Một vài cách chữa bệnh viêm khớp háng ở người già

hoangquanlaij

Thành viên
Tham gia
14/9/2017
Bài viết
0
Tìm hiểu bệnh viêm khớp háng ở người già có nguy hiểm hay không? và đâu là nguyên nhân và cách điều trị viêm khớp háng cho người cao tuổi đạt hiệu quả cao nhất. Cùng tham khảo các chia sẻ ngay sau đây.

Bệnh lý viêm khớp háng ở người già có nguy hiểm hay không?
Đau khớp háng là triệu chứng đã phát ra bên ngoài của một loạt bệnh xương khớp nguy hiểm đối với chúng ta. Theo chia sẻ của các chuyên gia, hiện tượng đau mỏi khớp háng, đau cơ háng do rất nhiều yếu tố. Nếu bạn bị đau mỏi khớp háng, có thể bạn đang mắc phải một trong số các bệnh : Bệnh thoái hóa khớp háng, Bệnh viêm khớp háng, viêm gân, viêm bao hoạt dịch, thoát vị bẹn, Lao khớp háng, đau dây chằng háng, bệnh lý viêm khớp háng ở trẻ em,...

image1-49.jpg


Nguyên nhân viêm khớp háng ở người già
Thoái hóa: thoái hóa là tình trạng phổ biến nhất gây viêm khớp ở người già. Thoái hóa khiến mô sụn thiếu linh hoạt, dẻo dai và mất dần độ đàn hồi, xương suy yếu,… Những yếu tố này là điều kiện thuận lợi để bệnh viêm khớp phát sinh.

Hoại tử chỏm xương đùi: là tình trạng máu không thể tuần hoàn đến chỏm xương đùi và gây hoại tử xương. Tình trạng này thường gặp ở nam giới và có thể xuất hiện ở người trẻ và trung niên nếu duy trì các thói quen thiếu lành mạnh như lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá,… Hoại tử chỏm xương đùi khiến xương đùi tổn thương và gián tiếp làm tổn thương mô sụn của khớp, từ đó gây ra tình trạng viêm sưng tại khớp háng.

Chấn thương hông: chấn thương không điều trị dứt điểm sẽ tạo điều kiện khiến xương khớp và sụn bị tổn thương. Tình trạng kéo dài khiến mô sụn bị bào mòn và dẫn đến tình trạng viêm.

Nhiễm trùng khớp: là tình trạng khớp bị viêm do vi khuẩn xâm nhập. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng sưng viêm sẽ trở nên nghiêm trọng và khiến người bệnh khó khăn khi vận động.

Tham khảo thêm thông tin viêm khớp háng nên ăn gì và không nên ăn gì?

Cách điều trị viêm khớp háng ở người già
Điều trị không phẫu thuật

Thay đổi thói quen sinh hoạt: Đầu tiên, cần hạn chế hoặc thay đổi những thói quen sinh hoạt hằng ngày có thể làm tổn thương khớp háng. Tránh leo cầu thang, không đi bộ quãng đường quá dài hoặc chơi các môn thể thao làm tăng sức nặng cho khớp như: tennis, cầu lông…

Giảm cân: Khi cân nặng của người bệnh giảm sẽ giúp hạn chế tác động lên khớp háng, giảm đau và mức độ tiến triển của bệnh. Giúp khớp vận động linh hoạt, tránh cứng khớp.

Thuốc tây: Một số thuốc kháng viêm không steroid như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen… giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả, chống viêm nhiễm và ngăn ngừa bệnh trở nặng. Những thuốc này cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng phụ như: nôn, buồn nôn, loét hoặc chảy máu dạ dày…

Thuốc nam: Từ hàng ngàn năm trước, cha ông ta đã ứng dụng bài thuốc dân gian vào chữa đau khớp háng. Các bài thuốc như nước gừng, đắp ngải cứu, lá lốt… đều lành tính. Áp dụng khoảng 15 ngày sẽ thấy cơn đau giảm dần, vận động dễ dàng hơn.

Điều trị bằng phẫu thuật

Trong trường bệnh tại khớp háng chuyển nặng, việc dùng thuốc không còn tác dụng, các cơn đau diễn tiến mạnh mẽ và dai dẳng hơn, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động sẽ được chỉ định phẫu thuật thay khớp háng để tái cấu trúc khớp. Trước khi thực hiện phương pháp này, người bệnh sẽ được khám khớp háng kĩ càng.

Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, bán phần là phương pháp phổ biến, được chỉ định dựa trên mức độ tổn thương và tuổi tác của người bệnh… Vậy phẫu thuật thay khớp háng ở đâu tốt? Đây là phẫu thuật đòi hỏi độ chính xác cao, tốt nhất nên tới các bệnh viện tuyến Trung ương, có chuyên khoa về Cơ xương khớp như bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Quân đội 108, bệnh viện Bạch Mai… để thực hiện.

Trên đây là những phân tích chuyên sâu nhất giúp mọi người hiểu rõ được bệnh viêm khớp háng ở người già có nguy hiểm hay không và cách chữa trị ra sao cho hợp lý.
 
×
Quay lại
Top