Những mảng tối của giáo dục Đại học ở Việt Nam

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
- Trước khi bắt đầu bóc mẽ những mảng tối này. Tôi mong bạn hãy giữ bình tĩnh và cố gắng đọc để thấu hiểu và cảm nhận những điều tôi muốn nói. Nó tương tự như bạn đang uống một viên thuốc mà sau đó bạn sẽ tỉnh táo hơn, khỏe khoắn hơn. Bởi vì rằng, những điều tôi sắp viết ra đây, chắc chắn rất nhiều bạn cảm thấy hơi nhói nhói ở tim và mình đang sống trong một môi trường như vậy. Nói ra thì bảo là tôi nói nhiều nhưng tôi thật sự muốn bạn lắng nghe những điều từ sâu trong lòng tôi, một người muốn một điều gì đó tốt đẹp cho bạn và cho cả xã hội này.
Hãy bắt đầu hành trình khám phá những mảng tối…

1. Sai Ngay Từ Khi Ta Bắt Đầu.

Ở Việt Nam, hầu như các học sinh không được định hướng nghề nghiệp, tương lai một cách đúng đắn. Mãi đến lên cấp ba thì các bạn mới được nhà trường hay gia đình vạch sẵn một con đường, một định hướng nào đó. Và bạn cứ theo xu hướng của xã hội mà đi, cố gắng học cái ngành mà kiếm được nhiều tiền, nghề hot…
Có một thời gian, một định hướng khi sinh viên cứ mãi đổ xô vào ngành Thủy Sản khi nhà nước có định hướng phát triển khai thác và chế biến Thủy Sản.
Một thời thì đổ xô vào các ngành kinh tế, tài chính ngân hàng đến khi ra trường thì bị bão hòa và khó tìm kiếm việc. Ngân hàng, tài chính bể nợ, bất động sản đóng băng. Làm ngân hàng tưởng lương nghìn đô hóa ra vài triệu đồng. Chạy như chó đuổi mà chẳng biết mình đang chạy vì điều gì.
Gần đây, các bạn lại đổ xô vào ngành CNTT và tương lai thì tôi nghĩ rằng bạn cũng biết, không phải lúc nào CNTT cũng là cái nôi của thành công.
Những ngành nghề hot ở thời điểm hiện tại không phải lúc nào cũng là hot ở sau bốn năm hay 10 năm nữa. Mọi thứ luôn thay đổi, mà các bạn vẫn mãi đứng trên trong suy nghĩ rằng cứ học đi rồi sẽ có việc làm như ý.
Bạn biết sao không? Nếu bạn học cái ngành mà bạn không yêu thích, bạn không đam mê mà bạn chạy theo những cái ngành hot, ngành được mọi người ưa chuộng thì rồi bạn sẽ bị thua thiệt. Bởi vì một điều rằng, nếu so sánh với một người đam mê mà họ thích công việc đó với một người không thích mà cố gắng tỏ ra thích để làm việc thì hiệu quả hoàn toàn khác nhau. Người đam mê sẽ thành công hơn bạn bởi vì họ học những thứ họ thích và làm những việc họ muốn làm.
Ở Mỹ hay Nhật, trẻ em, học sinh được học những môn thiên về nghệ thuật như vẽ, hát, đàn, thể thao ngay từ khi bắt đầu. Ngoài ra còn cho học những môn về kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm... để từ đó các em có nhận định, những kỹ năng và những thiên hướng về đam mê của mình. Dễ dàng trong việc sử dụng kiến thức. Ngoài ra họ có các trung tâm tư vấn hướng nghiệp, các công ty tư nhân về định hướng con người. Mọi sinh viên đều đến đó để được hỗ trợ và định hướng đúng đắn.
Hãy bắt đầu từ việc định hướng đúng đắn bởi vì thời điểm bắt đầu rất quan trọng. Nói một cách hơi quá thì nó là thời điểm mà bạn tìm ra câu hỏi : Học để làm gì?

2. Học Quá Lâu và Học Quá Sâu.

Tôi hỏi bạn một ngày bạn lên giảng đường học mấy tiếng? Đa số các trường ĐH ở Việt Nam lượng kiến thức và thời gian lên lớp cực kỳ lớn. Trung bình một ngày sinh viên phải học 4-6 tiếng với một lượng kiến thức khủng tầm Bill Gates cũng phải giật mình. Mà Bill Gates học xong thì cũng không dám quay lại Việt Nam.
Theo tiến sĩ Tony Buzan (Cha đẻ của Sơ đồ tư duy) thì não người chỉ tập trung để tiếp thu được kiến thức và cái mới từ 45 phút đến 2 tiếng. Giữa khoảng cách thời gian học phải cách nhau 15 phút thì não mới tập trung hết khả năng và có thể tư duy được.
Ở một số trường như RMIT, FPT… thì họ học theo cách này, mỗi ngày học từ 45 phút đến 2 tiếng, ngoài thời gian đó sinh viên tự tìm hiểu từ sách hay từ bên ngoài. Trong khi đó ở Việt Nam, thời gian học thì dài, lượng kiến thức thì lớn khiến cho sinh viên không thể hấp thụ hết, thành ra chán nản, buồn ngủ và cuối cùng chả nhớ những gì đã học.
Thứ hai về không gian, một lớp học chuẩn thì chỉ từ 12 đến 40 sinh viên là phụ hợp để tạo sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên với nhau. Trong khi đó sinh viên Việt Nam được nhét vào một cái chuồng chứa tới 100- 200 sinh viên. Điều này gọi là phi giáo dục, vì trong một không gian như thế sự tương tác trở nên ít đi. Thứ hai nữa, với 100 sinh viên thì với 100 tính cách và cách học khác nhau sẽ không thể nào đồng điệu, đứa thì học, đứa thì ngủ, đứa thì chọc gái thì làm sao tập trung chủ đề mà giảng viên đang dạy.
Học quá sâu ở đây là chúng ta học những kiến thức tầm cỡ của Giáo sư Ngô Bảo Châu. Học những kiến thức nhằm để phục vụ nghiên cứu, trong khi đó sinh viên đâu phải học để làm những việc như vậy. Sinh viên học là để tìm ra cái cốt lõi để giải quyết những công việc sau khi ra trường, học để tìm ra hướng đi đúng cho bản thân. Trong khi đó cố nhồi nhét một mớ kiến thức tầm vật lý hạt nhân, toán học cao cấp và tư tưởng của các triết gia lỗi lạc. Ôi thế ai cũng học cái đó để về làm cho NASA, học để làm cho Viện Toán Cao Cấp hay là học để làm nhà chính trị à. Hết sức buồn cười, về cái triết lý giáo dục đào tạo một mớ để rồi không biết là cần sử dung cái gì.
Chương trình học quá cũ kỹ, không cập nhật những cái mới, cái hay của nhân loại. Sẽ thế nào bây giờ là 2014 mà đem kiến thức từ thời 2000 ra để áp dụng. Thế giới không ngừng thay đổi, thị trường cũng vậy mà các bác cứ học những thứ cũ kỹ thì làm sao bắt nhịp với cuộc sống.
Tôi nói điều này không phải để PR cho RMIT, FPT… nhưng mà tôi thấy giáo trình ở đó cập nhật liên tục, cứ một kỳ học lại thay đổi một lần để bắt nhịp với công nghệ hay là xu hướng. Trong khi đó giáo dục ĐH cứ mãi chăm chăm vào những thứ cổ lồ sĩ, nồi đồng cối đá. Buồn cười lắm các bạn à.
Thế giới đang xài Win 8 trong khi đó dạy tin học xài XP, thế giới xài Office 2013 trong khi đó xài Office 2003. Thật đúng chẳng chịu cập nhật cộng nghệ tí nào, cữ mãi xài cái cũ của người ta thì làm sao mà phát triển, làm sao tìm tòi được thứ mới lạ.



3.Giảng Viên Coi Thường Sinh Viên.

“ Không mày đố thầy dạy ai .” - Khuyết danh -

Đã là người thầy giáo, cô giáo là những người truyền kiến thức, truyền cảm hứng. Đừng bao giờ dùng học vị để nói chuyện với sinh viên, hãy dùng sự thiện cảm và nói chuyện với sinh viên như là một người bạn. Xét về mức độ nào đó thì giảng viên cũng là con người, mà đã là con người thi phải biết rằng mình chỉ thông minh hơn đám sinh viên một chút thôi. Thật sự có nhiều giảng viên còn kém hơn cả sinh viên nữa. Đừng đem những luận điệu, lý lẽ đề nói chuyện với sinh viên mà hãy trao đổi, gặp gỡ sinh viên một cách thường xuyên. Trả lời email, nghe điện thoại, trò chuyện với sinh viên để cùng nhau tìm ra những điểm chung.
Không phải tất cả giảng viên đều như thế nhưng một số giảng viên khi đứng trên bục giảng thì thường coi mình là người vĩ đại nhất thế giới, người mà mọi sinh viên đều phải lắng nghe. Ôi! Thật là buồn cười quá đi, sinh viên bỏ tiền ra đi học, giảng viên chính là người bán hàng. Đáng lẽ sinh viên là người phải bắt giảng viên phải làm những gì mà sinh viên yêu cầu, theo như trong lĩnh vực kinh doanh là “ Khách hàng là thượng đế.”
Giảng viên à! Hãy hạ cái tôi cá nhân xuống, nhìn lại mình xem thử đã làm gì cho sinh viên chưa hay là mãi chạy theo tư tưởng có học vị cao thì thích làm gì thì làm, thích nói gì thì nói.
Tôi tôn trọng giảng viên nếu giảng viên đó tôn trọng tôi, còn nếu không tôn trọng tôi thì tôi cũng chỉ xem là một kẻ ất ơ đứng trên bục giảng luyên thuyên như mấy thằng ăn mặc đẹp bán hàng lừa đảo vậy.

“Nếu bạn muốn người khác tôn trọng bạn thì trước tiên bạn phải
tôn trọng người khác.”

4. Sinh Viên Thụ Động và Thiếu Sáng Tạo.

Khi so sánh giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài thì về mặt chủ động trong học tập thì sinh viên Việt Nam kém hơn rất nhiều.
Chỉ cần quan sát thấy, ở nước ngoài sinh viên đọc sách ở mọi nơi, bến xe bus, bãi cỏ trong trường, trong canteen hay thư viện. Trong khi đó, sinh viên Việt Nam ít đọc sách lại còn đọc sách khi nào cần dùng tới, khi nào tới gần kỳ thi thì mới lật sách ra đọc.
Thứ hai, nếu khi đọc các bài tiểu luận hay báo cáo tốt nghiệp của sinh viên thì đều sao chép từ trên mạng, từ bài của sinh viên khóa trước. Đọc bài nào cũng giống bài nào, chả có tí sáng tạo nào. Bỏ mấy ngàn đồng để nhắn tin cho tailieu.vn để được một cái bài rồi về xào nấu sau đó nộp cho giảng viên để lấy điểm 5 mong rằng mình qua môn.
Ôi! Đó mà là học à! Đó là sự sao chép ý tưởng của người khác.
Học là đọc sách, ra ngoài thị trường, ra ngoài chợ ý, xem thử người ta bán hàng như thế nào, thị trường biến động như thế nào rồi sau đó về viết theo những biến động đó thì đó mới là sáng tạo, đó là tư duy. Còn cứ mãi, ngồi sao chép bài của người khác thì đó là sự đạo văn, đi theo lối mòn tư duy.
Hỡi sinh viên, hãy học nghiên cứu một cái gì đó mới, học những thứ từ nước ngoài. Hãy tạo ra điều gì đó khác biệt so với những gì được dạy được học. Quan sát mọi thứ xung quanh và nhìn nhận vấn đề một cách có khoa học, có sáng tạo.

“ Logic chỉ đem chúng ta từ A đến Z, còn sáng tạo đưa ta đi mọi nơi”
-Albert Einstein-

1f06bf68-29ab-48f0-b4c7-3e3ab1659c15.jpg


5. Thi Cử và Cách Thức Ôn Thi.

Hầu như, sinh viên Việt Nam học theo hình thức tín chỉ.

Cứ mỗi môn thì học thì điểm quá trình chỉ chiếm 30% và điểm thi cuối kỳ chiếm 70%. Mà trong khi đó, quá trình đánh giá một con người nhiều hơn là việc bạn thi cuối kỳ may rủi.
Sinh viên học thì rất nhiều thứ, trong quá trình không chịu học, cứ mãi đợi đến khi nào đến gần thi thì mới ra tiệm Photocopy để in tài liệu về cày ngày cày đêm như một con cú mèo. Học xong, thi xong, qua môn và sau đó bạn chẳng có một tí kiến thức nào. Bởi vì quá trình bạn đâu có học, bạn chỉ học cách nước rút, học sao cho qua môn mà không hề biết mình đang học cái gì.
Hãy đổi mới cách thi cử như nước ngoài, họ đánh giá sinh viên dựa trên những bài tập nhỏ, tiểu luận và quá trình là 70%. Và cuối kỳ học chỉ chiếm 30% cho cái là nỗ lực cuối cùng.
Tôi buồn cười mấy đứa bạn học trường ĐH Việt Nam vì bọn nó cứ nói rằng “ Học Đại Học mà không học lại thì không phải là học Đại Học”
Một cách ngụy biện của một thế hệ. Bạn biết không, ở nước ngoài, nếu một sinh viên học lại là bởi vì họ thấy rằng mình chưa đủ kiến thức để qua môn đó, nên họ phải cày lại để thấm những kiến thức đó. Trong khi đó, bạn thì không qua môn bởi vì bạn học dồn, học nhồi nhét sau đó lại học lại. Học lại thì mong rằng cố gắng để qua môn nhưng rồi kiến thức cũng chả được bao nhiêu. Học cuối cùng cũng là sự đối phó với cha mẹ, thầy cô và đối phó với số phận.

6. Tệ Nạn Hối Lộ và Tham Nhũng.

Nền giáo dục Việt Nam có lẽ cái tệ nạn về hối lộ thì không phải bàn vì nó nhan nhản, xảy ra trước mắt vậy.
Biết sao không? Sinh viên học khó quá, không biết tìm cách nào để qua môn nên phải dùng tiền để đi mua điểm và rồi dùng số tiền mồ hôi nước mắt của cha mẹ để đi mua điểm để làm hài lòng cha mẹ, để mong muốn một tấm bằng ngon trên cái sự giả dối của chính bản thân.
Bên cạnh đó, giảng viên cũng thích nhận tiền. Nhận tiền mồ hôi công sức của cha mẹ của sinh viên để đi mua nhà, mua xe và dùng tiền đó để đưa con họ đi du học nước ngoài. Tránh xa cái nền giáo dục mục nát này.
Khôn quá trời luôn ấy chứ.
Ở Singapo, giảng viên của họ được trả lương rất cao, đến nỗi không cần phải nhận bất cứ đồng tiền nào từ sinh viên hay phụ huynh.
Có lần một thằng sinh viên đem tiền tới và đưa cho giảng viên mà mong rằng sẽ qua môn học.
Giảng viên trả lời một câu “ Mày tưởng tao thích tiền à! Tiền tao không thiếu. Thứ mày thiếu đó là danh dự của một con người.

7. Sinh Viên Thích Tiêu Khiển.

Đã là người đi học thì việc chính là việc đi học. Còn ngoài ra, những hoạt động xung quanh chỉ là cái nền đề hỗ trợ cho việc học tốt hơn. Một số sinh viên thì thích thể thao quá mức, một số thì thích chơi games quá mức. Một số thì thích làm từ thiện quá mức.
Bạn biết không? Con người là sự tổng hòa của những nền tảng. Khi đã nhắm được một mục tiêu thì phải đặt nó lên hàng đầu, những thứ xung quanh là để hỗ trợ.
Làm một sinh viên kinh tế mà không biết giá vàng hôm nay tăng giảm sao, lãi suất ngân hàng như thế nào, biến động thị trường chứng
Một số bạn học các ngành khác thì cũng không kém, thay vì lên mạng đọc những thông tin tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này, tìm hiểu những cái mới từ bên ngoài thì các bạn lại lên mạng đọc báo lá cải thử xem hôm nay ngôi sao nào lộ hàng, đứa nào đánh nhau, hôi của ở đâu?
Tôi không nói là bạn không quan tâm đến xã hội, nhưng hãy tập trung mục tiêu của mình rồi tìm hiểu những thứ xung quanh.
Thứ hai nữa, một số bạn thì học quá mức mà chẳng chịu để ý đến thế giới xung quanh. Đến nỗi, học chỉ biết học cho thật giỏi, đến cái CV cũng không biết viết, sử dụng Mail, Skype, Team View cũng không biết luôn. Mẫy cái đó là nền tảng để phát triển trong một môi trường quốc tế.
Nhiều bạn sỡ hữu iPhone, Galaxy S, Note… nhưng không hề biết rằng đằng sau một chiếc điện thoại thì họ sử dụng những cái gì? Nền tảng nào? Cách làm giá, marketing của các hãng điện thoại ra sao. Các bạn xem đó như một thứ đồ trang sức, một thứ đồ để thể hiện đẳng cấp cá nhân.
Chả hiểu các bạn đang nghĩ gì nữa?
Nếu học kinh tế thì hàng ngày hãy đọc báo Cafebiz.vn, Stockbiz.vn, f319.com… Đọc sách Bố giàu bố nghèo, Nghĩ giàu làm giàu…
Học Công nghệ thông tin thì đọc báo tinhte.vn, genk.vn… Xem phim Mạng xã hội, Steve Jobs, Intership…
Học gì thì tìm hiểu chuyên sâu về cái đó, mọi thứ xung quanh làm nền để phát triển cái chuyên sâu.

Hiểu ý tôi chứ.

8. Làm Việc Nhóm Cực Kém.

Rất khác biệt giữa cách làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài. Sinh viên Việt Nam làm nhóm à! Tị nạnh nhau, hơn thiệt ai làm ít ai làm nhiều. Làm nhóm thì đi cà phê, chém gió hết buổi rồi về, không chịu tập trung vào cái vấn đề giải quyết. Không biết sử dụng những công cụ ảo để làm nhóm hiệu quả như Skype, Team View hay các group Facebook.
Học nhóm thì cứ theo kiểu hình thức, không chịu dám đứng ra lãnh đạo vì sợ phải làm nhiều, sợ bị thiệt. Thành viên nhóm thì không chịu tập trung, kiến thức thì đi sao chép một mớ rồi về gửi cho nhóm trường và coi đó là sản phẩm của mình. Không tìm ra những điểm chung giữa cách làm nhóm, làm nhóm để chứng minh là việc mình đã được đào tạo cách làm nhóm vậy.
Ôi! Hãy đi ra ngoài thực tế mà biết cách làm nhóm và lãnh đạo nhóm của các công ty. Làm nhóm là phải biết lắng nghe, chia sẻ và biết cùng nhau đi về một hướng. Còn đằng này lại phân chia lợi ích, không sáng tạo và còn hay tụ họp để chém gió thì tôi bó tay luôn.



9. Chuộng Bằng Cấp và Sĩ Diện.

Sinh viên nói riêng và người Việt Nam nói chung rất chuộng bằng cấp và sĩ diện. Xem bằng cấp như là vật thần thánh có thể giúp kiếm được một việc làm ổn định và phát triển cho cả đời. Trong khi đó bằng cấp không thể đánh giá hết được khả năng của sinh viên vì những tệ nạn ở phía trên tôi đã đề cập. Bằng cấp suy cho cùng cũng chỉ là cái vé thông hành bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, còn việc xoay sở phản ứng với cuộc đời này là một chuyện khác.
Sĩ diện là một điều giết chết người Việt, họ sợ bị chê, họ sợ bị chửi. Họ sợ phải nói ra những điều ngu dốt trong bản thân mình. Không chịu lắng nghe, không chịu tiếp thu mà cữ mai nghĩ mình là số một, mình luôn luôn đúng. Không chịu đánh giá lại bản thân thường xuyên mà cứ mãi nghĩ rằng mình đã tốt rồi. Không, chẳng có một ai là tốt cả, chỉ là do bản thân ta tự thấy như vậy thôi. Hãy nhìn ra ngoài thế giới để mở mang tầm mắt, hãy nhìn vào sâu trong mình để thấu hiểu, hãy biết rằng mình đang còn nhỏ bé. Hãy quên đi những gì đã đạt được để đạt những thứ tuyệt vời hơn.

10. Không Chịu Lắng Nghe Ý Kiến.

Sau khi tôi viết bài này xong, thì tôi chắc chắn rằng sẽ nhiều người sẽ phản bác và lập luận lại. Nhưng đối với tôi điều đó không thật sự quan trọng, bởi vì điều tôi muốn là chia sẻ cho những người biết lắng nghe. Đa số người Việt đều xem mình là người lớn thì không chịu lắng nghe những người nhỏ tuổi. Họ coi thường người trẻ, coi thường độ tuổi. Người ta nói, một con người không quan trọng anh sống lâu bao nhiêu mà anh sống sâu bao nhiêu.
Bài viết này tôi cũng muốn gửi tới những nhà làm giáo dục, những nhà chức trách vì họ là những người đứng trên triệu người. Mà họ không chịu lắng nghe ý kiến thì làm sao có thể thay đổi một hệ thống được.
Tôi so sánh với những nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Nhật, Singapo… So sánh với các trường lớn ở nước ngoài… Bởi vì chúng ta phải so sánh với những thứ cao hơn để chúng ta phát triển và hướng tới. Nếu muốn thành công thì hãy học cách những người thành công làm việc. Đừng so sánh mình với thằng ngu bởi vì mình sẽ bị ngu như nó.

Nói đi thì phải nói lại, quãng đời sinh viên là khoảng thời gian đời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Chúng ta được học, được vui chơi, được hòa nhập với cộng đồng. Chúng ta ở trong cùng một cái ký túc xá, ăn chung trên một mâm cơm. Ngồi cùng nhau tâm sự, vui chơi với những người cùng chí hướng. Chúng ta được dạy cách chống chọi lại với những thứ mà ra đời chúng ta mới chống chọi. Những điều đó là kỉ niệm, những gì tuyệt vời nhất mà Đại Học mang lại cho chúng ta. Đại Học vẫn là có thể là nơi tuyệt vời, nơi của tri thức nếu nó đi đúng hướng phát triển và ngày càng cải tiến. Tôi hi vọng chúng ta sẽ luôn tự hào về những gì mà trường Đại Học đã làm được, bởi vì có những thứ chúng ta không thể mua được bằng tiền mà chỉ có trường Đại Học mới mang lại.

Tôi chẳng thể nào làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn bởi vì tôi quá nhỏ bé với cái xã hội rộng lớn này, tôi chỉ bắt đầu bằng những bài viết thế này thôi, và những điều nhỏ bé thôi.
Tôi mong rằng giáo dục Đại học Việt Nam sẽ đổi mới từng ngày, đôi mới từ hệ thống, từ tư tưởng của sinh viên giảng viên đến các cấp lãnh đạo.

“ Nếu bạn muốn có những thứ bạn chưa bao giờ có, bạn phải sẵn sàng làm những chuyện bạn chưa bao giờ làm.”
- Thomas Jefferson-

*Bài viết theo quan điểm tác giả
Nguyễn Quang Nam


 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
PAGODASTO Bạn có thiên hướng phá cách và thiên về nghệ thuật đấy :) Theo mình là vậy :3
Pago có thích nghệ thuật ko :)
Âm nhạc, tranh ảnh, văn học. Cái nào cũng thích, ngôn ngữ thấy rất thú vị. Nhưng vẽ xấu, hát dở, làm văn không tốt. Vậy có coi là năng khiếu không -_-...
 
Điển hình là việc lên lớp môn nào về nghệ thuật của 5 =)) .... cơ mà chấm điểm ở Việt Nam thực sự không đám tin -_-.... vả lại cái đề văn toàn theo khuôn khổ, không muốn làm mà bắt làm. Từ lớp 7 đến lớp 9 toàn là thuyết minh, không có cái quái gì là văn học tự do hết. Cách viết văn cũng phải chia phân doạn 3 phần.... trong mấy cái tiểu thuyết, văn học thì đâu cần. Văn viết bằng cảm xúc, bằng khả năng, bằng trí sáng tạo, đâu phải cứ ra đề là học sinh làm được. Vả lại, một bài văn thì làm sao có thể chấm điểm chuẩn được? Ngay cả văn học cũng đi theo khuôn khổ. Thế thì mấy môn Khoa Học còn lâu mới thoát khỏi sự bó buộc một cách vô dụng. :frustrated:
 
Hiệu chỉnh:
quá đúng rồi, biết vậy hồi đó đi công an hoặc bộ đội cho rồi, học đại học không như mình tưởng -_-
 
chả phải riêng mình, cả e họ mình đang làm giảng viên nó cũng thấy như vậy, học đại học xong ra cũng phải học lại thôi, nhiêu đó ko đủ để làm việc, chẳng biết trường dạy cái gì nữa -_-
 
chả phải riêng mình, cả e họ mình đang làm giảng viên nó cũng thấy như vậy, học đại học xong ra cũng phải học lại thôi, nhiêu đó ko đủ để làm việc, chẳng biết trường dạy cái gì nữa -_-
Trường đại học... là nơi tuyệt vời đối với học sinh lười. Và là nơi, mà học sinh chăm chẳng biết mình đang nghe giảng viên nói cái gì =))
 
PAGODASTO Muốn đọc một bài văn dở tệ và khác người, hãy đọc bài cảm nhận của mình bên box DC là sẽ rõ :))
 
×
Quay lại
Top