Hiệu quả đầy hứa hẹn của vắc xin tế bào T?

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Những thử nghiệm đầu tiên cho thấy các loại vắc xin kích hoạt tế bào miễn dịch T hiệu quả hơn và tác dụng nhanh hơn, bảo vệ được người có hệ miễn dịch yếu.

Ảnh hiển vi điện tử quét tăng cường có màu của một tế bào T lấy từ hệ miễn dịch của một người hiến khoẻ mạnh. Tế bào T thuộc nhóm tế bào bạch cầu đóng vai trò trung tâm trong việc bảo vệ cơ thể khỏi virus, kể cả SARS-CoV-2 gây COVID-19. Ảnh: Nguồn khoa học.

Ảnh hiển vi điện tử quét tăng cường có màu của một tế bào T lấy từ hệ miễn dịch của một người hiến khoẻ mạnh. Tế bào T thuộc nhóm tế bào bạch cầu đóng vai trò trung tâm trong việc bảo vệ cơ thể khỏi virus, kể cả SARS-CoV-2 gây COVID-19. Ảnh: Nguồn khoa học.

Vắc xin COVID-19 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngăn bệnh chuyển biến nặng ở phần lớn dân số, nhưng chúng không hiệu quả đối với những người có hệ miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng.

Ở người khoẻ mạnh, các vắc xin hiện hành hoạt động bằng cách kích hoạt sản sinh kháng thể liên kết với virus SARS-CoV-2 gây COVID-19, ngăn virus lây nhiễm cho tế bào khoẻ mạnh. Nhưng ở những người có kháng thể ít, bao gồm bệnh nhân ung thu máu hoặc đang dùng thuốc ức chế phản ứng miễn dịch, thì phản ứng của cơ thể kém hiệu quả hơn.

Jonas Heitmann, một bác sĩ huyết học và bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Đại học Bệnh viện Tübingen, Đức, thừa nhận rằng nhiều bệnh nhân ung thư của ông có nguy cơ cao nhiễm COVID-19, và ông hiểu rõ họ cần một loại vắc xin khác. Heitmann và một nhà nghiên cứu nữa đã chứng minh tế bào miễn dịch T, vốn có chức năng tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể và tiêu diệt các tế bào đã nhiễm SARS-CoV-2, có thể tăng lên khi nguồn cung cấp kháng thể bị hạn chế.

Hiện ông và đồng nghiệp đã phát triển một loại vắc xin chuyên kích hoạt tế bào T và họ đang thử nghiệm lâm sàng vắc xin này tại Đức.

Heitmann cho biết họ hy vọng sẽ “bảo vệ được những người không thể hưởng lợi từ các vắc xin đã được phê duyệt hiện hành.”

Họ không phải là những người duy nhất nghiên cứu vắc xin tế bào T. Các nhà khoa học từ lâu đã ngờ rằng những mũi tiêm nhằm vào tế bào T có thể loại bỏ tế bào bị nhiễm virus nhanh hơn các vắc xin đã được phê duyệt hiện hành và ngăn bệnh chuyển biến nặng được lâu hơn, tính từ lúc kháng thể suy giảm vài tháng sau khi tiêm vắc xin.

Một lợi thế khác của vắc xin tế bào T là chúng có thể chống lại nhiều chủng corona virus trong tương lai, vì các nhà khoa học nhận thấy SARS-CoV-2 có chung những đặc điểm với nhiều biến thể và virus họ hàng gần, nhà miễn dịch học tại Đại học Leiden, Hà Lan cho biết.

Điểm khác biệt của vắc xin tế bào T là gì?

Các loại vắc xin hiện tại được chế tạo để dạy tế bào bạch cầu B sản sinh kháng thể nhận biết và gắn vào protein được tìm thấy trên bề mặt virus, ví dụ như protein gai, một bộ phận của virus giúp nó gắn vào tế bào. Khi kháng thể gắn vào virus thay vì virus gắn vào tế bào, virus sẽ không thể lây nhiễm tế bào được nữa. Vấn đề là protein gai rất hay đột biến, thay đổi hình dạng và lẩn trốn kháng thể không còn nhận ra nó.

Khác với kháng thể, tế bào T “nhìn” được nhiều bộ phận khác của virus: những bộ phận thay đổi như protein gai và cả những bộ phận không thay đổi. Các nhà khoa học đang chế tạo vắc xin tế bào T ngừa COVID-19 giúp tế bào T nhận ra nhiều protein ẩn nấp bên trong SARS-CoV-2, cũng như những protein biểu hiện trên bề mặt virus.

Vì các nhà khoa học không phải lúc nào cũng biết loại protein nào của virus sẽ kích hoạt thành công tế bào T của cơ thể, nên họ sử dụng một thuật toán để theo dõi cấu tạo di truyền của SARS-CoV-2 nhằm tìm kiếm loại protein phù hợp và sau đó thử nghiệm các ứng viên ấy trong phòng thí nghiệm để tìm ra tổ hợp hiệu quả nhất.

Heitmann và vắc xin của nhóm ông, vắc xin CoVac-1, chứa một hỗn hợp gồm 6 đoạn protein virus tổng hợp. Hỗn hợp này gồm một đoạn có nguồn gốc từ protein gai, cũng như các protein khác từ vỏ virus (lớp màng làm trung gian xâm nhập tế bào chủ), và từ lớp vỏ bao quanh vật liệu di truyền của virus.

Công ty công nghệ sinh học Pháp là Osivax đã và đang thử nghiệm một loại vắc xin tế bào T cho bệnh cúm. Hiện họ cũng đang phát triển một loại vắc xin ngừa SARS-CoV-2 và họ hàng corona virus gần của nó. Các vắc xin khác như loại được chế tạo bởi công ty công nghệ sinh học Vaxxinity có trụ sở tại Texas sẽ kích hoạt cả tế bào B và T bằng một hỗn hợp các đoạn protein tổng hợp từ gai, vỏ và màng virus SARS-CoV-2.

Vắc xin tế bào T hiệu quả hơn cho mọi đối tượng?

Nhiều vắc xin tế bào T đang trong giai đoạn đầu thử nghiệm, nên còn quá sớm để kết luận liệu chúng có phòng bệnh tốt hơn so với các vắc xin đang sử dụng vốn cũng tạo ra phản ứng tế bào T hay không. Tuy nhiên các nhà khoa học như Heitmann cho rằng khả năng rất cao vắc xin tế bào T sẽ thể hiện tốt hơn đối với những người bị tổn thương hệ miễn dịch nghiêm trọng so với những phương án vắc xin hiện có.

Ở giai đoạn thử nghiệm tổng hợp 1 và 2, nhóm của Heitmann đã thử nghiệm CoVAC-1 trên bệnh nhân không thể sản sinh kháng thể do bệnh nền. Các dữ liệu sơ bộ từ 14 người tham gia (nhiều người đã tiêm vắc xin mRNA nhưng không có hiệu quả) cho thấy có 13 người có phản ứng tế bào T vừa phải.

Liệu vắc xin có đủ khả năng chống lại COVID-19, hay ít nhất là những trường hợp bệnh trở nặng hay không vẫn còn chưa rõ. Nhưng có bằng chứng sơ bộ từ phòng thí nghiệm Đại học Leiden của Arens cho thấy chuột được tiêm 3 liều vắc xin tế bào T loại riêng ngừa được lây nhiễm SAR-CoV-2 chết người, tuy kết quả này vẫn chưa được bình duyệt.

Nhà miễn dịch học Shane Crotty lập luận rằng vắc xin tế bào T có một khuyết điểm. Nhiều tế bào T được kích hoạt từ mũi tiêm bắp trên tay có xu hướng lưu thông trong dòng máu chứ không tập trung ở mũi hay họng, nơi cơ thể lần đầu tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 ngoài không khí. Phải mất vài ngày tế bào T được kích hoạt mới đến được những vị trí ấy và kiểm soát virus, ông cho biết.

Crotty cho rằng vắc xin tế bào T sẽ có tác dụng nhiều hơn nếu chúng tạo ra tế bào T cục bộ khi tiếp xúc với virus tại cổng xâm nhập. Điều đó nghĩa là phải tiêm vắc xin từ mũi, nhưng việc này rất phức tạp.

Các nhà khoa học cũng chưa biết nồng độ tế bào T cần thiết để chống lại COVID-19 là bao nhiêu. Nhưng Crotty ngờ rằng vắc xin tế bào T có thể giúp ích cho những người có nồng độ SARS-CoV-2 gần như không thể phát hiện trong vài tuần đến vài năm. Một số nhà nghiên cứu tin đây là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng kéo dài được gọi chung là COVID kéo dài.

Dẫu sao thì nhiệm vụ của tế bào T là tiêu diệt hết tế bào nhiễm bệnh. “Nên nếu bạn đã tiêm vắc xin có hiệu quả tốt hơn,” Crotty nói, “bạn có thể giảm được một số triệu chứng COVID kéo dài nếu có.”


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo National Geographic)
 
×
Quay lại
Top