Ebook CUỐN SỔ MÁU - Chương 1

Tatiana Anh Hoàng

Thành viên
Tham gia
29/8/2022
Bài viết
6
Mặc cho mấy căn phòng bên cạnh đang hò reo mừng Giáng sinh và gió mùa đông đua nhau gào thét ngoài cửa sổ, căn phòng với bốn bức tường xanh hãy còn yên tĩnh chán cùng lò sưởi vẫn âm ỉ như thường.

Cạnh cửa sổ đã mắc rèm kín bưng là chiếc bàn gỗ nhỏ cùng bức ảnh nhỏ và lọ hoa các kiểu của mùa đông gom lại. Lần theo ánh đèn vàng chiếu xuống trang giấy mới tinh là bàn tay gầy guộc đang viết ra những dòng mực nghiêng nghiêng mà dứt khoát. Và lần theo cánh tay đang chống lại gương mặt gần như bơ phờ là một cô gái với mái tóc nâu xõa quá vai cùng đôi mắt xanh lục không sao tươi tỉnh được.

Mấy từ cuối cùng vừa ráo mực xong cũng là lúc tiếng gõ cửa vang lên.

Nhưng chị không vội ra mở ngay mà cuống cuồng giấu nhẹm vào túi váy.

-Ai đấy ?

-Là anh Liosha đây.

Chẳng cần hỏi thêm làm gì, vì giọng nói mảnh như quỷ sứ kia đã phần nào dịu đi nỗi lo rồi.

Nhưng đâu chỉ một người đang đứng đợi. Chỉ đến khi cánh cửa mở ra thì chị mới thở phào nhẹ nhõm được – tất nhiên, thở thầm trong bụng thôi.

-Hóa ra anh Misha cũng tới chơi à !

-Vào dùng bữa được chưa Tanya, hay cũng bắt người ta chôn chân nữa ?

-Vừa vặn em nấu xong đấy. Thôi các anh vào đi !

Đồng hồ trên cánh tay chị vừa khớp bảy giờ. Lúc này trời sẫm tối rồi còn gì, mà nói cho đúng ra thì tầm bốn giờ là màu xám xịt của cơn bão tuyết nhường chỗ cho màn đêm đen buông xuống thôi.

Phủi sạch mớ tuyết còn bám trên mũ và áo capote thì hai anh chàng – một cặp mắt xám với cái đầu vừa đụng khung cửa cùng một đôi mắt đen với chiều cao vừa đến nửa đầu của người kia – mới bước vào treo lên móc.

-Hình như em làm thịt hầm đúng không ?

-Té ra anh vẫn tự mình nấu nướng nhỉ ?

Lời vừa dứt là nồi thịt hầm cỡ lớn bưng ra bàn sẵn rồi. Tất nhiên, kèm theo là dĩa khoai tây nghiền cùng chai Vodka và mấy lát bánh mì còn nóng rồi.

-Ăn thôi chứ ?

Hỏi thì cho có hỏi thôi, chứ hai anh chàng kia đã bưng vài món quà lựa mua được trên đường đến nơi cùng mấy cái ly nhỏ rồi.

-Chúc sức khỏe em nhé Tanya.

-Và chúc các anh hạn chế bục mặt lại đi nhớ.

Thế là tiếng cười của cả ba nổ lên giòn tan cùng tiếng ly rượu đụng nhau lạch cạch.

Khi thức ăn trên bàn đã vơi đi quá nửa thì chị lại ngân nga mấy bài hát thỉnh thoảng nghe được trên đài phát thanh hoặc từ thời chiến tranh, trong khi mấy anh chàng kia luân phiên nhau hết nhiệt tình kéo đàn gió lại huơ tay huơ chân nhảy nhót trong hơi men.

Phần rửa bát đĩa thì chị coi như đứng ngoài cuộc, vì chẳng biết chị thỏa thuận thế nào hay ai đó tranh phần mà anh chàng mắt đen lại đứng cạnh bồn hì hục từng chiếc dĩa. Tất nhiên, lúc đó người ta còn tươi tỉnh chán.

Còn anh chàng mắt xám thì nằm thẳng cẳng trên chiếc ghế dài.

Nhìn bộ dạng có phần luộm thuộm của anh, chị không khỏi lắc đầu thở dài: “Gớm anh Liosha, đã dễ say mà còn cố uống thêm nữa trong khi người ta chỉ mang ra đúng một chai thôi đấy !” Còn làm sao nữa khi bữa tiệc đang vui thì đùng đâu ra anh lôi tiếp chai rượu vang – có lẽ mua được từ cửa hàng Bách hóa Eliseevsky chăng ? Như lẽ dĩ nhiên, anh đổ thêm một, rồi hai ba ly và chốt lại hơi men là ly thứ sáu, kệ cho hai người kia cố giằng lấy chai rượu hay giảng giải theo cách cực đoan nhất.

Chiếc đồng hồ trên tường đã hơn tám rưỡi rồi.

Trong khi Misha chưa vệ sinh gì đã lăn ra khò khò thì Tanya xách đồ vào buồng tắm. Vì chị uống còn chưa đến hai ly Vodka nên dòng nước tuy hơi lạnh nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều lắm. Như thói quen thường ngày của một người phụ nữ, vừa lau khô đầu chị vừa tranh thủ soi gương mặt vẫn còn vài vết sẹo nhỏ của chiến tranh để lại.

Bước ra thì đập vào mắt chị là quyển vở bìa da cỡ kém một cuốn sổ thống kê đặt ngay ngắn trên bàn. Bình thường chị đâu rảnh rỗi đến nỗi cầm bút viết được vài dòng tâm sự, vì suốt tuần nhận liền mấy ca mổ là chuyện diễn ra như cơm bữa với một bác sĩ giỏi được đào tạo nghiêm chỉnh. Thế mà ngay bìa lại đề hai chữ “Nhật kí” được viết bằng nét mực nghiêng nghiêng mà sắc bén, thứ đã tạo nên điều khác biệt “bất đắc dĩ” giữa chị và các nữ y bác sĩ khác.

Một điều khác biệt “bất đắc dĩ” ư ?

Tìm ra giải pháp cứu chữa cho bệnh nhân là chuyện hiển nhiên của một bác sĩ và chính chị cũng thế, nhưng chỉ thêm duy nhất một điều: chị đâu chỉ là một bác sĩ mà giờ đây lại trở thành một con bệnh với trí tò mò không sao kiểm soát được.

Thế là trang thứ nhất... rồi trang thứ hai và thứ ba...

Trong khi cái đồng hồ đeo tay – phần thưởng cho những cống hiến của chị - đã chạy đến con số mười...

Thì chị vẫn dán mắt vào những dòng chữ nghiêng nghiêng và sắc bén đó. Thỉnh thoảng chị lấy tay dụi dụi con mắt chốc chốc lại nhíu đi vì buồn ngủ và vì hơi rượu vẫn còn đọng lại chút trong người.

Nhưng qua mấy trang sau thì mái tóc ngang vai đâu còn muốn gục xuống nữa...

Mà trống ngực đập thình thịch liên hồi và mồ hôi lạnh cứ toát dọc sống lưng.

Trang thứ nhất viết thế này:

“17 giờ 23 phút, ngày 23 tháng 1 năm 1934,

Lẽ ra hôm nay là một đêm Giáng sinh êm đềm, nếu trong nhà không bắt gặp cái xác nằm giữa vũng máu. Thậm chí mình còn kinh hãi vì người nằm đó lại là mẹ mình.

Xin xỏ mãi cô Doronina mới cho mình về nhà sớm. Nói đến kết quả thi làm gì nữa, vì điểm cao hay thấp thì tất cả đều cất dưới ngăn bàn cả thôi.

Phải thừa nhận là mình bình tĩnh thật: trước mắt mình là một người phụ nữ nằm sõng soài giữa vũng máu. Không nhìn nào cặp mắt xanh lục với mái tóc xoăn cắt ngắn thì có khi mình chẳng quan tâm mất. Vì người nằm đó lại là mẹ mình. Đến lúc người ta đưa mẹ đi rồi mình còn tỉnh đến nỗi cố dò la xem còn sót lại dấu vết gì. Té ra vết máu còn dính trên vòi nước rồi vị trí lại nằm ở căn bếp thay vì gần cửa. Cái điện thoại thì như bị ai đó cạy phá nắp rồi lắp lại về như cũ. Vậy là mình viết thư tố cáo, nhưng chẳng gửi cho công an đâu mà là cho bên công tố.

Vừa chạy ra ngoài thì mình đụng phải chú Kazakov, đồng nghiệp cũng là bạn thân của bố mẹ mình.

Chờ đến khi chú hỏi mình có chuyện gì thì mình cứ thế khai sạch sẽ ra. Sau đó mới thấy lạ lùng, dù đúng là việc đầu tiên chú làm là dẫn mình lên bệnh viện xem mẹ thế nào. Nhưng không, Thần Chết đã mang mẹ đi từ đời nào rồi.

Trong khi mình còn ôm đầu mà khóc vì thêm đứa em nữa đi rồi thì chú kêu mình ra ngoài chờ còn mình thì vừa bước vào là đóng cửa kín mít lại. Tại sao chú lại bắt mình ôm mặt khóc ngoài một mình ?”




“22 giờ 45 phút, ngày 23 tháng 1 năm 1934,

Việc hai chúng tôi điều tra có bước tiến thật đấy, nhưng đó lại là biến tiến hụt. Vừa đến nhà tay Thiếu úy Belov thì lại nhận thêm cái xác nữa, còn cô vợ thì chẳng thấy đâu cả.

Nếu tay Thiếu úy thuận tay trái và nhát đâm bụng phải ở mẹ có liên hệ với nhau thật, vậy thì liệt tay đó vào diện tình nghi cũng chẳng thắc mắc gì cho lắm.

Nhưng tiền lương của Thiếu úy cùng Thư kí Học viện Quân sự gộp lại cũng đâu đủ để mua mấy món chỉ dân cao cấp ở Moskva mới có ? Hộp trứng cá, chai rượu vang, hai ba điếu xì gà rồi xúc xích giăm bông hạng đắt tiền kia nữa, nếu bảo đó là tiền ăn chặn hối lộ thì mình không ngạc nhiên mấy đâu, dù những việc thế này chẳng mấy khi xảy ra.

Tất nhiên, vẫn còn vài chỗ khiến mình thắc mắc: ngoài vết cứa cổ do bàn tay phải gây ra cùng máu lênh láng, không có chén dĩa bị ném vỡ hay cửa sổ mở toang. Lò sưởi thì hình như vừa ngúm được nửa giờ. Lúc chú vào bếp rồi lôi ra chiếc túi da ngoài để lại thẻ công tố gỡ mất ảnh thì chẳng còn gì hơn, mình mới hiểu làm cách nào mà kẻ thù gặp mặt rồi xuống tay với mẹ mình, rồi lý do chiếc áo capote cùng cái túi da biến mất nữa.

Nhắc đến mẹ mới nhớ đến bức điện báo tử đỏ thẫm kia. Cứ coi như bố mình đã hi sinh đi, nhưng hi sinh ở đâu và tại sao trên đó không ghi gì thêm cả ? Những tờ giấy liên quan khác thì chẳng thấy đâu, mà tính ra báo tử ngay dịp Giáng sinh cũng chẳng đúng lúc nữa.

Lại nhớ ra tờ giấy mà tay đó đang cầm. “Ngày 20 tháng 1 năm 1934” rồi chữ kí cùng họ tên “R.V.Kovalenkov” có nghĩa gì ? Tại sao lại nắm chặt như vậy ?

Tự nhiên nhớ ra kết quả khám nghiệm tử thi vừa xong. Đúng như mình nghĩ đến cách mà hai kẻ đó giết mẹ mình và cả chuyện dựng hiện trường giả nữa. ”




“6 giờ 56 phút, ngày 24 tháng 1 năm 1934,

Bắt đầu ngồi xe đợi chú bước ra. Gọi chỗ đó là khu làm việc hành chính hay thế nào cũng được, vì nhìn qua cũng chẳng khác là bao so với các ủy ban quận huyện, chỉ trừ cái là có đến ba lầu mà thôi.

Mà hình như ở đây chẳng mấy ai nghỉ phép dài nhỉ, vì hôm qua là Năm mới thì hôm nay mọi người đã ra vào công tác rồi. Hầu như dân công tố đều là đàn ông con trai cả, thi thoảng mới thấy vài cô cũng mặc quân phục như những người kia, nhưng người có cấp hiệu người thì không. Có lẽ những người không có làm công văn giấy tờ thì phải. Còn cấp hiệu thì chắc chắn làm điều tra phá án như mẹ mình rồi.

Lần này lại phải cố nhịn đói nữa.”




“7 giờ 45 phút, ngày 24 tháng 1 năm 1934,

Bắt đầu xâu lại những gì tìm hiểu được. Vụ thứ nhất kể như tìm ra được thủ phạm rồi, nhưng vụ thứ hai mới là thứ lắt léo nhất – hoặc có khi không phải cũng nên.

Thử đặt trường hợp đấy là sản phẩm hối lộ ăn chặn đi. Vấn đề là ăn chặn ai và hối lộ ai ? Có thể đó là lý do mà bọn này giết mẹ mình. Ăn chặn thì có lẽ lấy được từ ngân quỹ chung của Công tố, còn hối lộ thì dám chắc là mấy ông lớn rồi.

Chuyện chiếc thẻ mất ảnh rồi cái áo capote da cùng túi da biến mất... Mình nhớ được thì mẹ chỉ mặc bộ đó mỗi khi xuống Moskva công tác và mới bốn năm trước thôi, còn ngày thường thì mẹ mặc như bao chiến sĩ Hồng quân khác thôi. Nếu ba thứ đó mà dính dấp với nhau, thì khả năng là làm giấy tờ giả để kiếm đường đi Thủ đô. Nhưng vấn đề là đã lấy ảnh đi thì cần gì phải bôi mực nữa, vì ném phắt vào lò sưởi hoặc mang theo thì có mò đằng trời cũng chẳng thấy. Đã vậy còn chẳng tìm đâu ra vết mực vương vãi trên khăn trải bàn, dù vết mực được bôi – à không – được tô một cách vô tội vạ.

Chuyện ba điếu xì gà thì có lẽ ai đó cấp cao tới nhà dùng bữa. Có thể đó là người của Công tố hoặc Dân ủy, nhưng theo mình biết thì hai bên không ưa nhau gì lắm – đấy là chuyện của họ. Giết người cẩn thận thế mà lúc làm thẻ lại để nhếch nhác cũng chẳng được gì. Có lẽ vị khách đó vừa có nguồn tin gì đó bất lợi nên mới như thế. Vậy thì tại sao tay đó bị giết và người vợ lại biến mất? Có thể vì nắm giữ thông tin thứ chẳng có lợi gì cho người kia.

Đến giờ này vẫn chưa có tin gì mới cả.”




“9 giờ 25 phút, ngày 24 tháng 1 năm 1934,

Đợi hết nổi rồi. Biết là đã dính vào việc giấy tờ thì chẳng có chuyện xong một sớm một chiều, nhưng bụng mình cứ kêu suốt làm mình chẳng biết phải nhịn tới khi nào.

Vừa vặn mình xuống xe tính mua gì đó lót dạ thì chú cũng bước ra với đống hồ sơ. Nhìn qua thì chắc nghiên cứu đến phát mệt chứ đùa. Vừa lúc mình thấy chú thì chú đang nói gì đó với một anh chắc cũng là điều tra viên, vì đến gần thì thấy cổ áo có gắn hàm Thiếu úy. Nhìn vào mặt anh mình cũng hơi hoảng, vì cặp mắt xám như dòng thép chảy cùng cặp mày nhướn lên chẳng tự nhiên cho lắm. Và cuộc bắt chuyện bắt đầu như thế này:

-Chào đồng chí Thiếu úy Tư pháp.

Cái nhìn có phần sắc bén của anh làm mình hơi khựng lại.

-Chào cô bé. Cho anh hỏi tên em là gì ?

-Em là Tolkunova Tatiana Alekseevna. Còn anh ?

-Akimov Aleksey Fedorovich.

Thấy hai người dường như vẫn còn chưa nói xong chuyện, tôi hỏi chú:

-Vậy cháu lên xe trước nhé ?

-Ba chúng ta cùng lên xe rồi tranh luận tiếp cũng được.

Vậy là tôi khỏi phải chờ dài cổ. Và, không hiểu thế nào mà bụng không còn kêu réo nữa, dù bữa sáng chỉ ăn độc báp súp kê với vài lát bánh mì.

Công nhận chú nói đúng thật, vì bánh còn chưa lăn mà cuộc tranh luận vẫn còn bùng nổ đây này, dù diễn ra bằng giọng nói và thái độ tôn trọng lẫn nhau hết mức có thể rồi.”




“10 giờ 8 phút, ngày 24 tháng 1 năm 1934

Đã đi được hơn nửa tiếng rồi. Cuộc tranh luận căng thẳng tới nỗi mình căng tai nghe cũng chẳng đoán được dẫn tới đâu nữa. Mà nhìn ngoài cửa xe để làm gì, vì chỉ toàn tuyết trắng xóa với đám gió đông kêu rít đến lạnh cả người.

Có lẽ một phần giả thiết của mình đã đúng – tất nhiên, sau khi tập trung lắng nghe những gì mà hai người phân tích bằng ngôn ngữ của một sĩ quan. Và việc mình cần làm với hai người là khẳng định hướng đi đó là sự thật và chốt lại là tóm gọn kẻ đó là xong.

Mà khoan, mình nghĩ cái quái gì thế này ? Đó là việc của họ và mình nhảy vào đấy để làm gì, một khi sự thật không thể nào thay đổi ?

Thế là bệnh tính toán suy nghĩ của mình lại tái phát rồi. Thuốc gì chữa khỏi được đây ? Có cầu Chúa cũng như không, vì căn bệnh đó chẳng bớt đi tí nào.

Lại lên cơn đau đầu nữa rồi.”




“12 giờ 45 phút, ngày 24 tháng 1 năm 1934,

Đang trên đường tới nhà ga để xuống Moskva. Không biết thế nào mà anh Akimov vừa ra khỏi xe một lúc là mình chạy ào ra ngay. Chẳng hiểu tại sao nữa, chỉ nhớ mang máng là mình có nhìn thấy một thứ gì đó ngay bên kia đường. Mà ơn Chúa ơi, chẳng ai sai mình cũng chẳng phải mình tự nghĩ ra, thế mà mình lại tự đào bới để rồi phát hiện chuyện kinh khủng đây.

Thú thực, mình ngây người đến nỗi không biết phải làm gì tiếp , vì cổ áo mang quân hàm Thiếu tá cùng bức thư gửi cho người tên “Đồng chí Panfilova” có ký tên “A.M.Tolkunov” ngoài bố mình ra còn ai vào đây nữa. Vậy là chuyến đi đến Thủ đô lại phải hoãn thêm một tiếng nữa, vì phải chờ kết quả khám nghiệm ban đầu.

Mình vẫn còn kịp đọc nội dung bức thư đó, trước khi chú Ivan cầm theo tới nhà xác. Về nội dung thì cũng chẳng có gì đặc biệt ngoài mấy lời thăm hỏi thông thường của người trong gia đình, nhưng tại sao không đề “Gửi Katerina” mà lại là “Đồng chí Panfilova” ? Mẹ có còn ai họ hàng thân thích đâu ?”




“14 giờ, ngày 24 tháng 1 năm 1934,

May mà vẫn còn kịp. Lúc chuyến tàu sắp khởi hành thì cả ba người đã là những vị khách cuối cùng rồi.

Kết quả khám nghiệm ban đầu thì tất nhiên có rồi. Có lẽ đó là một gã cao to khỏe mạnh, vì ở cổ hiện lên vết bầm tím lớn do ai đó vặn gãy khớp. Mà bố mình trước giờ chưa khi nào thua ở cái khoản đấu tay đôi. Chiếc áo khoác thì biến đâu mất, còn thẻ công tố thì cũng tình trạng y như thế. Không nhìn vào vết sẹo chạy ngang trán thì chắc mình không nhận ra nổi mất.

Chuyện thẻ công tố bị mất cũng không đủ để khẳng định liệu có khả năng bị mang đi làm giả như vụ trước không, vì mình không biết còn giấy tờ nào kèm theo hay không.

Nhắc đến chuyện giấy tờ thì sáng ra có hỏi chú cũng như không, vì chú cứ im im chẳng nói gì cả. Hỏi anh Akimov thì thôi bỏ qua một bên, vì hình như thấy cặp mắt trừng trừng của chú là anh im bặt ngay.

Hai người im lặng như thế thì có lẽ đó không chỉ là vụ giết người, vì chú dẫn mình tới tận hiện trường rồi nhà xác còn đâu nữa. Chuyện nghiêm trọng gì chăng ? Điều này thì cũng có thể lắm, nhưng có lẽ phải chờ lên Moskva coi thế nào rồi mới kết luận được.

Thôi thì tạm gác bút vậy, vì hai người sắp sửa dậy đến nơi rồi.”




“15 giờ 10 phút, ngày 24 tháng 1 năm 1934,

Tới Moskva rồi. Cũng phải thừa nhận rằng ở Thủ đô có khác so với nơi mình ở, vì đến cảnh tuyết rơi đẹp mấy lần so với Leningrad. Nhưng còn đâu thời gian để mà ngắm cảnh nữa, vì chừng hai mươi phút nữa là đến Tổng cục Công tố Quân đội rồi còn gì.

Mình chỉ biết là vậy thôi, còn lại thế nào thì chú bảo vào trong thì mình cố gắng ngồi chờ, ai gọi thì mình vào khai báo thôi.

Thôi không viết nữa. Ngủ đi đã !”




“16 giờ 25 phút, ngày 24 tháng 1 năm 1934,

Ngồi đằng đẵng hơn nửa giờ đồng hồ mà vẫn chưa thấy gì - có lẽ trong đấy vẫn còn đang căng đây.

Lại xâu chuỗi lần nữa. Nếu kết nối vụ thứ nhất với vụ thứ ba lại, có lẽ hai người có liên quan đến điều tra vụ hối lộ bòn rút chẳng hạn, vì bố mình là cấp trên của mẹ, mà theo khám nghiệm pháp y ban đầu thì những vết thương đều nhằm vào chỗ chết người. Nói là điều tra hối lộ bòn rút thì mình cũng không dám khẳng định hoàn toàn, vì điều tra những vụ án kinh tế là nhiệm vụ của bên Hội đồng Kinh tế Tối cao và Dân ủy Nội vụ. Nhưng tại sao tay Thiếu úy tình nghi của vụ thứ hai lại nắm giữ mảnh giấy có chữ kí của Đại tá Công tố Quân đội, trong khi trên bàn toàn những món ăn mà cửa hàng thực phẩm số Một của Thủ đô mới có ? Có liên hệ đến một tên cấp cao nào chăng ? Mình cũng chẳng biết nữa.

Hình như vừa rồi có người đi qua. Có lẽ gấp lại vẫn hơn vậy.”




“18 giờ 40 phút, ngày 24 tháng 1 năm 1934,

Vừa đi khỏi đó xong. Phải thú nhận là đầu mình chẳng chứa gì nổi nữa, vì toàn những câu hỏi mà mình có muốn giấu hay không cũng phải trả lời. Mới vào thì ông Đại tá Pavlov đó nhìn cũng hiền lắm, thậm chí nhiều kinh nghiệm vì thấy đeo mấy cái Huân chương Cờ đỏ lận. Mà nhiều kinh nghiệm thì thiếu gì cách để buộc đứa cứng miệng phải khai tuốt tuồn tuột.

Anh Akimov ngồi lên ghế trước nên mình mới dám viết dài dài ra chút. Đang trên đường tới nơi phát hiện vụ án thứ tư đây. Tưởng sau chuyến đi này là tất cả kể như tóm gọn tay Đại tá của Leningrad đó, ai dè mọi thứ tanh bành ra. Đùng cái có người vào báo cáo phát hiện tay đó đã chết rồi, vì ai đó tặng ngay viên kẹo đồng vào đầu hắn. Thú thật thì mình cũng không quá tường tận ba người đã nói gì với nhau đâu, vì sau gần một tiếng hỏi cung mình thì bác Đại tá gọi người cho mình qua phòng bên kia ngồi chờ. Nhưng chắc chắn phán đoán của mình đã đúng, vì bước ra thì gặp hai người mặt tía tai còn miệng thì lẩm bẩm: “Chắc phải chờ lương dài dài ra đây”

Chú Kazakov thì ngồi một xe với bác Pavlov, còn mình thì đi chung xe với anh Akimov. Nghĩ cũng lạ thật bởi sao không chở mình tới một nhà nghỉ nào đó quách cho rồi, đã thế lại là anh Akimov tự lái nữa trong khi cả ba người từ Leningrad chạy xuống đây đấy.

Còn chuyện phát hiện cái xác thứ tư, tất nhiên, anh Akimov rỉ tai cho mình nghe rồi. Thậm chí kể xong anh còn quay mặt đi nhanh đến chóng mặt, có lẽ vì kinh hãi gì đó.

Lại nhớ ra chuyện trên tàu. Càng nghĩ càng không hiểu nổi, vì chú Kazakov đã dẫn mình tới tận hết hiện trường vụ án đến cái nhà xác. Thế mình mình hỏi chú đúng một câu duy nhất thì chú chẳng nói gì, đến khi hỏi Akimov thì chú trừng mắt một cái là anh im ngay. Nhưng tính ra thì mình vẫn còn may chán, vì thư gửi lên Viện Công tố mình vẫn còn giữ trong người đây.

Đường đi vẫn còn dài lắm à ? Có lẽ thế, vì Moskva vốn dĩ rộng lớn sẵn rồi, nếu dựa vào diện tích của nó. Nhưng phải đặt chân đến đến nơi mới hiểu Leningrad của mình so với Thủ đô thì như thế nào – mà thôi, không nói đến chuyện này nữa.

Cơn bão tuyết vừa mới tan xong, nên chắc hai mươi phút nữa mới đến nơi rồi. Tất nhiên, mình hỏi anh Akimov cẩn thận rồi, vì nhìn anh trả lời thoải mái mà mình thở phào được rồi đấy.”




“19 giờ 45 phút, ngày 24 tháng 1 năm 1934,

Cứ nghĩ chỉ cần mười phút là lần ra hết mà té ra không phải. Đâu chỉ mỗi vệt máu bắn dài ở đấy đâu, mình với anh Akimov còn lôi được mấy món có vẻ chẳng có lợi gì cho lắm. Một căn nhà bỏ hoang, tấm khăn trải bàn còn mới, một căn phòng ngủ bám đầy bụi, và thậm chí cả cuốn “Thằng ngốc” nằm lăn lóc ngay giữa sàn – giữa sàn !

Mình không hiểu bên khám nghiệm hiện trường làm việc thế nào mà đến băng đánh dấu vật chứng còn không dán nổi một mẩu. Nói đến cái cuốn “Thằng ngốc” thì ngoài thứ đó ra chẳng còn tìm thấy cuốn nào khác ngay cái kệ sách kia kìa. Một thằng dân buôn mà chịu đọc thứ đó thì nghĩ lại cũng buồn cười (mà cũng khó tin thật !), nhưng đổi lại là một diễn viên điện ảnh hoặc sân khấu kịch thì nghe chừng hợp lí hơn.

Cũng vì cái giả thiết đó mà anh đang lái như điên tới Nhà hát Lớn kia kìa. Không biết hôm nay Nhà hát có vở kịch hay vở Opera nào mới hay không, thế mà minh lại hi vọng là đừng.

Lại nhớ ra vệt máu bắn dài tới sàn. Có lẽ người bị bắn đang trong tư thế vừa cúi người tìm đồ bị rơi xuống xong thì bất ngờ xơi ngay viên kẹo đồng ngay đầu mình. Thêm một điều nữa là theo báo cáo pháp y thì có vết lỗ tròn ngay giữa trán, lại không có vết bỏng do đầu súng gí vào. Vết thương đó, theo lời của anh, gây ra bởi khẩu súng lục có gắn ống giảm thanh, vì viên đạn găm lên đó biến dạng đi rất nhiều. . Thảo nào tới tận lúc sắp bắt tận tay day tận trán mới có sĩ quan cấp thấp đến báo án ! Mà anh còn hỏi mình một câu chẳng biết phải bình luận kiểu gì: “Em làm xạ thủ Voroshilov bao giờ chưa ?”

Mà cái khảu súng có giảm thanh ấy, hình như chỉ những ai là chỉ huy Hồng quân mới được phép dùng món này. Không lẽ thủ phạm là một quân nhân ? Nếu giả thiết này đúng, vậy thì có gì liên hệ giữa tay Công tố viên đó với một quân nhân ? Mà nếu không phải thì ai có thể liên hệ với quân đội để có được khẩu giảm thanh ấy ?

Hình như chúng ta gần đến nơi rồi. May mà mình không hi vọng nhầm, vì chẳng có buổi biểu diễn nào ở đó cả.”




“20 giờ 55 phút, ngày 24 tháng 1 năm 1934,

Thế là cũng xong chuyện ở Nhà hát. Cũng phải công nhận tay giám đốc Nhà hát ranh mãnh không thua gì mấy dân buôn bán. Mà anh Akimov cũng đâu phải tay vừa. Mình nhớ có đoạn hội thoại đại loại thế này: “Mò đây tìm ngôi sao mình yêu thích à ? Xin lỗi đồng chí nhé, vì nay làm gì có buổi diễn nào” – “Không có thì ông cất công lên Nhà hát làm gì ?” – “Vẫn như thường thôi, tự mình kiểm tra lại tất cả” – “Vậy ông có kiểm tra hết tất cả những diễn viên từ tài năng lẫn đạo đức được chứ ?” – “Miễn là họ không cho tôi bay ghế là được” – “Thế ông có biết món đồ này của ai không ?”. Rồi anh giơ cái nhẫn nạm ngọc đỏ lên cho ông ta coi chứ thế nào.

Đoán mò – Không, phải nói thẳng rằng đây là một ván cược, vì khắp Thủ đô này có biết bao nhiêu nhà hát lớn nhỏ. Tính ra thì cái nhẫn đó chính mình lượm được ngay sau cánh cửa phòng nhà hoang kia – càng chẳng hiểu bên khám nghiệm làm việc kiểu gì. Đặt thứ đồ đắt giá ấy vào một căn nhà bám bụi tính ra chẳng ăn nhập gì với nhau cả, vì cái nhẫn nhìn kĩ thì hãy còn mới toanh chán. Mà cái thứ ấy thì chỉ có diễn viên cực nổi tiếng mới được hưởng. Nếu nhẩm tính thì thứ ấy ngang với hơn nửa gia tài chứ đâu. Nhà hát Lớn vốn là phương án đầu tiên của anh Akimov, bởi chỉ có chỗ đó với nhà hát Maly mới trả được như thế này.

Kể ra cũng coi như tìm được niềm hi vọng, vì cứ nghĩ một mà hóa ra là hai nữ diễn viên lận: người danh tiếng kẻ mới nổi. Không biết nên nói là may hay rủi vì cả hai cô đều dính đến một sĩ quan Tư pháp. Hình như ông ta làm việc ở Leningrad. Nhưng đó chưa phải là điểm chính đâu, vì quan trọng là những gì mà hai cô mô tả gần như giống với những gì chúng tôi nhận được kể từ khi án mạng thứ nhất xảy ra: quân hàm Đại tá, đứng đầu Viện Công tố Leningrad, dân Leningrad chính gốc và cũng sở hữu cây viết máy như những chỉ huy cấp cao khác.

Lại xâu chuỗi với vụ án thứ hai – Vậy thì mình đã không nhầm ! Nhưng vấn đề là bây giờ ông ta biến đi đâu rồi, rồi cả tình hình của chú Kazakov và bác Pavlov nữa ! Lúc dừng xe lại thì anh đã gọi về Tổng cục đến mấy lần vẫn không bắt máy, còn mình thì không dám rời moắt khỏi chung quanh tí nào. Vẫn không thấy có ánh đèn pha nào lạ hay kẻ nào hăm he tấn công mình, mà dù sao thì biết mấy đòn khóa cổ có còn hơn không.

Rồi mình với anh Akimov không dám hé răng câu nào, phần vì không biết có ai bám theo mình, phần vì trong xe hình như có gài thứ gì đó mà như anh nói: “Có người muốn biết anh với em nói những gì với nhau, vậy nên em cố gắng giữ im lặng nhé. Muốn nói gì thì cứ viết ra đây rồi đưa cho anh”. Phải thừa nhận là anh khôn thật, vì vừa dứt lời là anh cho mình mấy tờ giấy cùng cây viết chì luôn. Nói đến trước khi tới Nhà hát thì chính anh kiếm được đâu đó quân phục có hàm Đại úy, rồi bảo mình thế này: “Từ giờ em mặc tạm áo khoác của anh nhé, vì vở kịch sắp bắt đầu rồi”. Ừ thì những chuyện trong giới văn nghệ mình chẳng biết quá nhiều, nhưng cái “vở kịch” mà anh muốn nói thì mình chẳng ngu ngốc đến nỗi ngồi đờ người ra đâu.

Hình như sắp đến nơi rồi. Có lẽ vẫn còn kịp, vì nhà ga vẫn còn đông người lắm.”




“21 giờ 20 phút, ngày 24 tháng 1 năm 1934,

Vẫn mua kịp mấy tấm cuối cùng về Leningrad. Cũng phải thừa nhận là anh Akimov liều lĩnh thật: mấy phút trước thì bảo để anh xách giúp hành lý với mua vé cho, mấy phút sau lại “Nhờ em ra chỗ nào hơi đông rồi nói với bác trực ga là nhờ bác ấy gọi vào số này nhé. Cầm theo tờ giấy này đi nhớ, có ích lắm đấy”. Thế là mình chạy thục mạng kiếm chỗ nào như anh nói, rồi bác trực ga kia vừa hỏi mình là ai là mình chuồn đi ngay.

Tàu bắt đầu lăn bánh rồi. Đỡ phải lo có đuôi nào bám theo mình, mà anh Akimov vẫn chưa vào nghỉ ngơi đâu, vì còn đang kiếm gì đó vừa miệng cả hai.

Lại nhìn qua cửa sổ. Đã qua mười bốn cái mùa đông rồi, nhưng đây là mùa đông đặc biệt thứ hai đối với mình. Lần đầu thì buồn chẳng thèm nói, nhưng lần này lại là ở Thủ đô Moskva, lại đi kèm cả trận bão tuyết nhẹ nữa chứ !

Tất nhiên, còn kèm theo cái phi vụ gì gì đó mà phải chờ anh dẫn thêm người vào nữa mới biết được. Có lẽ người đó cũng là sĩ quan tư pháp, cấp bậc chắc cũng ở hàm Thiếu úy chư không hơn anh mấy. Còn chức vụ thì chịu, nhưng chắc chắn là cấp dưới.

Còn gì để suy đoán nữa không ? Thôi thì uống tạm ngụm trà vậy.”




“21 giờ 45 phút, ngày 24 tháng 1 năm 1934,

Anh Akimov vừa “mời” mình ra ngoài xong. Tất nhiên, những gì mình nói với “vị khách” kia chỉ vỏn vẹn con số không. Và điều quan trọng nhất là còn khóa cửa lại nữa.

Hai người đó cài bao nhiêu cái chốt cửa – đó là chuyện của họ. Nhưng chỉ có hai hành khách là mình với anh Akimov mà anh chàng kia còn đề nghị mình ra ngoài thì tức đúng là vụ án lớn rồi.

Nói cho chính xác thì liên quan đến ba vụ án đầu. Nhưng lần đặt dòng này mình không dám đi quá xa đâu, vì ở đây nhiều người ra vào lắm. Có lẽ tạm thời gác bút và đi kiếm gì đó nhấm nháp vẫn hơn vậy.

Để lúc khác viết tiếp.”




Nhưng…



Hết nhai chầm chậm miếng bánh phủ socola lại thong thả nhấp ngụm trà nóng, Tanya tay chống cằm còn quả mái tóc hơi rối thì hướng về phía cánh cửa mình vừa bị “đuổi” xong.

Mi mắt bắt đầu nặng trĩu trong khi cái miệng đã mấy lần bắt cái tay phải đưa lên che lại vì ngáp ngắn ngáp dài. Giờ có cho thêm mấy cốc trà đặc cũng chẳng khiến nó tươi tỉnh hơn, vì thỉnh thoảng cái đầu như chực chờ gục xuống bàn.

Thế là nó bất lực tìm cái nhà vệ sinh ra rửa mặt vài cái cho đỡ díp mắt lại. Trong khi tháo cái đồng hồ ra cho khỏi vướng thì đập vào mắt nó là cây kim dài chỉ con số 2 còn cây kim ngắn thì chạy qua con số 10 mất rồi.

Được mốc thời gian rõ là quá trễ với một phải đi học ngày mai kèm theo dòng nước hơi lạnh táp vào mặt hùa vào một thể, hai chân nó gần như thèm muốn giẫm vài phát còn cặp mắt thì hầm hầm hướng về phía cánh cửa kia.

Nhưng đó là nếu toa tàu này chỉ có đúng ba hành khách là nó với hai ông Công tố viên. Vậy là nó đành quay ra ăn nốt phần còn dở và tạm thời trôi mình theo ý nghĩ “Đi học lại thì làm thế nào ?”

Năm phút... mười phút... rồi hai mươi phút...

Rồi ý nghĩ đó cũng trôi tuột mất. Vì nhìn thẳng vào mắt nó dường như có cả sự suy tính cho chuyện quan trọng của một học sinh rồi.

Vẫn chưa thấy cánh cửa kia hé ra. Trong khi phần bánh với ly trà cũng vơi đi sạch.

Tay đút vào túi áo khoác trong khi cặp giò như muốn tiến đến mà đạp nát cả cánh cửa đóng im lìm kia. Mà tiền đâu mà đền, nếu đạp nát bét thật ? Lấy tiền lương của hai sĩ quan Hồng quân mà bồi thường chắc ? Thế là nó nhắm mắt hít một hơi sâu, rồi khoanh tay đứng chờ trong khi cái mặt lạnh nhạt nhìn về phía ô cửa chỉ đủ cho một con mắt dòm vào.

Mười rồi mươi lăm phút, rồi hai mươi ba mươi phút...

Không buồn khoanh tay nữa mà chuyển sang chống cằm suy nghĩ đến những gì có khả năng xảy ra nhất trong đêm nay, kể từ khi anh Akimov chốt kín cửa lại. Không buồn dòm sang ô cửa nhỏ nữa mà cặp mắt như hướng đến thứ gì đó – nói đúng hơn là khoảng không. Chẳng còn mặt lạnh tanh chực chờ đưa tay gõ cửa nữa, thế cho thứ đó là đôi mày nhíu lại và những rãnh trán hiện rõ mồm một dưới ánh đèn luôn chiếu sáng suốt chuyến tàu đêm.

Sự chờ đợi của nó chẳng chút gì vô ích cả.

-Vẫn còn đứng ngoài chờ đấy à ? Mà em ăn gì chưa ?

Cánh cửa vừa mở ra là giọng nói như quỷ sứ của Akimov phát ra đầu tiên.

-Thế thì mời hai anh bỏ gì vô bụng trước rồi bàn chuyện tiếp cũng được nhỉ ?

Đặt vào bàn tay có phần thô ráp mấy gói bánh ngọt, nó thản nhiên bước vào và cẩn thận đặt hai cốc trà nóng lên bàn. Vạch rèm và nhìn vào khung cảnh dần bị bỏ lại phía sau trong đêm tuyết trắng, rồi lại ngó sang cánh cửa đã khóa lại cẩn thận, nó trút một hơi thở dài và đưa cặp mắt xanh thẳm nhìn vào hai anh:

-Hai anh dự tính như thế nào ? Loại bỏ kẻ ở sau lưng mình hay là tiến về phía trước rồi tiêu diệt ?

Đáp lại là hai cặp mắt không hẹn mà hết nhìn nó rồi nhìn nhau. Không một câu hỏi nào được đưa ra thêm, nhưng ánh mắt dường như không thể tránh khỏi cú sốc nào đó đến quá đột ngột. Con bé vừa nói cái quái gì vậy ? Nếu đúng, vậy thì trong đầu nó đang nghĩ cái gì ? Hay là ai đó nói cho con bé biết rồi ?

Cú bàng hoàng qua đi rồi đọng lại trong hai anh là sự phủ nhận có phần run rẩy, qua đôi vai khẽ rung vì chẳng biết phải lần từ đâu. Nhịp thở dần trở nên gấp gáp còn bàn tay thì chực chờ với tới hai lý trà sắp sửa nguội lạnh đi nhưng không kịp nữa rồi.

Vì đôi bàn tay nhỏ bé của nó đã ẵm đi rồi.

-Lát nữa em mang ra bảo mấy chị phục vụ hâm nóng lại hoặc pha ly khác. Mà hình như mấy anh bị sốc gì đó đúng không ?

Cũng không ai đáp lại câu nào. Hai cặp mắt nhìn nhau như để thăm dò điều gì đó: Cái gì đang đeo đuổi con bé vậy ? Và có nên nói gì không ? Nếu không, nó sẽ chịu im lặng hay còn làm gì khác nữa ? Mà nếu cần thì phải nói thế nào để giảm rắc rối đây ?

Một phút, hai phút... rồi bốn phút năm phút...

Vẫn chưa thấy gì cả.

-Tính đến đâu rồi các đồng chí ?

Chẳng biết nó có nhìn hai anh quá kĩ không, nhưng dòm vào hai cặp đồng tử dần trả về kích thước thông thường của nó thì kể như nhẹ nhõm phần nào. Vì thế mà đôi mắt hai anh cũng thoải mái hơn và ánh nhìn với nó trở nên dịu dàng hẳn:

-Thế em chuẩn bị tinh thần cả chưa ?

-Chưa chuẩn bị gì thì em đã vào ngủ luôn rồi đấy. Còn vụ uống trà thì để em ra nói với chị phục vụ pha thêm ba ly nữa, vì bây giờ em cũng lạnh rồi.

Thoáng cái, ba ly trà cốc đế gang đã sẵn sàng.

Tay vừa cầm thìa khuấy trà, còn tai và mắt thì tập trung toàn bộ về “cuộc trò chuyện” sắp tới.

-Tới giờ anh vẫn chưa rõ tại sao chú Kazakov lại cố dẫn em xuống Moskva. Nhưng nếu em đã “dính” mấy vụ án vừa rồi, vậy thì chuyện vừa rồi mà bọn anh nói cũng sẽ liên quan đến em đấy. Mà có lẽ điều này em đoán ra từ trước rồi đúng không ?

-Vâng.

-Thế em nhìn thấy điều gì ?

Một nửa ly trà vơi đi và sau tiếng ho “hộc” vì hơi nóng còn sót lại trong cổ họng, nó mới thong thả bắt đầu:

-Anh có để ý là vụ án vừa rồi quá lạ lùng không ?

-Tức là thế nào ?

Người đồng chi kia cố nhíu đôi mày nhìn thẳng vào mắt nó.

-Có ai khám nghiệm hiện trường mà không đánh dấu thứ tự dấu vết không ? Vì em không thấy bảng hay băng dán nào đánh dấu cả. Nếu đó là của một tỉnh lẻ nào đấy thì có khi em chẳng nói gì đâu mà sẽ tự điều tra lại, nhưng đó là của Tổng cục Công tố Quân đội kia mà ?

-Như vậy là...

-Vâng. Vẫn còn nhiều kẻ “có vấn đề” lắm.

-Còn thiếu gì nữa không ?

-Ở con đường ngay nơi phát hiện vụ án thì rõ là vắng vào ban ngày, trong khi đó lại là căn nhà bỏ hoang. Yên tĩnh như thế thì em thấy chẳng cần phải dùng đến khẩu giảm thanh cho mất thời gian làm gì.

-Lý do ?

-Theo báo cáo khám nghiệm ban đầu thì đầu nạn nhân bị bắn bởi khẩu súng lục. Hơn nữa viên đạn lại bị biến dạng – điều chỉ có khẩu giảm thanh mới làm được. Ngoài ra trên miệng vết thương lại không có vết bỏng do đầu súng dí sát vào. Gộp lại những điều đó thì em nghĩ chỉ có nước dùng khẩu giảm thanh mới làm nổi việc đó.

-Còn nhìn thấy điều gì nữa không ?

-Cũng lạ thật đấy. Theo em biết thì chỉ có những sĩ quan cấp cao của lục quân hoặc tình báo viên mới được sử dụng thứ này. Thành ra em mới nghĩ theo hai hướng này: Nếu người sử dụng nó là một tình báo viên, vậy thì kẻ đó ẩn nấp ở Cơ quan Công tố hay Bộ Dân ủy Nội vụ hay ở đâu khác ? Mà đặt vào trường hợp là sĩ quan cấp cao lục quân của Hồng quân, thế giữa nạn nhân với tên thủ phạm đó có liên hệ gì đặc biệt ?

-Còn gì nữa không ?

-Em chỉ nghĩ được tới đây thôi ạ.

-Vậy em có muốn biết kế hoạch của bọn anh không ?

-Cần thì mấy anh cứ việc nói ra. Hỏi em để làm gì ?

Hai cặp mắt lại nhìn nhau khó hiểu lần nữa – có lẽ không phải. Có thể là sửng sốt, cũng có thể là ngạc nhiên, hoặc cũng có thể là điều gì khác – nhưng đó không còn là chuyện quan trọng nữa.

-Đến khi tàu dừng lại là nhớ đi theo anh Akimov. Sẽ có một chiếc xe biển số Moskva chờ hai người. Nếu tìm thấy một bác tài xế để râu ria xồm xoàm thì nhắm chiếc xe đó mà đi. Mà em biết cánh rừng gần nhà ga Leningrad đúng chứ ? Đi qua hai cánh rừng bạch dương, đến cánh rừng thứ ba thì nhớ nhắc bác tài xế dừng lại và đưa thứ này cho bác ấy.

Tạm thời dứt lời là một bức thư nhỏ niêm phong bằng sáp nến chảy màu vàng đã khô.

-Nếu không đi qua được thì làm gì ?

-Thế thì em đưa bức thư này cho bác ấy rồi bảo: “Nhờ bác chuyển đến căn nhà nhỏ gần cánh cổng sắt lớn màu đỏ”.

Đặt vào tay nó là một bức thư dán kín bằng sáp đỏ.

-Còn thắc mắc điều gì không ?

-Không ạ.

Bầu không khí trở về với sự yên lặng của một buổi đêm đông.

Và chỉ chịu khuấy động khi người đồng chí đó cất giọng:

-Cho anh hỏi em tên là gì ?

-Tolkunova Tatiana Alekseevna. Còn đồng chí ?

-Shabalin Mikhail Nikolaevich, Thiếu úy Tư pháp.

Lại một khoảng lặng. Chẳng ai thắc mắc hay hỏi lại một chữ nào.

-Vậy em đi ngủ trước đi.

Chờ cho cái thân nó thôi không lúc nhúc nữa thì đôi mắt đen không phải nhìn vào nó mà chuyển sang chiếc đồng hồ, rồi đến Akimov đang ngồi khoanh tay suốt tới giờ.

Giọng anh khẽ lại như sợ vô ý đánh thức nó:

-Đã 1 giờ 3 phút và bây giờ tớ với cậu sẽ ngồi canh, cứ bốn mươi lăm phút thì người này lay người kia dậy rồi đi ngủ. Luân phiên như thế cho đến khi tàu dừng lại. Bây giờ tớ lên làm một giấc rồi sau đó đến cậu. Ổn thỏa chứ ?

-Cần thì cậu cứ tranh thủ đi. Hỏi ý kiến tớ làm gì ?

Khi ánh đèn trần thôi không chiếu sáng nữa và trên bàn chỉ chừa lại ánh đèn dầu leo lét, cặp mắt xám không khỏi ngó vào tướng ngủ không thể buồn cười hơn nữa của con bé: Lưng tựa hẳn vào thành gi.ường cao nhất, còn hai tay cứ khoanh chặt và đôi chân chỉ chịu trùm kín tấm chăn dày cộp. Thi thoảng anh lại nhìn nó thấp thỏm: coi chừng lăn đùng xuống dưới đấy cô bé ạ !

Lại nhìn về cây kim giây. Cứ mỗi vòng chạy qua con số mười hai là tay anh khẽ nắm lại. Có thể nói anh hệt như cậu học sinh sắp sửa bước vào kỳ thi đại học, hoặc là một người lần đầu nhận nhiệm vụ phức tạp đối với sĩ quan Hồng quân. Nhưng hiện tại anh là Thiếu úy Tư pháp kia mà ? Vế đầu thì có vẻ hợp lí hơn, nhưng ngoài cảm giác đó ra thì còn cái gì khiến anh từ chỗ cái nắm tay nhẹ nhàng nay lại thành hai tay đan chặt đến nặng nề kia ? Cặp mắt anh đăm chiêu hết nhìn ra cửa sổ lại đến con bé Tanya nay ngủ ngon lành, rồi tới anh bạn ngáy khò khò trên gi.ường. Nếu có thể quay lại thời khắc Shabalin mời con bé ra ngoài, anh sẽ làm gì đây ? Nói Shabalin cho nó tham gia cuộc nói chuyện của những người trưởng thành ? Nhưng đôi mày nhíu lại thay cho câu trả lời rồi. Hay là cho phép con bé nói ra những gì nó đang suy nghĩ rồi hẵng mời nó ra ngoài cũng được ? Có lẽ cách này ổn áp nhất, song anh vẫn hình dung rõ ràng chuyện gì sẽ xảy ra nếu những gì nó nói ra có gì đó khớp – hoặc thậm chí chẳng khớp – với những gì không chỉ hai anh mà còn cả Đại úy Kazakov đã nghi ngờ và suy tính lần này ?

Lại trở về với cái lắc đầu nặng nề.

Mười lăm phút… mười hai phút… rồi mười phút…

Vẫn chẳng tìm thấy được gì cả…

Mà thời gian thì trôi đi mất rồi.

-Dậy đi Misha. Tới lượt cậu đấy.

Sau cái dụi mắt là cái nhìn có phần đôn hậu hơn của Shabalin:

-Lo cho con bé ấy đúng không ? Thôi thì cậu cứ ngủ đi, để tớ ngồi canh nốt cho.

-Cảm ơn cậu nhé. Nhưng vì đây là nhiệm vụ chung nên chúng ta cùng thi hành và tôn trọng nhé.

-Thế thì theo luật vậy.

Để lại cạnh ngọn đèn dầu như sắp cạn là tiếng thở dài nặng nề của Akimov và ánh mắt bắt đầu hiện lên nỗi lo âu của Shabalin.

Chỉ đến khi ngước mắt về phía con bé Tanya và thấy nó ngủ ngon như thể ngày mai nó sẽ đi học lại bình thường, anh mới dám đặt mình lên gi.ường và kéo chăn làm một giấc – dẫu chỉ là tạm thời và chưa biết khi nào lại trở thành vĩnh cửu.

Vừa thắp lại ngọn đèn dầu xong. Cặp mắt đen như than của anh chăm chú nhìn vào người đồng đội mình dần chìm vào giấc ngủ và cô bé con vẫn nằm yên suốt đến giờ. Rồi tiến về cánh cửa sổ và vạch tấm rèm đỏ nhạt ra: đã gần hai giờ sáng rồi mà cơn bão tuyết vẫn còn dữ quá ! Bất lực trước những cơn gió tuyết trắng xóa điên cuồng gào thét cạnh sườn toa tàu, anh chỉ còn biết cầu cho nó đừng kéo dài đến buổi bình minh !

Lại ngoái đầu về phía cánh cửa: chẳng có gì thay đổi, cũng chẳng ai thình lình gõ cửa vì vài lý do vặt vãnh nào đó, như quên chưa dọn phần dư thừa trên bàn chẳng hạn. Mà trên bàn chỉ còn đúng mỗi ngọn đèn dầu thôi chứ nhỉ ?

Nhớ đến khoảnh khắc con bé dúi vào tay bạn mình gói bánh ngọt rồi tự thân gọi chị phục vụ mang thêm trà, cố gắng lắm anh mới nín được cái cười chẳng khác trẻ con khóc mếu. Phần việc mà mình giao cho nó liệu có giúp nó quay về an toàn không ? Nếu được tua lại khoảnh khắc đó – khoảnh khắc nó ra ngoài và kiên nhẫn chờ đợi, mình có nên thay đổi lại mọi việc hay không ?

Cũng như Akimov, đáp lại anh cũng chỉ là nụ cười mếu tan biến và cái lắc đầu nặng nề. Bất lực, tức giận, thất vọng, buồn bã và lo âu – tất cả như muốn nhồi thành quả bom hẹn giờ chỉ chực chờ dịp phát nổ. Và “quả bom” ấy đang nằm gọn trong tay Shabalin kia kìa – hai bàn tay dần thu lại thành nắm đấm, nay chỉ thèm kiếm được thứ gì đó chỉ để đập nát đi.

Nhưng tìm đâu chỗ để làm cái việc đó, một khi bên trong vẫn còn một người đồng đội và một cô nhóc đang ngủ ngon lành ? E sợ tiếng rầm nơi cánh cửa có thể đánh thức hai người để rồi không thể yên giấc thêm một phút nào nữa, anh đành thả lỏng lại rồi ngồi chờ đợi cho bốn mươi lăm phút không dài cũng không ngắn trôi qua.

Ánh đèn dầu vàng ươm vẫn chiếu rõ mồn một trên gương mặt gần như muốn gục xuống bàn.

Đến phiên Akimov ngồi trực và Shabalin mới được chợp mắt tiếp.

Nhưng ánh đèn dầu leo lét vẫn không tha cho gương mặt càng lúc càng như kiệt sức của hai con người này. Và bên ngoài cửa sổ cũng ác ôn chẳng kém – thay vì nằm yên dưới nền đất lạnh lẽo, hoặc ít nhất là dịu đi một chút – nay cơn bão tuyết lại đua nhau thành đám bụi tuyết trắng xóa và tất nhiên, tiếng gào thét vẫn không ngừng đập vào sườn toa tàu, nếu chỉ cần có ai đó kéo tấm rèm dày cộp đi.

Mỗi bốn mươi lăm phút trôi qua...

Chẳng có gì thay đổi, ngoài việc hai người luân phiên nhau ngồi trực, và – tất nhiên, luân phiên đổ thêm dầu vào ngọn đèn để rồi gương mặt đã mệt mỏi nay lại càng buồn thảm hơn mỗi khi ánh đèn vàng ươm chiếu vào.

Nhưng ai có thể co kéo lại thời gian ?

Khoảnh khắc đó, à không, mà là thời khắc đã đã đến.

Đồng hồ trên tay hai anh đã điểm đúng bốn giờ sáng rồi.

Vừa vặn chuyến tàu dừng lại ở nơi Đại úy Kazakov đã xuất phát.

Về phía con bé – nó ngủ ngon lành đến nỗi Akimov hết đập nhẹ vai lại phải lay mạnh chỉ để đánh thức nó:

-Dậy đi Tatiana ơi.

Đến lần thứ hai:

-Cô bé à, dậy đi nào.

Và tất nhiên, kết thúc là một ấm nước lạnh chính anh phải nhờ Shabalin xin chị phục vụ cho mượn.

Tới khi con bé giật mình tỉnh dậy th.ì hai anh chàng phải cố lắm mới nén đi cơn bực bội nãy giờ:

-Ta đến nơi rồi đấy !
 
Nội dung truyện không có gì để bàn cãi, chỉ là tên của e làm tui bất giác nghĩ đến một người ^^
E nên ngắt chương ngắn lại một chút, qua đến nay tui mới đọc xong chương của e. E nên ngắt chương để cho người đọc có cảm giác mong chờ nữa.
Ý kiến của riêng tui, dù sao thì truyện rất thú vị và mới mẻ. Ra tiếp chương mới nha, tui chờ chương tiếp của e.
 
Nội dung truyện không có gì để bàn cãi, chỉ là tên của e làm tui bất giác nghĩ đến một người ^^
E nên ngắt chương ngắn lại một chút, qua đến nay tui mới đọc xong chương của e. E nên ngắt chương để cho người đọc có cảm giác mong chờ nữa.
Ý kiến của riêng tui, dù sao thì truyện rất thú vị và mới mẻ. Ra tiếp chương mới nha, tui chờ chương tiếp của e.
Cảm ơn bạn nhiều nhé. Hy vọng những chương sắp tới tới nhận được sự ủng hộ của các bạn !
 
Nội dung truyện không có gì để bàn cãi, chỉ là tên của e làm tui bất giác nghĩ đến một người ^^
E nên ngắt chương ngắn lại một chút, qua đến nay tui mới đọc xong chương của e. E nên ngắt chương để cho người đọc có cảm giác mong chờ nữa.
Ý kiến của riêng tui, dù sao thì truyện rất thú vị và mới mẻ. Ra tiếp chương mới nha, tui chờ chương tiếp của e.
"Chương mới" đây, vì đã để bạn chờ lâu quá:
“08 giờ 25 phút, ngày 29 tháng 1 năm 1934,

Tôi là Kravchenko Elenika Efremovna, bác sĩ bệnh viện quân y Moskva. Ngày 24 tháng 1 năm 1934, hình như khoảng 1 giờ sáng gì đó, tôi chạy khỏi khu rừng gần nhà ga thành phố, vì tôi bị bọn lạ mặt bắt cóc khi trên đường tới thăm người quen. Nhớ lại thì hình như là lúc 3 giờ chiều.

Những gì tôi nhớ về bọn chúng thế này: tổng cộng bốn người, tất cả đều đội nón ca lô cùng quân phục màu xanh mạ. Mà hình như mấy người này từ bên Công tố - tôi cũng không chắc nữa. Rồi chúng nó bịt mặt mồm tôi rồi lấy xe chở tôi tới chỗ khu rừng, vì tôi có nghe tiếng khởi động động cơ của chiếc xe tải. Đến khi tháo ra thì chẳng thấy đám người quân phục xanh đó đâu mà chỉ có mấy tay xăm trổ đầy mình với gường mặt hầm hầm, trong đó có một tên cao chừng 1m85, trên mặt có vết sẹo chém ngang trán, nói giọng Kavkaz. Tôi dám khẳng định những kẻ đó chẳng phải là thợ săn hay thợ rừng gì, vì chẳng tên nào trong đó từng đụng tay vào cái rìu hay cái cưa.

Tôi cũng phần nào nghe được những gì bọn chúng nói chuyện với nhau. Hình như chúng dự tính bắt cóc một đứa bé nào đấy. Chúng có nhắc đến địa chỉ “Số 13 phố Kĩ Sư quận Petrogradsky”. Tôi mới nhớ ra là có một bé gái tên là Tolkunova Tatiana Alekseevna cũng sống ở đó, vì tôi có tới đưa mẹ cháu đi cấp cứu.

Cho tôi gửi tờ giấy này lên Thiếu úy Tư pháp Akimov Aleksey Fedorovich. Và tôi xin các đồng chí phải cứu được cháu bé đó.

Cảm ơn các đồng chí rất nhiều.

Tái but: Hiện tôi đang ở Bệnh viện Quân y Leningrad”



Khi những bước chân cuối cùng ngừng hẳn cũng là lúc bão tuyết nổi lên dữ dội nhất. Những giọt mồ hôi chưa kịp đọng đã cuốn đi theo những đợt gió rét run và hơi thở càng lúc càng gấp vì đã chạy cả một quãng đường dài. Những làn khói trắng chưa kịp hình thành lại tan biến giữa bầu không khí lạnh lẽo mà dữ dội của mùa đông nước Nga và nhịp tim càng đập mạnh hơn bởi cuộc tháo chạy căng thẳng và mệt rã rời kia.

Khi nhịp thở đã nhịp nhàng trở lại và lồng ngực đã thôi bớt đánh mấy hồi trống, trước mắt chị vẫn khó mà tin nổi bởi đó là con đường lớn phủ toàn tuyết trắng xóa tới mù mịt. Ra khỏi con đường mà hai bên lề là những cánh rừng bạch dương và thông gỗ cũng phủ đầy tuyết, đó chính là Nhà ga Thành phố Leningrad mà chị vừa mới đề cập trên mảnh giấy chị lấy trộm được.

Chị lấy được nó ở đâu ? Tính ra thì chị nửa muốn nhớ lại nửa muốn quên đi. Nhưng chắc chẳng ai cho không rồi, vì mảnh giấy đã ố vàng lại còn nhăn nhúm, thậm chí có cả mấy vết rách nữa. Phải ngồi chờ tới khi nào ? Dáng người có phần nhỏ nhắn khi co lại vì lạnh của chị - hẳn chị là người cao dong dỏng lắm. Nhưng đó là chuyện nếu may mắn có chiếc ô tô hay xe tải gì đó vô tình đi ngang qua và người ta nhận thấy có một cô gái trẻ ngồi bất động dưới gốc bạch dương khẳng khiu trong mùa đông lạnh giá như này. Đợi tới lúc trời sáng lên ư ? Cái đầu tóc rối bù của chị khẽ lắc đầu, vì sau lưng chị vẫn còn Thần Chết đang chực chờ bắt chị đi theo nữa.

Chạy tiếp ? Chị vẫn chưa bỏ được gì vào bụng kể từ lúc bị đám người quân phục xanh bắt đi. Và không chỉ tại hơi rét thấu xương mới làm môi chị nứt đến chảy máu – vì chị bị bắt đến nơi xa lạ mà suốt gần 12 giờ đồng hồ vẫn chưa động đến một giọt nước lã nào.

Thỉnh thoảng vô ý để lưỡi đụng trúng cái chỗ nứt ra máu, chị khẽ nhăn mày không chỉ vì đau rồi rút lại ngay. Tuy đây chưa phải là vùng Siberia, nhưng cặp mắt như muốn nhíu lại vì gió lạnh đua nhau thổi tạt vào mặt chị. “Nhưng nhỡ chúng nó bắt lại thì chạy đi đâu ?” – chị khẽ cười nhếch mép, xong lại thôi.

Nhìn lại chiếc đồng hồ trên tay chị - bây giờ đã điểm 2 giờ 13 phút.

Trong khi chị đành tặc lưỡi cho mình chợp mắt một lát thì mặt đường vẫn mù mịt như vậy. Đôi tay nhỏ nhắn của chị đành phải đút tạm vào chiếc khăn quàng chẳng thể nào cũ hơn nữa – nhưng đó chưa phải việc gì quá tồi tệ. Sau chừng bốn năm lớp áo mỏng mà chị vẫn thường hay mặc để đỡ mất tiền mua đồ mới là “mảnh giấy nhàu nát” cùng cây viết chì chặng chịt những vết xước cách đây một tiếng trước.

Khi những giọt máu nhỏ đã đông lại trên đôi môi gần như phủ toàn băng giá thì gương mặt chị đã chuyển sang tái xanh còn cái cổ trắng lại nổi lên những đường gân xanh – thứ chỉ có ở những ai lao động nặng nhọc cả đời hoặc kẻ nào đó khích động quá đà. Về phần đôi mắt chỉ muốn nhắm lại vì gió lạnh thổi tạt mạnh quá, chị lại cố đưa mấy ngon tay chẳng đỡ lạnh lẽo hơn dụi lại cốt cho đỡ buồn ngủ. Nhưng tỉnh lại thế nào nữa, một khi cái đầu đã muốn gục xuống nền đất lạnh giá và chịu đầu hàng trước cái bụng không một mẩu bánh cũng chẳng có giọt nước nào ?

Và ngay ven đường cạnh cánh rừng bạch dương kia, đã có một người nằm gục cạnh khúc cây khô khốc. Hai tay úp đan vào nhau làm gối cho cái đầu nằm nghiêng hẳn về phía con đường lớn kia, còn từ cổ trở xuống chỉ để mấy lớp áo mỏng phủ lên th.ân thể co ro vì lạnh giá.

Chiếc đồng hồ vẫn cứ chạy đều đều như chuyện thường ngày của nó.



Vẫn còn một kẻ tuy không phải hít vào phổi những luồng khí lạnh rét buốt...

...Nhưng lại chịu trận theo kiểu khác.

Tất nhiên, khác với cô gái tên Elenika hoặc con bé Tatiana kia. Thậm chí là khác với hai anh Thiếu úy đang quay về Leningrad.

Sau cú đấm đến hộc máu là giọng nói không lấy gì làm vui vẻ hay tôn trọng:

-Mày có liên hệ gì với cái con bé Tatiana Tolkunova đó ?

-Một điều tra viên... với một nhân chứng.

-Đừng nghĩ chúng tao là một lũ ngốc... Giấu nhẹm nó ở nhà một viên chức nào đấy thì chúng tao không lùng ra chắc ?

Không đợi cho người “được” hỏi kia nói ra câu nào, viên sĩ quan mang quân phục là chiếc quần xanh trời cùng chiếc mũ lưỡi xanh bồi thêm cú nữa vào gương mặt đã bầm dập vì ăn đánh, và ướt sũng vì lạnh nữa.

-Thôi nào đồng chí Đại úy Kazakov... tôi cũng là điều tra viên như anh, song tôi với anh vẫn còn khác biệt nhiều chán. Nhưng tôi nghĩ rằng hẳn ai đó đã bắt ép nên anh mới mang con bé đó lên gặp “ông lớn” vậy.

Chững lại trong bầu không khí ngột ngạt của nhà giam chỉ toàn bốn bức bê tông là gương mặt hãy còn lầm lì, thậm chí nhìn tay sĩ quan bằng ánh mắt có phần khinh khỉnh:

-Tôi hy vọng anh đừng có mà đứng như trời trồng.

-Vậy thì khai nhanh lên ! Hoặc sáng mai chúng tao thả mày ra về, hoặc ngồi đây mà chờ Tòa án binh treo cho mày thêm mấy bản án nữa, nhỉ ?

Quay cái đầu ướt sũng tóc mà nhổ xuống nền lạnh lẽo một bãi nước dãi lẫn cả máu, người Đại úy đó ngoan ngoãn thôi không nhúc nhích tay nữa và ngồi thẳng lưng lại. Đôi mắt nhìn thẳng vào tay sĩ quan đó đầy kiên định và nghiêm nghị, như thể kẻ đó mới là nghi phạm còn anh chính là điều tra viên.

Hai cặp mắt nhìn chòng chọc lẫn nhau, có lẽ chẳng ai chịu nhún nhường trước kẻ đối đầu với mình.

Mấy ngón tay xù xì của viên sĩ quan kia dí dí mẩu thuốc lá cuối cùng cháy dở xuống chiếc gạt tàn. Thoáng sau, mùi của thứ thuốc lá nặng đến muốn nhảy mũi dịu đi phần nào rồi.

Vậy là một trận chiến khác bắt đầu.

Chẳng còn là những cái tạt xô nước lạnh cóng cùng những cú đấm lên gương mặt lầm lì để rồi đổi lại là cái nhìn giễu cợt nữa...

Mà chỉ có những dòng mực vừa đặt trên tờ giấy ngả vàng đã khô đi vì chủ nhân của nó đang chăm chú lắng nghe giọng nói khàn khàn của người kia trả lời cho những câu hỏi có vẻ không khó chịu lắm…




Ở một dãy nhà khác – tất nhiên, cũng tại thành phố Leningrad này.

Như bao nhà khác, sau lời chúc nhau “Mọi điều tốt lành” cùng tiếng cụng ly là cuộc nói chuyện rôm rả và những bài hát ngọt ngào kèm theo những điệu nhảy say mê.

Chỉ trừ căn phòng cuối cùng của lầu hai.

Nằm trên chiếc bàn gỗ nhỏ trải khăn trắng là chiếc đồng hồ điểm vừa vặn tám giờ hai mươi phút. Đặt bên cạnh là chiếc điện thoại sơn đen cùng chiếc lọ hoa để không.

Ngay giữa là một bức ảnh chụp một người phụ nữ trẻ cùng với một đứa bé gái trạc khoảng mười hoặc mười một tuổi gì đó.

Trên chiếc gi.ường nằm gần như đối diện cửa sổ là một cô gái buông xõa mái tóc đen dài. Trong khi phần thân dưới hãy còn đắp chăn vì lạnh, phần thân trên lại tựa vào đầu gi.ường và cặp mắt màu hạt dẻ đang nhìn chằm chằm vào tờ giấy nhỏ.

Đôi bàn tay nhỏ nhắn đặt tờ giấy xuống chiếc tủ nhỏ bên cạnh cũng là lúc cô trút đi tiếng thở dài.

“Gia đình em đang gặp khó khăn à, Fadeeva ?”

“Không phải đâu, thưa cô”

“Hay là gia đình em gặp chuyện buồn ?”

“Chẳng có gì để giúp đâu, thưa cô Maria Grigorievna”

“Nhưng... rõ ràng em còn tương lai kia mà ! Các thầy cô và các bạn trong lớp luôn sẵn sàng giúp em... ”

“Cảm ơn cô... nhưng em chẳng còn gì để mất nữa ”

Kết thúc cuộc nói chuyện là bóng lưng quay đi và những bước chân thản nhiên ra khỏi cánh cửa lớp học trước vô số ánh nhìn khó hiểu của cả lớp 10A trường Số 5.

Đầu cô gục xuống để những giọt nước mắt như để trôi đi sự buồn bã, nỗi thất vọng và thậm chí cả sự phũ phàng.

Rồi vừa đưa tay quẹt đi những giọt lệ đang làm nhòe mờ đi toàn cảnh trước mắt mình, cô lật tung tấm chăn rồi tiến chiếc bàn gỗ nhỏ kia.

Cánh tay cô định vươn tới chiếc điện thoại để bàn, nhưng dường như cô sực nhớ một điều gì đó – có thể là chuyện gì quá đỗi bàng hoàng hoặc quá bất ngờ - vậy là cô thu lại cánh tay và đứng ngây người một lúc lâu.

Khi cơn chần chừ qua đi thì cũng là lúc cô không còn thì giờ để mà do dự suy nghĩ nữa...

Bởi tiếng chuông điện thoại còn chưa dứt thì tiếng gõ cửa đã vang lên mấy hồi rồi.

“Ai lại tới tìm mình giờ này ? Thư từ thì mình nhận rồi viết gửi đi đầy đủ rồi, quà bánh thì bố mẹ mình tặng cho mình cả rồi còn gì. Có lẽ là học sinh của mình chăng ? Không, hồi sáng cả lớp chúc nhau “Mọi điều tốt lành” rồi kia mà. Thế thì ai rảnh rỗi quá vậy ?”

Thế là chị quyết định nhấc ống nghe điện thoại trước.

-Xin chào. Cho tôi hỏi đầu dây bên kia là ai vậy ?

-Cô có phải là Doronina Maria Grigorievna không ?

-Cho hỏi bên kia đầu dây là ai vậy ?

-Tôi là Thiếu tá Dân ủy Nội vụ Evgeny Prokhofiev. Mời đồng chí lên cơ quan có việc giải quyết...

Không đợi cho bên kia nói hết câu, cô đập ống nghe mạnh đến nỗi nghe được cả tiếng “rầm” kia kìa. Và tất nhiên, suýt nữa chiếc điện thoại đã vỡ tan tành rồi.

Nhưng cặp mắt đang nổi cơn bực mình vẫn nhìn vào chiếc ngón trỏ gấp gáp quay số.

-Chào bác ạ. Tôi là Maria Grigorievna Doronina, sống ở phòng 12 lầu 2. Cho tôi hỏi có ai tới đây tìm tôi không ?

Đợi một lúc sau thì nhận được câu trả lời thế này này, bằng giọng của một phụ nữ lớn tuổi:

-Không có ai cả cô Maria ơi.

Một lần nữa, chỉ còn mỗi tiếng “rầm” xuống bàn là còn chịu tương tác với cô.

-Đùa kiểu này vui lắm chắc ?

Nhưng tiếng gõ cửa vừa im ắng được một lát lại vang lên “cốc cốc” ngày càng to hơn.

Ấy mà cô đã ra cầm tay nắm và mở ra ngay đâu. Khẽ nhún người lên rồi hí mắt dán vào cái lỗ trên cửa chỉ bằng viên bi, cô thoáng rùng mình rồi lấy chìa khóa lại tất cả những gì có-thể-khóa-được ngay cánh cửa gỗ này.

Lần thứ ba phải nhờ cậy tới chiếc điện thoại – nhưng còn đâu chỗ cho sự bực bội hay chần chừ nữa...

Chỉ đến khi đầu dây bên kia reo đến lần thứ năm thì chị mới thôi phải thấp thỏm.

-Xin chào. Cho tôi hỏi bên kia là ai vậy ?

-Là tớ, Masha đây.

-Ăn mừng vui vẻ chứ Masha ?

-Thôi cho tớ nhờ đi Nina. Bây giờ cậu qua chỗ tớ được không, vì tớ đang gặp rắc rối đây này… Nếu được thì dẫn cả Oleg theo đấy nhớ !

-Rắc rối gì mới được ?

-Có một gã lạ mặt cứ đứng trước cửa nhà tớ đây này. Nhìn ghê lắm Nina ạ. Hình như không phải người thân họ hàng hay sĩ quan gì đâu… Tóm lại là giúp tớ với !

-Thế thì cậu cố chờ đi nhé. Lát nữa cánh tớ qua cứu cậu !

-Cảm ơn cậu nhiều.

Vừa cúp được máy bên này là cô lại quay số tiếp.

-Chào bác. Nhờ bác lên đây giúp tôi một việc nhé, vì có một gã lạ mặt cứ đứng trước cửa nhà tôi đây này.

Đáp lại là giọng nói không đến nỗi gọi là gay gắt, nhưng cũng đủ để thể hiện sự khó chịu và bực mình:

-Sao cô không nói luôn với tôi cho rồi ! Mà thôi, để tôi lên giúp cô vậy.

Máy im bặt không còn nghe được tiếng gì nữa.

Đến giờ này cô mới dám buông thõng mình xuống và trút một tiếng thở dài. Có lẽ ai đó đến nhầm địa chỉ thôi, có lẽ thế - Maria tự nhủ và thầm hy vọng đó chỉ là sự nhầm lẫn nào đó thôi.

Vậy là cô cũng thôi không lo lắng gì nữa.

Bàn tay nhỏ nhắn của cô cố gắng gượng mình dậy để rồi ngồi lại chiếc bàn đó và chờ đợi cái “gã lạ mặt” kia biến khỏi cánh cửa nhà mình.

Một phút, hai phút... rồi năm phút sáu phút...

Rồi lại những mười mười lăm phút...

Khi mọi suy nghĩ tâm trí gần như dồn vào việc đứa bé gái tên Tatiana kia tại sao lại kì quặc đến khó hiểu ấy dần dần vơi đi thì ngoài kia lại những tiếng “cốc cốc” đầy gấp gáp và cộc cằn phát ra.

“Chắc gã đó đi rồi”, Maria nghĩ “Thôi thì ra cảm ơn bác vì chuyện vớ vẩn này”

Đôi chân thong thả bước ra cửa và cô thận trọng đặt mắt nơi ô kính nhỏ để xem “gã xa lạ” biến mất chưa.

“Gã xa lạ” chẳng còn ở đây nữa...

Mà thay vào đó là một người đàn ông cũng xa lạ không kém. Nhưng “không kém” ở đây lại là một sĩ quan với chiếc quần xanh cùng cái mũ vải xanh đỏ với chiếc lưỡi đen.

“Lạ thế nào mà người ta lại đứng trước cửa nhà mình ? Đừng nói là cũng nhầm địa chỉ nhớ ?”

Nghĩ thì nghĩ thế, nhưng tay chị đã mở khóa và xong – cánh cửa mở toang ra như thể gặp được ai đó đáng tin cậy và thậm chí đáng để dựa dẫm vào nữa.

-Cho hỏi đồng chí có phải là Doronina Maria Grigorievna không ?

-Vâng, là tôi đây thưa đồng chí.

-Đồng chí là giáo viên của Trường Số 5 ?

-Vâng thưa đồng chí.

-Cho phép tôi được vào để trao đổi thêm một số vấn đề.

-Mời đồng chí vào trong.

Người đàn ông cao to đó vừa đặt chân là cô nhẹ nhàng – nhưng cũng thật nhanh nhẹn – khép chặt lại cánh cửa và bưng trà từ căn bếp nhỏ ra.

-Cảm ơn đồng chí nhiều. Trà ngon lắm.

-Thế ta bắt đầu trao đổi được chưa ?

Nhấp một ngụm ấm xong, người đàn ông đó ho một tiếng và chậm rãi bắt đầu:

-Tôi là Prokhofiev Evgeny Fillipovich, Thiếu tá Dân ủy Nội vụ.

Tiếp lời anh là giọng nói và ánh mắt có phần ngạc nhiên và run rẩy, dù cho cố dịu bớt bằng gương mặt dịu dàng và lịch sự đi nữa.

-Thế ra... đồng chí là người... gọi điện cho tôi... vừa rồi ?

Đối diện lại là ánh nhìn thoáng chút khó hiểu – có lẽ “thoáng chút” cũng không phải, nhưng cụ thể là như thế nào ?

-Có kẻ giả mạo gọi điện cho đồng chí à ?

-Tôi cũng không biết nữa... Vừa rồi có người tự nhận là đồng chí gọi cho tôi đấy... rồi tôi gọi cho bác quản lý có ai tới tìm mình hay không mà bác ấy bảo là không thấy ai... rồi ngoài có kẻ lạ mặt gõ cửa mấy hồi... Xong tôi gọi cho bác ấy nhờ đuổi tên đó giúp. Không nghe thấy tiếng gõ cửa nữa và thế là tôi nghĩ mình không sao rồi... rồi đồng chí đến đây tìm tôi và như thế này đây...

Người đàn ông đó vừa yên lặng một lúc bèn hỏi lại cô Maria:

-Thế kẻ đó là nam hay nữ và nói giọng vùng nào ?

-Là nam, hình như nói giọng Moskva.

-Theo đồng chí thì kẻ đó tầm bao nhiêu tuổi ?

-Hình như chừng ba nhăm ba sáu gì đó... tôi cũng không chắc nữa...

Không để Maria run rẩy quá lâu, người thiếu tá cầm ly trà đầy rồi đưa cho cô.

-Đồng chí uống chút cho bình tĩnh đi đã. Xong rồi còn trả lời tôi một số vấn đề nữa.

Và cô không đợi gì mà cầm ngay ly trà nóng một cách thận trọng rồi nhấp một ngụm.

Bầu không khí trở nên dịu đi dần và theo sau đó là cặp mắt kiên nhẫn chờ đợi cô bình tĩnh trở lại.

Kết thúc sự chờ đợi là bốn chữ “Cảm ơn đồng chí” gần như nói ra bằng hơi.

-Đồng chí dạy môn gì và làm chủ nhiệm lớp nào ?

-Tôi dạy Khoa học và là chủ nhiệm lớp 10A.

-Thế trong lớp cô có học sinh nào tên là Fadeeva Tatiana Sergeevna không ?

-Có, thưa đồng chí.

-Cô có nhận xét gì về em đó ? Và tôi đề nghị đồng chí cứ từ từ mà trả lời

Đến đây thì cặp mắt cô phần nào thoải mái hơn.

-Có lẽ tôi phải dùng hai chữ “Tự hào” để nói về Fadeeva, vì em ấy không những giỏi đều các môn mà còn vận động viên điền kinh tương lai nữa. Chính ra thì em ấy còn có năng khiếu về Khoa học và thậm chí em ấy còn nói với tôi rằng nếu không trở thành một nhà khoa học thì em ấy sẽ trở thành vận động viên điền kinh. Về hạnh kiểm thì gần như không bị gì cả, chỉ trừ một điều là em ấy hay tách mình mỗi khi tham gia hoạt động tập thể.

-Thế gia đình em ấy như thế nào ?

-Bố em ấy làm thợ rèn còn mẹ là thợ may, thưa đồng chí.

-Vậy ra em ấy cũng là một đứa trẻ xuất sắc ?

-Vâng.

Bầu không khí yên lặng được một lúc rồi người thiếu tá đó nói tiếp:

-Gần đây em ấy có gì lạ hay không ?

-Lạ là lạ thế nào thưa đồng chí ?

-Gần đây cô bé ấy có biểu hiện gì lạ hay không ?

Nhưng cô Maria lấy đâu thì giờ để nghĩ ngợi nữa ?

-Chiều nay cô bé ấy đột ngột xin tôi cho thôi học luôn. Lúc tôi hỏi tại sao thì cô bé nói một câu lạ lắm…

-Là câu gì cô Doronina ?

Chưa nói hết câu, người thiếu tá đã đã nhảy vào rồi.

-…“Cảm ơn cô… nhưng em chẳng còn gì để mất nữa”

Bầu không khí lại quay trở về với sự nặng nề trước đó.

Đã năm phút… rồi mười phút trôi qua…

Hai ly trà ấm hãy còn chưa vơi đi một nửa thì người đồng chí thiếu tá đó đứng dậy đã đứng dậy rồi.

-Cảm ơn đồng chí đã giúp đỡ tôi rất nhiều. Và tôi chúc đồng chí năm mới tốt lành !

-Chúc đồng chí năm mới vui vẻ. Và chào tạm biệt đồng chí !

Đến khi tiễn đến tận ngoài cánh cửa thì đột ngột Maria nhìn người đồng chí bằng ánh mắt có phần khó hiểu.

-Đồng chí có chuyện gì à ?

Xua tan bầu không khí đột ngột nặng nề trở lại là giọng nói lịch sự và nhỏ nhẹ của cô Maria:

-Cho tôi hỏi đồng chí là gì với cô bé đó ?

Người thiếu tá thở một hơi dài rồi đáp lại bằng giọng nghiêm nghị:

-Tôi chân thành khuyên đồng chí rằng có những việc đừng nên quá quan tâm. Và tôi xin phép trả lời đồng chí rằng tôi với cô bé đó cũng chẳng có gì đặc biệt.

Nói xong, anh ta quay lưng rồi bình thản bước chân khỏi tầm mắt của người giáo viên giờ đang đứng như trời trồng.

Khi cánh cửa chầm chậm khép lại thì toàn thân buông thõng ngay cạnh tường và cái đầu gục xuống nặng nề.

Rồi những luồng suy nghĩ treo trên đầu cô không khác gì tảng đá – chẳng phải là tảng đá nữa, mà là tảng chì mới đúng.

-Giờ em biến đi đâu rồi ?
 
Cảm ơn em đã để tâm, tui đọc xong rùi. Chờ em ra chương mới nè ?
 
Cảm ơn em đã để tâm, tui đọc xong rùi. Chờ em ra chương mới nè ?
Bạn cảm nhận như thế nào về chương vừa rồi của mình nhỉ ?
Có lẽ tuần tới hoặc tuần sau nữa mình mới ra chương mới được... Nhưng nếu Chương 1 của mình nhận được 5 like thì chắc mình thêm động lực để sáng tác cũng OK phết chứ...
 
Chương mới vừa đủ, cách viết và chuyển đoạn dễ hiểu. Em cứ vậy mà tiếp tục nè.
Vì giờ có quá nhiều trang web truyện nên KSV vốn đã dần đi vào lãng quên. Cái giữ tui ở lại nơi đây chỉ còn là kỉ niệm. Nếu lúc nào đó rảnh hãy ghé lại và thêm tiếp chương em nha, tui chờ em ở đây.
 
×
Quay lại
Top