Nhìn lại quãng đường theo học ở Anh

bigbig

Thành viên
Tham gia
18/4/2011
Bài viết
3
Du học Anh: Từ một cậu bé 15 tuổi nay thành chuyên gia phân tích điện toán ngân hàng UBS. Bạn Tôn Thất Tuấn trao đổi với chúng ta những kinh nghiệm từ thực tế cuộc sống của mình. Tôi đến Luân Đôn vào khoảng tháng 1/1989. Sau 2 tháng ở TPHCM nhộn nhịp chuẩn bị Tết, cái Tết đầu tiên ở Luân Đôn thật là buồn và vô vị.


du-hoc-anh-151.jpg



Sau gần hai tháng ở nhà coi phim Hollywood, Hong Kong, ba chị em chúng tôi được nhận vào trường học.
Bản thân tôi đi học trường Catholic SchoolMaida Vale (London), học năm nhứ nhất của bậc phổ thông cơ sở GCSEs.
Những ngày đầu ở trường học mới, tôi như một người câm và điếc mặc dù đã học tiếng Anh ở Việt Nam được 4 năm. Những gì học ở VN chỉ giúp tôi đọc được một chút, còn phát âm thì không ai hiểu nổi.
Nhưng ngược lại, những môn kỹ thuật như Toán, Lý, Hóa thì tôi vượt bậc các bạn trong lớp.
Điều này làm cho thầy giáo và bạn bè coi trọng tôi hơn và đồng thời cũng tội nghiệp cho tôi nên người ta thật tình giúp đỡ và làm thân, bày cho tôi cách phát âm và những câu đầu tiên bạn bè bày là những câu chửi thề tiếng Anh!
Trường “tai tiếng”
Sau đó Ba tôi cũng cố gắng cho tôi vô học lớp tiếng Anh sau giờ học ở trường, mỗi tuần hai bữa do cô giáo người Anh dạy. Lớp học có khoảng 12 người lớn từ khắp mọi quốc gia và tôi là người nhỏ nhất, 15 tuổi.
Cô giáo khuyến khích tôi nói và phát âm thật to, sai cũng không sao để cô sửa. Khoảng hơn một năm sau, tôi không còn học lớp tiếng Anh nữa và cũng lên năm thứ hai của GCSE.
Noel 1990 là lần thi thử, tôi rụng như sung. Thế rồi không hiểu sao đó tiếng Anh của tôi vượt bậc.
Cũng vào lúc đó tôi bắt đầu học đuổi các môn khác, học suốt 13 – 14 tiếng/ngày để theo kịp các môn học chỉ dựa vào bài kiểm tra như tiếng Anh và Văn học Anh.
Thật ra thì lúc ở Việt Nam, Văn là môn mà tôi giỏi nhất cho nên đối với tôi, chuyện phân tích những tác phẩm văn học của Charles Dickens, William Shakespeare không khó.
Cũng lúc đó những môn như Toán, Lý, Hóa và Sinh của tôi đều vượt trình độ của học sinh bên này cho nên tới mùa thi GCSE cuối cùng năm 1990 tôi đậu được 9 môn trong đó có 6 môn hạng C là tiếng Anh, Văn học Anh, Toán, Lý, Sinh và Hóa học.
Cũng phải nói thêm trường tôi học rất tệ, tệ đến nỗi điểm thấp như vậy tôi vẫn xếp thứ hai trong trường và được tiếp tục học lên A Levels.
Trường St George’s Catholic School sau này trở nên tai tiếng với vụ ông Hiệu trưởng Phillips Lawrence can thiệp khi học sinh đánh nhau nhưng chính ông bị học sinh đâm chết (8/12/1995).

”Không sợ nữa” từ hồi du học Anh

Sau GCSE đến lượt A Levels. Phải thú thực lúc ấy tôi vẫn còn có vấn đề về tiếng Anh cho nên đôi lúc vẫn không hiểu hết bài giảng.
2 năm sau, A Levels cũng xong và Đại học Imperial nhận tôi vô mặc dù điểm A Level không cao lắm (B, C, D cho các môn Máy tính, Toán và Lý).
Thời gian này cũng là lúc tôi bắt đầu quen biết người Việt ở Luân Đôn qua các sinh hoạt cộng đồng.
Tôi còn nhớ năm đầu ở Đại học thật là rụt rè. Trước khi đưa tay lên hỏi câu hỏi thì tim tôi đập thình thịch.
Nhưng chính ý chí mạnh mẽ mà tôi tự tập cho mình đã giúp tôi vượt qua được những khó khăn khi đi học và sau này khi đi làm và trong cuộc sống.
Lúc đầu tôi đăng ký học lấy bằng Đại học ngành Khoa học và Cơ khí. Học xong năm thứ hai vẫn chưa biết mình sẽ làm gì nên tôi đổi qua bằng Thạc sỹ, có nghĩa là phải học thêm một năm so với bằng Đại học chỉ 3 năm.
Bằng Thạc sỹ cho tôi những kiến thức về kế toán, kinh tế, quản lý mà tôi rất thích. Khóa học Thạc sỹ cũng cho tôi cơ hội đi làm thực tập ba tháng ở Lyon (Pháp).
Đây là lần đầu tiên tôi được đi nước ngoài từ khi tới Anh. Vì đã trải qua giai đoạn thích nghi từ khi tới Anh cho nên tôi sống ở Lyon cũng ổn.
Thời gian ở một mình ở Lyon tuy buồn nhưng lúc nào tôi nhìn lại cũng thấy đó là một thời gian và kinh nghiệm qúy báu.
Lấy xong bằng Thạc sỹ, tôi vẫn chưa muốn đi làm, có lẽ là chưa biết mình muốn làm gì hay là vẫn sợ ra ngoài đời. Hay là trong suốt quãng đời học của tôi, tôi đã quen với cuộc sống sinh viên.
Thế là tôi tới làm tiến sỹ ngành dược phẩm ở Đại học Queen Mary and Westfield College.
Vì được học bổng 8.000 bảng/năm, cộng thêm tiền dạy học, chấm bài, coi thi, tôi sống cũng thoải mái và có dịp về Việt Nam lần đầu và đi du lịch những nước khác nữa.
Du học Anh trải qua quãng thời gian làm thêm
Hè năm 1990 là lần đầu tiên tôi được đi làm ở Pizza Hut, lương chỉ có gần 3 bảng/giờ. Tôi còn nhớ lần đầu tiên được khách thưởng 50 xu vì phục vụ tốt.
Kinh nghiệm làm việc cũng hữu ích, nhất là nghề hầu bàn tại vì nó dạy cho mình cách tổ chức, đa nhiệm vụ.
Là người Việt Nam, tôi làm việc rất siêng và tận tình, được bầu là ”Nhân viên trong tháng”!
Vừa phải nhận đơn đặt hàng của bàn này, đem nước cho bàn khác, dọn bàn mới cho khách mới tới… Cộng thêm là những người khác mình gặp và nói chuyện, những người bạn làm chung với mình sau này trở thành luật sư, nhà giáo, nhân viên ngân hàng.
Lúc đó tôi không nghĩ gì xa. Chỉ nghĩ tới vị quản lý ở đó lương được 15.000 bảng/năm là thấy ghê lắm rồi.
Nhìn lại, kinh nghiệm hầu bàn của Pizza Hut dạy cho tôi rất nhiều về con người, xã hội và nó giúp cho tôi rất nhiều sau này.
Những bài học trong thời gian du học Anh
Sau 3 năm học xong Tiến sỹ ở Đại học Queen Mary and Westfield College, tôi bắt đầu đi làm trong ngành công nghệ, bây giờ là Business Analyst của ngân hàng đầu tư UBS. Đọc tiếp




Mọi thông tin liên quan về du học các nước các bạn có thể tham khảo theo các liên kết dưới đây:

du hoc anh
dich thuat
tu van du hoc
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top