Nguyên nhân dẫn đến suy thận ở người cao tuổi

hoangadsvn

Thành viên
Tham gia
23/12/2018
Bài viết
0
Bệnh thận mạn rất thường gặp ở người cao tuổi. Tất cả người cao tuổi nên ước tính độ lọc cầu thận. Nếu giảm, cần quan tâm điều trị tích cực để ngăn ngừa suy thận tiến triển nặng hơn

1. Dịch tễ học

(Dữ liệu tại Hoa Kỳ)

Bệnh thận mạn thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ bệnh thận mạn ở Mỹ 13% dân số, trong đó 37% người > 70 tuổi có bệnh thận mạn giai đoạn 3 trở lên. Theo báo cáo hằng năm tại Hoa Kỳ vào năm 2006, xấp xỉ 1,5/ 1000 người/năm ≥ 65 tuổi bắt đầu điều trị bệnh thận giai đoạn cuối. Trong 10 năm qua, số người cao tuổi đăng ký điều trị thay thế thận tăng 41% ở nhóm tuổi ≥ 75 và tăng 48% ở nhóm tuổi ≥ 80. Khoảng 4/1000 người hiện tại đang điều trị thay thế thận, với nhóm tuổi ≥ 75 tăng 10% mỗi năm. Nghiên cứu của NHANES (National Health and Nutrition Examination Survey) 1999-2004: ở Mỹ gần 45% người cao tuổi có bệnh thận mạn từ giai đoạn 1 đến 4 so với chỉ 8% tổng số người lớn có bệnh thận mạn. Tại Anh, tỷ lệ bệnh thận mạn là 5554 người/triệu dân và tỷ lệ bệnh thận mạn ở người cao tuổi tăng 10% so với 10 năm trước đây.

2. Nguyên nhân

BohcRzAhf4koBxVl-xPPKQ378g9-FJ0D7QmNYwQyBRGlm3PezxTApgpZvVSoq7ytaV07PinyDZnEt9h1ChDr415vyd-sGptEjQs74IG2mVISDtfFgUwI8RHIdwhcLEVgVEI0l-8


Hình 2. Các nguyên nhân suy thận mạn giai đoạn cuối thường gặp tại Mỹ.

Ở người cao tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh thận mạn theo thứ tự là đái tháo đường, bệnh mạch thận và tăng huyết áp. Một số nguyên nhân khác như viêm cầu thận mạn, bệnh mạch thận do xơ vữa và bệnh lý hệ niệu gây tắc nghẽn. Cũng có thể gặp là bệnh hệ tiết niệu, myeloma và viêm mạch toàn thân. Viêm đài bể thận, viêm cầu thận và bệnh thận đa nang ít gặp ở người cao tuổi hơn so với ở người trẻ.

3. Sinh bệnh học: Có nhiều yếu tố gây giảm chức năng thận ở người cao tuổi với cơ chế bệnh sinh phức tạp.



Tăng huyết áp tại cầu thận và tăng siêu lọc cầu thận: mất các tiểu đơn vị chức năng thận dẫn đến tăng siêu lọc ở các cầu thận còn lại đưa đến tăng áp lực thuỷ tĩnh tại cầu thận và phì đại cầu thận.


Tuổi cao thường kèm hoạt hoá hệ renin-angiotensin tại thận. Mặc dù tuổi cao thường kèm theo giãn thể tích dịch ngoại bào và giảm hoạt động renin huyết thanh nhưng có bằng chứng cho thấy rằng nồng độ angiotensin II tăng. Có nhiều nghiên cứu về vấn đề này ở mức độ tế bào trên động vật thực nghiệm.

Chức năng tế bào nội mô giảm, nam nhiều hơn nữ với 2 hậu quả. Thứ nhất, rối loạn chức năng tế bào nội mô thường đi kèm với giảm sản xuất nitric oxid bởi các tế bào này. Giảm các chất giãn mạch này đưa đến xu hướng tăng co các mạch thận góp phần gây ra các bệnh lý vi mạch thận. Thứ 2, rối loạn chức năng tế bào nội mô cũng có thể gây ức chế sản xuất angiontensin tại thận, đưa đến mất dần các mao mạch và thiếu máu cục bộ.

Thiếu máu cục bộ nuôi thận: các nghiên cứu bằng chụp mạch cộng hưởng từ cho thấy áp lực oxy (pO ) ở vùng vỏ và tuỷ giảm 20 mmHg ở người cao tuổi so với ở người trẻ. Thận người cao tuổi giảm sản xuất các chất gây giãn mạch như nitric oxid và prostaglandin góp phần gây thiếu máu cục bộ nuôi thận.

Quá trình lão hoá tế bào thận, yếu tố stress do oxy hóa và sự bộc lộ TGF-β tại thận: xem phần 1.3 và 2.3.



Xem thêm: Ai có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính và suy thận?

Nguồn: https://www.pearltrees.com/hoangadsvn/item248518514
 
×
Quay lại
Top