- Tham gia
- 27/4/2012
- Bài viết
- 101
(Dân trí) - Trong thời gian gần đây, hàng loạt vụ trộm cắp xảy ra tại các nhà trọ sinh viên. Sau mỗi vụ mất trộm, hầu hết sinh viên đều báo với chủ nhà hay công an phường nhưng việc tìm ra thủ phạm là điều gần như không tưởng
Đang nửa đêm nghe tiếng cạch cổng, Lưu Quang Pháp, SV ĐH Hà Nội đang trọ tại Triều Khúc, mở cửa chạy ra ngoài sân đã thấy hai thanh niên phi vù mất cùng với chiếc xe đạp của mình, ngay lập tức hô hoán nhưng tên trộm đã tẩu thoát.
Do sơ hở tối hôm trước đi học về khuya, Pháp để chiếc xe đạp ngoài sân không khóa và sự chủ quan đó đã tạo điều kiện cho tên trộm có cơ hội. Tiếc hùi hụi chiếc xe đạp, Pháp báo chủ nhà nhưng cũng chỉ nhận được vài lời thông cảm.
Trước đó ít hôm, Nguyễn Hoàng Nam, SV ĐH công nghệ giao thông trọ tại Thanh Xuân cũng đã bị mất chiếc xe máy để ngoài sân. Nam là người rất cẩn thận, đi học về khóa xe cẩn thận. Sáng sớm, cả xóm trọ đi học hết, chỉ Nam nằm ngủ trong phòng.
Lợi dụng cửa sổ mở, Nam đang ngủ say, tên trộm đã dùng gậy móc được chiếc chìa khóa xe. Khi nghe tiếng xe máy, Nam giật mình tỉnh dậy chiếc xe của mình đã vụt đi mất. Sau khi làm đơn trình báo với chủ nhà và công an phường, Nam đều nhận được cái lắc đầu “khó có thể tìm ra được thủ phạm”. Nam ngậm ngùi: “Thế là xong chiếc xe máy bố mẹ mới mua để mình chuẩn bị đi làm có phương tiện đi lại”.
Những xóm trọ SV cửa lỏng nẻo dễ bị trộm xâm nhập. (Ảnh: Duy Khánh)
Khi được hỏi các nạn nhân về trách nhiệm khi mất cắp xảy ra, hầu hết họ đều phải tự chịu thiệt thòi về mất mát tài sản của mình. Mặc dù thuê nhà nhưng bản nhân nhà chủ không có điều khoản bảo quản tài sản cá nhân của sinh viên. Những vụ mất cắp tại nhà trọ xảy ra thường xuyên, những sinh viên nào yếu bóng vía chỉ biết cách dọn đồ đi tìm nơi khác cho an toàn.
Quỳnh Anh, SV Đại học KHXH NV cũng vừa mất chiếc laptop tại phòng trọ của mình. Quỳnh Anh chia sẻ, bản thân mình ở trọ cũng chủ quan, tin tưởng bạn bè xung quanh nên không đề phòng cảnh giác. Khi đi ngủ mở cửa sổ, chiếc laptop cùng điện thoại và một số vật dụng khác đã bị trộm câu mất. Theo Quỳnh Anh, những vụ mất cắp xảy ra phần lớn lỗi do sinh viên chưa cảnh giác và quan tâm tới tài sản của mình.
“Nhiều khi mình bị trộm cũng không biết kêu ai, không cẩn thận còn bị trả thù”, Quỳnh Anh cho biết thêm. Khi được biết mất trộm, chủ xóm trọ của Quỳnh Anh còn cấm báo cho công an bởi nhiều lý do tế nhị.
Không chỉ các khu nhà trọ sinh viên mà ngay trong ký túc xá kín cổng cao tường có bảo vệ 24/24 vẫn xảy ra các vụ mất trộm. Những tài sản hay bị mất trộm chủ yếu là laptop, máy ảnh, điện thoại, kim từ điển…
“Chỉ cần ngủ trưa, đi tắm không khóa cửa là có thể bị mất mát. Những đồ dùng đắt tiền như máy tính, điện thoại không cánh mà bay. KTX thì đông người không biết kêu ai, dù có trình báo cũng chỉ để an ủi, chứ khó có thể tìm lại được”, Lê Hoa, SV ĐH Tự nhiên tâm sự.
Các đối tượng trà trộn vào KTX thường ăn mặc như sinh viên và mang sách vở. Chúng đi lại trong khu vực các tòa nhà của KTX, nếu vắng người và thiếu đề phòng cảnh giác của sinh viên, chúng có thể xâm nhập. Mặc dù, KTX có bảo vệ nhưng tỷ lệ mỏng, không bao quát hết an ninh toàn khu vực.
Ông Trần Đại Phong, một cán bộ công an nhận định, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thiếu sự cảnh giác của sinh viên. Chính vì hớ hênh đã khiến cho một số đối tượng có cơ hội trộm cắp.
Bên cạnh đó, các khu trọ sinh viên, KTX thường ra vào tấp nập nhiều đối tượng lạ khó kiểm soát. Hệ thống cửa, khóa phòng chưa đảm bảo an toàn. Nhiều khu trọ đều tạm bợ, cửa tận dụng bằng nhiều loại gỗ ghép khác nhau nên dễ bị cậy khóa, phá cửa khi không có người. Thực tế cho thấy, đối tượng thực hiện hành vi trộm cắp không chỉ từ bên ngoài mà có khi chính là các sinh viên lấy trộm đồ của nhau.
Ông Phong đưa ra lời khuyên, mỗi sinh viên cần phải nâng cao cảnh giác và ý thức phòng ngừa, hãy mang theo mình những vật dụng đắt tiền, laptop, máy tính hay điện thoại cần cho vào tủ, khóa cẩn thận. Đồng thời, nghiêm chỉnh chấp hành các qui định về tạm trú tạm vắng và an ninh khu vực. Khi có những đối tượng khả nghi cần báo cho chủ nhà trọ hoặc đơn vị dân phòng để kịp thời xử lý.
Duy Khánh
Đang nửa đêm nghe tiếng cạch cổng, Lưu Quang Pháp, SV ĐH Hà Nội đang trọ tại Triều Khúc, mở cửa chạy ra ngoài sân đã thấy hai thanh niên phi vù mất cùng với chiếc xe đạp của mình, ngay lập tức hô hoán nhưng tên trộm đã tẩu thoát.
Do sơ hở tối hôm trước đi học về khuya, Pháp để chiếc xe đạp ngoài sân không khóa và sự chủ quan đó đã tạo điều kiện cho tên trộm có cơ hội. Tiếc hùi hụi chiếc xe đạp, Pháp báo chủ nhà nhưng cũng chỉ nhận được vài lời thông cảm.
Trước đó ít hôm, Nguyễn Hoàng Nam, SV ĐH công nghệ giao thông trọ tại Thanh Xuân cũng đã bị mất chiếc xe máy để ngoài sân. Nam là người rất cẩn thận, đi học về khóa xe cẩn thận. Sáng sớm, cả xóm trọ đi học hết, chỉ Nam nằm ngủ trong phòng.
Lợi dụng cửa sổ mở, Nam đang ngủ say, tên trộm đã dùng gậy móc được chiếc chìa khóa xe. Khi nghe tiếng xe máy, Nam giật mình tỉnh dậy chiếc xe của mình đã vụt đi mất. Sau khi làm đơn trình báo với chủ nhà và công an phường, Nam đều nhận được cái lắc đầu “khó có thể tìm ra được thủ phạm”. Nam ngậm ngùi: “Thế là xong chiếc xe máy bố mẹ mới mua để mình chuẩn bị đi làm có phương tiện đi lại”.
Những xóm trọ SV cửa lỏng nẻo dễ bị trộm xâm nhập. (Ảnh: Duy Khánh)
Khi được hỏi các nạn nhân về trách nhiệm khi mất cắp xảy ra, hầu hết họ đều phải tự chịu thiệt thòi về mất mát tài sản của mình. Mặc dù thuê nhà nhưng bản nhân nhà chủ không có điều khoản bảo quản tài sản cá nhân của sinh viên. Những vụ mất cắp tại nhà trọ xảy ra thường xuyên, những sinh viên nào yếu bóng vía chỉ biết cách dọn đồ đi tìm nơi khác cho an toàn.
Quỳnh Anh, SV Đại học KHXH NV cũng vừa mất chiếc laptop tại phòng trọ của mình. Quỳnh Anh chia sẻ, bản thân mình ở trọ cũng chủ quan, tin tưởng bạn bè xung quanh nên không đề phòng cảnh giác. Khi đi ngủ mở cửa sổ, chiếc laptop cùng điện thoại và một số vật dụng khác đã bị trộm câu mất. Theo Quỳnh Anh, những vụ mất cắp xảy ra phần lớn lỗi do sinh viên chưa cảnh giác và quan tâm tới tài sản của mình.
“Nhiều khi mình bị trộm cũng không biết kêu ai, không cẩn thận còn bị trả thù”, Quỳnh Anh cho biết thêm. Khi được biết mất trộm, chủ xóm trọ của Quỳnh Anh còn cấm báo cho công an bởi nhiều lý do tế nhị.
Không chỉ các khu nhà trọ sinh viên mà ngay trong ký túc xá kín cổng cao tường có bảo vệ 24/24 vẫn xảy ra các vụ mất trộm. Những tài sản hay bị mất trộm chủ yếu là laptop, máy ảnh, điện thoại, kim từ điển…
“Chỉ cần ngủ trưa, đi tắm không khóa cửa là có thể bị mất mát. Những đồ dùng đắt tiền như máy tính, điện thoại không cánh mà bay. KTX thì đông người không biết kêu ai, dù có trình báo cũng chỉ để an ủi, chứ khó có thể tìm lại được”, Lê Hoa, SV ĐH Tự nhiên tâm sự.
Các đối tượng trà trộn vào KTX thường ăn mặc như sinh viên và mang sách vở. Chúng đi lại trong khu vực các tòa nhà của KTX, nếu vắng người và thiếu đề phòng cảnh giác của sinh viên, chúng có thể xâm nhập. Mặc dù, KTX có bảo vệ nhưng tỷ lệ mỏng, không bao quát hết an ninh toàn khu vực.
Ông Trần Đại Phong, một cán bộ công an nhận định, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thiếu sự cảnh giác của sinh viên. Chính vì hớ hênh đã khiến cho một số đối tượng có cơ hội trộm cắp.
Bên cạnh đó, các khu trọ sinh viên, KTX thường ra vào tấp nập nhiều đối tượng lạ khó kiểm soát. Hệ thống cửa, khóa phòng chưa đảm bảo an toàn. Nhiều khu trọ đều tạm bợ, cửa tận dụng bằng nhiều loại gỗ ghép khác nhau nên dễ bị cậy khóa, phá cửa khi không có người. Thực tế cho thấy, đối tượng thực hiện hành vi trộm cắp không chỉ từ bên ngoài mà có khi chính là các sinh viên lấy trộm đồ của nhau.
Ông Phong đưa ra lời khuyên, mỗi sinh viên cần phải nâng cao cảnh giác và ý thức phòng ngừa, hãy mang theo mình những vật dụng đắt tiền, laptop, máy tính hay điện thoại cần cho vào tủ, khóa cẩn thận. Đồng thời, nghiêm chỉnh chấp hành các qui định về tạm trú tạm vắng và an ninh khu vực. Khi có những đối tượng khả nghi cần báo cho chủ nhà trọ hoặc đơn vị dân phòng để kịp thời xử lý.
Duy Khánh
Hiệu chỉnh bởi quản lý: