Ebook CUỐN SỔ MÁU - Chương 2

Tatiana Anh Hoàng

Thành viên
Tham gia
29/8/2022
Bài viết
6
“08 giờ 25 phút, ngày 29 tháng 1 năm 1934,

Tôi là Kravchenko Elenika Efremovna, bác sĩ bệnh viện quân y Moskva. Ngày 24 tháng 1 năm 1934, hình như khoảng 1 giờ sáng gì đó, tôi chạy khỏi khu rừng gần nhà ga thành phố, vì tôi bị bọn lạ mặt bắt cóc khi trên đường tới thăm người quen. Nhớ lại thì hình như là lúc 3 giờ chiều.

Những gì tôi nhớ về bọn chúng thế này: tổng cộng bốn người, tất cả đều đội nón ca lô cùng quân phục màu xanh mạ. Mà hình như mấy người này từ bên Công tố - tôi cũng không chắc nữa. Rồi chúng nó bịt mặt mồm tôi rồi lấy xe chở tôi tới chỗ khu rừng, vì tôi có nghe tiếng khởi động động cơ của chiếc xe tải. Đến khi tháo ra thì chẳng thấy đám người quân phục xanh đó đâu mà chỉ có mấy tay xăm trổ đầy mình với gường mặt hầm hầm, trong đó có một tên cao chừng 1m85, trên mặt có vết sẹo chém ngang trán, nói giọng Kavkaz. Tôi dám khẳng định những kẻ đó chẳng phải là thợ săn hay thợ rừng gì, vì chẳng tên nào trong đó từng đụng tay vào cái rìu hay cái cưa.

Tôi cũng phần nào nghe được những gì bọn chúng nói chuyện với nhau. Hình như chúng dự tính bắt cóc một đứa bé nào đấy. Chúng có nhắc đến địa chỉ “Số 13 phố Kĩ Sư quận Petrogradsky”. Tôi mới nhớ ra là có một bé gái tên là Tolkunova Tatiana Alekseevna cũng sống ở đó, vì tôi có tới đưa mẹ cháu đi cấp cứu.

Cho tôi gửi tờ giấy này lên Thiếu úy Tư pháp Akimov Aleksey Fedorovich. Và tôi xin các đồng chí phải cứu được cháu bé đó.

Cảm ơn các đồng chí rất nhiều.

Tái but: Hiện tôi đang ở Bệnh viện Quân y Leningrad”



Khi những bước chân cuối cùng ngừng hẳn cũng là lúc bão tuyết nổi lên dữ dội nhất. Những giọt mồ hôi chưa kịp đọng đã cuốn đi theo những đợt gió rét run và hơi thở càng lúc càng gấp vì đã chạy cả một quãng đường dài. Những làn khói trắng chưa kịp hình thành lại tan biến giữa bầu không khí lạnh lẽo mà dữ dội của mùa đông nước Nga và nhịp tim càng đập mạnh hơn bởi cuộc tháo chạy căng thẳng và mệt rã rời kia.

Khi nhịp thở đã nhịp nhàng trở lại và lồng ngực đã thôi bớt đánh mấy hồi trống, trước mắt chị vẫn khó mà tin nổi bởi đó là con đường lớn phủ toàn tuyết trắng xóa tới mù mịt. Ra khỏi con đường mà hai bên lề là những cánh rừng bạch dương và thông gỗ cũng phủ đầy tuyết, đó chính là Nhà ga Thành phố Leningrad mà chị vừa mới đề cập trên mảnh giấy chị lấy trộm được.

Chị lấy được nó ở đâu ? Tính ra thì chị nửa muốn nhớ lại nửa muốn quên đi. Nhưng chắc chẳng ai cho không rồi, vì mảnh giấy đã ố vàng lại còn nhăn nhúm, thậm chí có cả mấy vết rách nữa. Phải ngồi chờ tới khi nào ? Dáng người có phần nhỏ nhắn khi co lại vì lạnh của chị - hẳn chị là người cao dong dỏng lắm. Nhưng đó là chuyện nếu may mắn có chiếc ô tô hay xe tải gì đó vô tình đi ngang qua và người ta nhận thấy có một cô gái trẻ ngồi bất động dưới gốc bạch dương khẳng khiu trong mùa đông lạnh giá như này. Đợi tới lúc trời sáng lên ư ? Cái đầu tóc rối bù của chị khẽ lắc đầu, vì sau lưng chị vẫn còn Thần Chết đang chực chờ bắt chị đi theo nữa.

Chạy tiếp ? Chị vẫn chưa bỏ được gì vào bụng kể từ lúc bị đám người quân phục xanh bắt đi. Và không chỉ tại hơi rét thấu xương mới làm môi chị nứt đến chảy máu – vì chị bị bắt đến nơi xa lạ mà suốt gần 12 giờ đồng hồ vẫn chưa động đến một giọt nước lã nào.

Thỉnh thoảng vô ý để lưỡi đụng trúng cái chỗ nứt ra máu, chị khẽ nhăn mày không chỉ vì đau rồi rút lại ngay. Tuy đây chưa phải là vùng Siberia, nhưng cặp mắt như muốn nhíu lại vì gió lạnh đua nhau thổi tạt vào mặt chị. “Nhưng nhỡ chúng nó bắt lại thì chạy đi đâu ?” – chị khẽ cười nhếch mép, xong lại thôi.

Nhìn lại chiếc đồng hồ trên tay chị - bây giờ đã điểm 2 giờ 13 phút.

Trong khi chị đành tặc lưỡi cho mình chợp mắt một lát thì mặt đường vẫn mù mịt như vậy. Đôi tay nhỏ nhắn của chị đành phải đút tạm vào chiếc khăn quàng chẳng thể nào cũ hơn nữa – nhưng đó chưa phải việc gì quá tồi tệ. Sau chừng bốn năm lớp áo mỏng mà chị vẫn thường hay mặc để đỡ mất tiền mua đồ mới là “mảnh giấy nhàu nát” cùng cây viết chì chặng chịt những vết xước cách đây một tiếng trước.

Khi những giọt máu nhỏ đã đông lại trên đôi môi gần như phủ toàn băng giá thì gương mặt chị đã chuyển sang tái xanh còn cái cổ trắng lại nổi lên những đường gân xanh – thứ chỉ có ở những ai lao động nặng nhọc cả đời hoặc kẻ nào đó khích động quá đà. Về phần đôi mắt chỉ muốn nhắm lại vì gió lạnh thổi tạt mạnh quá, chị lại cố đưa mấy ngon tay chẳng đỡ lạnh lẽo hơn dụi lại cốt cho đỡ buồn ngủ. Nhưng tỉnh lại thế nào nữa, một khi cái đầu đã muốn gục xuống nền đất lạnh giá và chịu đầu hàng trước cái bụng không một mẩu bánh cũng chẳng có giọt nước nào ?

Và ngay ven đường cạnh cánh rừng bạch dương kia, đã có một người nằm gục cạnh khúc cây khô khốc. Hai tay úp đan vào nhau làm gối cho cái đầu nằm nghiêng hẳn về phía con đường lớn kia, còn từ cổ trở xuống chỉ để mấy lớp áo mỏng phủ lên th.ân thể co ro vì lạnh giá.

Chiếc đồng hồ vẫn cứ chạy đều đều như chuyện thường ngày của nó.



Vẫn còn một kẻ tuy không phải hít vào phổi những luồng khí lạnh rét buốt...

...Nhưng lại chịu trận theo kiểu khác.

Tất nhiên, khác với cô gái tên Elenika hoặc con bé Tatiana kia. Thậm chí là khác với hai anh Thiếu úy đang quay về Leningrad.

Sau cú đấm đến hộc máu là giọng nói không lấy gì làm vui vẻ hay tôn trọng:

-Mày có liên hệ gì với cái con bé Tatiana Tolkunova đó ?

-Một điều tra viên... với một nhân chứng.

-Đừng nghĩ chúng tao là một lũ ngốc... Giấu nhẹm nó ở nhà một viên chức nào đấy thì chúng tao không lùng ra chắc ?

Không đợi cho người “được” hỏi kia nói ra câu nào, viên sĩ quan mang quân phục là chiếc quần xanh trời cùng chiếc mũ lưỡi xanh bồi thêm cú nữa vào gương mặt đã bầm dập vì ăn đánh, và ướt sũng vì lạnh nữa.

-Thôi nào đồng chí Đại úy Kazakov... tôi cũng là điều tra viên như anh, song tôi với anh vẫn còn khác biệt nhiều chán. Nhưng tôi nghĩ rằng hẳn ai đó đã bắt ép nên anh mới mang con bé đó lên gặp “ông lớn” vậy.

Chững lại trong bầu không khí ngột ngạt của nhà giam chỉ toàn bốn bức bê tông là gương mặt hãy còn lầm lì, thậm chí nhìn tay sĩ quan bằng ánh mắt có phần khinh khỉnh:

-Tôi hy vọng anh đừng có mà đứng như trời trồng.

-Vậy thì khai nhanh lên ! Hoặc sáng mai chúng tao thả mày ra về, hoặc ngồi đây mà chờ Tòa án binh treo cho mày thêm mấy bản án nữa, nhỉ ?

Quay cái đầu ướt sũng tóc mà nhổ xuống nền lạnh lẽo một bãi nước dãi lẫn cả máu, người Đại úy đó ngoan ngoãn thôi không nhúc nhích tay nữa và ngồi thẳng lưng lại. Đôi mắt nhìn thẳng vào tay sĩ quan đó đầy kiên định và nghiêm nghị, như thể kẻ đó mới là nghi phạm còn anh chính là điều tra viên.

Hai cặp mắt nhìn chòng chọc lẫn nhau, có lẽ chẳng ai chịu nhún nhường trước kẻ đối đầu với mình.

Mấy ngón tay xù xì của viên sĩ quan kia dí dí mẩu thuốc lá cuối cùng cháy dở xuống chiếc gạt tàn. Thoáng sau, mùi của thứ thuốc lá nặng đến muốn nhảy mũi dịu đi phần nào rồi.

Vậy là một trận chiến khác bắt đầu.

Chẳng còn là những cái tạt xô nước lạnh cóng cùng những cú đấm lên gương mặt lầm lì để rồi đổi lại là cái nhìn giễu cợt nữa...

Mà chỉ có những dòng mực vừa đặt trên tờ giấy ngả vàng đã khô đi vì chủ nhân của nó đang chăm chú lắng nghe giọng nói khàn khàn của người kia trả lời cho những câu hỏi có vẻ không khó chịu lắm…




Ở một dãy nhà khác – tất nhiên, cũng tại thành phố Leningrad này.

Như bao nhà khác, sau lời chúc nhau “Mọi điều tốt lành” cùng tiếng cụng ly là cuộc nói chuyện rôm rả và những bài hát ngọt ngào kèm theo những điệu nhảy say mê.

Chỉ trừ căn phòng cuối cùng của lầu hai.

Nằm trên chiếc bàn gỗ nhỏ trải khăn trắng là chiếc đồng hồ điểm vừa vặn tám giờ hai mươi phút. Đặt bên cạnh là chiếc điện thoại sơn đen cùng chiếc lọ hoa để không.

Ngay giữa là một bức ảnh chụp một người phụ nữ trẻ cùng với một đứa bé gái trạc khoảng mười hoặc mười một tuổi gì đó.

Trên chiếc gi.ường nằm gần như đối diện cửa sổ là một cô gái buông xõa mái tóc đen dài. Trong khi phần thân dưới hãy còn đắp chăn vì lạnh, phần thân trên lại tựa vào đầu gi.ường và cặp mắt màu hạt dẻ đang nhìn chằm chằm vào tờ giấy nhỏ.

Đôi bàn tay nhỏ nhắn đặt tờ giấy xuống chiếc tủ nhỏ bên cạnh cũng là lúc cô trút đi tiếng thở dài.

“Gia đình em đang gặp khó khăn à, Fadeeva ?”

“Không phải đâu, thưa cô”

“Hay là gia đình em gặp chuyện buồn ?”

“Chẳng có gì để giúp đâu, thưa cô Maria Grigorievna”

“Nhưng... rõ ràng em còn tương lai kia mà ! Các thầy cô và các bạn trong lớp luôn sẵn sàng giúp em... ”

“Cảm ơn cô... nhưng em chẳng còn gì để mất nữa ”

Kết thúc cuộc nói chuyện là bóng lưng quay đi và những bước chân thản nhiên ra khỏi cánh cửa lớp học trước vô số ánh nhìn khó hiểu của cả lớp 10A trường Số 5.

Đầu cô gục xuống để những giọt nước mắt như để trôi đi sự buồn bã, nỗi thất vọng và thậm chí cả sự phũ phàng.

Rồi vừa đưa tay quẹt đi những giọt lệ đang làm nhòe mờ đi toàn cảnh trước mắt mình, cô lật tung tấm chăn rồi tiến chiếc bàn gỗ nhỏ kia.

Cánh tay cô định vươn tới chiếc điện thoại để bàn, nhưng dường như cô sực nhớ một điều gì đó – có thể là chuyện gì quá đỗi bàng hoàng hoặc quá bất ngờ - vậy là cô thu lại cánh tay và đứng ngây người một lúc lâu.

Khi cơn chần chừ qua đi thì cũng là lúc cô không còn thì giờ để mà do dự suy nghĩ nữa...

Bởi tiếng chuông điện thoại còn chưa dứt thì tiếng gõ cửa đã vang lên mấy hồi rồi.

“Ai lại tới tìm mình giờ này ? Thư từ thì mình nhận rồi viết gửi đi đầy đủ rồi, quà bánh thì bố mẹ mình tặng cho mình cả rồi còn gì. Có lẽ là học sinh của mình chăng ? Không, hồi sáng cả lớp chúc nhau “Mọi điều tốt lành” rồi kia mà. Thế thì ai rảnh rỗi quá vậy ?”

Thế là chị quyết định nhấc ống nghe điện thoại trước.

-Xin chào. Cho tôi hỏi đầu dây bên kia là ai vậy ?

-Cô có phải là Doronina Maria Grigorievna không ?

-Cho hỏi bên kia đầu dây là ai vậy ?

-Tôi là Thiếu tá Dân ủy Nội vụ Evgeny Prokhofiev. Mời đồng chí lên cơ quan có việc giải quyết...

Không đợi cho bên kia nói hết câu, cô đập ống nghe mạnh đến nỗi nghe được cả tiếng “rầm” kia kìa. Và tất nhiên, suýt nữa chiếc điện thoại đã vỡ tan tành rồi.

Nhưng cặp mắt đang nổi cơn bực mình vẫn nhìn vào chiếc ngón trỏ gấp gáp quay số.

-Chào bác ạ. Tôi là Maria Grigorievna Doronina, sống ở phòng 12 lầu 2. Cho tôi hỏi có ai tới đây tìm tôi không ?

Đợi một lúc sau thì nhận được câu trả lời thế này này, bằng giọng của một phụ nữ lớn tuổi:

-Không có ai cả cô Maria ơi.

Một lần nữa, chỉ còn mỗi tiếng “rầm” xuống bàn là còn chịu tương tác với cô.

-Đùa kiểu này vui lắm chắc ?

Nhưng tiếng gõ cửa vừa im ắng được một lát lại vang lên “cốc cốc” ngày càng to hơn.

Ấy mà cô đã ra cầm tay nắm và mở ra ngay đâu. Khẽ nhún người lên rồi hí mắt dán vào cái lỗ trên cửa chỉ bằng viên bi, cô thoáng rùng mình rồi lấy chìa khóa lại tất cả những gì có-thể-khóa-được ngay cánh cửa gỗ này.

Lần thứ ba phải nhờ cậy tới chiếc điện thoại – nhưng còn đâu chỗ cho sự bực bội hay chần chừ nữa...

Chỉ đến khi đầu dây bên kia reo đến lần thứ năm thì chị mới thôi phải thấp thỏm.

-Xin chào. Cho tôi hỏi bên kia là ai vậy ?

-Là tớ, Masha đây.

-Ăn mừng vui vẻ chứ Masha ?

-Thôi cho tớ nhờ đi Nina. Bây giờ cậu qua chỗ tớ được không, vì tớ đang gặp rắc rối đây này… Nếu được thì dẫn cả Oleg theo đấy nhớ !

-Rắc rối gì mới được ?

-Có một gã lạ mặt cứ đứng trước cửa nhà tớ đây này. Nhìn ghê lắm Nina ạ. Hình như không phải người thân họ hàng hay sĩ quan gì đâu… Tóm lại là giúp tớ với !

-Thế thì cậu cố chờ đi nhé. Lát nữa cánh tớ qua cứu cậu !

-Cảm ơn cậu nhiều.

Vừa cúp được máy bên này là cô lại quay số tiếp.

-Chào bác. Nhờ bác lên đây giúp tôi một việc nhé, vì có một gã lạ mặt cứ đứng trước cửa nhà tôi đây này.

Đáp lại là giọng nói không đến nỗi gọi là gay gắt, nhưng cũng đủ để thể hiện sự khó chịu và bực mình:

-Sao cô không nói luôn với tôi cho rồi ! Mà thôi, để tôi lên giúp cô vậy.

Máy im bặt không còn nghe được tiếng gì nữa.

Đến giờ này cô mới dám buông thõng mình xuống và trút một tiếng thở dài. Có lẽ ai đó đến nhầm địa chỉ thôi, có lẽ thế - Maria tự nhủ và thầm hy vọng đó chỉ là sự nhầm lẫn nào đó thôi.

Vậy là cô cũng thôi không lo lắng gì nữa.

Bàn tay nhỏ nhắn của cô cố gắng gượng mình dậy để rồi ngồi lại chiếc bàn đó và chờ đợi cái “gã lạ mặt” kia biến khỏi cánh cửa nhà mình.

Một phút, hai phút... rồi năm phút sáu phút...

Rồi lại những mười mười lăm phút...

Khi mọi suy nghĩ tâm trí gần như dồn vào việc đứa bé gái tên Tatiana kia tại sao lại kì quặc đến khó hiểu ấy dần dần vơi đi thì ngoài kia lại những tiếng “cốc cốc” đầy gấp gáp và cộc cằn phát ra.

“Chắc gã đó đi rồi”, Maria nghĩ “Thôi thì ra cảm ơn bác vì chuyện vớ vẩn này”

Đôi chân thong thả bước ra cửa và cô thận trọng đặt mắt nơi ô kính nhỏ để xem “gã xa lạ” biến mất chưa.

“Gã xa lạ” chẳng còn ở đây nữa...

Mà thay vào đó là một người đàn ông cũng xa lạ không kém. Nhưng “không kém” ở đây lại là một sĩ quan với chiếc quần xanh cùng cái mũ vải xanh đỏ với chiếc lưỡi đen.

“Lạ thế nào mà người ta lại đứng trước cửa nhà mình ? Đừng nói là cũng nhầm địa chỉ nhớ ?”

Nghĩ thì nghĩ thế, nhưng tay chị đã mở khóa và xong – cánh cửa mở toang ra như thể gặp được ai đó đáng tin cậy và thậm chí đáng để dựa dẫm vào nữa.

-Cho hỏi đồng chí có phải là Doronina Maria Grigorievna không ?

-Vâng, là tôi đây thưa đồng chí.

-Đồng chí là giáo viên của Trường Số 5 ?

-Vâng thưa đồng chí.

-Cho phép tôi được vào để trao đổi thêm một số vấn đề.

-Mời đồng chí vào trong.

Người đàn ông cao to đó vừa đặt chân là cô nhẹ nhàng – nhưng cũng thật nhanh nhẹn – khép chặt lại cánh cửa và bưng trà từ căn bếp nhỏ ra.

-Cảm ơn đồng chí nhiều. Trà ngon lắm.

-Thế ta bắt đầu trao đổi được chưa ?

Nhấp một ngụm ấm xong, người đàn ông đó ho một tiếng và chậm rãi bắt đầu:

-Tôi là Prokhofiev Evgeny Fillipovich, Thiếu tá Dân ủy Nội vụ.

Tiếp lời anh là giọng nói và ánh mắt có phần ngạc nhiên và run rẩy, dù cho cố dịu bớt bằng gương mặt dịu dàng và lịch sự đi nữa.

-Thế ra... đồng chí là người... gọi điện cho tôi... vừa rồi ?

Đối diện lại là ánh nhìn thoáng chút khó hiểu – có lẽ “thoáng chút” cũng không phải, nhưng cụ thể là như thế nào ?

-Có kẻ giả mạo gọi điện cho đồng chí à ?

-Tôi cũng không biết nữa... Vừa rồi có người tự nhận là đồng chí gọi cho tôi đấy... rồi tôi gọi cho bác quản lý có ai tới tìm mình hay không mà bác ấy bảo là không thấy ai... rồi ngoài có kẻ lạ mặt gõ cửa mấy hồi... Xong tôi gọi cho bác ấy nhờ đuổi tên đó giúp. Không nghe thấy tiếng gõ cửa nữa và thế là tôi nghĩ mình không sao rồi... rồi đồng chí đến đây tìm tôi và như thế này đây...

Người đàn ông đó vừa yên lặng một lúc bèn hỏi lại cô Maria:

-Thế kẻ đó là nam hay nữ và nói giọng vùng nào ?

-Là nam, hình như nói giọng Moskva.

-Theo đồng chí thì kẻ đó tầm bao nhiêu tuổi ?

-Hình như chừng ba nhăm ba sáu gì đó... tôi cũng không chắc nữa...

Không để Maria run rẩy quá lâu, người thiếu tá cầm ly trà đầy rồi đưa cho cô.

-Đồng chí uống chút cho bình tĩnh đi đã. Xong rồi còn trả lời tôi một số vấn đề nữa.

Và cô không đợi gì mà cầm ngay ly trà nóng một cách thận trọng rồi nhấp một ngụm.

Bầu không khí trở nên dịu đi dần và theo sau đó là cặp mắt kiên nhẫn chờ đợi cô bình tĩnh trở lại.

Kết thúc sự chờ đợi là bốn chữ “Cảm ơn đồng chí” gần như nói ra bằng hơi.

-Đồng chí dạy môn gì và làm chủ nhiệm lớp nào ?

-Tôi dạy Khoa học và là chủ nhiệm lớp 10A.

-Thế trong lớp cô có học sinh nào tên là Fadeeva Tatiana Sergeevna không ?

-Có, thưa đồng chí.

-Cô có nhận xét gì về em đó ? Và tôi đề nghị đồng chí cứ từ từ mà trả lời

Đến đây thì cặp mắt cô phần nào thoải mái hơn.

-Có lẽ tôi phải dùng hai chữ “Tự hào” để nói về Fadeeva, vì em ấy không những giỏi đều các môn mà còn vận động viên điền kinh tương lai nữa. Chính ra thì em ấy còn có năng khiếu về Khoa học và thậm chí em ấy còn nói với tôi rằng nếu không trở thành một nhà khoa học thì em ấy sẽ trở thành vận động viên điền kinh. Về hạnh kiểm thì gần như không bị gì cả, chỉ trừ một điều là em ấy hay tách mình mỗi khi tham gia hoạt động tập thể.

-Thế gia đình em ấy như thế nào ?

-Bố em ấy làm thợ rèn còn mẹ là thợ may, thưa đồng chí.

-Vậy ra em ấy cũng là một đứa trẻ xuất sắc ?

-Vâng.

Bầu không khí yên lặng được một lúc rồi người thiếu tá đó nói tiếp:

-Gần đây em ấy có gì lạ hay không ?

-Lạ là lạ thế nào thưa đồng chí ?

-Gần đây cô bé ấy có biểu hiện gì lạ hay không ?

Nhưng cô Maria lấy đâu thì giờ để nghĩ ngợi nữa ?

-Chiều nay cô bé ấy đột ngột xin tôi cho thôi học luôn. Lúc tôi hỏi tại sao thì cô bé nói một câu lạ lắm…

-Là câu gì cô Doronina ?

Chưa nói hết câu, người thiếu tá đã đã nhảy vào rồi.

-…“Cảm ơn cô… nhưng em chẳng còn gì để mất nữa”

Bầu không khí lại quay trở về với sự nặng nề trước đó.

Đã năm phút… rồi mười phút trôi qua…

Hai ly trà ấm hãy còn chưa vơi đi một nửa thì người đồng chí thiếu tá đó đứng dậy đã đứng dậy rồi.

-Cảm ơn đồng chí đã giúp đỡ tôi rất nhiều. Và tôi chúc đồng chí năm mới tốt lành !

-Chúc đồng chí năm mới vui vẻ. Và chào tạm biệt đồng chí !

Đến khi tiễn đến tận ngoài cánh cửa thì đột ngột Maria nhìn người đồng chí bằng ánh mắt có phần khó hiểu.

-Đồng chí có chuyện gì à ?

Xua tan bầu không khí đột ngột nặng nề trở lại là giọng nói lịch sự và nhỏ nhẹ của cô Maria:

-Cho tôi hỏi đồng chí là gì với cô bé đó ?

Người thiếu tá thở một hơi dài rồi đáp lại bằng giọng nghiêm nghị:

-Tôi chân thành khuyên đồng chí rằng có những việc đừng nên quá quan tâm. Và tôi xin phép trả lời đồng chí rằng tôi với cô bé đó cũng chẳng có gì đặc biệt.

Nói xong, anh ta quay lưng rồi bình thản bước chân khỏi tầm mắt của người giáo viên giờ đang đứng như trời trồng.

Khi cánh cửa chầm chậm khép lại thì toàn thân buông thõng ngay cạnh tường và cái đầu gục xuống nặng nề.

Rồi những luồng suy nghĩ treo trên đầu cô không khác gì tảng đá – chẳng phải là tảng đá nữa, mà là tảng chì mới đúng.

-Giờ em biến đi đâu rồi ?
 
×
Quay lại
Top Bottom