mép lề phải. Áp dụng điều này cho mỗi dòng, trừ trường hợp dòng ngắn, hay chỗ từ cuối cùng không vừa vặn giữa hai lề. Trong trường hợp này, đùng tiếp tục viết vào phần lề, bắt đầu trên một dòng mới nếu từ quá lớn


v. Không tách từ. Ghi nhớ các quy tắc phức tạp về tách từ, đừng tách chúng ra.

vi. Viết khoảng 10-12 từ trên một dòng. Điều này sẽ ngăn bạn viết các từ quá lớn và với các khoảng cách lớn hơn một hoặc hai chữ cái giữa các từ. Điều này cũng đơn giản hơn cho bạn để bạn có thể nhanh chóng ước tính bạn phải viết bao nhiêu từ trong bài thi.


vii. Việc viết bằng chữ thảo làm cho bài thi của bạn trông hoàn thiên hơn, nếu nó có thể đọc dễ dàng. Các bài viết không viết bằng chữ thảo của một số thí sinh có thể nhìn chưa hoàn thiện. Vì những ấn tượng đầu tiên là quan trọng , tạo ấn tượng cho giám khảo bằng cách viết theo cách mà người nói tiếng Anh thường viết trong tiếng Anh.

viii. Viết bằng một cây bút đậm, đầu viết tom và nên viết bằng mực xanh. Từ góc độ tâm lý học, một cây bút đậm sẽ gây được ấn tượng mạnh hơn. Tương tự, bài viết bằng bút chì trông có vẻ yếu ớt và không bền. Người dùng bút chì lãng phí thời gian để tẩy xóa, vuốt nhọn hay thêm ngòi. Mực xanh, nhìn êm dịu và dễ chịu hơn mực đen. Điều đó sẽ để lại một ấn tượng tích cực.


ix. Nếu bạn có sai sót, chỉ gạch bỏ lỗi sai bằng một gạch. Không có điểm trừ nào cho việc gạch bỏ. Bên cạnh đó, cũng cho giám khảo biết bạn có khả năng sửa chữa lỗi.

x. Hãy cố gắng căn chỉnh lề trái và lề phải cho thẳng hàng. Điều này sẽ làm cho bài thi đẹp mắt hơn.


2. HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU NHANH
a. Dấu chấm /./ : chỉ sử dụng dấu chấm ở cuối câu. Bắt đầu các câu khác bằng một chữ viết hoa. Danh từ riêng cũng cần phải viết hoa.
b. Dấu phẩy /,/: dùng dấu phẩy để tách các phần của câu, tránh nhầm lẫn về nghĩa. Thông tin bổ sung được đưa vào trong các dấu phẩy

e.g. the pollution of rivers, which is often caused by the chemical waste and fertiliser, is causing enormous problems for fishermen, especially in Britain.

Dấu phẩy được dùng sau hầu hết các từ nối, và thường đứng trước và sau một từ nối giữa câu. Dấu phẩy tách các mệnh đề trong hầy hết các câu điều kiện.

c. Dấu chấm phẩy /;/: dấu chấm phẩy thường được dùng để tách nhiều nhóm trong danh sách, nhưng thường nói ha mệnh đề độc lập, có ngữ pháp hoàn chỉnh nhưng liên quan chặt chẽ. Tuy nhiên, trong trường hợp sau, bạn có thể sử dụng dấu chấm câu để thay thế.

e.g. Chemical waste from factory is still drained into river system; it is hard to believe that this practice is still allowed by law in some areas.

d. Dấu hai chấm /:/ :Bạn có thể sử dụng dấu hai chấm nếu bạn cần thu hút sự chú ý vào điều tiếp sau đó.

e.g. the environment is important for the following reasons:

e. Dấu ngoặc đơn, ngoặc kép /”/ /’/ : sử dụng dấu ngoặc kép cho các trích dẫn và các tiêu đề. Dấu móc đơn chỉ sự sở hữu hoặc rút gọn.

e.g. The Daily Express farmers’ profits….

f. Không dùng dấu chấm than trong bài và tránh đặt câu hỏi.

g. Dấu ngoặc / ( ) / dấu ngoặc là hữu ích, đặc biệt đối với trích dẫn số liệu thống kê trong writing task 1, nhưng đừng lạm dụng.

e.g. the total number of cars (30)….

Với những gợi ý nho nhỏ trên, mong các bạn sẽ luyện tập thật tốt để đạt được kết quả cao trong bài thi !!
 
Hôm nay các bạn hãy tiếp tục luyện viết các bài trong phần thi Writing và áp dụng những gợi ý hữu ích của cô Thùy ED nhé !!
HIỂU BIẾT BÀI TẬP CÂU HỎI
Việc hiểu đầy đủ nghĩa của bài tập mà bạn phải làm trong bài thi IELTS Writing test là rất quan trọng. Nguyên tắc vàng là bạn phải chắc chắn về các dạng câu trả lời mà bạn được yêu cầu đưa ra cho các giám khảo, và những gì bạn phải làm với thông tin đó để đưa ra các câu hỏi chính xác.
Bạn có thể sẽ nhận một bảng điểm số cho bài thi viết thấp hơn nếu bạn không :
a. Viết những gì bạn được yêu cầu, và với ít nhất số lượng từ tối thiểu được yêu cầu cho mỗi bài tập. có thể bạn được yêu cầu viết một bài luận, báo cáo hay bài mô tả… Không có giới hạn từ tối đa, nhưng có giới hạn về khoảng trống để bạn viết các câu hỏi.
b. Viết trực tiếp về chủ đề được cho. Một khi bạn đã xác định chính xác chủ đề và câu hỏi chủ đề là gì, thì hãy giũ chủ đề nó xuyên suốt toàn bộ bài viết.
c. Viết cho người đọc đã định sẵn. Điều này có nghĩa là bạn nên viết câu trả lời của bạn theo một phong cách học thuật trang trọng. Ví dụ, nếu bạn được yêu cầu viết cho một giảng viên đại học, câu trả lời của bạn phải được viết theo một phong cách trang trọng.
Không thích hợp để viết dưới dạng ghi chú trong bài thi IELTS ( trừ khi bạn được yêu cầu đặc biệt).
Không thích hợp để dụng những từ thông tục hay từ lóng hay thành ngữ trong bài viết trang trọng. Và bạn cũng nên tránh sử dụng những từ “ thing”, hay các từ chứa từ “ thing” như “ something” hay “anything”. Sử dụng nhiều từ ngữ mô tả để thay thế.
Nói chung, sử dụng “vv” hay “và như thế” trong bài viết trang trọng không được chấp nhận. Thay vào đó, tạo một danh sách ít nhất là ba thứ về điều bạn muốn nói, và chấm câu như sau:
e.g. “…. In the water, air and soil but…. They sat for the test, passed, and failed to use their qualifications.”
d. Viết những điều được mong chờ. Nếu bài tập bao gồm các từ “ viết từ kinh nghiệm của chính bạn”, điều đó có nghĩa là từ kiến thức bạn có về một chủ đề cụ thể, và thường không có nghĩa là viết kinh nghiệm cá nhân của bạn ( trừ khi được yêu cầu đặc biệt).
e.g. “ language –learning overseas is an extremely difficult process”
và bạn tuyệt đối không được viết những câu đại ý như : “ When I was in England, I found learning a language to be very difficult.”
e. Viết tất cả những điều được yêu cầu trong bài tập. Ví dụ, nếu bạn được yêu cầu đưa ra một yêu cầu hay một lời khuyên, chắc chắn là bạn làm được. Và cũng tránh những khẳng định quá chung chung, quá đơn giản, và quá rõ ràng. Câu trả lời của bạn nên được viết bằng một số chi tiết.
CHỦ ĐỀ VÀ CÂU HỎI CHỦ ĐỀ.
Biết chính xác chủ đề nói gì, và câu hỏi liên quan đến chủ đề gì là điều quan trọng.
Xem các chủ đề sau trong Task 2
Test one: Studying the English language in an English- speaking countries is the best but not the only way to learn the language.
Do you agree or disagree with this statement?
Test two: The world is experiencing a dramatic increase in population. This is causing problem not only for poor, undeveloped countries, but also for industrialised and developing nations.
Describe some of the problems that ( overpopulation) causes, and suggest at least one possible solution.
Chủ đề của Test one là “ việc học ngôn ngữ tiếng Anh ở đất nước nói tiếng Anh”. Câu hỏi yêu cầu bạn xem xét lựa chọn: việc học tiếng Anh ở một đất nước không nói tiếng Anh. Không so sánh được những thuận lợi và bất lợi của cả hai phương diện có nghĩa là có khả năng có điểm số thấp.
Chủ đề trong Test two là “ tình trạng dân số quá đông”. Nếu bạn đã viết dài về tình trạng số đông mà đó không phải là một khó khăn, nó sẽ không thích hợp. Ngoài ra, bạn sẽ có số điểm thấp nếu bạn không đưa ra một giải pháp.
 
GỢI Ý CHO BÀI THI VIẾT (P3)
Tiếp nối những tips giúp các bạn có thể trình bày và hoàn thành bài thi một cách hiệu quả nhất, hôm nay cô sẽ gửi đến các bạn thêm 3 tips nhỏ nữa nhé !!
1. DÙNG CÁCH TIẾP CẬN BÀI VIẾT “ BA PHẦN”
Mỗi câu, đoạn văn, bài luận hay báo cáo mẫu đều bao gồm 3 phần cơ bản. Thậm chí từ cũng có thể chứa 3 phần:
Một từ : ( tiền tố) + từ gốc + ( hậu tố)
Một câu cơ bản: chủ ngữ + động từ + bổ ngữ
Một đoạn tiêu biểu:
· Câu chủ đề: diễn đạt hay nói đến ý chính phía sau đoạn văn.
· Sự giảng giải: để làm cho câu chủ đề( hay từ khóa trong câu chủ đề ) được hiểu rõ ràng.
· Bằng chứng: cung cấp bằng chứng về những điều bạn nói như một phần của lập luận.
· Ví dụ: để minh họa thêm cho những ý bạn đang viết.
· Chi tiết phụ: để chứng minh ý chính của đoạn văn
· Câu tóm tắt: kết luận đoạn
Câu chủ đề thường là câu đầu tiên của đoạn nhưng không phải luôn luôn như vậy.
Cũng lưu ý là “ thân” của đoạn văn bao gồm một hay nhiều hơn 4 chữ “E” nhưng không nhất thiết là tất cả( sự giảng giải- explanation, bằng chứng- evidence, ví dụ- example, và chi tiết thêm – extra detail)
Một bài luận điển hình : Mở bài- introduction + thân bài- body + kết luận- conclusion
Một bài văn có thể ví tương đương với hình dạng của một chú mèo vậy.
Bạn có thể nghĩ đến một bài luận, một bản báo cáo hay bất kì một bài viết trang trọng nào đó, như là hình dạng 3 bộ phận của chú mèo trong tâm trí. Chú ý các kích cỡ có liên quan đến các bộ phận của con mèo.
Lưu ý là bạn không cần đặt “ tai” lên “ con mèo” trong bài thi IELTS Writing. Nói cách khác bạn không cần đặt một tiêu đề. Điều này đúng với một bài thi IELTS nhưng không đúng với hầu hết các bài luận ở cấp đại học.
2. VIẾT CÁC CÂU LÔI CUỐN
Chú ý tránh các câu quá đơn giản và quá rõ ràng. Những câu hay cung cấp thông tin cho người đọc, và vì vậy, hấp dẫn khi đọc. Tuy nhiên,đừng viết những câu quá phức tạp không cần thiết, và đừng sử dụng một từ trừ phi bạn khá chắc chắn về ý nghĩa của nó. Dùng các từ đơn giản một cách chính xác thì tốt hơn là những từ phức tạp không chính xác. Xem xét câu chủ đề sau:
“ There are many rich and poor countries in the world”
Câu này đưa ra lời phát biểu quá chung chung về nội dung và hiển nhiên đúng. Mặc dù không ai tranh cãi về sự thật của câu phát biểu nhưng nó không phải là câu chứa đựng thông tin hoặc lôi cuốn để đọc.
“ There are more countries than rich countries, yet the latter are in possession of almost all of the worlds economic wealth.”
Lưu ý rằng câu thứ hai trả lời ít nhất 3 câu hỏi wh/how:
Which country? …. Rich and poor.
How many ( rich and poor) countries? … more poor countries than rich
How much ( do the rich countries own)? … almost all of the worlds economich wealth.
Who? What? Where? When? Why? Which? How many? How much? How often?
“ Các câu trả lời” cho các câu hỏi wh/how sẽ tăng thêm sự lôi cuốn cho các câu của bạn.
Cố gắng bao hàm câu trả lời với ít nhất 3 câu hỏi wh/ how trong các câu của bạn.
3. CẢI THIỆN BÀI VIẾT CỦA BẠN
Có một phương pháp 3 phần mà bạn có thể dùng để nâng cao dần dần khả năng viết của bạn. Điều này có vẻ đơn giản, nhưng đó là phương pháp bạn đã dụng để học viết ngôn ngữ của bạn.
a. Đọc
Đúng vậy! Đọc bài viết tiếng Anh mà người ta viết tốt. Đó là lý do người ta viết ở vị trí đầu tiên- là được đọc. Bạn đọc càng nhiều, bạn sẽ càng nhanh hiểu được cấu trúc tiếng Anh.
b. Sao chép
Nếu bạn nên đọc tiếng Anh nhiều hơn, tại sao không hỗ trợ bài viết của bạn cùng một lúc? Chỉ sao chép các đoạn văn viết tiếng Anh tốt vào một trang giấy. Tập trung khi bạn sao chép, nghĩ về cấu trúc các câu khi bạn viết. Cố gắng nhớ những nhóm từ bạn sao chép bằng các cụm từ tụ nhiên như đã thể hiện trong đoạn văn này. Cố gắng nhớ ngày càng nhiều từ một lúc trước khi kiểm tra để chắc chắn bạn sao chép đúng.
c. Viết
Không có sự thay thế nào cho thực hành. Bạn viết tiếng Anh càng nhiều thì việc đó sẽ trở nên dễ dàng hơn và các câu của bạn sẽ càng chính xác hơn. Tất nhiên, nhờ một giáo viên tiếng Anh thông thạo kiểm tra các câu của bạn thì rất có ích, nhưng nếu không làm được như thế thì cũng đừng lo lắng. Nếu bạn sao chếp các đoạn tiếng Anh được viết tốt trong khi bạn đang cố gắng cải thiện các câu của mình, cấu trúc câu của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện.
 
6 câu hỏi chung về Writing test
Dưới đây là những câu các bạn thường hay thắc mắc trong bài thi IELTS và ngày hôm nay cô Thùy ED sẽ giúp giải quyết nhé !!
1. Cái gì sẽ xảy ra nếu tôi không hoàn thành writing task trong thời gian đã cho?
Bạn sẽ bị trừ điểm bởi vì bạn không thực hiện đầy đủ các yêu cầu của mỗi bài tập. Cho nên, quan trọng nhất là thực hành bài viết tốc độ trong một thời gian dài trước ngày thi, để bạn có thể chắc chắn hoàn thành trong thời gian yêu cầu. Thật là khôn ngoan khi chỉ dành thời gian hợp lý được gợi ý cho mỗi bài tập ( 20 phút cho task 1 và 60 phút cho task 2).
2. Nếu tôi chỉ hoàn thành một bài tập, điều đó có tốt hơn so với hai bài tập chưa hoàn thành?
Không. Bạn sẽ có số điểm rất tệ. Ngay cả khi bạn viết một đoạn văn cực kì hay cho task 2, mà không cố gắng làm chút nào của task 1, bạn sẽ có số điểm rất tệ. Ít nhất bạn phải cố gắng làm cho cả hai bài tập. Thêm vào đó, task 2 có điểm nhiều hơn task 1, đó là lý do được khuyên dành lượng thòi gian lâu hơn cho task 2. Tất nhiên một lý do khác là số lượng lớn từ được yêu cầu.
3. Làm thế nào để cải thiện tốc độ viết để tôi có thể hoàn thành cả hai bài tập?
Thực hành với một cái đồng hồ. Chép những đoạn văn của những bài viết tiếng Anh hay nhanh hết mức có thể, và cố gắng tăng tốc độ của bạn dần dần. Điều này sẽ giúp nâng tốc độ mà bạn viết.
Ngoài ra, dung một cây bút mà viết tốt. Viết với một cây bút thì nhanh hơn là viết với một cây bút chì. Thật là đáng giá để mua một cây bút mà cá nhân bạn có thể viết một cách trôi chảy và dễ dàng.
Có thể là khôn ngoan khi bạn quan sát cách bạn cầm bút. Bạn có cầm quá chặt, nhu thể là đang cố gắng bóp mực ra bằng những ngón tay của bạn không? Viết là một hành động thể chất nhưng nó không gây ra quá nhiều căng thẳng thể chất. Bàn tay của bạn nên di chuyển môt cách dễ dàng ngang qua trang.
Thực hành bài viết một cách trôi chảy và nhanh chóng. Viết thảo hay bài viết vội gây căng thẳng ít hơn không viết thảo bài viết và bàn tay có thể di chuyển nhanh hơn trên giấy.
4. Tôi có phải trình bày dàn ý bài viết của tôi không?
Không. Bất kì dàn bài bạn viết không được tính điểm khi đánh giá bài làm của bạn. Bởi vậy, bạn không cần lo lắng về những dàn ý của bạn trông như thế nào. Tuy nhiên, bạn phải có khả năng để hiểu cái gì bạn viết. Rành mạch và ngắn gọn thì luôn luôn được thích hơn là lộn xộn.
5. Tôi nên làm gì nếu không có ý tưởng về chủ đề?
Bạn nên hỏi chính mình “ tại sao không?”. Cả hai bài tập viết được quan tâm chung, và không có kiến thức đặc biệt được yêu cầu. Điều cần thiết là bạn biết được những vần đề hiện nay trong ngôn ngữ của mình cũng như trong tiếng Anh để theo kịp những gì xảy ra trên thế giới. Tham gia thư viện địa phương, đọc báo và tạp chí ngôn ngữ tiếng Anh. Xem những chương trình thời sự trên tivi, và lắng nghe radio. Làm mọi thứ mà bạn có thể để trở nên thông thạo đặc biệt về những chủ đề mà mọi người nói đến trong những đất nước nói tiếng Anh.
6. Viết chính tả có được tính vào IELTS Writing band score không?
Đúng, và chấm câu cũng vậy. Tất cả những yêu cầu của bài viết tốt được tính điểm. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng quá nếu bạn mắc một số lỗi. Tất nhiên, bạn nên cố gắng hết sức để tránh tất cả các lỗi bằng cách bỏ thời gian ở cuối Writing test để kiểm tra bài làm của bạn về những lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả và chấm câu.
Nên nhớ rằng bài viết của bạn không cần phải hoàn hảo. Một người không nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ thì không được trông mong viết một bài tiểu luận, hoặc mô tả một biểu đồ hay bảng biểu tốt bằng một người viết bản xứ, trừ khi anh ấy hay cô ấy đã nghe,nói, đọc, viết tiếng Anh trong nhiều năm.
 
Các gợi ý khi thi nói
Hôm nay cô Thùy ED sẽ gửi đến các bạn một số gợi ý nho nhỏ khi các bạn tham dự kì thi IELTS Speaking nhé !!
1. SẴN SÀNG NÓI CHUYỆN VÀ TÍCH CỰC
Không trả lời đơn giản có hoặc không cho một câu hỏi và đợi câu hỏi tiếp theo. Nên nhớ rằng, phần thi này là cơ hội để nói. Cố gắng sẵn sàng nói chuyện như bạn có thể. Giám khảo ở đó hướng dẫn bạn nói những gì cần nói và sẽ nói càng ít càng tốt. Bạn nên hướng vào việc nói ít nhất 75-80% thời gian. Ngoài ra, tận dụng mọi câu hỏi để thể hiện rằng bạn là người thú vị và có kiến thức.
Để thể hiện bản thân một cách tốt nhất, có thể bạn nên cố gắng để nghe có vẻ tích cực về quá khứ, hiện tại và tương lai của bạn. Những thí sinh đôi khi nghĩ rằng sự trung thực luôn tuyệt đối là cần thiết. Tuy nhiên, ví dụ, nếu bạn đang học ở nước ngoài và bạn được hỏi nghĩ gì về đất nước đó, thật là dại khờ khi bạn nói rằng bạn nghĩ nó thật tệ- mặc dù bạn nghĩ rằng đó là sự thật.
Giám khảo đang trông đợi để nói chuyện với một thí sinh tích cực, thông minh và lịch sự.
2. KHUNG GIÁM KHẢO
Chắc chắn bạn đã nghe hoặc được kể bởi giáo viên tiếng Anh của bạn rằng giám khảo dùng cái được gọi là một “khung” để hỏi bạn những câu hỏi từ đó. Một khung đơn giản là một bộ khung câu hỏi được định trước về một chủ đề. Ví dụ, để biết về bạn, giám khảo sẽ hỏi một vài câu hỏi về quá trình học hành của bạn, nhưng ông ấy/cô ấy sẽ hỏi những câu trong khung đã được chọn.
Điều này có nghĩa bạn có thể tìm hiểu từ những sinh viên khác những người đã từng thực hiện kì thi trước đó những câu hỏi nào sẽ được thực hiện trong kì thi của bạn phải không? Thật đáng tiếc, điều này sẽ là không thể. Việc sử dụng khung câu hỏi không có nghĩa là tất cả các thí sinh đều nghe chính xác một bộ câu hỏi giống nhau. Trên thực tế có nhiều khung để giám khảo có thể chọn những câu hỏi.
Bạn có lẽ sẽ thích thú khi biết rằng phần mở đầu về các bộ câu hỏi tiêu chuẩn ở những chủ đề khác nhau cho tất cả các thí sinh có nghĩa là tính chính xác của việc đánh giá bạn được đảm bảo hơn nữa.
Mặc dù bạn không phải lo lắng về những câu hỏi đến từ đâu, điều cần thiết là hiểu rằng việc tiêu chuẩn hóa các câu hỏi nghĩa là kĩ thuật trả lời của bạn là rất quan trọng.
Ngoài ra, bạn nên biết rằng giám khảo đưa cho bạn một số điểm hơn 9 về bốn phương diện của khả năng nói:
a. Fluency and coherence- does your speech flow? Can you be easily understood?
b. Lexical resource- Do you use a reasonably wide range of vocabulary in your speech?
c. Grammatical range and accuracy- Do you use English grammar properly when you speak?
d. Pronunciation- Do you use English sounds, stress and intonation patterns etc. correctly?
Điểm số cuối cùng của bạn cho kì thi Speaking module là điểm trung bình của bốn điểm số này.
3. SỬ DỤNG TỐT NHỮNG CÂU HỎI ĐƯỢC HỎI
Nếu tình huống là một cuộc nói chuyện thông thường, nó sẽ là hoàn toàn hợp lý để trả lời một số câu hỏi với một hoặc hai từ trả lời ngắn, nhưng đây không phải là một cuộc nói chuyện thông thường.
e.g. Ordinary conversation:
Q: where do you come from?
A: Germany
Q: Which part of Germany?
Lưu ý là người hỏi đã hỏi một câu hỏi thứ hai để có thêm chi tiết.
Formal IELTS interview
Q: where do you come from?
A: Germany. Hamburg. It’s in the north, you know… a very busy city which a population of over one and half million people. But actually I live about 15 kilometres out of town- on a small farm.
Trong trường hợp này thí sinh được đưa một câu trả lời ngắn gọn nhưng thỏa mãn tận dụng đầy đủ câu hỏi được hỏi. Nhớ rằng đặc biệt trong Part 1&2 của kì thi, giám khảo không thể hỏi thêm câu hỏi để tìm ra những gì bạn nên nói với anh ấy hay cô ấy trước.
Tuy nhiên, đừng rơi vào tình huống khó chịu của việc cố gắng gây ấn tượng bằng các từ dài và những lời giải thích phức tạp. Một câu trả lời phức tạp thì không nhất thiết tốt hơn một câu trả lời đơn giản và súc tích bởi vì bạn có thể trở nên lạc hướng một cách dễ dàng. Giám khảo đang cần nghe trình độ lưu loát và nói ấp úng không có lợi cho điểm số tổng của bạn.
Nhìn chung, tốt hơn là đưa ra những câu trả lời đơn giản và chính xác hơn là những câu trả lời phức tạp, thiếu chính xác. Tuy nhiên, những câu trả lời đơn giản, không có nghĩa là những câu trả lời một từ, điều này sẽ ngăn cản bạn thể hiện cho ban giám khảo biết bạn có thể nói tốt như tế nào và yêu cầu giám khảo chuyển sang câu hỏi tiếp theo quá sớm.
Trả lời những câu hỏi đầy đủ khi chúng được đưa ra cho bạn- bạn không chắc có cơ hội thứ 2 để trả lời chúng.
Mong các bạn hãy ghi nhớ và áp dụng những gợi ý này khi luyện tập để đạt được kết quả tốt nhất nhé.
 
GỢI Ý CHO PHẦN THI NÓI (P1)
Sau khi đã đưa cho các bạn những gợi ý chung khi tham dự kì thi nói, hôm nay cô Thùy ED sẽ gửi đến các bạn những gợi ý chi tiết hơn cho từng phần thi nói. Như các bạn đã biết, IELTS Speaking module được chia làm 3 phần. Và hãy cùng tìm hiểu vào phần đầu tiên nhé !!
Phần 1. GIỚI THIỆU VÀ PHỎNG VẤN
1. CÁC YÊU CẦU.
Bạn chắc chắn sẽ được hỏi những câu hỏi chung về quá trình học hành của bạn, bởi thế bạn nên chuẩn bị những câu trả lời cho vài câu hỏi đơn giản về bản thân bạn. Để thực hành, viết một mô tả ngắn về tình hình hiện tại của bạn, và tưởng tượng những câu hỏi một người lạ có thể hỏi bạn dựa vào những gì bạn đã viết.
Các yêu cầu để bạn thực hiện có hiệu quả trong phần 1 đó là:
Giới thiệu bản thân một cách thoải mái, thân thiện
Đưa ra những thông tin cơ bản về bản thân một cách đơn giản, chính xác, và càng trôi chảy càng tốt
Thể hiện bản thân bạn như là một người sẵn sàng nói chuyện và có những điều thú vị để nói về bản thân mình
Nên nhớ rằng, phần 1 liên quan chủ yếu với việc bạn là ai, bạn đã làm cái gì, nhà của bạn hoặc gia đình của bạn, công việc hay việc học hành của bạn, và những điều quan tâm của bạn.
2. CÁI GÌ NÊN LÀM VÀ CÁI GÌ KHÔNG NÊN LÀM?
NÊN:
a. Thể hiện cho giám khảo thấy là bạn tự tin bằng cách mỉm cười và nhìn vào mắt ông ấy/cô ấy.
b. Nếu giám khảo bắt tay bạn, đáp lại cái bắt tay của anh ấy hay cô ấy một cách vững chắc.
c. Trả lời những câu hỏi bạn được yêu cầu một cách rõ ràng và trong một vài chi tiết ( dùng ít nhất hay hoặc ba câu)
d. Cho thấy bạn đang tự chủ bằng các nói tự do về bản thân và quá khứ của bạn.
e. Chắc chắn rằng bạn đã thực hiện đủ tốt trước kì thi để các thì quá khứ bạn sử dụng đúng hình thức và thích hợp.
KHÔNG NÊN:
a. Không báo cho giám khảo thấy rằng bạn lo lắng, hay nháy mắt và cử động quá nhiều.
b. Không bắt tay giám khảo nếu như lòng bàn tay của bạn ẩm ướt.
c. Không cắt giảm những câu hỏi phỏng vắn ngắn với một từ hoặc những câu trả lời rất ngắn.
d. Không đợi một câu hỏi khác- giám khảo muốn bạn trả lời mỗi câu hỏi một cách đầy đủ.
e. Đừng ngại sửa mình nếu bạn sai văn phạm, nhung lưu loát đúng là quan trọng. Việc thực hành ngữ pháp của bạn nên diễn ra tại lớp học hoặc tại nhà.
3. GỢI Ý NHỮNG TÙ VÀ NHỮNG MỆNH ĐỀ MỞ ĐẦU
Thực hành sử dụng những cụm từ và những câu bên dưới với sự giúp đỡ của đối tác. Yêu cầu đối tác của bạn hỏi bạn vài câu hỏi cơ bản để “ nhận biết bạn”.
Good morning/ afternoon.
Pleased to meet you.
I’m very well thank you. Anh you?
As you can see, I come from…
I was born in… but now I live in…
You can see that I’m ( nationality) but I’ve been living in ( your host coutry) for ( period of time)!
I am very close to my family, although I don’t live with them any longer.
Recently, I’ve been studying/ working at… Before that I studied/ worked at…
At the moment I’m studying/ working at…
4. CÁC PHẠM VI CHỦ ĐỀ THÔNG TIN KHÁI QUÁT
a. Nhà và gia đình bạn
Những câu hỏi về chủ đề này là khá phổ biến trong tất cả các kì thi phỏng vấn tiếng Anh, bao gồm IELTS. Giám khảo mong muốn tìm ra vài thông tin khái quát chung về bạn, nhà và gia đình bạn là một nơi rất tốt để bắt đầu.
Những câu hỏi chung có thể bao gồm:
- Where do you live?
- Do you live by yourself or with your family?
- Who do you share with?
- Is it a nice place? What’s it like?
- Are you here in (your host country) alone or is your family with you?
- Do you like living in ( your host country)?
- What do your parents do ? ( what is their profession or work status)
- Do you have any brothers and sisters?
You will probably not be asked all of these questions, but be ready to answer these or similar questions clearly and willingly.
Show as much interest in your own answers as the examiner does listening to the answer you give.
Try to think of yourself, and sound like, someone special- which, of course, you are!
Do not take too long to answer each question at this stage- let the examiner guide you. You should sense when he or she wants to move on to the next question.
Remember to smile !! ^.^
b. Công việc và học hành của bạn
Nếu bạn có một công việc ( hoặc đã có một công việc trong quá khứ) điều đó có thể là sự quan tâm của giám khảo. nếu không, nó không là vấn đề- bạn chắc bận rộn việc học hay cso thể nói về khóa học tiếng Anh của bạn. Nếu công việc hay việc học hành hiện tai không thể áp dụng với bạn, vậy thì có thể nói ngắn gọn về việc bạn đã băt đầu học tiếng Anh như thế nào và trường học hiện tại của bạn.
5. CÁC CỤM TỪ VÀ TỪ GỢI Ý NẾU BẠN KHÔNG CHẮC VỀ CÂU HỎI HAY CÂU TRẢ LỜI NHƯ THẾ NÀO
- I’m not exactly sure what you mean. Could you repeat the question please?
- I’m not quite sure how to answer that question, but perhaps….
- That’s rather difficult question, but ( maybe) I can answer you by saying…
Và nếu bạn không còn gì khác để nói:
- I think that is all I can tell you about…
- Is that all you’d like to know??
- I think that’s about it…?
- Would you like me to tell you more about…?
- I’m afraid that’s about as much as I know.
- I can’t think of anything else right now…
Chúc các bạn ôn tập hiệu quả :x
 
GỢI Ý CHO KÌ THI NÓI (P2)
Hôm nay các bạn hãy cùng cô Thùy ED tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về phần thứ 2 trong kỳ thi IELTS Speaking nhé !!!
PHẦN 2: SỰ CHUYỂN HƯỚNG RIÊNG LẺ (3-4 PHÚT)
1. CÁC YÊU CẦU
Bạn sẽ biết phần 2 đã bắt đầu khi giám khảo yêu cầu bạn nói một số chi tiết về chủ đề cụ thể- một chủ đề là luôn dễ dàng để bạn tìm ra những điều để nói. Lưu ý rằng bạn chỉ được yêu cầu để nói về một chủ đề.
- Các yêu cầu để bạn thực hiện có hiệu quả trong phần 2 đó là:
- Nói một số chi tiết về chủ đề nêu trên thẻ bạn được đưa
- Cố gắng đưa một câu trả lời đã được sắp xếp bằng cách theo những chỉ dẫn được viết trên thẻ.
- Tiếp tục nói chuyện về chủ đề- không có sự giúp đỡ từ giám khảo – trong ít nhất 1-2 phút.
Nhớ rằng phần 2 có liên quan tới khả năng của bạn khi nói với rất ít hay không ấp úng và ở một số chi tiết về một chủ đề đơn giản.
2. CÁI GÌ NÊN LÀM VÀ CÁI GÌ KHÔNG LÀM
NÊN:
a. Dùng thời gian chuẩn bị của bạn để nghĩ về câu trả lời - chỉ nghĩ về điều gì được viết trên thẻ.
b. Sắp xếp câu trả lời của bạn bằng cách theo trật tự lời gợi ý được đưa ra trên thẻ
c. Nhận biết bạn đã nói được bao lâu bằng cách thực hành với một cái đồng hồ đeo tay trước khi bạn làm trong kì thi
d. Chắc chắn bạn đã trả lời tất cả những yêu cầu trên thẻ, và chuẩn bị để trả lời một vài câu hỏi cuối.
KHÔNG NÊN:
a. Không lạc đề, nghĩa là, không nói về những điều mà không liên quan trực tiếp tới chủ đề trên thẻ
b. Không do dự quá lâu trong câu trả lời của bạn. Nói về bất cứ điều gì tốt hơn là không nói gì cả!
c. Đừng sợ sai văn phạm, nhưng lưu loát cũng quan trọng như văn phạm, và quá nhiều sự sửa chữa sẽ làm cho bạn khó hiểu.
d. Đừng mong đợi giám khảo sẽ đưa ra phản hồi bạn đã thực hiện tốt ra sao trong cuộc nói chuyện của bạn.
3. LÀM CÁI GÌ TRONG NHỮNG PHÚT IM LẶNG
Khi giám khảo đưa thẻ cho bạn thì thời gian chuẩn bị một phút của bạn bắt đầu. Đọc thẻ một cách cẩn thận, chú ý chủ đề là điều gì. Vì không có tiêu đề trên thẻ, chủ đề có thể không rõ ràng ngay lập tức nhưng chủ đề được đưa ra trong câu đầu tiên.
Bạn sẽ thấy rằng có một số lời gợi ý theo sau, và tất cả các mục thông tin đã yêu cầu được mong chờ được đề cập trong câu trả lời của bạn. Bạn chắc chắn có thể thêm thông tin nếu bạn nghĩ nó phù hợp, và bạn thật sáng suốt khi làm như vậy- nếu bạn có thời gian- miễn là bạn không lạc đề ( nói ra khỏi hay đi xa khỏi chủ đề )
Phương pháp bắt đầu tốt nhất là đọc thẻ nhanh tù đầu đến cuối, sau đó quay trở lại lời gợi ý chi tiết đầu tiên sau câu chủ đề. Nghĩ đến những điều để nói về mỗi chỉ dẫn trong thời gian còn lại bạn có. Mặc dù bạn được phép làm những ghi chú ( và đề cập tới chúng trong câu trả lời của bạn),trừ khi bạn đã thực hành cách này, tốt nhất là nên dành thời gian của bạn cho việc nghĩ tốt hơn là viết. Nhưng vài thí sinh có thể muốn hỏi giám khảo cho giấy viết để viết vào.
Thường luôn có 3 hay 4 lời gợi ý để nói- vì thế nhắm nói 30 giây cho mỗi cái.
Một thẻ chủ đề mẫu:
Describe a city or a town that you know well.
You should include in your answer:
- The location of the city or town
- The part of the city or town you are most familiar with
- Important landmarks and places to visit
- And what makes that city or town special to you and to others.
Chú ý rằng chủ đề có trong câu đầu tiên. Cũng lưu ý rằng có hơn 4 lời gợi ý theo sau ( có thể có nhiều hay ít hơn). Nếu bạn nói khoảng 30 giây cho mỗi cái của 4 lời gợi ý này, bạn sẽ nói khoảng 2 phút- điều này thỏa đáng hơn. Đừng nói nhiều hơn 2 phút.
Giám khảo có thể hoặc không thể ngăn bạn nói sau 2 phút, do đố nên hoàn thành trong khoảng thời gian đó. Tất nhiên rất quan trọng để nói ít nhất một phút, nên nếu bạn gặp khó khăn cho việc nói trong độ dài của thời gian đó, bạn sẽ phải thực hành, thực hành, thực hành !!!
Hãy xem một câu trả lời khá tốt sau:
I’m going to talk about the city of Sydney- on the east coast of Autralia- a very modern and clean city with a beautiful harbour…er…. With a population of about four and a half million inhabitants – it gets quite busy in peak hour because just about everyone travels to work by car or train, but it is a great place to live because there are many exciting things to see and do- especially for young people.
I live in the inner-city – in a typical older style building… I think it was built about 100 years ago.. it’s quite spacious, but many people live in modern apartment blocks. Sydney is quite a tall city- skyscrapers etc- but there are a lot of wide streets- often lined with trees. The Autralian gum- tree is everywhere, but of course, koalas and kangaroos can only be found in the zoo these days. Because the weather is so warm- most days there are skies and sunshine- because of this, people tend to smile a lot- they seem to enjoy their lives.
The Opera house is a favorite place for tourists to visit- it looks like the sails of a ship from a distance. And the Habour Bridge is also strange- it looks something like a coat- hanger – and it is used very effectively at Xmas and New year to put on wonderful fire-work displays.
I think it’s sense of space and freedom that people notice first when they come to this city. It has a mixed population- people come from so many different backgrounds- but there doesn’t seem to be as much tensions as in other cities. Perhaps people are busy dreaming about the beach to worry about riots and that sort of things. Water is always nearby, and the harbour is really one of the most beautiful sights of the world.
Câu trả lời được đưa ra trong tiếng Anh khá đơn giản- bạn nên tránh đưa ra một câu trả lời phức tạp với từ vựng khó. Nó bao gồm tất cả những điểm được viết trong hình thức ghi chú ở trang trước, và ước chừng độ dài thích hợp cho một câu trả lời hay. Tất nhiên, tốc độ bạn nói cũng sẽ quyết định bạn có thể nói bao nhiêu. Tăng tốc độ nói của bạn bằng cách thực hiện nói chủ đề hàng ngày và nâng cao cách phát âm của bạn nhé !!
 
Như các bạn đã biết, part 3 trong phần thi IELTS Speaking bao giờ cũng là phần khó nhất. Vì thế các bạn hãy cùng cô Thùy ED chuẩn bị thật kĩ các bước trong phần thi này nhé !!
1. CÁC YÊU CẦU
Phần 3 của kỳ thi Speaking Module là một đòi hỏi khắt khe nhất. Mặc dù nó được mô tả nhu một cuộc thảo luận hai chiều, bạn sẽ được trông đợi để làm phần lớn cuộc nói chuyện. Những câu hỏi hay những gợi ý bạn phải trả lời được nối kết với chủ đề bạn đã nói tới trong phần 2, nhưng họ lấy chủ đề rộng hơn từ bạn và cuộc sống trực tiếp của bạn và tới các phạm vi của sự quan tâm chung nhiều hơn.
Cuộc thảo luân được thiết kế để:
· Làm cho bạn nghĩ và bình luận về những vấn đề khác nhau ( trong một phạm vi chủ đề cụ thể ) mà liên quan tới con người sống trong thế giới ngày nay.
· Khuyến khích bạn đưa ra các ý kiến của bạn
· Mở rộng phạm vi câu trả lời của bạn để bao gồm một số hay tất cả các điều sau:
- Mô tả chi tiết
- Tương phản và so sánh
- Thảo luận các tình huống như chúng ta đã được làm trong quá khứ
- Tưởng tượng các tình huống như chúng có thể xảy ra trong tương lai
Nhớ rằng sự trình bày hiệu quả trong phần 3 yêu cẩu một khả năng ứng phó với những câu hỏi và những gợi ý về các ý tưởng không thực tế.
2. CÁI GÌ NÊN LÀM VÀ CÁI GÌ KHÔNG NÊN LÀM
NÊN:
a. Cố gắng nói loanh quanh một câu hỏi khó bằng cách tự biện (đoán), dùng các từ đơn giản nếu bạn có thể biểu lộ các ý tưởng phức tạp. Điều này tốt hơn nhiều so với cố gắng gây ấn tượng với các từ to lớn mà bạn có thể sử dụng không đúng cách.
b. Không là một ý hay để chỉ từ chối, luôn cố gắng trả lời một câu hỏi càng đầy đủ càng tốt và bằng cách tốt nhất bạn có thể. Nếu bạn gặp khó khăn và không thể tiếp tục, giám khảo có thể giúp đỡ bạn nếu bạn hỏi : “ bạn có thể đặt câu hỏi theo một cách khác không?”
c. Sử dụng cụm từ mở đầu khác nhau để bắt đầu trình bày một ý kiến.
d. Sử dụng các hình thức tương lai thích hợp và các cụm từ để diễn đạt khả năng của một tình huống tương lai xảy ra.
KHÔNG NÊN:
a. Không lặp lại thông tin bạn đã đưa ra trong cuộc nói chuyện ban đầu bạn đã đưa ra trong phần 2. Mặc dù các câu hỏi và các gợi ý trong phần 3 được kết nối với chủ đề phần 2, nó không chắc rằng thông tin bạn đưa ra sau đó sẽ phù hợp với bây giờ.
b. Đừng lo lắng nếu bạn không thể trả lời dễ dàng. Giám khảo sẽ hỏi nhiều câu hỏi khó trong phần 3, và chắc chắn cố gắng tìm ra “trần” của bạn – thời điểm mà bạn không thể giao tiếp dễ dàng ( vì thiếu vốn từ hay một kỹ năng nói khác)
c. Nếu bạn được yêu cầu nói về tương lai, không dùng quá nhiều từ “ will”. Có nhiều các để diễn đạt tương lai trong tiếng Anh. Từ “ will” thường quá xác định để sử dụng đoán về những điều mà, rốt cuộc, có thể không xảy ra.
3. NHỮNG CỤM TỪ MỞ ĐẦU CHO VIỆC ĐƯA Ý KIẾN
- I think/ believe ( that)
- In my opinion ….
- I strongly believe that…
- What I think is this: ….
- It seems to me that ….
- In my view ….
- As far as I’m concerned ….
- If you ask me …
- Don’t you think that ….
Các bạn hãy ôn tập thật kỹ nhé !! Ngày mai cô Thùy ED sẽ gửi đến các bạn các chủ đề cho phần này và thêm các cụm từ để nói về tương lai nhé <3
 
GỢI Ý CHO BÀI THI NÓI ( PRACTICE )
Như đã hứa với các bạn, hôm nay cô Thùy ED sẽ gửi đến cho các bạn một số chủ đề và các mẫu câu để các bạn luyện tập nhé !!!
1. CÁC CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN
Vì bạn không thể biết đề tài nào bạn sẽ được yêu cầu nói đến trong phần 2 của kì thi Speaking Module bạn sẽ không thể biết trước được bất cứ chi tiết nào về phạm vi chủ đề mở rộng hơn mà được thảo luận trong phần 3. Những chủ đề có thể thảo luận sau chỉ dùng cho thực hành :
· Problems that affect your country.
· Financial success and how to achieve it.
· Poverty and hunger in the Thirld World.
· The relevance of school examinations
· Matherialism and the consumer
· Space travel
· Modern medicine
· Crime and punishment
· Fashion and design
· Public transport
· Youth and the problems they face
· The role of television and radio in society
· The influence of the print media
· Current affairs
· The changing nature of family life
· Nuclear energy
· World economic solutions
· Diet, health and exercise
· The consequences of global warming
· Recreational facilities in modern cities
· Future energy resources
· Censorship and the Internet
· Types of governments in the world today
· Women in the workplace
· The qualities and skills of a good company manager
· The neccessity of a strong defence force
· The advantages of an International language
· The design of modern cities
· The influence of sport in society
· Street protests and individual rights
· Religion and the church in the modern world
· The pros and cons of living in a foreign country
· The meaning of hapiness
· Living together, marriage and divorce
Khi bạn thực hành nói lần đầu về những chủ đề này, thử làm nó bằng ngôn ngữ của bạn. Nghĩ về tình huống như nó có thể đã được xảy ra trong quá khứ, những điều trong hiện tại, và những điều có thể trở nên như thế nào trong tương lai. Làm các so sánh, đưa ý kiến, và cố gắng để nghe có vẻ trang trọng. Sau đó thực hành bằng tiếng Anh
2. CÁC CỤM TỪ ĐƯỢC GỢI Ý ĐỂ NÓI VỀ TƯƠNG LAI
- I’m certain that …. ( something will/ is going to happen)
- Most probably … ( something will/ is going to happen)
- It’s ( always) possible that … ( something might happen)
- I hope that… ( something happens or doesn’t happen)
- (something) probably will ( happen) in the short term won’t long possibly/ maybe it will
- ( something) might even … ( happen)
- Perhaps ( something) will even … ( happen) it’s 50-50 whether or not
- Of course, ( something) could always ( happen), especially if
- There’s a good chance that… ( something will happen)
- Sometimes I wonder if ( something is going to happen)…
- I’m not sure if it’ll… but…
Lưu ý việc đưa vào các mệnh đề “ If” điều kiện thứ nhật mà có thể hữu dụng khi được yêu cầu suy đoán về khả năng một điều gì đó xảy ra trong tương lai.
Chúc các bạn ôn tập hiệu quả nhé !!
 
Hôm nay, cô Thùy ED sẽ gửi đến các bạn các gợi ý viết cho bài task 1 nhé !!!
1. HIỂUWRITING TASK 1
Writingtask 1 được biên soạn để kiểm tra khả năng giải thích và trình bày của bạn vềthông tin được cho ở hình thức ngắn, thường là dữ liệu trong sơ đồ, đồ thị, biểuđồ hay bảng biểu. Bạn phải trình bày thông tin bằng những từ của riêng bạn nhưnhững câu hoàn chỉnh trong những đoạn văn, nghĩa là, không phải dưới hình thứcghi chú trừ khi được yêu cầu cụ thể. Số lượng tối thiểu của từ mà bạn được yêucầu phải viết là 150. Bạn không được yêu cầu để đưa ra quan điểm, những giảthuyết, hay rút ra những kết luận về thông tin đã cho.
Thông tincó thể được trình bày cho bạn theo một số cách, chẳng hạn như:
· Mộtđồ thị
· Mộtsơ đồ các giai đoạn của một quá trình hay thủ tục
· Mộtbiểu thị thanh/ cột hay biểu đồ tròn
· Mộtbảng các thông tin
· Mộtchuỗi các sự kiện
· Mộthình ảnh của một vật cho thấy cách thức hoạt động của nó
Có thểcó một sự kết hợp của đồ thị, bảng biểu và biểu đồ, và bạn có thể được yêu cầuso sánh thông tin được đưa ra. Tuy nhiên, thỉnh thoảng ngay cả khi câu hỏikhông đặc biệt yêu cầu bạn so sánh thông tin, bạn có thể sẽ nhận thấy cần thiếtđể làm như vây. Nhớ so sánh thông tin được hiển thị, nếu nó giúp ích cho sự diễnđạt của bạn.
Ngoài ra,bạn có thể được yêu cầu dùng thông tin được đưa ra để hỗ trợ cho một câu phátbiểu.
Trươc hết,bạn phải hoàn toàn hiểu bài tập và cái gì bạn được yêu cầu. Dành một hay haiphút để đoán bạn đang xem cái gì và bạn phải đưa ra thông tin gì.
2. DÀNÝ CHO SỐ LƯỢNG CÁC ĐOẠN VĂN
Một khibạn đã đọc bài tập một cách cẩn thận và bạn chắc chắn về những gì để làm, bạn cầnlập dàn ý cho câu trả lời của bạn. Vì bạn chỉ có 20 phút để hoàn thành bài tập,bạn không có thời gian để viết một dàn ý chi tiết trên giấy. Thay vào đó, bạnnên tìm kiếm những đặc điểm chính của sơ đồ, bảng biểu, biểu đồ, quá trình...Điều này sẽ giúp bạn xác định số lượng các đoạn văn để viết trước khi bạn bắt đầu.
Để bắt đầu,bạn sẽ cần một đoạn mở đầu mô tả bảng biểu. Sau đó bạn nên chú ý thông tin đượctrình bày trong các cột và dòng. Bạn có thể viết 3 đoạn thân bài theo thông tincột hay 4 đoạn thân bài theo thông tin dòng. Không có vấn đề gì với những dàn ýbạn chọn, nhưng bạn phải quyết định trước khi bạn bắt đầu viết. Chú ý rằng bạnkhông cần kết luận riêng biệt cho Writing Task 1.
Bạn cũngnên quyết định cái nào là đề tài chính của mỗi đoạn trước khi bạn viết. Nóichung, bạn nên tập trung vào viết tổng số giữa 3 và 5 đoạn cho Writing Task 1.
Đôi khi,đó là một ý tưởng hay khi kết hợp đoạn mở đầu và đoạn thân bài đầu tiên vớinhau, nhưng chỉ trong writing task 1. Nếu có khá nhiều thông tin bao gồm trongcâu trả lời của bạn, bạn có thể không hoàn thành bài tập trong 20 phút nếu bạnviết một đoạn mở đầu dài. Tuy nhiên, một đoạn mở đầu quá ngắn, ví dụ, một câuđơn ngắn, sẽ không có chức năng như một đoạn. Tương tự, bạn cần phải kết hợp nhữngđoạn mà chứa nhiều hơn một ý chính, nhưng chỉ làm điều này trong Writing task1.
 
Hôm nay, cô Thùy ED sẽ tiếp tục gửi đến cho các bạn các gợiý cho phần writing task 2 nhé !!
1. HIỂU WRITING TASK 2
Writing task 2 quan trọng hơn writing task 1. Writingtask 2 được tính điểm cao hơn về điểm sốtổng thể trong IELTS Writing Test hơn là Writing task 1. Tuy nhiên, bạn phảihoàn thành cả hai bài tập để lấy điểm số xác đáng. Bạn được khuyên một cách rõràng là dành 20 phút cho Wrting Task 1 trước khi chuyển qua Writing Task 2. Đólà một sai lầm nếu dành nhiều thơi gian hơn cho Task 1. Bạn chắc hẳn chỉ cần 40phút cho Writing task 2, và bạn nên để lại một ít thời gian vào cuối giờ để kiểmtra bài làm của bạn trong cả hai phần bài tập. Lưu ý rằng bạn không phải cố gắnglàm Task 1 trước. Bạn có thể trả lời Task 2 trước, nếu bạn muốn.
Phần yêu cầu cho task 2 là bạn viết một bài tiểu luận hoặcbái cáo không dưới 250 từ về một chủ đề về một mối quan tâm chung được đưa ra.Bài tiểu luận là một bài viết văn về một đề tài đặc biệt Một bản báo cáo là mộtbài tường thuật chính thức thực hiện sau cuộc điều tra một đề tài, nhưng vì nhữngmục đích của IELTS Writing Test, một bản báo cáo có thể được viết theo vănphong thích hợp với một bài tiểu luận. Vì thế, trong Task 2, một bài tiểu luậnhay bản báo cáo có thể là một sự tranh luận liên quan đến một chủ đề, hay mộtbài tường thuật của một tình huống liên quan đến một chủ đề.
Bài tập này không chỉ đánh giá khả năng viết của bạn, mà cònkhả năng tư duy và thảo luận của bạn về một vấn đề nào đó. Cho nên, quan trọnglà bạn có các ý tưởng và ý kiến về một phạm vi rộng về những đề tài quan tâmchung, điều này có nghĩa là bạn nên hiểu biết nhiều và nắm được nhiều tin tức vềhầu hết những vấn đề phổ biến và gây ra tranh luận mà được thảo luận trên cácphương tiện truyền thông hiện nay. Đôi khi, các chủ đề IELTS Writing Task 2 làvề sự quan tâm giáo dục, mà trong trường hợp đó kiến thức cá nhân và kinh nghiệmcủa bạn về chủ đề có thể có liên quan, nhưng hãy cẩn thận đùng viết về nhữngkinh nghiệm cá nhân của bạn, thay vào đó dùng chúng để nói chung chung và kháchquan về chủ đề. Ngoài ra bạn sẽ cần phải trình bày suy nghĩ của bạn một cách cótổ chức và trật tự.
Có 5 bước trong quá trình viết một bài tiểu luận cho IELTSWriting Test:
- STEP 1: ANALYSE THE QUESTION
- STEP2: THINK ABOUT ANSWER
- STEP 3: PLAN THE ANSWER
- STEP 4: WRITE THE ANSWER
- STEP 5: CHECK THE ANSWER
2. BƯỚC 1. PHÂN TÍCH CÂU HỎI ( khoảng 1 phút)
Những câu hỏi của Writing Task 2 là thuộc hai loại cơ bản màcó thể phân ra là loại A và loại B.
a. Những câu hỏi loại A
Đầu tiên, có những câu hỏi cần một lập luận để làm câu trả lời.Những bài tiểu luận mà chứa một lập luận là những bài mà trong đó những ý kiếncủa bạn liên quan đến một chủ đề là cần thiết, như là sự hiểu biết và sự rìnhbày của bạn về những ý kiến đối lập. Bạn nên xem xét những lập luận như có haimặt ( thường là có/ không, hay tích cực/ tiêu cực ), một trong những cái mà bạnủng hộ.
Nếu bạn đổi sự tranh luận theo hướng một câu hỏi có/ không,bài tiểu luận bạn viết sẽ rất giống một cuộc thảo luận mà trong đó bạn trìnhbày cả 2 mặt của một vấn đề: một mặt bạn tin, một mặt những người có quan điểmđối lập với bạn tin. banj nên ủng hộ lập luận của mình bằng chứng cứ đủ hợp lệđể chứng minh quan điểm của bạn, cũng như bác bỏ sự đối lập của lập luận.
b. Những câu hỏi loại B
Thứ hai, có nhiều câu hỏi cần lời giải thích để làm câu trảlời. Những bài tiểu luận loại này yêu cầu bạn phải mô tả và tìm hiểu tình huốngliên quan đến chủ đề, với sự nhấn mạnh ít hơn và việc đưa ra những ý kiến. Bạnnên mô tả tình huống liên quan đến chủ đề, và tìm hiểu những lí do cho tình huốngđó. Mặc dù trong trường hợp này bạn không phải ủng hộ một lập luận, cung cấp bằngchứng về sự thật ( hay mặt khác) của tình huống đều là sáng suốt.
ở cả hai câu hỏi loại A và B bạn có thể cần đưa ra những kiếnnghị, đề xuất những giải pháp, hoặc đưa ra lời khuyên.
E.g.
Loại A:
- Studying theEnglish language in an English- speaking country is the best but not the onlyway to learn the language. Do you agree or disagree with this statement?
Loại B:
- Describe someof the problems that overpopulation causes, and suggest at least one possiblesolution
Sẽ giúp ích khi lập dàn ý cho nhữngcâu trả lời của bạn quan tâm đến những câu hỏi Writing Task 2 khi được viết dướihình thức câu hỏi wh/ how, hay yes/ no. Loại sau đặc biệt hữu ích khi xem xét mộtcâu hỏi loại A ( tranh luận ) bởi vì xác định mặt đối lập của lập luận dễ dànghơn.
Hôm sau, cô Thùy ED sẽ gửi đến cácbạn những bước tiếp theo để làm bài thi này nhé !!
 
GỢI Ý CHO BÀI WRITING TASK 2 ( P2)
Hôm nay các bạn hãy tiếp tục đến với các bước tiếp theo làm bài Writing Task 2 với cô Thùy ED nhé !!!
1. BƯỚC 2. SUY NGHĨ CÂU TRẢ LỜI (khoảng 2 phút)
Trước khi bạn lập dàn ý câu trả lời của bạn, bạn cần suy nghĩ 2 hay nhiều ý chính mà bạn sẽ dùng để hỗ trợ những gì bạn phải nói trong bài tiểu luận của bạn. Bước này thường được xem như là “ động não”. Trong quá trình động não thực sự, bạn viết càng nhiều ý tưởng và từ hình thành trong đầu bạn khi bạn nghĩ về chủ đề thì càng tốt. Đừng đánh giá giá trị của những ý tưởng khi chúng đến với bạn- làm điều đó sau, sau khi bạn đã có những ghi chú mà bạn đua vào nhóm từ và ý tưởng liên quan.
Chuẩn bị cho buổi động não này- một mình, với một số cộng sự, hay trong một nhóm thảo luận nghiên cứu- là cần thiếu khi viết những bài tiểu luận ở cấp độ đại học. Nó thể hiện sự phức tạp của bài tập, và bộc lộ những gì bạn đã biết và những gì bạn cần biết về chủ đề để hoàn thành bài luận.
Thực hành động não tốt trước khi tham dự kì thi IELTS. Viết ra trên một tờ giấy trắng càng nhiều ý tưởng và từ về chủ đề bạn đã chọn càng tốt. Kế đến, đưa chủ đề ở giữa một “mạng ý tưởng” giống như hình bên dưới, và đặt những từ bạn đã nảy ra bất chợi vào những nhóm những ý tưởng liên quan. Bạn không phải đưa vào tất cả các ý tưởng bạn viết ra.
Chú ý rằng bạn không có thời gian trong kì thi thực tế đề hoàn thành quá trình động não chi tiết hay “mạng ý tưởng”. Phương pháp chỉ được đưa ra để thực hành. Dù sao, bạn nên độngnão thường xuyên để phát triển kĩ năng cần thiết để giúp bạn nghĩ về những ý tưởng chính cho câu trả lời của bạn. Với những câu hỏi loại A, bạn sẽ chỉ viết một bài luận thành công nếu bạn có thể nghĩ tối thiểu hai ý chính hỗ trợ cho lập luận đối với trường hợp bạn muốn trình bày.
Tương tự với những câu hỏi loại B, bạn sẽ cần tối thiểu hai khía cạnh chính của cuộc thảo luận mà chủ đề bài luận của bạn dựa vào đó. Trong mỗi trường hợp chỉ có 2 tới 4 ý tưởng chính là cần thiết bởi độ dài của bài tập – 250 từ.
2. BƯỚC 3. LẬP DÀN Ý CHO CÂU TRẢ LỜI (khoảng 2 phút )
Trong kì thi thực tế, bạn không có thời gian để viết một dàn ý chi tiết. Dàn ý của bạn cần ngắn gọn,và dĩ nhiên chỉ được viết trong đầu bạn. ( bất cứ các dàn ý được viết trong kì thi IELTS thực tế sẽ bị bỏ qua khi bài viết của bạn được đánh giá). Tuy nhiên, khi bạn đã nghĩ về những ý tưởng chính câu trả lời của bạn sẽ chứa, bạn cần kết cấu và sắp xếp câu trả lời của bạn. Bằng chứng về khả năng tổ chức được tính điểm vào Writing Task 2 Band Score của bạn.
Bạn nên chỉ dành một vài phút để đọc và hiểu câu hỏi, nghĩ và xây dựng một câu trả lời ( khoảng 5 phút từ bước 1 tới bước 3). Cho nên, quan trọng là biết làm thế nào để tạo thành một dàn ý được sắp xếp tốt một cách nhanh chóng và khéo léo với những ý tưởng bạn đã “ động não”.
Chú ý những điểm này về dàn ý:
- Dàn ý được bao gồm 5 phần: chủ đề, loại câu hỏi, phần mở bài, thân bài và kết luận.
- Mục đích của phần mở bài là thể hiện chủ đề một cách rõ ràng. Hơn nữa,vì bài tập trong trường hợp này là trình bày một lập luận, quan điểm của người viết cũng sẽ được thể hiện trong phần mở bài.
- Có 3 ý chính được thể hiện trong phần thân bài của bài luận.Thân bài gồm có 3 đoạn văn bao gồm 2 ý chính để hỗ trợ cho quan điểm của người viết, và 1 ý chính để cân bằng quan điểm của người viết với quan điểm lựa chọn.
- Phần kết bài của bài luận có một điểm phụ mà không được phát triển một cách đầy đủ, và một quan điểm phụ thuộc.
- Tổng số lượng từ tối thiểu được đề nghị cho mỗi đoạn là số lượng từ tối thiểu được yêu cầu tương xứng để hoàn thành bài tập.
Chúc các bạn ôn tập hiệu quả !!
 
GỢI Ý CHO BÀI THI WRITING PART 2( P3)
Cô Thùy ED sẽ tiếp tục gửi đến các bạn các bước tiếp theo nhé !!
1. BƯỚC 4. VIẾT CÂU TRẢ LỜI (KHOẢNG 30 PHÚT)
Khi bạn có một dàn ý, hoặc là nhanh chóng viết ra hoặc trong đầu bạn, đã đến lúc để viết câu trả lời thực sự. Bắt đầu với phần mở đầu- không cần viết đầu đề hay lặp lại câu hỏi
· Phần mở đầu
Câu chủ đề của mỗi phần mở đầu chỉ ra ý chính của đoạn văn, và giới thiệu đề tài bài luận. các ý trong những đoạn được nối với nhau bằng những từ nối hay từ liên kết. Trong tất cả những ví dụ này, câu chủ đề là câu đầu tiên của mỗi đoạn. Nó không cần luôn luôn là câu đầu tiên, nhưng nó làm đoạn văn dễ viết hơn. Chú ý câu chủ đề rõ ràng, đơn giản, thú vị và nhiều thông tin như thế nào.
Trong tất cả các phần mở đầu những câu theo sau câu chủ đề cho người đọc một ý niệm về phần còn lại của bài luận được xây dựng như thế nào. Chúng có chức năng tương tự như một “bản đồ” của bài luận, mặc dù, bản đồ không cần phải được hoàn thành trong bài luận IELTS ngắn.
Câu cuối cùng của đoạn mở đầu dẫn dắt một cách tự nhiên tới đoạn thân bài đầu tiên.
· Phần thân bài
Giống như đoạn mở đầu, câu chủ đề của mỗi đoạn thân bài đều nói rõ hoặc đề cập đến ý chính của đoạn văn, và những ý trong các đoạn được nối với nhau bằng các từ nối hoặc các từ liên kết.
Trong mỗi trường hợp, các câu của đoạn thân bài đầu tiên có liên quan đến ý chính của bài tiểu luận. nếu một ý mới được giới thiệu, nó được hỗ trợ với chi tiết bổ sung hoặc với các ví dụ
Nếu bạn đang phát triển một luận cứ, bạn nên chứng minh mỗi phát biểu bạn đưa ra với một bằng chứng thích hợp. Lưu ý rằng các phát biểu có thể trái ngược cũng như hỗ trợ ý chính, để phát triển luận cứ.
Câu cuối của một đoạn thân bài thường hoàn chỉnh ý chính của đoạn văn.
· Cân bằng luận cứ
Những bài tiểu luận yêu cầu luận cứ về điều gì đó phải được cân đối bằng cách đưa vào một đoạn văn mà đưa ra một quan điểm thay thế, hoặc chỉ ra và bác bỏ mặt đối lập của luận cứ.
Tuy nhiên, nếu bạn không đồng ý với măt ngược lại của luận cứ, bạn cần bác bỏ ý kiến hoặc quan điểm đó. Điều này có nghĩa là bạn chỉ ra mặt đối lập của luận cứ trước, và sau đó đưa ra những lý do tại sao bạn không đồng ý. Có thể luận cứ đối lập không thuyết phục, hay không bao gồm tất cả cơ sở lập luận được biết đến. Hay có lẽ luận cứ của bạn là thuyết phục hơn, trong trường hợp này bạn phải nói lý do tại sao. Dĩ nhiên, bạn có thể không đồng ý một cách mạnh mẽ, nhẹ nhàng hay chỉ một phần.
Những cụm từ được đề nghị cho các đoạn văn phản luận:
- However, I strongly disagree…
- Nothing could be further from ( strong disagreement) the truth
- I find it’s hard to agree…
- Nevertheless, I cannot agree…
- Perhaps this is true, but it cannot be denied that…
· Phần kết luận
Phần kết luận luôn bắt đầu bằng một cụm từ kết thúc đặc biệt ( In conclusion, To sum up, To conclude….) mà nối kết nó với phần còn lại của bài luận.
Chú ý câu điều kiện có thể rất có hiệu quả trong phần kết luận. Một lý do cho điều này là nó có thể liên quan tới những gì có thể xảy ra như là kết quả của những lời khuyên và kiến nghị của bạn. Dĩ nhiên bạn có thể dùng những câu điều kiện ở chỗ khác trong bài luận của bạn. Nếu bạn dùng những câu điều kiện, phải chắc rằng cấu trúc của các câu đúng ngữ pháp.
Hơn nữa, trong một bài tiểu luận ngắn khoảng 250 từ, phần kết luận có thể chỉ dài một hoặc hai câu. Phần kết luận nên tóm tắt ngắn gọn những gì bạn đã nói trong bài luận của bạn, và không thường đưa thêm 1 ý mới, trừ khi nó là một vấn đề thứ yếu. Tuy nhiên, nó là một nơi thích hợp để đưa ra lời khuyên hoặc đề xuất, hay để tư vấn và cung cấp các giải pháp, nếu bạn được yêu cầu làm như thế.
2. BƯỚC 5. KIỂM TRA CÂU TRẢ LỜI
Bạn nên dành 5 phút cuối của bài tập viết để kiểm tra bài làm của bạn về những lỗi ngữ pháp và chấm câu bị thiếu hoặc bị lỗi. Để giúp bạn nhớ những gì cần kiểm tra, bạn có thể thích học những vần thơ ngắn này:
First look for missing Articles, and be sure to check the rest,
Third- person present singular Verbs are next, just add an ‘s’.
Then check the voice and tense of Verbs, Verb form and Verb agreement,
But after the four Vs come the four Ps or there ‘II be grievance:
Plurals, pronoun, preposition; check your Parts of Speech,
And finally, Conditionals, if uncertain then check each.
 
×
Quay lại
Top