huyen_ai
Thành viên mới
- Tham gia
- 18/5/2013
- Bài viết
- 4
Đề thi tư tưởng hồ chí minh
ĐỀ 1
I. PHẦN TRẢ LỜI NGẮN GỌN (4 điểm)
Câu 1: Nêu định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh theo quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Câu 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những tiền đề tư tưởng - lý luận nào?
- Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam. - Tinh hoa văn hoá nhân loại.- Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Câu 3: Trong các luận điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, luận điểm nào được xem là sáng tạo nhất?
Đáp án: Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Câu 4: Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có những đặc trưng tổng quát nào?
- Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ;
- Là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật;
- Là chế độ không còn người bóc lột người;
- Là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.
Câu 5: Để Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, Đảng Cộng sản Việt Nam cần được xây dựng theo những nguyên tắc nào?
- Tập trung dân chủ.
- Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Tự phê bình và phê bình.
- Kỷ luật nghiêm minh và tự giác.
- Đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Câu 6: Thế nào là Nhà nước của dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
Tất cả quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước, nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân để nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội.
Câu 7: Những chuẩn mực đạo đức cách mạng của con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
- Trung với nước, hiếu với dân.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.
- Có tinh thần quốc tế trong sáng.
Câu 8: Trong bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai (ngày 7/5/1958) Hồ Chí Minh đã nêu ra “sáu cái yêu”. Hãy cho biết sáu cái yêu đó.
Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động, yêu khoa học, yêu kỷ luật.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Trình bày phẩm chất đạo đức “trung với nước, hiếu với dân” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. (3 điểm)
- “Trung” và “hiếu” là những khái niệm cũ trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, phản ánh mối quan hệ lớn nhất và cũng là phẩm chất đạo đức bao trùm nhất: “Trung với vua, hiếu với cha mẹ”. (0.5 điểm)
Hồ Chí Minh mượn khái niệm đạo đức “trung”, “hiếu” trong tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc và đưa vào đó một nội dung mới: “Trung với nước, hiếu với dân”, tạo nên một cuộc cách mạng trong quan hệ về đạo đức. Người nói “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”. (0.5 điểm)
Theo Hồ Chí Minh, trung với nước phải gắn liền hiếu với dân. Vì nước là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân của nước; bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, cán bộ là đày tớ của dân chứ không phải là “quan cách mạng”. (0.5 điểm)
Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng. (0.5 điểm)
Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng. Để làm được như vậy phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân, phải dựa vào dân và lấy dân làm gốc. (0.5 điểm)
Đối với cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu cầu phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí. (0.5 điểm)
Câu 2: Phân tích nội dung của đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Là sinh viên anh (chị) nhận thức và vận dụng tư tưởng trên như thế nào? (3 điểm)
1. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (2điểm)
a. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
Đứng trên lập trường giai cấp công nhân và quan điểm quần chúng, Hồ Chí Minh đã đề cập vấn đề DÂN và NHÂN DÂN một cách rõ ràng, toàn diện. (0.25 điểm)
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân và nhân dân vừa được hiểu với tư cách là mỗi con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, họ là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết dân tộc thực chất là khối đại đoàn kết toàn dân. (0.5 điểm)
Hồ Chí Minh cho rằng: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài… Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. (0.25 điểm)
Vì vậy, Người chỉ rõ, trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp - dân tộc để tập hợp lực lượng và Người đã định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. (0.25 điểm)
b. Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc; đồng thời phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người.
Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, truyền thống này được xây dựng, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước và đã trở thành cội nguồn sức mạnh của dân tộc, trong cuộc đấu tranh chống mọi thiên tai địch hoạ, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. (0.25 điểm)
Theo Hồ Chí Minh, trong mỗi con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu… Cho nên, vì lợi ích cách mạng, cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng phần thiện ở mỗi con người. (0.25 điểm)
Người cho rằng: “Trong mấy triệu người… dòng dõi tổ tiên ta. Vậy ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận thấy rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường ta phải dùng tình nhân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”. (0.5 điểm)
Để thực hành đoàn kết rộng rãi, cần có niềm tin vào nhân dân. Vì vậy, nguyên tắc tối cao của Người là yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân, tiếp nối truyền thống dân tộc “nước lấy dân làm gốc”. (0.25 điểm)
2. Nhận thức và vận dụng của sinh viên (0.5 điểm)
còn đề 2 nữa!!!1
chúc bạn thi tốt!
ĐỀ 1
I. PHẦN TRẢ LỜI NGẮN GỌN (4 điểm)
Câu 1: Nêu định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh theo quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Câu 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những tiền đề tư tưởng - lý luận nào?
- Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam. - Tinh hoa văn hoá nhân loại.- Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Câu 3: Trong các luận điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, luận điểm nào được xem là sáng tạo nhất?
Đáp án: Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Câu 4: Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có những đặc trưng tổng quát nào?
- Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ;
- Là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật;
- Là chế độ không còn người bóc lột người;
- Là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.
Câu 5: Để Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, Đảng Cộng sản Việt Nam cần được xây dựng theo những nguyên tắc nào?
- Tập trung dân chủ.
- Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Tự phê bình và phê bình.
- Kỷ luật nghiêm minh và tự giác.
- Đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Câu 6: Thế nào là Nhà nước của dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
Tất cả quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước, nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân để nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội.
Câu 7: Những chuẩn mực đạo đức cách mạng của con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
- Trung với nước, hiếu với dân.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.
- Có tinh thần quốc tế trong sáng.
Câu 8: Trong bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai (ngày 7/5/1958) Hồ Chí Minh đã nêu ra “sáu cái yêu”. Hãy cho biết sáu cái yêu đó.
Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động, yêu khoa học, yêu kỷ luật.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Trình bày phẩm chất đạo đức “trung với nước, hiếu với dân” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. (3 điểm)
- “Trung” và “hiếu” là những khái niệm cũ trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, phản ánh mối quan hệ lớn nhất và cũng là phẩm chất đạo đức bao trùm nhất: “Trung với vua, hiếu với cha mẹ”. (0.5 điểm)
Hồ Chí Minh mượn khái niệm đạo đức “trung”, “hiếu” trong tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc và đưa vào đó một nội dung mới: “Trung với nước, hiếu với dân”, tạo nên một cuộc cách mạng trong quan hệ về đạo đức. Người nói “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”. (0.5 điểm)
Theo Hồ Chí Minh, trung với nước phải gắn liền hiếu với dân. Vì nước là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân của nước; bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, cán bộ là đày tớ của dân chứ không phải là “quan cách mạng”. (0.5 điểm)
Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng. (0.5 điểm)
Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng. Để làm được như vậy phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân, phải dựa vào dân và lấy dân làm gốc. (0.5 điểm)
Đối với cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu cầu phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí. (0.5 điểm)
Câu 2: Phân tích nội dung của đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Là sinh viên anh (chị) nhận thức và vận dụng tư tưởng trên như thế nào? (3 điểm)
1. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (2điểm)
a. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
Đứng trên lập trường giai cấp công nhân và quan điểm quần chúng, Hồ Chí Minh đã đề cập vấn đề DÂN và NHÂN DÂN một cách rõ ràng, toàn diện. (0.25 điểm)
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân và nhân dân vừa được hiểu với tư cách là mỗi con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, họ là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết dân tộc thực chất là khối đại đoàn kết toàn dân. (0.5 điểm)
Hồ Chí Minh cho rằng: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài… Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. (0.25 điểm)
Vì vậy, Người chỉ rõ, trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp - dân tộc để tập hợp lực lượng và Người đã định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. (0.25 điểm)
b. Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc; đồng thời phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người.
Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, truyền thống này được xây dựng, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước và đã trở thành cội nguồn sức mạnh của dân tộc, trong cuộc đấu tranh chống mọi thiên tai địch hoạ, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. (0.25 điểm)
Theo Hồ Chí Minh, trong mỗi con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu… Cho nên, vì lợi ích cách mạng, cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng phần thiện ở mỗi con người. (0.25 điểm)
Người cho rằng: “Trong mấy triệu người… dòng dõi tổ tiên ta. Vậy ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận thấy rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường ta phải dùng tình nhân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”. (0.5 điểm)
Để thực hành đoàn kết rộng rãi, cần có niềm tin vào nhân dân. Vì vậy, nguyên tắc tối cao của Người là yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân, tiếp nối truyền thống dân tộc “nước lấy dân làm gốc”. (0.25 điểm)
2. Nhận thức và vận dụng của sinh viên (0.5 điểm)
còn đề 2 nữa!!!1
chúc bạn thi tốt!