Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khớp háng phải

phongbenhmoingay

Thành viên
Tham gia
14/9/2020
Bài viết
0
Bệnh lý viêm khớp háng phải xảy ra khi vùng háng, các khớp đùi và phần thắt lưng mông xuất hiện các cơn đau nhức theo mức độ thường xuyên. Nguyên nhân là bởi quá trình lão hóa và các chấn thương khiến phần sụn khớp bị tổn thương. Các cơn đau ở háng có thể sẽ diễn ra ở khớp háng bên phải, bên trái hoặc xảy ra đồng thời ở cả hai bên.

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khớp háng phải
+ Bệnh thoái hóa khớp háng: Khi bị thoái hóa khớp háng bệnh nhân sẽ cảm thấy các cơn đau âm ỉ từ vùng háng bên trái hoặc háng bên phải, nặng hơn là đau ở cả hai bên. Cơn đau có thể lan xuống đùi và thắt lưng. Đây là hệ quả do sự lão hóa ở sụn và xương dưới sụn khiến phần sụn vốn bảo vệ xương nay không còn. Nên khi hoạt động mạnh hai đầu xương sẽ va chạm cọ xát với nhau gây đau nhức khó chịu.

image1-49.jpg


+ Bệnh thoát vị bẹn: Bị bệnh này bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng khớp háng và vùng bẹn. Đó là do một phần của màng tế bào lót khoang bụng chui vào túi thoát vị khiến vùng háng bị phình to bất thường gây đau.

+ Bệnh lao khớp háng: Gây nên tổn thương ở ổ khớp và đầu khớp khiến người bệnh đau khớp háng bên phải hoặc đau khớp háng bên trái.

+ Đau dây chằng háng: Thường xuất hiện cơn đau do chấn thương hoặc tác động của ngoại lực, đây là bệnh thường gặp ở vận động viên thi đấu có tiền sử bị viêm dây chằng khớp.

+ Viêm bao hoạt dịch: Cũng tương tự như phần sụn khớp, gân và bao hoạt dịch khi bị viêm cũng gây ra các cơn đau khó chịu tại khớp háng.

+ Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng sưng đau khớp háng.

Cách thức điều trị viêm khớp háng phải hiệu quả nhất
Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp công tác điều trị bệnh và triệu chứng viêm khớp háng phải, đau khớp háng trái đạt hiệu quả cao. Các phương pháp được chia thành 2 nhóm: điều trị không phẫu thuật và điều trị phẫu thuật.

Điều trị viêm khớp háng phải không cần dùng thuốc
Thay đổi thói quen sinh hoạt: Đầu tiên, cần hạn chế hoặc thay đổi những thói quen sinh hoạt hằng ngày có thể làm tổn thương khớp háng. Tránh leo cầu thang, không đi bộ quãng đường quá dài hoặc chơi các môn thể thao làm tăng sức nặng cho khớp như: tennis, cầu lông...

Giảm cân: Khi cân nặng của người bệnh giảm sẽ giúp hạn chế tác động lên khớp háng, giảm đau và mức độ tiến triển của bệnh. Giúp khớp vận động linh hoạt, tránh cứng khớp.

Thuốc tây: Một số thuốc kháng viêm không steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen... giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả, chống viêm nhiễm và ngăn ngừa bệnh trở nặng. Những thuốc này cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng phụ như: nôn, buồn nôn, loét hoặc chảy máu dạ dày...

Điều trị viêm khớp háng phải dùng thuốc
Thuốc giảm đau thông thường: Panadol, Tylenol, Paracetamol, Acetaminophen. Nếu chỉ bị đau khớp háng đơn thuần, người bệnh có thể dùng các thuốc này. Đây là loại thuốc viêm khớp háng nhất thời và chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn.

Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid: Trường hợp bị đau kèm theo hiện tượng sưng viêm ở khớp háng bệnh nhân sẽ được chỉ định các thuốc kháng viêm không steroid. Chẳng hạn như Aspirin hay Ibuprofen…

Thuốc làm giãn cơ: Được sử dụng phổ biến là Mydocalm hay Myonal. Các thuốc này thường được kê đơn kèm với thuốc giảm đau nhằm mục đích ngăn ngừa hiện tượng co cứng các cơ quanh khớp háng, hạn chế tình trạng cứng khớp, giúp các cử động tại khớp háng được linh hoạt hơn.

Các loại thuốc khác có thể được chỉ định: Thuốc kháng sinh, thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm, Corticoid, các chất bổ sung ( glucosamine, chondroitin…).
 
×
Quay lại
Top