GV bản xứ VS GV Việt Nam

nguyencaoanton

sự học cốt để thành nhân, bất thành tài.
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/3/2015
Bài viết
73
Gần đây, nhu cầu học Anh Văn trong xã hội ngày càng phát triển. Ngày càng có nhiều TT ngoại ngữ mọc lên, chất lượng thì thượng vàng hạ cám. Để giúp cho các bạn có một kinh nghiệm tham khảo về chất lượng giáo viên trong các TT ngoại ngữ. Có thật là giáo viên bản ngữ thì tốt hơn giáo viên Việt Nam ? liệu họ có xứng đáng với sự tin cậy và mức lương họ được hưởng hay không ?.


Tôi xin làm một so sánh nhỏ giữa GV người Việt với GV bản ngữ


Giáo viên bản ngữ:


* Điểm mạnh:


- Họ có thế mạnh về phát âm và ngữ điệu. Học trong lớp của GV bản ngữ chắc chắn phải giao tiếp bằng Tiếng Anh. Từ đó, người học phải cố gắng nói.

- Họ thường năng động và vui hơn. Chắc chắn họ sẽ có nhiều trò chơi cũng như sự minh họa cho sự giảng dạy của mình ( Tôi chỉ nói đến những GV thật sự có bằng cấp và nghiệp vụ sư phạm, không nói tới GV-Tây ba lô )

- Nói chung, họ khuyến khích người học nói nhiều hơn và làm cho học viên năng động hơn.


* Điểm yếu :


- Họ thường không biết nói tiếng Việt. Từ đó họ khó có thể tìm hiểu nhiều hơn về tâm lý, hoàn cảnh, trình độ, yêu cầu của học viên. Dĩ nhiên họ không thể giảng bằng Tiếng Việt.

- Họ khó mà nhận ra điểm tương đồng và khác biệt giữa 2 ngôn ngữ.( Điều này rất quan trọng, đặc biệt là đối với người học khi họ mới bắt đầu học AV, hoặc khi học ngữ pháp.)

- Họ không hiểu văn hóa Việt Nam lắm nên khó mà tiếp cận những đề tài về đời sống hằng ngày, tâm lý, gia đình…Nên họ sẽ tập trung khai thác các đề tài khác.


Giáo Viên người Việt


* Điểm mạnh :


- Tại sao GV Việt Nam dạy ngữ pháp tốt hơn. Đơn giản, mỗi giáo viên thường đã có một sự so sánh, tra cứu giữa 2 ngôn ngữ từ lâu. Họ biết thói quen ngôn ngữ của người học Việt Nam. Bạn học ngữ pháp với GV người Việt mau biết hay với GV nước ngoài mau biết?.

- Điểm mạnh hơn GV nước ngoài tuyệt đối là họ biết nói tiếng Việt. Họ có thể giải thích bằng Tiếng Anh nhưng tất nhiên hoàn toàn có thể giài thích bằng Tiếng Việt cho người học những từ hoặc cấu trúc câu phức tạp

- Họ là người Việt Nam nên họ hiểu Văn hóa Việt Nam. Họ sẽ cư xử, thông cảm, hiểu thấu học viên tốt hơn.



* Điểm yếu :


- Không thiếu Giáo viên Việt Nam có tài. Vấn đề là, mức lương họ nhận chưa xứng đáng. Cùng dạy trong 1 trung tâm và trình độ như nhau , bạn có biết giáo viên VN chỉ kiếm được bằng gần một nửa của GV nước ngoài nên tâm lý sinh chán nãn, không muốn cống hiến.

- Đúng là GV Việt Nam còn có vấn đề về phát âm và ngữ điệu thật. Tuy nhiên, đó chỉ là một bộ phận nhỏ. Tôi nghĩ với sự hỗ trợ của thiết bị nghe nhìn và internet, Gv người Việt (đặc biệt thế hệ 8X) phải 8/10 về pronunciation and intonation so với GV bản ngữ.

- Phương cách giảng dạy nói chung vẫn mang hình thức giãng giải không tiến bộ cho lắm. Từ đó, người học khá thụ động trong quá trình học, đặc biệt là học AV giao tiếp.


Từ những nhận định trên, tôi cho rằng chúng ta cần phải thay đổi quan điểm về GV . Không phải cứ GV bản ngữ là tốt, không phải cứ GV người Việt là dở. Chúng ta phải từ bỏ tâm lý sính ngoại trong v/đ dạy và học Anh Văn.



Tôi nghĩ chúng ta cần quan sát và nhận xét những GV mà chúng ta muốn theo học và có sự đánh giá đúng đắn. Thiết nghĩ tài năng và giá trị của một GV không nằm ở chổ gốc gác xuất thân, mà là quá trình phấn đấu và rèn luyện . Những giáo viên đã cố gắng và hoàn thiện cần được tri ân và tưởng thưởng xứng đáng cho dù họ là GV bản ngữ hay là GV người Việt.



Nguyễn Cao An Tôn - E Speaking teacher.

Thu duc dist. HCMC

nguyenannaneyugn@gmail.com
 
Mình cũng nghĩ vậy, học tiếng Anh không phải cứ thấy giáo viên nước ngoài là nhào vô, và giáo viên Việt Nam là lờ đi. Nếu bạn cảm thấy trình độ của mình giỏi rồi có thể hiểu 80 -90% những gì thầy nước ngoài nói hoặc bạn hãy học gv nước ngoài. còn trình độ của mình thấp , chưa vũng thi việc học gv Việt Nam giỏi vẫn tăng trình độ lên nhiều hơn.
 
×
Quay lại
Top