Hình ảnh xập xệ của phòng trọ sinh viên

PhuongLe226

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
23/9/2012
Bài viết
88
Trong khi kí túc xá (KTX) của ĐHQG còn trống nhiều chỗ ở với chất lượng tốt, thì một bộ phận không nhỏ sinh viên làng Đại học Thủ Đức vẫn phải ở trong những khu nhà trọ xuống cấp mà giá cả rất đắt đỏ.

Nắm bắt được tâm lí muốn tìm một chỗ ở riêng tư của sinh viên, các chủ trọ “găm” phòng, chờ đợt cao điểm khi nhập học mới cho thuê với giá cao ngất ngưởng, đồng thời tăng “khống” giá điện nước.
Phần lớn các nhà trọ ở đây đều nằm trong khu vực phải giải tỏa nên các phòng đều được xây dựng tạm bợ. Các chủ nhà trọ luôn tận dụng mọi điều kiện để nâng các khoản thu nhằm kiếm lợi cho đến khi phải dọn đi. Hoài Nhơn, sinh viên Đại học KHXH&NV cho biết: “Mình thuê phòng trọ, theo thỏa thuận với chỉ trọ là 1 triệu một tháng phòng/2 người. Nhưng chỉ hôm sau đến đặt cọc, chủ trọ hét lên giá 1.400.000đ/tháng, và yêu cầu thu tiền cả năm”.
“Vì đã đặt cọc tiền nguyên một năm nên đành phải ở hết năm. Nếu biết, mình đã vào ở KTX vừa rẻ, sạch sẽ, lại an ninh hơn nhiều” - Nhơn cho biết.
120925a111.jpg

Năm sinh viên trong một phòng trọ chật chội có giá 1,5 triệu đồng/ tháng.
120925b11.jpg

Phần lớn các nhà trọ ở đây đều được xây dựng tạm bợ do nằm trong khu quy hoạch, cần giải tỏa.
120925a14.jpg

Nhưng để kiếm được một phòng cũng không phải chuyện dễ.

Nguyễn Thị Nhung, Đại học Khoa học Tự nhiên thì lại cho rằng: “Mình tính chuyển vào KTX ở nhưng nghe nói thủ tục rất rắc rối, chỉ ưu tiên cho sinh viên các tỉnh có đóng góp xây KTX. Nên đành dành dụm tiền ở trọ, được cái gần trường và thoải mái”.
Sự “thoải mái” ấy của các sinh viên ở trọ cũng kéo theo nhiều bất tiện. Tại một nhà trọ gần khu chợ cạnh trường Đại học KHXH&NV, vào đầu năm học này, tiền điện tăng từ 2.500 đồng lên gần 4.500 đồng/kwh, nước tăng từ 3.000 đồng lên 4.000 đồng/m 3 . Các chủ nhà trọ còn “tích cực” thu thêm các khoản phí khác như tiền vệ sinh môi trường, tiền xây cổng, làm sân…
120925a101.jpg
120925a81.jpg

Ở các phòng trọ thì ngược lại.


120925pt21.JPG

Sinh viên được "khuyến mãi" thêm một đống phế liệu trước cửa phòng trọ.

Giá phòng biến động tăng theo từng ngày, nhưng điều kiện sống thì ngày càng xuống cấp. Các hẻm trọ lại gần các quán cơm, tiệm cà phê, lọt thỏm trong chợ nên rất nhếch nhác và ồn ào. Nhiều khu trọ do quá chật hẹp nên nhà vệ sinh, phòng tắm phải dùng chung rất bất tiện. Để tận dụng tối đa diện tích, những căn phòng khoảng 8 m2 thêm gác xép xập xệ và rất nóng.
Nhiều khu trọ đi vào khá xa, đường lầy lội, ban đêm vắng nên rất nguy hiểm.
120925pt3.JPG

Những phòng trọ ẩm thấp.




120925pt4.JPG

Và lối đi vào chật chội.


Việc “làm giá” của các chủ nhà trọ diễn ra rất phổ biến. Một chủ trọ gần bến xe bus cho biết đã hết phòng rộng, thoáng mát ngay từ giữa tháng 8, hiện nay chỉ còn các phòng nhỏ trong hẻm ở khu vực chợ gần trường Đại học KHXH&NV. Việc tăng giá tùy theo từng chủ trọ, chứ không có một giá chung cụ thể nào cả. Các cơ quan chức năng thực hiện giải tỏa một số dãy trọ cũ càng đẩy giá phòng lên cao, dao động từ 900.000 đồng đến 1.500.000 đồng cho phòng từ 2-4 người. Các dãy trọ mới xây thì mức giá đó cao hơn, tùy theo từng khu vực có gần trường không.
120925a32.jpg
120925a41.jpg



Dây phơi quần áo che kiến lối vào một phòng trọ


120925a91.jpg
Kó có thể đòi ỏi an ninh và vệ sinh ở những phòng trọ tạm bợ thế này.
Tình hình an ninh trật tự ở các khu trọ cũng rất phức tạp. Quang Nhật, sinh viên Đại học Bách khoa TP.HCM chia sẻ: “Ở các khu trọ gần trường Đại học Khoa học Tự nhiên, an ninh rất phức tạp. Mặc dù đã có các biển báo như cấm người lạ, ve chai…vào nhưng một người lạ có thể dễ dàng ra vào, không có người quản lý. Mới đây, có 2 bạn sinh viên năm nhất mới vô ở phòng đối diện bị cạy cửa, mất 2 cái laptop mới mua”.
120925a15.jpg
120925a25.jpg

Tình hình an ninh trật tự bất ổn tại các khu nhà trọ sập xệ luôn là nỗi lo lắng thường trực của sinh viên làng Đại học.

Cùng với đó, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên các trường cần có những hướng dẫn cụ thể cho sinh viên tỉnh xa về lợi ích của việc chọn kí túc xá làm nơi ở, tránh tình trạng sinh viên phải bỏ ra nhiều tiền mà nhận về những chỗ ở kém chất lượng và không đảm bảo.

Đối xử vs tương lai đất nước như zay đó :KSV@17:
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top