Lúa gạo – Cây lương thực nuôi sống một nửa thế giới

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Nguồn gốc, văn hoá, và chính trị lúa gạo, cây lương thực được tiêu thụ nhiều nhất hành tinh.

Chuyện cây lúa

Chuyện cây lúa có thể được coi là bức tranh phản chiếu chính câu chuyện về văn minh nhân loại. Quá trình thuần hoá động vật và cây trồng hoang dã là chìa khoả để con người chuyển từ thói quen sống du canh du cư sang lối sống định cư ở những địa điểm cố định. Tuy nhiên nông nghiệp mới là yếu tố chính khiến chúng ta ở yên một chỗ trong thời gian dài hay thậm chí cả đời, với vai trò không nhỏ của cây lúa trong sự chuyển đổi đó.

Loài lúa trồng nhiều nhất, Oryza sativa, được người dân châu Á cổ đại thuần hoá, trong khi một loài lúa khác được người Tây Phi trồng trọt là Oryza glaberrima. Trong khi phần lớn lúa châu Phi vẫn bó hẹp trong phạm vi khu vực, thì lúa châu Á đã đi khắp thế giới, trở thành nhu yếu phẩm và cây lương thực quan trọng. Ngay cả ở châu Phi ngày nay, lúa châu Á vẫn là giống lúa được trồng nhiều nhất.

Trên thế giới, lúa gạo là lượng thực chính của 3,5 tỷ người, chiếm một nửa dân số thế giới. Vua John Kerry có một quan sát thú vị ở Thái Lan rằng chính khái niệm lương thực cũng có nguồn gốc từ lúa gạo, với hai từ tiếng Thái chính chỉ lương thực là “khaw” (nghĩa là “gạo”) và “kab khaw” (nghĩa là “với gạo”). Nói cách khác, “lương thực là gạo hoặc món gì đó ăn với gạo”.

Trong bài viết này, ta sẽ tìm hiểu về lịch sử, tính đa dạng, quá trình trồng trọt, văn hoá và chính trị của cây lương thực được tiêu thụ rộng rãi nhất hành tinh.


Lúa gạo ở Thái Lan quan trọng đến mức bản thân lương thực thường được gọi là “gạo” hoặc “với gạo”. Ảnh: Asian Geographic.

Lúa gạo ở Thái Lan quan trọng đến mức bản thân lương thực thường được gọi là “gạo” hoặc “với gạo”. Ảnh: Asian Geographic.

Tính đa dạng đáng kinh ngạc: Hàng ngàn giống lúa

Oryza sativa có hai phân loài: giống japonica và giống indica. Japonica trồng chủ yếu ở Nhật, Trung Quốc và Triều Tiên, khi nấu có tính dính. Indica thì không dính và được trồng ở Ấn Độ và các vùng Đông Nam Á.

Lúa châu Á có thể được chia nhỏ thành hàng ngàn giống bản địa. Chúng có nhiều kích thước, màu lá, màu vỏ trấu, kích thước hạt, đặc điểm môi trường sống và thậm chí là hương thơm. Chúng được trồng ở những độ cao rất lớn như trên dãy Himalya, trên bờ biển và ở mọi kiểu địa hình khác. Gạo huyết rồng có vỏ trấu màu đỏ và gạo nếp cẩm có vỏ trấu màu đen, chúng nổi tiếng với đặc tính chống oxi hoá.

Cũng có nhiều giống lúa hoang mọc khắp thế giới. Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế có trụ sở tại Phillipines cho đến nay đã bảo tồn hơn 100.000 giống lúa châu Á, khoảng 1500 giống lúa châu Phi và hơn 4500 giống lúa hoang.

Theo Ricepedia, một cơ sở dữ liệu trực truyến về lúa gạo, Oryza sativa được thuần hoá ở một vùng duy nhất của Trung Quốc, từ đó lan rộng đến các khu vực khác trên thế giới. Người ta xác định giống lúa này xuất xứ từ thung lũng sông Châu Giang, và sự kiện thuần hoá có niên đại khoảng 10.000 năm trước.

Các giống lúa lùn chỉ cao nhỉnh hơn 100 cm, trong khi các giống cao có thể mọc cao hơn một người 180 cm. Các giống lúa cao chủ yếu được trồng ở địa hình ngập nước, nông dân sẽ thu hoạch lúa này từ xuồng và bè. Một số giống lúa hoang mọc ở đầm lầy ngập nước còn có đặc tính kỳ lạ khác: chúng sống lâu năm, không giống các giống lúa trồng thông thường đều là cây hằng năm. Rạ của lúa lâu năm sống sót ngay cả khi lá rụng hết, và sau đó chúng mọc lại lá khi điều kiện khí hậu thuận lợi. Một số giống lúa này có thể được tìm thấy ở Sundarbans miền đông Ấn Độ, nơi đây là châu thổ đầm lầy hình thành từ ba dòng sông Ganges, Brahmaputra và Meghna.


Lúa Oryza sativa được thuần hoá ở Trung Quốc khoảng 10.000 năm trước, và từ đó nó lan rộng đến các khu vực khác trên thế giới. Ảnh: Britannica.

Lúa Oryza sativa được thuần hoá ở Trung Quốc khoảng 10.000 năm trước, và từ đó nó lan rộng đến các khu vực khác trên thế giới. Ảnh: Britannica.

Quá trình thuần hoá cây lúa

Tưởng tượng cái thời mà con người còn thu hoạch lúa từ cỏ hoang mọc xung quanh. Phần ăn được hẳn phải mỏng hơn và nhỏ hơn nhiều so với thứ ta thấy trong hạt gạo ngày nay. Khi trồng trọt bắt đầu, quá trình chọn lọc cũng bắt đầu. Người làm nông đầu tiên đã sớm học được cách giữ lại hạt giống có kích thước lớn hơn cho lần gieo hạt kế tiếp. Quá trình chọn lọc này tiếp diễn hàng thế hệ, trải qua hàng thế kỷ, và dần dần kích thước hạt của giống lúa được trồng ngày càng lớn.

Thế còn ruộng lúa thì sao? Chúng là những đầm lầy nhân tạo có thể đọng lại thành một vũng đất mịn và lầy tuỳ vào lúc gieo mạ. Ta sẽ không tìm thấy bất kỳ hòn đá hay hòn sỏi nhỏ nào trong ruộng lúa ngoài đất sét siêu mịn. Hãy tưởng tượng hàng trăm thế hệ đã cày bừa trên những thửa ruộng này để biến nó thành một cánh đồng trồng trọt độc đáo. Ruộng được cày xới hàng ngàn lần, nên lớp đất sét tầng mặt mịn và tơi xốp giúp rễ cây lúa phát triển ở mức tối ưu và cho phép hấp thụ dưỡng chất tốt đa.

Người ta tin rằng những nông dân đầu tiên đã trồng lúa trên vùng đồng bằng châu thổ sông nơi có thành phần đất pha sét tự nhiên và hàm lượng ẩm cao. Tuy nhiên ở những nơi như dãy Himalaya, ta lại thấy việc canh tác nương rẫy cao nguyên đã tồn tại hàng thế kỷ. Dù cuộc tranh luận kéo dài đặt câu hỏi liệu cây lúa có nguồn gốc từ Trung Quốc hay Ấn Độ, vẫn còn một khả năng là nhiều đồng bằng châu thổ sông đã chứng kiến quá trình tiến hoá đồng thời ở một thời điểm nhất định, và thời điểm đó rơi vào khoảng năm 6000 TCN-3000 TCN.


Lúa thường được trồng ở những đầm lầy nhân tạo có thể đọng lại thành một vũng đất mịn và lầy tuỳ vào thời điểm gieo mạ. Ảnh: Springer.

Lúa thường được trồng ở những đầm lầy nhân tạo có thể đọng lại thành một vũng đất mịn và lầy tuỳ vào thời điểm gieo mạ. Ảnh: Springer.

Hành trình của cây lúa

Cây lúa chu du từ châu Á đến các nơi khác trên thế giới cùng những thuỷ thủ và nhà khám hiểm trên đất liền. Khoảng năm 300 TCN, khi Alexander xâm lược Ấn Độ, người Hy Lạp đã mang cây lúa về Trung Đông. Cũng có những bằng chứng cho thấy cây lúa ban đầu là một vị thuốc của các y sĩ địa phương La Mã.

Tây Phi nhập khẩu một nửa lượng gạo mà quốc gia này tiêu thụ, và 90% lúa gạo được trồng ở địa phương được cung cấp bởi các mạng lưới truyền thống gồm nông dân, thợ xay địa phương và thương nhân. Nông dân châu Á canh tác 87% tổng lượng lúa gạo mà thế giới tiêu thụ. Những quốc gia sản xuất lúa gạo chính ngày nay là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Bangladesh và Việt Nam.


Phần lớn lượng gạo tiêu thụ trên thế giới đến từ châu Á.

Nông dân châu Á canh tác 87% tổng lượng gạo mà thế giới tiêu thụ. Các quốc gia sản xuất gạo chính ngày nay gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Bangladesh và Việt Nam.

Vai trò của lúa gạo trong văn hoá và phong tục

Trong mắt nông dân Ấn Độ, lúa gạo là một lễ vật của thần linh. Trong văn hoá và hoạt động nông nghiệp Ấn Độ, có nhiều nghi thức đặt lúa gạo vào trung tâm của việc thờ cúng. Trước khi xới đất, người nông dân có thể bày biện cúng thổ địa bằng gạo và hoa. Khi vị thần ấy đến làng để ban phúc và truyền đạt lời tiên tri từ thần linh, dân làng chào đón ngài bằng cách tung một nắm gạo lên đầu ngài. Một số cộng đồng ngày thường còn vẽ những hoa văn tinh xảo và đối xứng trang trí sân nhà trước cửa chính bằng hồ bột gạo.

Trong nhiều ngôi đền, cơm là lễ vật cho thần linh. Người Bali tin rằng chính thần Vishnu đã khiến đất sản sinh ra cây lúa đầu tiên và chính thần bầu trời Indra là vị thần đã dạy loài người cách trồng lúa. Ở Myanmar, có đức tin cho rằng dân tộc Kachins đã mang cây lúa lên mặt đất từ lõi trái đất. Tuy nhiên người Trung Hoa lại tin rằng một con chó đã giúp loài người khám phá ra cây lúa như phương sách lương thực cuối cùng để chống đói nghèo và cái chết sau trận hồng thuỷ đã tàn phá mọi nguồn lương thực khác.

Có vô số tuyển tập về thành ngữ, tục ngữ, giai thoại và lễ hội liên quan đến lúa gạo ở tất cả các quốc gia có truyền thống trồng lúa.


Có rất nhiều phong tục văn hoá và tín ngưỡng trên thế giới về nguồn gốc, lịch sử và công dụng của lúa gạo. Ảnh: Rice Knowledge Bank.

Có rất nhiều phong tục văn hoá và tín ngưỡng trên thế giới về nguồn gốc, lịch sử và công dụng của lúa gạo. Ảnh: Rice Knowledge Bank.

Công tác trồng trọt

Cách trồng lúa truyền thống là trong những ao bùn nhân tạo. Lợi ích của phương pháp trồng trọt này là nước trong ao sẽ ngăn cỏ dại phát triển. Ruộng lúa cũng có chức năng trữ nước cho hệ sinh thái điền ruộng lớn hơn.

Trồng lúa trên đất khô là một công tác tiềm năng khác mới chỉ phát triển khoảng 5000 năm trước. Ở phương pháp canh tác ao bùn, mạ có thể được cấy lại sau khi được trồng trong vườn ươm hoặc có thể được gieo trực tiếp. Ở phương pháp canh tác đất khô, gieo hạt là phương pháp khả thi duy nhất. Gần đây, các phương pháp như SRI (system of rice intensification – hệ thống thâm canh lúa) đã được ứng dụng, trong đó những cây mạ đơn lẻ được cấy thẳng hàng cách nhau một khoảng cố định.

Lúa được trồng chủ yếu ở vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Cây lúa cần tưới tiêu đầy đủ và nhiều ánh sáng mặt trời để cho sản lượng tốt. Sau vụ mùa, rơm rạ chủ yếu được dùng để cho gia súc ăn và lợp mái nhà. Hạt lúa sau đó được xay để tách vỏ trấu và vỏ cám. Khi loại bỏ vỏ trấu và giữ lại vỏ cám, nó được gọi là gạo lức, là một nguồn nhiều dưỡng chất hiếm có. Vỏ cám cũng được dùng để sản xuất dầu ăn.


Một phần nhờ khả năng thích nghi với nhiều kiểu khí hậu và vai trò nguồn thực phẩm linh động, lúa gạo được miêu tả là cây trồng duy nhất nuôi sống nhiều người nhất trên hành tinh. Ảnh: Asian Geographic.

Một phần nhờ khả năng thích nghi với nhiều kiểu khí hậu và vai trò nguồn thực phẩm linh động, lúa gạo được miêu tả là cây trồng duy nhất nuôi sống nhiều người nhất trên hành tinh. Ảnh: Asian Geographic.

Chính trị lúa gạo

Lúa gạo cũng có lịch sử mang tính chính trị. Như đã đề cập, khi Alexander Đại Đế xâm lược Ấn Độ, người Hy Lạp đã biết được lúa là một cây lương thực, và họ mang cây lúa về Hy Lạp và các nước Địa Trung Hải khác. Hoàng đế của Ottoman cũng đôn đốc canh tác lúa gạo trong lãnh thổ chiếm được, gồm Đông Âu và Tây Á.

Các nước châu Á thường phải đối mặt với bất ổn xã hội khi giá gạo tăng. Chính cuộc cách mạng xanh – cuộc cách mạng được khơi mào khi phân bón hoá học, thuốc trừ sâu và giống lúa lai xuất hiện – đã giúp Nam Á đạt được an ninh lương thực thông qua tăng gia sản xuất lúa gạo. Cũng vì vậy những giống lúa mới được phát triển đã có khả năng kháng bệnh và tăng năng suất. Các nước như Ấn Độ cũng đạt được an ninh lương thực nhờ cuộc cách mạng xanh và trở thành nước xuất khẩu gạo.

Cây lương thực được tiêu thụ rộng rãi nhất hành tinh

Là loài cây lương thực cực kỳ linh hoạt, thích nghi với nhiều kiểu khí hậu, lúa gạo được miêu tả là cây trồng duy nhất nuôi sống nhiều người nhất trên hành tinh.

Các nghiên cứu về lúa gạo trên khắp thế giới hiện đang tập trung vào việc tăng năng suất và tạo ra giống lúa có thể canh tác quanh năm. Hai thập kỷ gần đây, ta đã chứng kiến sự nhảy vọt trong việc cơ cấu hoá trồng trọt, diệt cỏ, thu hoạch và chế biến lúa gạo hậu thu hoạch. Điều này đã biến những cách canh tác lúa gạo thâm dụng lao động trở nên thân thiện và hiện đại hơn với người nông dân.


Lúa được trồng thế nào?

Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Owlcation)
 
Nhân đây cũng xin được góp một quan sát của nhà văn Hồ Anh Thái, đại ý, thức ăn gắn liền với nền văn hóa:
-Ở các nước khí hậu nóng ẩm luôn ăn đồ ướt, như chan canh, phở. Dù khí hậu nóng nhưng thức ăn phải nóng hổi mới ngon, cũng có một cách giải thích là do kiểu khí hậu ấy dễ sinh vi khuẩn, nên cần ăn chín uống sôi
-Ở các nước khí hậu lạnh lại thiên hướng đồ ăn lạnh: bánh mì thịt nguội, kem,...
-Ở các nước khí hậu khô hạn lục địa thích đồ ăn khô: bánh mì Kebab Thổ Nhĩ Kỳ. Cái gì cũng phải nước: thịt thà, cà chua, bắp cải/ bắp sú. Vì ở các nước ấy hồi xưa nông nghiệp kiểu du canh du cư, có định canh định cư đâu mà trồng rau, phải lùa đàn gia súc đi từ sa mạc này đến sa mạc khác
-Ấn Độ đồ ăn cay nồng; Trung Quốc đồ ăn nhiều dầu mỡ. Đừng chê curri Ấn dở, khen mì tôm ngon, hơn 1 tỉ người chuộng mà lị, hehe. Nếu đồ ăn người ta dở, đồ mình ngon, người ta đã tự tìm tòi khám phá lâu rồi
-Cũng có người chê đồ ăn Việt Nam cứ nhợt nhạt, không mặn, chả cay, hh
 
×
Quay lại
Top