Cách để đối phó nhiều vấn đề trong cuộc sống

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Nào là tiền bạc, mối quan hệ, gia đình, sức khỏe, trường lớp, và công việc. Nhiều vấn đề có thể sẽ xuất hiện trong mọi lĩnh vực cuộc sống.

Càng sống lâu bao nhiêu thì bạn càng phải vượt qua nhiều trở ngại bấy nhiêu. Học cách để xử lý vấn đề trong cuộc sống hiệu quả là một kỹ năng cần thiết, có thể có tác động mạnh mẽ đến sức khỏe và hạnh phúc. Xây dựng chiến lược giải quyết vấn đề và kỹ năng đối phó với chúng có thể giúp bạn xoay xở khi cuộc sống khó khăn.

1. Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề


cach-doi-pho-nhieu-van-de-1.jpg


Xác định vấn đề. Thỉnh thoảng, khi chúng ta đang đối mặt với một vài vấn đề trong cuộc sống, sẽ khá khó khăn để tách vấn đề ra khỏi các triệu chứng mà nó gây ra. Bạn cần nhận ra và xác định vấn đề rõ ràng để tìm giải pháp khả thi.

Ví dụ, bạn thiếu tiền thanh toán hóa đơn. Hãy tìm ra nguồn gốc của vấn đề. Tại sao bạn thiếu tiền vào tháng này? Có thể là do bạn cần tìm một công việc trả lương tốt hơn để chi trả cho mức chi tiêu gia tăng, làm thêm giờ, hoặc ngừng chi tiêu một cách không cần thiết cho giải trí.


cach-doi-pho-nhieu-van-de-2.jpg


Xác định mục tiêu. Mục tiêu là kết quả lý tưởng mà bạn muốn thấy nó xảy ra để giải quyết được vấn đề.

Ví dụ, nếu bạn thiếu tiền, mục tiêu của bạn là kiếm thêm tiền hoặc tăng thu nhập bằng cách nào đó.


cach-doi-pho-nhieu-van-de-3.jpg


Thu hẹp vấn đề. Nếu bạn thực sự có vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi một mục tiêu thực sự lớn để giải quyết, hãy chia mục tiêu này thành một vài phần nhỏ hơn. Làm như vậy khiến nó trở nên dễ dàng hơn và cũng dễ quản lý hơn để lên kế hoạch và giải quyết vấn đề.

Chẳng hạn như ở Mỹ, nếu bạn hy vọng tăng doanh thu trong gia đình, bạn có thể giảm mục tiêu này để tiết kiệm trước $100 (hơn 2,2 triệu VND). Sau đó, mục tiêu có thể là tăng gấp đôi số tiền này và nhiều hơn nữa. Điều này khả thi hơn việc thiết lập mục tiêu tiết kiệm $500 (hơn 11 triệu VND) ngay lập tức.


cach-doi-pho-nhieu-van-de-4.jpg


Kiểm tra tất cả sự thay đổi. Suy nghĩ về sự thay đổi tiềm năng mà bạn có sẵn. Xác định các bước bạn có thể làm để đáp ứng mục tiêu đã chọn. Tiến hành nghiên cứu trên mỗi lựa chọn để hiểu biết mỗi sự thay đổi.

Một vài sự thay đổi để tăng doanh thu có thể là làm việc nhiều giờ hơn, tìm công việc có thu nhập tốt, hoặc giảm chi phí khác để đem đến nhiều thu nhập.


cach-doi-pho-nhieu-van-de-5.jpg



Thực hiện giải pháp đáp ứng tốt nhất cho mục tiêu. Với thông tin bạn đã thu thập cho mỗi lựa chọn, hãy quyết định đâu là lựa chọn khả thi nhất để giúp bạn đạt được kết quả mong muốn.

Có lẽ, bạn không thể tìm một công việc mới hoặc tăng số giờ làm việc ngay lập tức. Vì thế, lựa chọn duy nhất bạn nên làm là tìm cách để cắt giảm một số chi phí khác.

Kiểm tra kết quả. Sau khi thực hiện các giải pháp, sau một thời gian hãy đánh giá lại để xem liệu chúng đã đáp ứng mục tiêu của bạn hay chưa. Nếu chưa, có thể xem xét điều chỉnh, và cố gắng xem có một sự thay đổi nào tốt hơn để giúp bạn đạt được mục tiêu hay không.

2. Tăng lưu trữ cho công cụ đối phó với vấn đề


cach-doi-pho-nhieu-van-de-6.jpg


Hiểu được mặt trái của căng thẳng mãn tính. Đối mặt với một số việc gây ra căng thẳng lâu dài mà không có cơ chế đối phó lành mạnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và hạnh phúc của bạn. Căng thẳng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe hoặc làm tình trạng bệnh hiện có trở nên trầm trọng thêm. Bạn cần gặp bác sĩ nếu nghi ngờ điều này đang xảy ra. Dưới đây là một số dấu hiệu thể chất khi bị căng thẳng:

Nhức đầu

Tăng hoặc giảm cân

Trầm cảm

Lo lắng

Mất ngủ

Khó thở

Khó ngủ

Thay đổi khẩu vị


cach-doi-pho-nhieu-van-de-7.jpg


Gọi điện thoại cho bạn bè. Khi cảm thấy căng thẳng, việc tham gia vào hệ thống hỗ trợ xã hội có thể là một cách tuyệt vời để chống lại nó. Kênh hỗ trợ xã hội mang lại cho bạn cảm giác thoải mái, sự tự tin được tăng cường và sự an toàn. Gọi cho bạn bè hoặc người thân để tâm sự hoặc đơn giản là giảm bớt các vấn đề trong cuộc sống cũng là một cách tuyệt vời.


cach-doi-pho-nhieu-van-de-8.jpg


Thường xuyên làm điều bạn thích. Bạn có thể cho rằng việc có một sở thích nào đó chỉ là để khiến thời gian trôi qua. Trong thực tế, một vài sở thích giúp chúng ta nạp lại năng lượng, giảm căng thẳng, học điều mới, kết nối với người khác và có được tầm nhìn mới mẻ.

Sở thích có thể là bất cứ điều gì mà bạn thích. Thử đọc sách, viết lách, chơi thể thao, leo núi, chèo thuyền, trượt tuyết, vẽ tranh, làm vườn, hoặc một số trò khác. Khả năng tìm ra sở thích của mình và thực hiện nó thường xuyên là vô hạn.


cach-doi-pho-nhieu-van-de-9.jpg


Thư giãn mỗi đêm. Bạn có thể đã nghe về tầm quan trọng của việc ngủ từ 7 đến 8 tiếng (ngủ nhiều hơn nếu là thanh thiếu niên hoặc trẻ em). Nhưng, có giấc ngủ chất lượng tốt và đủ dựa nhiều vào cảm giác thoải mái và bình an trước khi lên gi.ường ngủ. Khi bạn đang chật vật với một số vấn đề cuộc sống, rất khó để ngủ. Hãy làm theo một thói quen trước khi đi ngủ để dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Làm điều gì đó thư giãn như kéo giãn cơ, nghe nhạc êm dịu, tắm nước ấm và lâu trong bồn, hoặc xoa bóp.


cach-doi-pho-nhieu-van-de-10.jpg


Tập thể dục. Đối phó với vấn đề khó khăn có thể thôi thúc bạn lên gi.ường vì mệt mỏi và ngủ trong một tuần. Bạn không nên làm vậy. Vận động thể chất thực sự có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn về cuộc sống. Tập thể dục để thúc đẩy chất dẫn truyền thần kinh mang lại cảm giác thoải mái trong não bộ được gọi là hợp chất endorphin. Chất hóa học này cải thiện tâm trạng và cho bạn cảm giác phấn khởi có liên quan nhiều tới "cảm giác sảng khoái sau khi tập thể dục".


cach-doi-pho-nhieu-van-de-11.jpg


Thư giãn có chủ đích. Khi cuộc sống khiến bạn chán nản, bạn cần một vài dụng cụ cần thiết để giúp bạn chống lại căng thẳng và mang lại cảm giác bình an. Phương pháp thư giãn có thể được thực hiện hầu như ở mọi nơi và mọi lúc.

Tập hít thở sâu bằng cách hít một hơi sâu bằng mũi và giữ trong vòng 4 tiếng đếm. Giữ hơi thở này trong một lát, sau đó thở ra trong 4 tiếng đếm khác. Bạn sẽ thấy bụng dưới căng lên khi hít vào và xẹp lại khi thở ra.

Thử căng chùng cơ bằng cách ngồi yên và thoải mái trên ghế hoặc nệm. Di chuyển từ từ từng nhóm cơ trên cơ thể, căng và giải phóng các cơ khác nhau. Bắt đầu từ ngón chân. Căng chúng trong 5 giây và để ý cảm giác này như thế nào. Tiếp theo, giải tỏa căng thẳng và đơn giản giữ trạng thái thư giãn khoảng 30 giây trước khi chuyển sang một nhóm cơ khác.

3. Đối phó với một số vấn đề giữa cá nhân với nhau


cach-doi-pho-nhieu-van-de-12.jpg


Cố gắng để đồng cảm hơn. Thông thường, chúng ta trải qua xung đột với người khác vì ta không có thời gian để hiểu hết quan điểm của họ. Phát triển sự đồng cảm cho tất cả mọi người có thể giúp bạn làm điều này. Có nhiều cách để xây dựng sự đồng cảm. Sau đây là một số gợi ý:

Cố gắng lắng nghe hơn là phản ứng lại. Bạn chắc chắn có thể dành hầu hết thời gian để lắng nghe suy nghĩ điều mà bạn muốn nói kế tiếp. Hãy dành thời gian để thực sự nghe những gì người khác đang nói trong tương tác hàng ngày. Điều này giảm thiểu sự hiểm lầm.

Chịu khó làm việc gì đó có chủ đích để phá vỡ định kiến. Bạn có ý kiến về một người hay nhóm nào đó mà lại không được ủng hộ? Nỗ lực để gặp gỡ, trò chuyện và nhận biết các cá nhân này và xem liệu ý kiến của bạn có thay đổi không.

Tìm hiểu thêm về thế giới bằng cách đọc sách, xem phim hoặc tài liệu, và đến thăm bảo tàng để có kiến thức về nhiều nhân vật đến từ những nơi khác nhau.


cach-doi-pho-nhieu-van-de-13.jpg


Dùng câu bắt đầu bằng "Tôi". Một trong những chướng ngại vật quan trọng để giao tiếp lành mạnh là dùng ngôn ngữ mà khiến người nghe có thể phòng thủ. Hình thành lời nói theo cách cho phép bạn thể hiện cảm xúc mà không đỗ lỗi cho người khác có thể giảm thiểu xung đột cá nhân.

Câu bắt đầu bằng "Tôi" thể hiện sự thông cảm, giải thích lý do ẩn sau cảm xúc và đề nghị giải pháp thực tế. Câu bằng "Tôi" có thể là: "Tôi cảm thấy không được đánh giá cao khi bạn đưa nhiệm vụ cho tôi vào phút cuối. Nếu lần tới bạn có thể báo cho tôi biết trước thì sẽ rất tuyệt".


cach-doi-pho-nhieu-van-de-14.jpg


Ngừng cố gắng thay đổi người khác. Nghĩ về cảm giác khi người nào đó thân thiết với bạn nỗ lực thay đổi một số khía cạnh về bản chất của bạn. Có lẽ mẹ bạn muốn bạn thay đổi trang phục lại hoặc người yêu không thích cách bạn ăn mặc. Bạn cảm thấy rằng điều đó tệ, phải không? Bây giờ, nghĩ về một người mà họ chấp nhận bạn cho dù bạn là ai. Điều đó cảm thấy tốt hơn nhiều, đúng không?

Thường xuyên đánh giá, rầy la hoặc làm người khác xấu hổ vì lỗi sai của họ khi nhấn mạnh tính đúng đắn của mình là không tốt cho bất kỳ ai.Nhớ rằng khó có thể thay đổi ý kiến của con người. Cố gắng thay đổi người khác chỉ làm bạn (và họ) bực bội, khó chịu

Tập trung thay đổi thiếu sót của bản thân thay vì dành quá nhiều năng lượng vào người khác.


cach-doi-pho-nhieu-van-de-15.jpg


Tìm hiểu khi nào và làm thế nào để xin lỗi. Nếu lời nói hay hành động của bạn đã gây tổn thương hoặc nỗi đau cho người khác, bạn phải sửa chữa để ngăn mối quan hệ không trở nên căng thẳng hoặc bị phá vỡ hoàn toàn. Xin lỗi chứng tỏ thiện chí thừa nhận lỗi lầm và hàn gắn mối quan hệ.

Xin lỗi thể hiện sự ăn ăn, thừa nhận trách nhiệm, đền bù và phấn đấu để ngăn sai lầm tương tự không xảy ra trong thời gian tới.

Một ví dụ cho lời xin lỗi có thể là "Tôi xin lỗi vì không tôn trọng thời gian rãnh của bạn. Tôi sẽ tự làm việc của mình vào lúc này, và lần tới tôi chắc chắn sẽ hỏi trước để biết bạn có rãnh hay không".

4. Có quan điểm lành mạnh


cach-doi-pho-nhieu-van-de-16.jpg


Bắt đầu xem vấn đề như cơ hội. Thay đổi ngôn ngữ về vấn đề mà bạn đang đương đầu trong cuộc sống, và bạn có thể thay đổi cách để xử lý chúng một cách đáng kể. Mọi vấn đề đều có một số cách để đánh giá lại, khám phá một vài lựa chọn mới, và cải thiện phương pháp đang tồn tại. Vì thế, thay vì gán cho chúng là vấn đề, hãy nghĩ chúng như cơ hội để cải thiện


cach-doi-pho-nhieu-van-de-17.jpg


Hướng vào điểm mạnh của bạn. Nếu cảm thấy như bạn đã có khả năng để xử lý vấn đề trong cuộc sống một cách hiệu quả, bạn có thể không trở nên quá áp đảo vì chúng. Khi xác định và bắt đầu sử dụng điểm mạnh, bạn có thể tự tin hơn để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

Dùng một tờ giấy để liệt kê tất cả thành tựu, giá trị và phẩm chất tích cực về chính mình mà bạn có thể nghĩ tới. Ngoài ra, hãy gọi cho bạn thân hoặc thành viên gia đình mà hiểu rõ về bạn. Yêu cầu người đó giúp bạn xác định điểm mạnh của mình.

Nếu có vấn đề khi tìm ra điểm mạnh, hãy thử bài đánh giá trực tuyến như Đánh giá Điểm mạnh Tính cách VIA (VIA Charater Strengths Assessement).

Sau khi đã xác định được điểm mạnh, hãy học cách để áp dụng chúng vào cuộc sống một cách hiệu quả. Xem xét từng điểm mạnh và tìm ra một số giải pháp mà bạn đã áp dụng chúng trong cuộc sống. Sau đó, suy nghĩ cách bổ sung có lợi cho bạn.


cach-doi-pho-nhieu-van-de-18.jpg


Nuôi dưỡng lòng biết ơn. Có lòng biết ơn về điều tốt đẹp trong cuộc sống, hoặc vấn đề trước đây mà bạn có khả năng vượt qua, có thể giúp bạn đối phó với vấn đề hiện tại. Để thực hành lòng biết ơn:

Bắt đầu viết nhật ký biết ơn bằng cách viết ra một vài điều tốt đẹp đã xảy ra mỗi ngày.

Nói "cảm ơn" nhiều hơn.

Viết thư biết ơn cho gia đình, bạn bè và người quen mà đã giúp bạn ở một mức độ nào đó.

Thay đổi ngôn ngữ để dùng các từ này nhiều hơn "món quà", "may mắn", "phước lành", và "sự đầy đủ".
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WikiHow
 
×
Quay lại
Top