Hiểu thế nào là thừa kế thế vị

trongan1012

Thành viên
Tham gia
20/7/2021
Bài viết
5
Hiểu thế nào là thừa kế thế vị

Bạn đang băn khoăn thừa kế thế vị là thừa kế như thế nào? Thừa kế thế vị sẽ được áp dụng trong trường hợp nào? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để trang bị thêm cho mình những kiến thức về thừa kế thế vị ngay nhé!

Thừa kế là gì?​

Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết sang những người khác. Có hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Người thừa kế là người phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc đã thành thai trước khi người để lại di sản chết và còn sống sinh ra. Pháp luật dân sự không chỉ quy định các trường hợp thừa kế khi người thừa kế còn sống tại thời điểm mở thừa kế mà còn dự liệu cả việc người thừa kế chết trước hoặc dùng thời điểm với người để lại di sản.

Đọc chi tiết tại đây về hợp đồng đặt cọc

Thừa kế thế vị được hiểu như thế nào?​

Thừa kế thế vị là việc con (hoặc cháu) của một người sẽ thay người đó nhận phần di sản mà họ được được hưởng nhưng họ lại chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản. Thừa kế thế vị chỉ được áp dụng trong trường hợp chia thừa kế theo pháp luật. Đối với thừa kế theo di chúc, nếu người được hưởng thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì phần di sản đó sẽ được chia theo pháp luật mà không có trường hợp con của họ được thay thế để nhận phần di sản được chỉ định trong di chúc. Mà đến khi phần di sản đó được mang chia đều cho những người thừa kế theo pháp luật thì (con/cháu) của họ mới được thừa kế thế vị.

Cụ thể, trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng lúc với họ thì cháu sẽ được hưởng phần di sản mà cha, mẹ của cháu sẽ được hưởng nếu còn sống. Trong trường cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắc sẽ được hưởng phần di sản mà cha, mẹ của chắt sẽ được hưởng nếu còn sống. Và theo quy định tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 thì con nuôi cũng là đối tượng được hưởng thừa kế thế vị nêu trên.

Bên cạnh Bộ luật Dân sự thì thừa kế thế vị còn được đề cập đến trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Luật Nuôi con nuôi 2010 thông qua các quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi và con nuôi. Nhìn chung, các luật đều có quy định thống nhất về việc tuy con nuôi không thể là người thừa kế của di sản của ông, bà nhưng có thể trở thành người thừa kế thế vị.

Tìm hiểu thêm về: https://everest.org.vn/dich-vu-phap-ly-thua-ke/

Việc thanh toán và phân chia di sản​

Khi việc mở thừa kế được thông báo hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận một số việc sau theo khoản 1 Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015:

“...a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

b) Cách thức phân chia di sản.”

Để được đảm bảo hơn thì tất cả những thỏa thuận về các nội dung trên của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Đầu tiên, di sản phải được mang đi thanh toán các nghĩa vụ tài sản cùng các khoản chi phí liên quan đến thừa kế theo thứ tự ưu tiên như sau: Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng còn thiếu; chi phí cho việc bảo quản di sản; tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; tiền công lao động; tiền bồi thường thiệt hại; thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; tiền phạt. Ngoài ra, nếu có các chi phí khác phát sinh liên quan đến các vấn đề trên thì di sản cũng được dùng để thanh toán khoản này.

Trường hợp chia tài sản theo di chúc: Tài sản thừa kế sẽ được chia theo ý chí của người để lại di chúc. Trường hợp di chúc không xác định rõ mỗi người sẽ được hưởng phần di sản thế nào thì sẽ chia đều khối di sản cho những người được di chúc chỉ định. Tuy nhiên nếu người thừa kế đã chết, từ chối nhận di sản, thuộc trường hợp không được hưởng di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản thì phần di sản được di chúc chỉ định cho người đó sẽ được chia theo pháp luật. Việc thừa kế theo di chúc cũng không làm mất đi quyền hưởng di sản của con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ, chồng của người để lại di sản. Vì họ sẽ được hưởng ⅔ suất của một người thừa kế theo pháp luật (nếu chia thừa kế theo pháp luật) khi di chúc không có phần của họ hoặc được chia ít hơn ⅔ suất.

Trường hợp chia tài sản theo pháp luật: Những người thừa kế trong cùng một hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người thừa kế hàng sau chỉ được nhận tài sản thừa kế trong trường hợp không còn ai ở hàng trước đủ điều kiện để nhận thừa kế.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến trong bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn. Hãy theo dõi chúng tôi để xem thêm các thông tin pháp lý hữu ích khác nhé!
 
×
Quay lại
Top