- Tham gia
- 5/10/2017
- Bài viết
- 1.322
Có rất nhiều lý do có thể khiến bạn muốn bắt đầu một cuộc sống mới và cũng có rất nhiều cách khác nhau để bạn thực hiện được quyết định này. Ví dụ như, khi bạn vừa mới kết thúc một mối quan hệ mang tính bạo hành và phải tìm cách để bắt đầu một cuộc sống mới vui vẻ, lành mạnh, tránh xa khỏi người đã ngược đãi bạn.
Hoặc có thể bạn đơn giản là không thích nơi mình đang sống và muốn chuyển đi để bắt đầu một cuộc sống mới trong một môi trường mới. Cho dù mục đích hay lý do của bạn là gì, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu lại nếu bạn suy nghĩ cẩn thận, lên kế hoạch một cách chu toàn và tự kiểm tra để đảm bảo rằng bạn vẫn đang làm tốt.
1. Đưa ra quyết định
Xác định động lực của bản thân. Bạn cần phải suy nghĩ cẩn thận để xác định xem tại sao bạn lại muốn bắt đầu một cuộc sống mới. Có rất nhiều lý do đúng đắn cho quyết định này của bạn nhưng cũng có nhiều lý do hoàn toàn không thích đáng.
Ví dụ như, nếu bạn làm cha mẹ và con cái của bạn bắt đầu sống xa nhà và lần đầu tiên trong suốt mấy chục năm qua, bạn phải đối mặt với một cuộc sống không có chúng, có thể bạn sẽ nghĩ rằng đã đến lúc bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời bạn: Bạn không còn là người chăm sóc chính cho lũ trẻ của bạn nữa và có thể tái sắp xếp một cuộc sống tập trung đến bản thân mình nhiều hơn.
Ngược lại, việc thay đổi cuộc sống để trốn tránh khỏi những cảm xúc không vui không phải là một ý kiến đúng đắn, bởi sự trốn tránh này không thể giải quyết được vấn đề mà bạn đang có. Cảm xúc sẽ luôn đi theo bạn tới bất cứ nơi nào. Bạn phải giải quyết chúng trước khi thực sự bắt đầu một cuộc sống mới.
Cân nhắc xem gần đây bạn có trải qua bất kỳ một sự kiện quan trọng nào đó trong cuộc sống hay không. Những mốc quan trọng trong cuộc sống như kết hôn, một người thân trong gia đình vừa qua đời, thất bại trong tình cảm hoặc công việc, tình trạng tài chính hoặc sức khỏe thay đổi, chuyển tới một nơi ở mới hoặc mang bầu, có thể gây ảnh hưởng sâu sắc tới cảm xúc của bạn. Một vài trong số đó giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn, trong khi những điều còn lại có thể khiến bạn căng thẳng, trầm cảm và/hoặc lo lắng.Nếu bạn vừa trải qua một trong như sự kiện như vậy, hãy tự nhắc nhở bản thân rằng hiện tại óc phán đoán của bạn có thể đang không ở trạng thái tốt nhất, và suy xét tới việc đợi thêm một thời gian nữa trước khi đưa ra bất cứ quyết định quan trọng nào.
Nếu bạn vừa trải qua một mất mát to lớn, hãy cho bản thân thời gian để đau buồn vì điều đó. Khóc lóc chính là một quá trình cần thiết để kiểm tra, xử lý nỗi buồn và điều chỉnh lại cuộc sống của bạn sau mất mát đó. Bạn không cần phải vội vã thay đổi hoặc cảm thấy áp lực phải "vượt qua" chuyện đó ngay lập tức.
Xem xét quá khứ của bạn. Để đảm bảo rằng việc thay đổi sẽ diễn ra như ý muốn, hãy nghĩ về những điều bạn đã trải qua. Bạn sẽ muốn đảm bảo rằng thay đổi mà bạn đang làm là từ mục tiêu đúng đắn chứ không phải là chạy trốn quá khứ. Cuối cùng thì chạy trốn khỏi rắc rối cũng không thể giải quyết được điều gì.
Ví dụ như, bạn có thói quen cố gắng "bỏ qua quá khứ" hoặc trốn tránh khó khăn ngay khi nó tới hay không? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình cần thiết để trưởng thành tới từ việc vượt qua những cảm xúc, tình huống tích cực và tiêu cực. Bạn phản ứng như thế nào khi hiện thực trở nên khó khăn? Bạn có kiên trì với mục tiêu của mình hay chạy trốn?
Kiểm tra tiêu chuẩn cá nhân của bạn. Tiêu chuẩn cá nhân chính là bản đồ dẫn lối cho cuộc sống của bạn. Chúng là cốt lõi của những gì bạn tin tưởng: về bản thân bạn, về người khác và về cuộc sống nói chung. Việc kiểm tra giá trị của bản thân trước khi đưa ra một quyết định quan trọng như bắt đầu một cuộc sống mới là vô cùng thiết yếu. Khi bạn biết được điều gì là quan trọng nhất đối với mình, bạn sẽ có thể đảm bảo rằng bạn đang đưa ra những quyết định đúng đắn để ưu tiên cho những tiêu chuẩn đó. Chấp nhận chính bản thân bạn là bước đầu tiên để tạo ra những thay đổi lớn.
Tự hỏi bản thân một vài câu hỏi. Ví dụ như, cân nhắc tới hai người mà bạn ngưỡng mộ. Bạn ngưỡng mộ họ nhất ở điều gì? Tại sao? Điều này đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của bạn?
Một câu hỏi hữu ích khác đó là vấn đề nào khiến bạn cảm thấy hứng khởi và thích thú nhất khi bạn nghe họ nói? Ví dụ như, bạn có cảm thấy rộn rạo khi được nghe về một phát minh mới nào đó và ước rằng mình có thể trở thành một phần trong quá trình cách tân đó? Bạn có cảm thấy nhiệt huyết bùng cháy khi nghe về những dự án phục vụ cộng đồng? Kiểm tra điều này có thể giúp bạn tìm ra điều mà bạn coi trọng nhất, như đổi mới, tham vọng, công bằng xã hội hoặc giúp đỡ mọi người.
Hãy nhớ rằng tiêu chuẩn cá nhân không có cái gọi là "kém hơn" hay "tốt hơn". Một người có thể đánh giá cao khả năng thích nghi trong khi những người khác lại mong muốn sự ổn định hơn. Cả hai đều đúng. Tiêu chuẩn cá nhân là cái nhìn bao quan về con người bạn và sống một cuộc sống phù hợp với nó. Bạn có thể tìm thấy danh sách các tiêu chuẩn cá nhân cốt lõi trên mạng, nếu bạn cần giúp đỡ để tìm ra từ ngữ thích hợp để định nghĩa chúng.
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, nhìn chung, con người đều có xu hướng coi trọng các mối quan hệ xã hội và cảm giác được đánh giá cao cũng như được tôn trọng tại nơi làm việc. Nếu thiếu một trong những điều này, có thể bạn nên cân nhắc tới việc tập trung nỗ lực trong "cuộc sống mới" của mình vào điều đó.
Quyết định xem bạn muốn thay đổi đến mức độ nào. Với một vài người, bắt đầu một "cuộc sống mới" đồng nghĩa với việc bắt đầu lại tất cả: chuyển nhà, xây dựng mạng lưới xã hội mới, có một công việc mới, v.v. Còn với một số người khác, nó mang ý nghĩa nhỏ hơn nhưng cũng là những thay đổi hết sức quan trọng, như thay đổi thói quen hay quan điểm cũ và tập trung vào việc bắt đầu sống một cuộc sống theo cách khác thích hợp hơn. Dù mong muốn của bạn là gì, hãy đảm bảo rằng bạn hoàn toàn rõ ràng về mức độ thay đổi mà bạn muốn thực hiện.
Tìm ra những điều bạn cần thay đổi sẽ rất hữu ích. Ví dụ như, điều gì khiến bạn buồn bã hoặc không hài lòng? Bạn có cần thay đổi tất cả về cuộc sống của bạn hay tập trung vào một hoặc hai vấn đề nào đó sẽ hiệu quả hơn? Thay đổi không phải là điều dễ dàng, vì vậy bạn sẽ có thể thành công hơn nếu bắt đầu từ những việc nhỏ và từ từ đi lên.
Thử bài tập Best Possible Self (Bản thân tuyệt vời nhất có thể). Bài tập này sẽ giúp bạn tìm ra mục tiêu để hướng tới và những thay đổi gì bạn cần thực hiện. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bài tập này còn có thể giúp bạn cảm thấy vui vẻ và có hứng thú hơn. và[10] Dành một vài phút để tưởng tượng về bản thân ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Tại đó bạn được trao cho sức mạnh thần kỳ để đạt được tất cả những nguyện vọng và mơ ước của bản thân. Bạn trở thành con người mà bạn luôn mong muốn.
Tưởng tượng điều này càng chi tiết càng tốt. Ai ở bên bạn? Bạn sống ở đâu? Bạn làm gì? Bạn cảm thấy như thế nào? Kết hợp càng nhiều chi tiết càng tốt để tạo ra một hình ảnh rõ nét. Ví dụ như, bạn có thể tưởng tượng rằng bạn là một nghệ sỹ tự do vô cùng nổi tiếng đang cùng với ban nhạc của chính bạn đi lưu diễn khắp cả nước.
Bây giờ, hãy nghĩ về những ưu điểm và kỹ năng bạn cần có để đạt được điều đó. Bạn đã có những gì? Những gì bạn cần phải cải thiện hơn nữa? Hãy thành thật với chính mình. Ví dụ như, nếu bạn muốn trở thành nhạc sỹ, có thể bạn đã có kỹ năng âm nhạc hay ít nhất là tình yêu với âm nhạc. Bạn cũng sẽ cần một vài hiểu biết về kinh doanh để tiếp tục phát triển hơn nữa.
Giữ cho tưởng tượng của bạn thiết thực và tích cực. Dĩ nhiên, bạn không thể trở thành một người hùng như Superman - điều đó là hoàn toàn không có khả năng và phi hiện thực. Tuy nhiên, bạn có thể tưởng xem bạn có thể làm gì để trở nên giống như vậy. Ví dụ như, liệu có phải trách nhiệm bảo vệ công lý của Superman là điều mà bạn ngưỡng mộ? Bạn có thể tưởng tượng bản thân hoàn thành nhiệm vụ đó theo một cách khác, ví dụ như trở thành cảnh sát hoặc luật sư. Hay liệu đó có phải là do cơ thể cường tráng của anh ấy? Bạn có thể tưởng tượng rằng bản thân có một cơ thể khỏe khoắn hoặc thậm chí trở thành một huấn luyện viên thể hình để giúp người khác thực hiện được mục tiêu cải thiện cơ thể.
Đặt mục tiêu. Lão Tử đã từng nói, "hành trình nghìn dặm bắt đầu bằng một bước chân". Cuộc hành trình của bạn bắt đầu với những bước mà bạn đi trên con đường dẫn tới cuộc sống mới của mình. Đặt ra mục tiêu rõ ràng sẽ chỉ đường dẫn lối cho bạn khi bạn bắt đầu một cuộc sống mới.
Cân nhắc xem bạn nhìn thấy mình đang ở đâu trong 6 tháng, một năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm và hơn 20 năm tới.
Đảm bảo rằng chúng là những mục tiêu THÔNG MINH, tức là, chúng rõ ràng, có thể đo lường được, khả thi, thích đáng và có thời gian xác định.
Bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu lớn của bản thân sau đó chia nó thành những mục tiêu nhỏ hơn. Đi sâu vào cho tới từng nhiệm vụ cần làm.
Ví dụ như, nếu bạn quyết định rằng bạn muốn bắt đầu một nghề nghiệp mới như là một cảnh sát để thể hiện nguyên tắc của bản thân về việc giúp đỡ mọi người và công bằng xã hội, đó là mục tiêu toàn diện của bạn. Để thực hiện được điều đó, bạn cần đạt được một vài mục tiêu hoặc hành động nhỏ hơn. Ví dụ về mục tiêu nhỏ hơn như tập luyện để có được một cơ thể khỏe mạnh và vượt qua kỳ kiểm tra sức khỏe, nói chuyện với người tuyển dụng cảnh sát, và nộp đơn vào học viện cảnh sát. Đi sâu vào những nhiệm vụ cụ thể, như tập thể dục gấp ba lần mỗi tuần, tìm kiếm trên mạng các thông tin về việc tuyển dụng, và tìm hiểu các cách để nộp đơn vào học viên.
Đảm bảo rằng bạn rõ ràng và cụ thể nhất có thể khi đặt mục tiêu.
2. Thực hiện thay đổi
Xác định những thay đổi mà bạn cần làm. Nếu bạn muốn thay đổi theo quy mô lớn, danh sách này có thể sẽ rất dài. Nếu ý tưởng bắt đầu cuộc sống mới của bạn nhỏ hơn, như tìm một công việc mới hay thay đổi thế giới quan của bản thân, danh sách này sẽ ngắn gọn hơn. Nhìn chung, bạn sẽ cần cân nhắc đến những thay đổi trong một vài lĩnh vực của đời sống: thể chất, cảm xúc, địa lý, xã hội, tài chính và công việc.
Lên kế hoạch đạt được những thay đổi thể chất. Đối với một vài người, thay đổi tình trạng sức khỏe hay mức độ cân đối của cơ thể có thể giống như bắt đầu một cuộc sống mới. Có thể bạn bị thừa cân và muốn trở nên khỏe mạnh hơn. Có thể bạn luôn ru rú trong nhà nhưng đã quyết định sẽ học chạy marathon. Thật may mắn bởi những thay đổi về thể chất là một trong những thay đổi dễ dàng nhất. Bạn có thể phát triển một số thói quen lành mạnh và thảo luận với bác sỹ để xem kế hoạch nào phù hợp với bạn.
Giảm cân xếp số một trong New Year’s Resolution (Quyết định Đầu năm), và cũng là một trong những quyết định có xu hướng bị phá vỡ ngay lập tức.Nếu cân nặng là thứ bạn muốn thay đổi, hoặc nếu nó ảnh hưởng xấu tới vấn đề sức khỏe của bạn, hãy nói chuyện với bác sỹ về cách giảm cân hiệu quả và an toàn. Cô ấy sẽ có thể gợi ý cho bạn kết hợp tập thể dục với thói quen ăn uống khỏe mạnh. Nếu vấn đề cân nặng của bạn hết sức nghiêm trọng, có thể cô ấy sẽ gợi ý cho bạn phẫu thuật giảm cân hoặc uống thuốc. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi bắt đầu kế hoạch giảm cân.
Ăn uống hợp lý có thể khá dễ dàng nếu bạn biết nên bắt đầu từ đâu. Thay vì suy nghĩ rằng việc thay đổi thói quen ăn uống giống như "ăn kiêng", hãy nghĩ về điều đó như bắt đầu một cam kết lâu dài mới đối với việc ăn uống lành mạnh. Kết hợp ăn nhiều hoa quả, rau xanh, thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt và ngừng ăn đồ ăn vặt cũng như đồ ăn chế biến sẵn.
Giữ cho cơ thể khỏe mạnh xếp thứ năm trong New Year’s Resolution.Thật không may, khoảng 80% người Mỹ trưởng thành không luyện tập đủ các bài tập aerobic và cơ bắp.Đặt mục tiêu tập luyện các bài tập aerobic mức độ vừa phải ít nhất 150 phút một tuần và tập luyện bài tập tăng cường cơ bắp ít nhất 2 lần một tuần.
Ăn diện để thể hiện con người bạn. Cách bạn ăn mặc sẽ ảnh hưởng tới cảm nhận của bạn về bản thân và cách mà người khác nhìn nhận bạn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bạn ăn mặc phù hợp mục tiêu của mình, bạn sẽ có nhiều khả năng để đạt được điều đó hơn. Vì thế hãy thực hiện theo, mặc chiếc váy đen mà bạn vẫn luôn muốn, hoặc thể hiện câu lạc bộ người hâm mộ yêu thích của bạn với một chiếc áo phông rad.
Thay đổi cảm xúc. Có thể bạn sẽ mất một khoảng thời gian để thay đổi và điều khiển cảm xúc của mình, nhưng bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Thay đổi cảm tính sẽ giúp bạn có cái nhìn mới về thế giới và khiến bạn thật sự cảm nhận được rằng mình đã bắt đầu một cuộc sống mới.Tự phát triển là một quá trình liên tục mà bạn sẽ dành cả đời để thực hiện, tuy nhiên, dưới đây là một vài cách giúp bạn bắt đầu:
Viết nhật ký biết ơn. Biết ơn không chỉ là một cách cư xử: đó là một cách để tiếp cận cuộc sống, luôn biết cảm tạ với những khoảnh khắc hạnh phúc, tốt đẹp dù là nhỏ bé nhất. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng luyện tập lòng biết ơn giúp bạn cảm thấy vui vẻ và hài lòng với cuộc sống hơn; giúp bạn học cách linh hoạt và dễ thích nghi để thay đổi; cải thiện sức khỏe và chất lượng giấc ngủ; và còn có thể giúp bạn vượt qua tổn thương về tinh thần. Dành 5 phút một ngày hoặc hai ngày để ghi lại những điều mà bạn cảm thấy biết ơn ngày hôm đó. Khám phá ra tại sao bạn lại biết ơn điều đó và nó đã mang đến cho cuộc sống của bạn những gì.
Tha thứ. Tha thứ sẽ giúp giải thoát bạn khỏi gánh nặng của những thương tổn trong quá khứ. Bạn tha thứ cho người khác không phải vì bản thân họ, mà là vì bạn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tha thứ giúp bạn cảm thấy bớt giận dữ và lo lắng hơn.
Đau buồn. Cho phép bản thân cảm thấy đau buồn và mất mát thay vì cố gắng thúc giục bản thân "để mọi việc trôi qua". Việc đau buồn cần đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn đối với bản thân. Chấp nhận nỗi đau là chìa khóa để vượt qua nó và dung nhập nó vào cuộc sống mới mà bạn xây dựng sau mất mát đó.
Chấp nhận nhu cầu của bản thân. Con người thường được dạy cách để chối bỏ những quan tâm thích đáng cho chính mình. Chấp nhận rằng bạn có nhu cầu của mình và điều đó hoàn toàn không phải ích kỷ. Bạn không cần phải nói "đồng ý" với tất những lời mời hay đề nghị. Dành thời gian cho chính mình không có gì là sai trái. Chăm sóc bản thân không chỉ giúp bạn cảm thấy tốt hơn mà còn giúp bạn tương tác với người khác tích cực hơn.
Xác định những thay đổi địa lý mà bạn muốn thực hiện. Đôi lúc, chuyển tới một nơi ở mới đã đủ để bạn cảm nhận rằng mình đang bắt đầu một cuộc sống mới. Có thể bạn sẽ có công việc mới, bạn sẽ phải xây dựng lại vòng tròn bạn bè và bạn cũng phải làm quen với môi trường mới mà bạn vừa bước chân vào. Bạn sẽ cần học cách tự lập, xây dựng những mối quan hệ mới và trở nên linh hoạt và dễ thích nghi hơn - những kỹ năng tuyệt vời cho cuộc sống mới của bạn.
Bước ra khỏi comfort zone (vùng an toàn) sẽ giúp cải thiện năng suất làm việc và nâng cao khả năng thành công của bạn. Điều này là bởi bạn thường có xu hướng làm việc chăm chỉ và tập trung hơn khi bạn ở trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới và có chút không thoải mái.
Thực hiện một vài nghiên cứu để xác định nơi mà bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc nhất để sống cuộc sống mới. Một vài điều đáng để cân nhắc bao gồm tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ thất nghiệp, mức sống trung bình cũng như giá nhà và liệu bạn có từng trải nghiệm một nơi nào đó phù hợp với sở thích và lối sống của bạn hay không.
Đằng Nẵng và Nha Trang vẫn thường được xuất hiện trong danh sách "những thành phố đáng sống nhất" tại Việt Nam. Đây có thể là những nơi tuyệt vời để bắt đầu cuộc sống mới của bạn. Bạn cũng có thể cân nhắc tới bảng xếp hạng chất lượng cuộc sống.
Nếu có thể, hãy nói chuyện với những người sống ở nơi mà bạn đang cân nhắc. Lên kế hoạch ghé thăm để xem liệu bạn có thích thú với việc sống ở đó hay không. Bạn càng có được nhiều thông tin, bạn sẽ càng chuẩn bị kỹ càng hơn để bắt đầu cuộc sống mới của mình.
Kiểm tra các mối quan hệ của bạn. Rất khó để bắt đầu một cuộc sống mới nếu xung quanh bạn có những người luôn kéo bạn đi xuống. Trong một vài trường hợp, bạn cần phải đẩy một ai đó ra khỏi cuộc sống vì an toàn của chính bạn. Trong những trường hợp khác, họ chỉ đơn giản là không xứng đáng để bạn dành thời gian cùng và bạn sẽ hạnh phúc hơn nếu bạn tách họ ra khỏi cuộc sống của mình. Sự tương tác giữa người với người và các mối quan hệ là yếu tố then chốt trong việc nâng cao cảm nhận của bạn về bản thân và cuộc sống. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta thường bị ảnh hưởng rất lớn bởi những người mà chúng ta tương tác cùng, vì vậy khi bắt đầu cuộc sống mới, hãy chọn những người quan trọng nhất đối với bạn, những người trao cho bạn yêu thương và sự kính trọng mà bạn xứng đáng được nhận. Dưới đây là một vài dấu hiệu về những người không tốt cho bạn:
Bạn cảm thấy mệt mỏi khi dành thời gian ở cùng họ, hoặc bạn sợ phải tương tác với họ.
Họ chỉ trích và phê bình bạn quá mức. Bạn cảm thấy như bạn không thể làm đúng bất cứ thứ gì khi ở bên cạnh họ.
Họ nói những điều cay nghiệt và xấu xa về bạn, trước mặt hoặc sau lưng bạn.
Bạn cảm thấy ám ảnh về người này, như thể bạn không thể sống nếu thiếu họ, kể cả khi họ không chú ý đến bạn.
Bạn thường xuyên cảm thấy áp lực khi ở bên họ.
Bạn không cảm thấy an toàn để chia sẻ nguyện vọng, suy nghĩ, nhu cầu và cảm giác của mình với họ.
Người nghiện đang phục hồi thường phải học cách tránh những nơi họ thường hay lui tới, cũng như bạn bè cũ của họ, để tránh cơn nghiện tái phát. Nếu bạn đang cai nghiện rượu, dành thời gian với những bạn nhậu cũ trong quán bar mà bạn yêu thích sẽ khiến bạn vô cùng áp lực và có thể khiến bạn tái nghiện. Thiết lập một mạng lưới xã hội luôn giúp đỡ bạn và không liên quan tới những thói quen xấu trong quá khứ là điều then chốt để duy trì tình trạng phục hồi của bạn.
Nếu bạn đang phục hồi sau khi bị bạo hành gia đình hoặc một mối quan hệ lạm dụng, việc thay đổi vòng tròn xã hội sẽ có thể có ích. Rất nhiều nạn nhân của vấn đề bạo lực gia đình đã bị cách ly với xã hội bởi những người bạo hành họ cho tới khi họ gần như không còn bất cứ mối liên hệ nào không bị kiểm soát hoạt giám sát nghiêm ngặt. Học cách tìm các nguồn quan tâm và trợ giúp của xã hội vô cùng hữu ích trong việc bắt đầu một cuộc sống mới sau khi thoát khỏi việc bị bạo hành. Bạn có thể cân nhắc tới việc tìm đến sự giúp đỡ của một nhóm hỗ trợ cho những nạn nhân bị bạo hành gia đình, trong cộng đồng mà bạn tin tưởng hoặc qua các chuyên gia sức khỏe tâm lý được giới thiệu.
Thanh lọc đời sống xã hội. Thoát khỏi những mối quan hệ có hại thường rất khó khăn. Suy cho cùng, bạn sẽ không bắt đầu một mối quan hệ với người đó nếu bạn không thích một điều gì đó ở anh ấy/cô ấy. Tuy nhiên, loại bỏ những mối quan hệ không tốt sẽ giúp bạn hướng tới một cuộc sống tốt đẹp và lành mạnh hơn. Dưới đây là một vài cách để vượt qua những mối quan hệ có hại:
Nói chuyện với người đó trước. Trong một vài trường hợp, có thể người đó không hề nhận ra rằng thái độ của anh ấy/cô ấy đang khiến bạn bị tổn thương hoặc áp lực. Chia sẻ cảm nhận của bản thân một cách cởi mở và chân thành, và xem liệu người đó có chịu hợp tác với bạn để đáp ứng nhu cầu của bạn hay không. Nếu không, bạn không cần có họ trong cuộc sống của mình.
Xem xét xem liệu bạn có cần phải tách một người ra khỏi cuộc sống của bạn hay không. Đôi khi những người mà chúng ta yêu thương và yêu thương chúng ta nói một vài điều mà chúng ta không muốn nghe. Điều này không có nghĩa rằng họ là "những người xấu" mà chúng ta cần gạt bỏ. Trước khi gạt bỏ một mối quan hệ ra khỏi cuộc sống của bạn, hãy quyết định xem liệu những gì mà họ mang tới có phải những gì bạn cần và mong muốn hay không, kể cả có đôi lúc mối quan hệ đó rất khó khăn. Ngược lại, chỉ bởi vì một người luôn khiến bạn vui vẻ không có nghĩa rằng anh ấy/cô ấy thích hợp dành cho bạn; ví dụ như những người có thể khiến bạn dễ dàng tiếp tục nghiện một thứ gì đó, nhưng đó hoàn toàn không phải điều tốt nhất dành cho bạn.
Thúc đẩy các mối quan hệ với những người khiến bạn vui vẻ. Lập danh sách những người khiến bạn cảm thấy bản thân trở nên tốt đẹp hơn, những người mang đến cho bạn hạnh phúc và sự tin cậy. Đảm bảo rằng bạn đẩy mạnh mối quan hệ với những người này để bạn không cảm thấy rằng bạn bắt buộc phải giữ những mối quan hệ tiêu cực để bạn không cảm thấy cô đơn.
Ngừng nói chuyện với người đó. Nếu bạn quyết định rằng mối quan hệ với một người không có lợi cho bạn, hãy nói với người đó rằng bạn cần phải kết thúc mối quan hệ này vì lợi ích của chính bạn. Bạn không được nói chuyện với anh ấy/cô ấy, theo dõi trên mạng xã hội hay liên tục xem nhắc nhở về mối quan hệ này.
Bắt đầu một đời sống tài chính mới. Dù bạn mới tốt nghiệp đại học hay đã đi làm suốt 30 năm, không bao giờ là quá sớm hay quá muộn để bắt đầu lại đời sống tài chính của mình. Có thể bạn muốn tiết kiệm tiền cho một mục tiêu quan trọng, như mua nhà hoặc về hưu. Hoặc có thể bạn muốn sửa lại thói quen chi tiêu của mình để không lãng phí tiền nữa. Hãy nhìn vào mục tiêu của bạn và quyết định xem làm thế nào để kiểm soát tài chính và đạt được những gì bạn mong muốn.
Có thể bạn sẽ thấy rằng xin lời khuyên của một chuyên gia tài chính là vô cùng hữu ích, đặc biệt là nếu mục tiêu của bạn rất to lớn và phức tạp, như bắt đầu thành lập một công ty nhỏ.
Kiểm tra tài chính của bản thân. Xác định giá trị thực của bản thân cho bạn một cái nhìn cụ thể về những gì bạn nợ và những gì bạn có. Điều này giúp bạn đưa ra những quyết định chi tiêu hợp lý hơn.
Những người mới kết hôn sẽ được lợi từ việc xem xét kỹ đến tài chính của họ. Thường thì bạn sẽ muốn lập một ngân quỹ và thêm người kia thành người thụ hưởng trong bất cứ kế hoạch nghỉ hưu hay bảo hiểm nào, và cân nhắc tới chính sách bảo hiểm mới.
Nếu bạn nợ nần nhiều hơn khả năng chi trả của bản thân, có thể bạn nên cân nhắc tới việc đệ trình đơn xin phá sản. Phụ thuộc vào số nợ và thu nhập của bạn, hầu hết các món nợ của bạn sẽ được xóa bỏ và bạn có thể bắt đầu một cuộc sống tài chính mới. Tuy nhiên, đây là một quyết định hết sức nghiêm trọng sẽ có ảnh hưởng lâu dài đối với thẻ tín dụng và toàn bộ tài sản của bạn, vì vậy bạn không nên quyết định vội vàng. Hãy nói chuyện với luật sư tư vấn phá sản để xác định xem lựa chọn này có phù hợp với bạn hay không.
Lên kế hoạch cho một vài thay đổi trong công việc. Bắt đầu một công việc mới là cách tuyệt vời để làm mới bản thân. Rất nhiều người làm những việc mà họ không yêu thích hay đam mê, và thoát ra khỏi lối mòn đó là một cách tuyệt vời để bắt đầu một cuộc sống mới. Tìm ra những tiêu chuẩn cá nhân cốt lõi của bạn (đọc lại phần đã được nói tới phía trên) và quyết định xem nghề nghiệp nào sẽ giúp bạn thể hiện được những giá trị đó.
Xem xét kỹ năng và năng lực hiện tại của bản thân. Bạn biết những gì? Bạn giỏi những gì? Bạn có những kỹ năng đặc biệt gì? Ví dụ như, có lẽ bạn là một "người của mọi người", người cảm thấy được truyền cảm hứng bằng việc tương tác với người khác và công việc hiện tại của bạn không cho bạn cơ hội thực hiện điều đó. Đây có thể là điểm mạnh của bạn và cũng là tiêu chuẩn cá nhân cốt lõi cho bạn.
Đừng cảm thấy bị giới hạn bởi những gì bạn biết hay tình trạng cuộc sống hiện tại của bạn. Dù bạn bắt đầu ở đâu đi chăng nữa, bạn vẫn có thể trở thành người mà bạn mong muốn. Ví dụ như nếu bạn quyết định rằng bởi vì bạn là người của công chúng, bạn muốn trở thành một nhà trị liệu hoặc một giáo viên, bạn sẽ cần phải học cao lên nhưng bạn có thể thực hiện được điều đó. Bạn sẽ không bao giờ bị mắc kẹt ở nơi mình đang đứng.
Tái điều chỉnh thất bại. Khi bạn xem thất bại như một bài học kinh nghiệm, chúng sẽ thôi ngăn cản bạn thực hiện những điều bạn muốn cho cuộc sống mới của mình. Thay vì tập trung vào những sai lầm bạn mắc phải và để chúng kéo bạn chìm trong quá khứ, hãy nghĩ về những điều bạn có thể rút ra từ đó để thành công trong tương lại.
Cho bản thân mục tiêu nghề nghiệp thông minh. Điều này đồng nghĩa với việc chúng rõ ràng, có thể đo lường được, khả thi, thực tế và có thời gian xác định. Quyết định xem bạn muốn ở đâu sau 6 tháng, một năm, 5 năm kể từ giờ. Xác định làm thế nào để bạn biết được khi bản thân đã thành công.
Nói chuyện với người khác. Khi bạn muốn bắt đầu một cuộc sống mới, việc nói chuyện với những người đang sống cuộc sống mà bạn mong muốn là vô cùng hữu ích. Bởi vì nó có thể cho bạn ý tưởng về việc làm thế nào để đạt được điều đó. Ví dụ như nếu bạn định từ bỏ công việc hành chính nhàm chán của mình và trở thành một life coach (huấn luyện viên kỹ năng sống) ở một nơi khác, sẽ rất hữu ích nếu bạn có thể tìm hiểu xem làm thế nào mà những người khác đạt được vị trí đó để bạn rút ra được chỉ dẫn cho chính mình. Hỏi mọi người về hướng đi của họ cũng cho phép bạn xây dựng mạng lưới hỗ trợ mà có thể sẽ rất có ích cho cuộc sống mới của bạn.
Việc hỏi người khác những câu hỏi khó về cuộc sống mới của bạn là một ý kiến không tồi. Hình thành ý tưởng về công việc hoặc cộng đồng mới có thể trở nên khá dễ dàng. Hiểu được những chi tiết cốt lõi của thứ bạn chuẩn bị làm sẽ giúp bạn tiếp tục đi trên con đường của mình kể cả khi gặp chướng ngại.
Ví dụ như, bạn có thể mơ mộng rằng bạn từ bỏ công việc nhàm chán của mình và chuyển tới Hawaii, chốn thiên đường giữa trần gian. Nếu bạn đã nói chuyện với người sống ở đó, bạn có thể sẽ phát hiện ra những điều bạn không biết, ví dụ như sự thật rằng cuộc sống ở đó vô cùng đắt đỏ, rất khó để tìm được trung tâm chăm sóc sức khỏe, và nếu bạn không được sinh ra ở đó cùng với những người bản địa, bạn sẽ mãi mãi là một người da vàng sống ở Hawaii hay "người nước ngoài" mà thôi. Điều đó không đồng nghĩa với việc bạn không thích quyết định chuyển đi của mình, nhưng điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh thích hợp hơn với hiện thực cuộc sống của bạn.
Nhận hỗ trợ. Bắt đầu một cuộc sống mới có thể khá nản lòng. Hãy ở bên những người yêu thương và tôn trọng bạn và có thể giúp đỡ bạn trên hành trình của mình. Biết rằng bản thân có nguồn động viên tinh thần sẽ giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ và giỏi giang khi đối mặt với cuộc sống mới.
Nếu bạn không có gia đình hoặc bạn bè hỗ trợ, hãy cân nhắc tới việc tìm đến những nơi khác. Nhóm hỗ trợ và các cộng đoàn đức tin là những nơi mà mọi người tìm đến để yêu cầu sự giúp đỡ.
3. Giữ cho bản thân hạnh phúc
Kiểm tra bản thân. Tạo một thay đổi lớn cần thiết để bắt đầu một cuộc sống mới đòi hỏi sức lực, quyết tâm và kiên nhẫn. Nó có thể sẽ vô cùng căng thẳng và đáng sợ. Hãy đảm bảo rằng bạn kiểm tra bản thân một cách thường xuyên. Bạn cảm thấy như thế nào? Bạn đang hành động như thế nào? Bạn có lo lắng về điều gì không? Viết nhật ký suy nghĩ có thể giúp bạn hiểu được cảm xúc của mình và xác định liệu có vấn đề nào bạn cần hỗ trợ hoặc cải thiện hay không.
Việc những thay đổi lớn khiến bạn cảm thấy bị trầm cảm là hoàn toàn bình thường. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn phiền, trống rỗng, vô dụng và tuyệt vọng; mất niềm vui với những thứ bạn từng yêu thích; thay đổi cân nặng hoặc thói quen ngủ; thường xuyên cảm thấy lo lắng hoặc tội lỗi; hoặc từng suy nghĩ tới việc làm tổn hại tới bản thân, hãy tìm đến sự giúp đỡ. Gọi cho bác sỹ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm lý. Nếu bạn từng có suy nghĩ hay kế hoạch tự tử, hãy gọi tới cơ quan chức năng có liên quan.
Thay đổi trong suốt quá trình. Học cách thích nghi với những khó khăn và thử thách là điều vô cùng cần thiết đối với cuộc sống mới của bạn. Bắt đầu một nghề nghiệp mới không đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bao giờ cảm thấy chán nản hay thất vọng một lần nữa. Chuyển tới một thành phố mới không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ nhớ nhà. Khi bạn gặp phải những thử thách, hãy nhìn nhận chúng và làm điều bạn cần để thích nghi.
Có thể bạn sẽ gặp rào cản trong hành trình tiến tới cuộc sống mới của mình. Ví dụ như, có thể bạn muốn gia nhập lực lượng đặc nhiệm để thỏa mãn nguyên tắc cốt yếu của mình đó là phục vụ cộng đồng và được vinh danh, nhưng bạn lại phát hiện ra rằng mình đã quá tuổi nhập ngũ. Có bạn sẽ xem đây là một thất bại, hủy hoại giấc mơ của bạn hoặc bạn có thể quay trở lại với bảng kế hoạch và xác định xem liệu có việc gì khác bạn có thể làm mà vẫn cho phép bạn thực hiện được tiêu chuẩn đó hay không.
Cân nhắc tới việc xin lời khuyên. Thậm chí kể cả khi bạn không nghĩ rằng có bất cứ thứ gì "sai", việc gặp cố vấn hoặc chuyên gia trị liệu có thể sẽ rất hữu ích khi bạn đang cân nhắc tới việc bắt đầu một cuộc sống mới. Bạn đang thực hiện một thay đổi quan trọng trong cuộc sống và căng thẳng sẽ luôn đi kèm với những quyết định như vậy. Chuyên gia trị liệu sẽ cho bạn “nơi để trút bầu tâm sự” để khám phá những nguyện vọng, nỗi sợ hãi khi bạn thực hiện thay đổi này. Cô ấy cũng sẽ có thể giúp bạn học cách suy nghĩ và phản ứng hữu ích đối với những thử thách..
Nhiều người cho rằng những người có vấn đề "hàng ngày" không cần thiết phải tới gặp chuyên gia trị liệu, hoặc cho rằng điều đó chỉ dành cho những người có vấn đề "nghiêm trọng". Sự thật là, tới gặp chuyên gia trị liệu cũng giống như tới gặp nha sỹ để vệ sinh răng miệng: bạn đang phải giải quyết một vấn đề nho nhỏ trước khi nó trở thành thảm họa
Một vài người cho rằng gặp chuyên gia tâm lý là dấu hiệu của yếu đuối hoặc bạn đang "suy sụp", nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Gặp chuyên gia tâm lý là dấu hiệu cho thấy bạn đủ quan tâm tới bản thân để yêu cầu sự giúp đỡ khi cần, và đó là điều tốt
Hoặc có thể bạn đơn giản là không thích nơi mình đang sống và muốn chuyển đi để bắt đầu một cuộc sống mới trong một môi trường mới. Cho dù mục đích hay lý do của bạn là gì, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu lại nếu bạn suy nghĩ cẩn thận, lên kế hoạch một cách chu toàn và tự kiểm tra để đảm bảo rằng bạn vẫn đang làm tốt.
1. Đưa ra quyết định
Xác định động lực của bản thân. Bạn cần phải suy nghĩ cẩn thận để xác định xem tại sao bạn lại muốn bắt đầu một cuộc sống mới. Có rất nhiều lý do đúng đắn cho quyết định này của bạn nhưng cũng có nhiều lý do hoàn toàn không thích đáng.
Ví dụ như, nếu bạn làm cha mẹ và con cái của bạn bắt đầu sống xa nhà và lần đầu tiên trong suốt mấy chục năm qua, bạn phải đối mặt với một cuộc sống không có chúng, có thể bạn sẽ nghĩ rằng đã đến lúc bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời bạn: Bạn không còn là người chăm sóc chính cho lũ trẻ của bạn nữa và có thể tái sắp xếp một cuộc sống tập trung đến bản thân mình nhiều hơn.
Ngược lại, việc thay đổi cuộc sống để trốn tránh khỏi những cảm xúc không vui không phải là một ý kiến đúng đắn, bởi sự trốn tránh này không thể giải quyết được vấn đề mà bạn đang có. Cảm xúc sẽ luôn đi theo bạn tới bất cứ nơi nào. Bạn phải giải quyết chúng trước khi thực sự bắt đầu một cuộc sống mới.
Cân nhắc xem gần đây bạn có trải qua bất kỳ một sự kiện quan trọng nào đó trong cuộc sống hay không. Những mốc quan trọng trong cuộc sống như kết hôn, một người thân trong gia đình vừa qua đời, thất bại trong tình cảm hoặc công việc, tình trạng tài chính hoặc sức khỏe thay đổi, chuyển tới một nơi ở mới hoặc mang bầu, có thể gây ảnh hưởng sâu sắc tới cảm xúc của bạn. Một vài trong số đó giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn, trong khi những điều còn lại có thể khiến bạn căng thẳng, trầm cảm và/hoặc lo lắng.Nếu bạn vừa trải qua một trong như sự kiện như vậy, hãy tự nhắc nhở bản thân rằng hiện tại óc phán đoán của bạn có thể đang không ở trạng thái tốt nhất, và suy xét tới việc đợi thêm một thời gian nữa trước khi đưa ra bất cứ quyết định quan trọng nào.
Nếu bạn vừa trải qua một mất mát to lớn, hãy cho bản thân thời gian để đau buồn vì điều đó. Khóc lóc chính là một quá trình cần thiết để kiểm tra, xử lý nỗi buồn và điều chỉnh lại cuộc sống của bạn sau mất mát đó. Bạn không cần phải vội vã thay đổi hoặc cảm thấy áp lực phải "vượt qua" chuyện đó ngay lập tức.
Xem xét quá khứ của bạn. Để đảm bảo rằng việc thay đổi sẽ diễn ra như ý muốn, hãy nghĩ về những điều bạn đã trải qua. Bạn sẽ muốn đảm bảo rằng thay đổi mà bạn đang làm là từ mục tiêu đúng đắn chứ không phải là chạy trốn quá khứ. Cuối cùng thì chạy trốn khỏi rắc rối cũng không thể giải quyết được điều gì.
Ví dụ như, bạn có thói quen cố gắng "bỏ qua quá khứ" hoặc trốn tránh khó khăn ngay khi nó tới hay không? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình cần thiết để trưởng thành tới từ việc vượt qua những cảm xúc, tình huống tích cực và tiêu cực. Bạn phản ứng như thế nào khi hiện thực trở nên khó khăn? Bạn có kiên trì với mục tiêu của mình hay chạy trốn?
Kiểm tra tiêu chuẩn cá nhân của bạn. Tiêu chuẩn cá nhân chính là bản đồ dẫn lối cho cuộc sống của bạn. Chúng là cốt lõi của những gì bạn tin tưởng: về bản thân bạn, về người khác và về cuộc sống nói chung. Việc kiểm tra giá trị của bản thân trước khi đưa ra một quyết định quan trọng như bắt đầu một cuộc sống mới là vô cùng thiết yếu. Khi bạn biết được điều gì là quan trọng nhất đối với mình, bạn sẽ có thể đảm bảo rằng bạn đang đưa ra những quyết định đúng đắn để ưu tiên cho những tiêu chuẩn đó. Chấp nhận chính bản thân bạn là bước đầu tiên để tạo ra những thay đổi lớn.
Tự hỏi bản thân một vài câu hỏi. Ví dụ như, cân nhắc tới hai người mà bạn ngưỡng mộ. Bạn ngưỡng mộ họ nhất ở điều gì? Tại sao? Điều này đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của bạn?
Một câu hỏi hữu ích khác đó là vấn đề nào khiến bạn cảm thấy hứng khởi và thích thú nhất khi bạn nghe họ nói? Ví dụ như, bạn có cảm thấy rộn rạo khi được nghe về một phát minh mới nào đó và ước rằng mình có thể trở thành một phần trong quá trình cách tân đó? Bạn có cảm thấy nhiệt huyết bùng cháy khi nghe về những dự án phục vụ cộng đồng? Kiểm tra điều này có thể giúp bạn tìm ra điều mà bạn coi trọng nhất, như đổi mới, tham vọng, công bằng xã hội hoặc giúp đỡ mọi người.
Hãy nhớ rằng tiêu chuẩn cá nhân không có cái gọi là "kém hơn" hay "tốt hơn". Một người có thể đánh giá cao khả năng thích nghi trong khi những người khác lại mong muốn sự ổn định hơn. Cả hai đều đúng. Tiêu chuẩn cá nhân là cái nhìn bao quan về con người bạn và sống một cuộc sống phù hợp với nó. Bạn có thể tìm thấy danh sách các tiêu chuẩn cá nhân cốt lõi trên mạng, nếu bạn cần giúp đỡ để tìm ra từ ngữ thích hợp để định nghĩa chúng.
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, nhìn chung, con người đều có xu hướng coi trọng các mối quan hệ xã hội và cảm giác được đánh giá cao cũng như được tôn trọng tại nơi làm việc. Nếu thiếu một trong những điều này, có thể bạn nên cân nhắc tới việc tập trung nỗ lực trong "cuộc sống mới" của mình vào điều đó.
Quyết định xem bạn muốn thay đổi đến mức độ nào. Với một vài người, bắt đầu một "cuộc sống mới" đồng nghĩa với việc bắt đầu lại tất cả: chuyển nhà, xây dựng mạng lưới xã hội mới, có một công việc mới, v.v. Còn với một số người khác, nó mang ý nghĩa nhỏ hơn nhưng cũng là những thay đổi hết sức quan trọng, như thay đổi thói quen hay quan điểm cũ và tập trung vào việc bắt đầu sống một cuộc sống theo cách khác thích hợp hơn. Dù mong muốn của bạn là gì, hãy đảm bảo rằng bạn hoàn toàn rõ ràng về mức độ thay đổi mà bạn muốn thực hiện.
Tìm ra những điều bạn cần thay đổi sẽ rất hữu ích. Ví dụ như, điều gì khiến bạn buồn bã hoặc không hài lòng? Bạn có cần thay đổi tất cả về cuộc sống của bạn hay tập trung vào một hoặc hai vấn đề nào đó sẽ hiệu quả hơn? Thay đổi không phải là điều dễ dàng, vì vậy bạn sẽ có thể thành công hơn nếu bắt đầu từ những việc nhỏ và từ từ đi lên.
Thử bài tập Best Possible Self (Bản thân tuyệt vời nhất có thể). Bài tập này sẽ giúp bạn tìm ra mục tiêu để hướng tới và những thay đổi gì bạn cần thực hiện. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bài tập này còn có thể giúp bạn cảm thấy vui vẻ và có hứng thú hơn. và[10] Dành một vài phút để tưởng tượng về bản thân ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Tại đó bạn được trao cho sức mạnh thần kỳ để đạt được tất cả những nguyện vọng và mơ ước của bản thân. Bạn trở thành con người mà bạn luôn mong muốn.
Tưởng tượng điều này càng chi tiết càng tốt. Ai ở bên bạn? Bạn sống ở đâu? Bạn làm gì? Bạn cảm thấy như thế nào? Kết hợp càng nhiều chi tiết càng tốt để tạo ra một hình ảnh rõ nét. Ví dụ như, bạn có thể tưởng tượng rằng bạn là một nghệ sỹ tự do vô cùng nổi tiếng đang cùng với ban nhạc của chính bạn đi lưu diễn khắp cả nước.
Bây giờ, hãy nghĩ về những ưu điểm và kỹ năng bạn cần có để đạt được điều đó. Bạn đã có những gì? Những gì bạn cần phải cải thiện hơn nữa? Hãy thành thật với chính mình. Ví dụ như, nếu bạn muốn trở thành nhạc sỹ, có thể bạn đã có kỹ năng âm nhạc hay ít nhất là tình yêu với âm nhạc. Bạn cũng sẽ cần một vài hiểu biết về kinh doanh để tiếp tục phát triển hơn nữa.
Giữ cho tưởng tượng của bạn thiết thực và tích cực. Dĩ nhiên, bạn không thể trở thành một người hùng như Superman - điều đó là hoàn toàn không có khả năng và phi hiện thực. Tuy nhiên, bạn có thể tưởng xem bạn có thể làm gì để trở nên giống như vậy. Ví dụ như, liệu có phải trách nhiệm bảo vệ công lý của Superman là điều mà bạn ngưỡng mộ? Bạn có thể tưởng tượng bản thân hoàn thành nhiệm vụ đó theo một cách khác, ví dụ như trở thành cảnh sát hoặc luật sư. Hay liệu đó có phải là do cơ thể cường tráng của anh ấy? Bạn có thể tưởng tượng rằng bản thân có một cơ thể khỏe khoắn hoặc thậm chí trở thành một huấn luyện viên thể hình để giúp người khác thực hiện được mục tiêu cải thiện cơ thể.
Đặt mục tiêu. Lão Tử đã từng nói, "hành trình nghìn dặm bắt đầu bằng một bước chân". Cuộc hành trình của bạn bắt đầu với những bước mà bạn đi trên con đường dẫn tới cuộc sống mới của mình. Đặt ra mục tiêu rõ ràng sẽ chỉ đường dẫn lối cho bạn khi bạn bắt đầu một cuộc sống mới.
Cân nhắc xem bạn nhìn thấy mình đang ở đâu trong 6 tháng, một năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm và hơn 20 năm tới.
Đảm bảo rằng chúng là những mục tiêu THÔNG MINH, tức là, chúng rõ ràng, có thể đo lường được, khả thi, thích đáng và có thời gian xác định.
Bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu lớn của bản thân sau đó chia nó thành những mục tiêu nhỏ hơn. Đi sâu vào cho tới từng nhiệm vụ cần làm.
Ví dụ như, nếu bạn quyết định rằng bạn muốn bắt đầu một nghề nghiệp mới như là một cảnh sát để thể hiện nguyên tắc của bản thân về việc giúp đỡ mọi người và công bằng xã hội, đó là mục tiêu toàn diện của bạn. Để thực hiện được điều đó, bạn cần đạt được một vài mục tiêu hoặc hành động nhỏ hơn. Ví dụ về mục tiêu nhỏ hơn như tập luyện để có được một cơ thể khỏe mạnh và vượt qua kỳ kiểm tra sức khỏe, nói chuyện với người tuyển dụng cảnh sát, và nộp đơn vào học viện cảnh sát. Đi sâu vào những nhiệm vụ cụ thể, như tập thể dục gấp ba lần mỗi tuần, tìm kiếm trên mạng các thông tin về việc tuyển dụng, và tìm hiểu các cách để nộp đơn vào học viên.
Đảm bảo rằng bạn rõ ràng và cụ thể nhất có thể khi đặt mục tiêu.
2. Thực hiện thay đổi
Xác định những thay đổi mà bạn cần làm. Nếu bạn muốn thay đổi theo quy mô lớn, danh sách này có thể sẽ rất dài. Nếu ý tưởng bắt đầu cuộc sống mới của bạn nhỏ hơn, như tìm một công việc mới hay thay đổi thế giới quan của bản thân, danh sách này sẽ ngắn gọn hơn. Nhìn chung, bạn sẽ cần cân nhắc đến những thay đổi trong một vài lĩnh vực của đời sống: thể chất, cảm xúc, địa lý, xã hội, tài chính và công việc.
Lên kế hoạch đạt được những thay đổi thể chất. Đối với một vài người, thay đổi tình trạng sức khỏe hay mức độ cân đối của cơ thể có thể giống như bắt đầu một cuộc sống mới. Có thể bạn bị thừa cân và muốn trở nên khỏe mạnh hơn. Có thể bạn luôn ru rú trong nhà nhưng đã quyết định sẽ học chạy marathon. Thật may mắn bởi những thay đổi về thể chất là một trong những thay đổi dễ dàng nhất. Bạn có thể phát triển một số thói quen lành mạnh và thảo luận với bác sỹ để xem kế hoạch nào phù hợp với bạn.
Giảm cân xếp số một trong New Year’s Resolution (Quyết định Đầu năm), và cũng là một trong những quyết định có xu hướng bị phá vỡ ngay lập tức.Nếu cân nặng là thứ bạn muốn thay đổi, hoặc nếu nó ảnh hưởng xấu tới vấn đề sức khỏe của bạn, hãy nói chuyện với bác sỹ về cách giảm cân hiệu quả và an toàn. Cô ấy sẽ có thể gợi ý cho bạn kết hợp tập thể dục với thói quen ăn uống khỏe mạnh. Nếu vấn đề cân nặng của bạn hết sức nghiêm trọng, có thể cô ấy sẽ gợi ý cho bạn phẫu thuật giảm cân hoặc uống thuốc. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi bắt đầu kế hoạch giảm cân.
Ăn uống hợp lý có thể khá dễ dàng nếu bạn biết nên bắt đầu từ đâu. Thay vì suy nghĩ rằng việc thay đổi thói quen ăn uống giống như "ăn kiêng", hãy nghĩ về điều đó như bắt đầu một cam kết lâu dài mới đối với việc ăn uống lành mạnh. Kết hợp ăn nhiều hoa quả, rau xanh, thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt và ngừng ăn đồ ăn vặt cũng như đồ ăn chế biến sẵn.
Giữ cho cơ thể khỏe mạnh xếp thứ năm trong New Year’s Resolution.Thật không may, khoảng 80% người Mỹ trưởng thành không luyện tập đủ các bài tập aerobic và cơ bắp.Đặt mục tiêu tập luyện các bài tập aerobic mức độ vừa phải ít nhất 150 phút một tuần và tập luyện bài tập tăng cường cơ bắp ít nhất 2 lần một tuần.
Ăn diện để thể hiện con người bạn. Cách bạn ăn mặc sẽ ảnh hưởng tới cảm nhận của bạn về bản thân và cách mà người khác nhìn nhận bạn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bạn ăn mặc phù hợp mục tiêu của mình, bạn sẽ có nhiều khả năng để đạt được điều đó hơn. Vì thế hãy thực hiện theo, mặc chiếc váy đen mà bạn vẫn luôn muốn, hoặc thể hiện câu lạc bộ người hâm mộ yêu thích của bạn với một chiếc áo phông rad.
Thay đổi cảm xúc. Có thể bạn sẽ mất một khoảng thời gian để thay đổi và điều khiển cảm xúc của mình, nhưng bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Thay đổi cảm tính sẽ giúp bạn có cái nhìn mới về thế giới và khiến bạn thật sự cảm nhận được rằng mình đã bắt đầu một cuộc sống mới.Tự phát triển là một quá trình liên tục mà bạn sẽ dành cả đời để thực hiện, tuy nhiên, dưới đây là một vài cách giúp bạn bắt đầu:
Viết nhật ký biết ơn. Biết ơn không chỉ là một cách cư xử: đó là một cách để tiếp cận cuộc sống, luôn biết cảm tạ với những khoảnh khắc hạnh phúc, tốt đẹp dù là nhỏ bé nhất. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng luyện tập lòng biết ơn giúp bạn cảm thấy vui vẻ và hài lòng với cuộc sống hơn; giúp bạn học cách linh hoạt và dễ thích nghi để thay đổi; cải thiện sức khỏe và chất lượng giấc ngủ; và còn có thể giúp bạn vượt qua tổn thương về tinh thần. Dành 5 phút một ngày hoặc hai ngày để ghi lại những điều mà bạn cảm thấy biết ơn ngày hôm đó. Khám phá ra tại sao bạn lại biết ơn điều đó và nó đã mang đến cho cuộc sống của bạn những gì.
Tha thứ. Tha thứ sẽ giúp giải thoát bạn khỏi gánh nặng của những thương tổn trong quá khứ. Bạn tha thứ cho người khác không phải vì bản thân họ, mà là vì bạn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tha thứ giúp bạn cảm thấy bớt giận dữ và lo lắng hơn.
Đau buồn. Cho phép bản thân cảm thấy đau buồn và mất mát thay vì cố gắng thúc giục bản thân "để mọi việc trôi qua". Việc đau buồn cần đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn đối với bản thân. Chấp nhận nỗi đau là chìa khóa để vượt qua nó và dung nhập nó vào cuộc sống mới mà bạn xây dựng sau mất mát đó.
Chấp nhận nhu cầu của bản thân. Con người thường được dạy cách để chối bỏ những quan tâm thích đáng cho chính mình. Chấp nhận rằng bạn có nhu cầu của mình và điều đó hoàn toàn không phải ích kỷ. Bạn không cần phải nói "đồng ý" với tất những lời mời hay đề nghị. Dành thời gian cho chính mình không có gì là sai trái. Chăm sóc bản thân không chỉ giúp bạn cảm thấy tốt hơn mà còn giúp bạn tương tác với người khác tích cực hơn.
Xác định những thay đổi địa lý mà bạn muốn thực hiện. Đôi lúc, chuyển tới một nơi ở mới đã đủ để bạn cảm nhận rằng mình đang bắt đầu một cuộc sống mới. Có thể bạn sẽ có công việc mới, bạn sẽ phải xây dựng lại vòng tròn bạn bè và bạn cũng phải làm quen với môi trường mới mà bạn vừa bước chân vào. Bạn sẽ cần học cách tự lập, xây dựng những mối quan hệ mới và trở nên linh hoạt và dễ thích nghi hơn - những kỹ năng tuyệt vời cho cuộc sống mới của bạn.
Bước ra khỏi comfort zone (vùng an toàn) sẽ giúp cải thiện năng suất làm việc và nâng cao khả năng thành công của bạn. Điều này là bởi bạn thường có xu hướng làm việc chăm chỉ và tập trung hơn khi bạn ở trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới và có chút không thoải mái.
Thực hiện một vài nghiên cứu để xác định nơi mà bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc nhất để sống cuộc sống mới. Một vài điều đáng để cân nhắc bao gồm tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ thất nghiệp, mức sống trung bình cũng như giá nhà và liệu bạn có từng trải nghiệm một nơi nào đó phù hợp với sở thích và lối sống của bạn hay không.
Đằng Nẵng và Nha Trang vẫn thường được xuất hiện trong danh sách "những thành phố đáng sống nhất" tại Việt Nam. Đây có thể là những nơi tuyệt vời để bắt đầu cuộc sống mới của bạn. Bạn cũng có thể cân nhắc tới bảng xếp hạng chất lượng cuộc sống.
Nếu có thể, hãy nói chuyện với những người sống ở nơi mà bạn đang cân nhắc. Lên kế hoạch ghé thăm để xem liệu bạn có thích thú với việc sống ở đó hay không. Bạn càng có được nhiều thông tin, bạn sẽ càng chuẩn bị kỹ càng hơn để bắt đầu cuộc sống mới của mình.
Kiểm tra các mối quan hệ của bạn. Rất khó để bắt đầu một cuộc sống mới nếu xung quanh bạn có những người luôn kéo bạn đi xuống. Trong một vài trường hợp, bạn cần phải đẩy một ai đó ra khỏi cuộc sống vì an toàn của chính bạn. Trong những trường hợp khác, họ chỉ đơn giản là không xứng đáng để bạn dành thời gian cùng và bạn sẽ hạnh phúc hơn nếu bạn tách họ ra khỏi cuộc sống của mình. Sự tương tác giữa người với người và các mối quan hệ là yếu tố then chốt trong việc nâng cao cảm nhận của bạn về bản thân và cuộc sống. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta thường bị ảnh hưởng rất lớn bởi những người mà chúng ta tương tác cùng, vì vậy khi bắt đầu cuộc sống mới, hãy chọn những người quan trọng nhất đối với bạn, những người trao cho bạn yêu thương và sự kính trọng mà bạn xứng đáng được nhận. Dưới đây là một vài dấu hiệu về những người không tốt cho bạn:
Bạn cảm thấy mệt mỏi khi dành thời gian ở cùng họ, hoặc bạn sợ phải tương tác với họ.
Họ chỉ trích và phê bình bạn quá mức. Bạn cảm thấy như bạn không thể làm đúng bất cứ thứ gì khi ở bên cạnh họ.
Họ nói những điều cay nghiệt và xấu xa về bạn, trước mặt hoặc sau lưng bạn.
Bạn cảm thấy ám ảnh về người này, như thể bạn không thể sống nếu thiếu họ, kể cả khi họ không chú ý đến bạn.
Bạn thường xuyên cảm thấy áp lực khi ở bên họ.
Bạn không cảm thấy an toàn để chia sẻ nguyện vọng, suy nghĩ, nhu cầu và cảm giác của mình với họ.
Người nghiện đang phục hồi thường phải học cách tránh những nơi họ thường hay lui tới, cũng như bạn bè cũ của họ, để tránh cơn nghiện tái phát. Nếu bạn đang cai nghiện rượu, dành thời gian với những bạn nhậu cũ trong quán bar mà bạn yêu thích sẽ khiến bạn vô cùng áp lực và có thể khiến bạn tái nghiện. Thiết lập một mạng lưới xã hội luôn giúp đỡ bạn và không liên quan tới những thói quen xấu trong quá khứ là điều then chốt để duy trì tình trạng phục hồi của bạn.
Nếu bạn đang phục hồi sau khi bị bạo hành gia đình hoặc một mối quan hệ lạm dụng, việc thay đổi vòng tròn xã hội sẽ có thể có ích. Rất nhiều nạn nhân của vấn đề bạo lực gia đình đã bị cách ly với xã hội bởi những người bạo hành họ cho tới khi họ gần như không còn bất cứ mối liên hệ nào không bị kiểm soát hoạt giám sát nghiêm ngặt. Học cách tìm các nguồn quan tâm và trợ giúp của xã hội vô cùng hữu ích trong việc bắt đầu một cuộc sống mới sau khi thoát khỏi việc bị bạo hành. Bạn có thể cân nhắc tới việc tìm đến sự giúp đỡ của một nhóm hỗ trợ cho những nạn nhân bị bạo hành gia đình, trong cộng đồng mà bạn tin tưởng hoặc qua các chuyên gia sức khỏe tâm lý được giới thiệu.
Thanh lọc đời sống xã hội. Thoát khỏi những mối quan hệ có hại thường rất khó khăn. Suy cho cùng, bạn sẽ không bắt đầu một mối quan hệ với người đó nếu bạn không thích một điều gì đó ở anh ấy/cô ấy. Tuy nhiên, loại bỏ những mối quan hệ không tốt sẽ giúp bạn hướng tới một cuộc sống tốt đẹp và lành mạnh hơn. Dưới đây là một vài cách để vượt qua những mối quan hệ có hại:
Nói chuyện với người đó trước. Trong một vài trường hợp, có thể người đó không hề nhận ra rằng thái độ của anh ấy/cô ấy đang khiến bạn bị tổn thương hoặc áp lực. Chia sẻ cảm nhận của bản thân một cách cởi mở và chân thành, và xem liệu người đó có chịu hợp tác với bạn để đáp ứng nhu cầu của bạn hay không. Nếu không, bạn không cần có họ trong cuộc sống của mình.
Xem xét xem liệu bạn có cần phải tách một người ra khỏi cuộc sống của bạn hay không. Đôi khi những người mà chúng ta yêu thương và yêu thương chúng ta nói một vài điều mà chúng ta không muốn nghe. Điều này không có nghĩa rằng họ là "những người xấu" mà chúng ta cần gạt bỏ. Trước khi gạt bỏ một mối quan hệ ra khỏi cuộc sống của bạn, hãy quyết định xem liệu những gì mà họ mang tới có phải những gì bạn cần và mong muốn hay không, kể cả có đôi lúc mối quan hệ đó rất khó khăn. Ngược lại, chỉ bởi vì một người luôn khiến bạn vui vẻ không có nghĩa rằng anh ấy/cô ấy thích hợp dành cho bạn; ví dụ như những người có thể khiến bạn dễ dàng tiếp tục nghiện một thứ gì đó, nhưng đó hoàn toàn không phải điều tốt nhất dành cho bạn.
Thúc đẩy các mối quan hệ với những người khiến bạn vui vẻ. Lập danh sách những người khiến bạn cảm thấy bản thân trở nên tốt đẹp hơn, những người mang đến cho bạn hạnh phúc và sự tin cậy. Đảm bảo rằng bạn đẩy mạnh mối quan hệ với những người này để bạn không cảm thấy rằng bạn bắt buộc phải giữ những mối quan hệ tiêu cực để bạn không cảm thấy cô đơn.
Ngừng nói chuyện với người đó. Nếu bạn quyết định rằng mối quan hệ với một người không có lợi cho bạn, hãy nói với người đó rằng bạn cần phải kết thúc mối quan hệ này vì lợi ích của chính bạn. Bạn không được nói chuyện với anh ấy/cô ấy, theo dõi trên mạng xã hội hay liên tục xem nhắc nhở về mối quan hệ này.
Bắt đầu một đời sống tài chính mới. Dù bạn mới tốt nghiệp đại học hay đã đi làm suốt 30 năm, không bao giờ là quá sớm hay quá muộn để bắt đầu lại đời sống tài chính của mình. Có thể bạn muốn tiết kiệm tiền cho một mục tiêu quan trọng, như mua nhà hoặc về hưu. Hoặc có thể bạn muốn sửa lại thói quen chi tiêu của mình để không lãng phí tiền nữa. Hãy nhìn vào mục tiêu của bạn và quyết định xem làm thế nào để kiểm soát tài chính và đạt được những gì bạn mong muốn.
Có thể bạn sẽ thấy rằng xin lời khuyên của một chuyên gia tài chính là vô cùng hữu ích, đặc biệt là nếu mục tiêu của bạn rất to lớn và phức tạp, như bắt đầu thành lập một công ty nhỏ.
Kiểm tra tài chính của bản thân. Xác định giá trị thực của bản thân cho bạn một cái nhìn cụ thể về những gì bạn nợ và những gì bạn có. Điều này giúp bạn đưa ra những quyết định chi tiêu hợp lý hơn.
Những người mới kết hôn sẽ được lợi từ việc xem xét kỹ đến tài chính của họ. Thường thì bạn sẽ muốn lập một ngân quỹ và thêm người kia thành người thụ hưởng trong bất cứ kế hoạch nghỉ hưu hay bảo hiểm nào, và cân nhắc tới chính sách bảo hiểm mới.
Nếu bạn nợ nần nhiều hơn khả năng chi trả của bản thân, có thể bạn nên cân nhắc tới việc đệ trình đơn xin phá sản. Phụ thuộc vào số nợ và thu nhập của bạn, hầu hết các món nợ của bạn sẽ được xóa bỏ và bạn có thể bắt đầu một cuộc sống tài chính mới. Tuy nhiên, đây là một quyết định hết sức nghiêm trọng sẽ có ảnh hưởng lâu dài đối với thẻ tín dụng và toàn bộ tài sản của bạn, vì vậy bạn không nên quyết định vội vàng. Hãy nói chuyện với luật sư tư vấn phá sản để xác định xem lựa chọn này có phù hợp với bạn hay không.
Lên kế hoạch cho một vài thay đổi trong công việc. Bắt đầu một công việc mới là cách tuyệt vời để làm mới bản thân. Rất nhiều người làm những việc mà họ không yêu thích hay đam mê, và thoát ra khỏi lối mòn đó là một cách tuyệt vời để bắt đầu một cuộc sống mới. Tìm ra những tiêu chuẩn cá nhân cốt lõi của bạn (đọc lại phần đã được nói tới phía trên) và quyết định xem nghề nghiệp nào sẽ giúp bạn thể hiện được những giá trị đó.
Xem xét kỹ năng và năng lực hiện tại của bản thân. Bạn biết những gì? Bạn giỏi những gì? Bạn có những kỹ năng đặc biệt gì? Ví dụ như, có lẽ bạn là một "người của mọi người", người cảm thấy được truyền cảm hứng bằng việc tương tác với người khác và công việc hiện tại của bạn không cho bạn cơ hội thực hiện điều đó. Đây có thể là điểm mạnh của bạn và cũng là tiêu chuẩn cá nhân cốt lõi cho bạn.
Đừng cảm thấy bị giới hạn bởi những gì bạn biết hay tình trạng cuộc sống hiện tại của bạn. Dù bạn bắt đầu ở đâu đi chăng nữa, bạn vẫn có thể trở thành người mà bạn mong muốn. Ví dụ như nếu bạn quyết định rằng bởi vì bạn là người của công chúng, bạn muốn trở thành một nhà trị liệu hoặc một giáo viên, bạn sẽ cần phải học cao lên nhưng bạn có thể thực hiện được điều đó. Bạn sẽ không bao giờ bị mắc kẹt ở nơi mình đang đứng.
Tái điều chỉnh thất bại. Khi bạn xem thất bại như một bài học kinh nghiệm, chúng sẽ thôi ngăn cản bạn thực hiện những điều bạn muốn cho cuộc sống mới của mình. Thay vì tập trung vào những sai lầm bạn mắc phải và để chúng kéo bạn chìm trong quá khứ, hãy nghĩ về những điều bạn có thể rút ra từ đó để thành công trong tương lại.
Cho bản thân mục tiêu nghề nghiệp thông minh. Điều này đồng nghĩa với việc chúng rõ ràng, có thể đo lường được, khả thi, thực tế và có thời gian xác định. Quyết định xem bạn muốn ở đâu sau 6 tháng, một năm, 5 năm kể từ giờ. Xác định làm thế nào để bạn biết được khi bản thân đã thành công.
Nói chuyện với người khác. Khi bạn muốn bắt đầu một cuộc sống mới, việc nói chuyện với những người đang sống cuộc sống mà bạn mong muốn là vô cùng hữu ích. Bởi vì nó có thể cho bạn ý tưởng về việc làm thế nào để đạt được điều đó. Ví dụ như nếu bạn định từ bỏ công việc hành chính nhàm chán của mình và trở thành một life coach (huấn luyện viên kỹ năng sống) ở một nơi khác, sẽ rất hữu ích nếu bạn có thể tìm hiểu xem làm thế nào mà những người khác đạt được vị trí đó để bạn rút ra được chỉ dẫn cho chính mình. Hỏi mọi người về hướng đi của họ cũng cho phép bạn xây dựng mạng lưới hỗ trợ mà có thể sẽ rất có ích cho cuộc sống mới của bạn.
Việc hỏi người khác những câu hỏi khó về cuộc sống mới của bạn là một ý kiến không tồi. Hình thành ý tưởng về công việc hoặc cộng đồng mới có thể trở nên khá dễ dàng. Hiểu được những chi tiết cốt lõi của thứ bạn chuẩn bị làm sẽ giúp bạn tiếp tục đi trên con đường của mình kể cả khi gặp chướng ngại.
Ví dụ như, bạn có thể mơ mộng rằng bạn từ bỏ công việc nhàm chán của mình và chuyển tới Hawaii, chốn thiên đường giữa trần gian. Nếu bạn đã nói chuyện với người sống ở đó, bạn có thể sẽ phát hiện ra những điều bạn không biết, ví dụ như sự thật rằng cuộc sống ở đó vô cùng đắt đỏ, rất khó để tìm được trung tâm chăm sóc sức khỏe, và nếu bạn không được sinh ra ở đó cùng với những người bản địa, bạn sẽ mãi mãi là một người da vàng sống ở Hawaii hay "người nước ngoài" mà thôi. Điều đó không đồng nghĩa với việc bạn không thích quyết định chuyển đi của mình, nhưng điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh thích hợp hơn với hiện thực cuộc sống của bạn.
Nhận hỗ trợ. Bắt đầu một cuộc sống mới có thể khá nản lòng. Hãy ở bên những người yêu thương và tôn trọng bạn và có thể giúp đỡ bạn trên hành trình của mình. Biết rằng bản thân có nguồn động viên tinh thần sẽ giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ và giỏi giang khi đối mặt với cuộc sống mới.
Nếu bạn không có gia đình hoặc bạn bè hỗ trợ, hãy cân nhắc tới việc tìm đến những nơi khác. Nhóm hỗ trợ và các cộng đoàn đức tin là những nơi mà mọi người tìm đến để yêu cầu sự giúp đỡ.
3. Giữ cho bản thân hạnh phúc
Kiểm tra bản thân. Tạo một thay đổi lớn cần thiết để bắt đầu một cuộc sống mới đòi hỏi sức lực, quyết tâm và kiên nhẫn. Nó có thể sẽ vô cùng căng thẳng và đáng sợ. Hãy đảm bảo rằng bạn kiểm tra bản thân một cách thường xuyên. Bạn cảm thấy như thế nào? Bạn đang hành động như thế nào? Bạn có lo lắng về điều gì không? Viết nhật ký suy nghĩ có thể giúp bạn hiểu được cảm xúc của mình và xác định liệu có vấn đề nào bạn cần hỗ trợ hoặc cải thiện hay không.
Việc những thay đổi lớn khiến bạn cảm thấy bị trầm cảm là hoàn toàn bình thường. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn phiền, trống rỗng, vô dụng và tuyệt vọng; mất niềm vui với những thứ bạn từng yêu thích; thay đổi cân nặng hoặc thói quen ngủ; thường xuyên cảm thấy lo lắng hoặc tội lỗi; hoặc từng suy nghĩ tới việc làm tổn hại tới bản thân, hãy tìm đến sự giúp đỡ. Gọi cho bác sỹ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm lý. Nếu bạn từng có suy nghĩ hay kế hoạch tự tử, hãy gọi tới cơ quan chức năng có liên quan.
Thay đổi trong suốt quá trình. Học cách thích nghi với những khó khăn và thử thách là điều vô cùng cần thiết đối với cuộc sống mới của bạn. Bắt đầu một nghề nghiệp mới không đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bao giờ cảm thấy chán nản hay thất vọng một lần nữa. Chuyển tới một thành phố mới không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ nhớ nhà. Khi bạn gặp phải những thử thách, hãy nhìn nhận chúng và làm điều bạn cần để thích nghi.
Có thể bạn sẽ gặp rào cản trong hành trình tiến tới cuộc sống mới của mình. Ví dụ như, có thể bạn muốn gia nhập lực lượng đặc nhiệm để thỏa mãn nguyên tắc cốt yếu của mình đó là phục vụ cộng đồng và được vinh danh, nhưng bạn lại phát hiện ra rằng mình đã quá tuổi nhập ngũ. Có bạn sẽ xem đây là một thất bại, hủy hoại giấc mơ của bạn hoặc bạn có thể quay trở lại với bảng kế hoạch và xác định xem liệu có việc gì khác bạn có thể làm mà vẫn cho phép bạn thực hiện được tiêu chuẩn đó hay không.
Cân nhắc tới việc xin lời khuyên. Thậm chí kể cả khi bạn không nghĩ rằng có bất cứ thứ gì "sai", việc gặp cố vấn hoặc chuyên gia trị liệu có thể sẽ rất hữu ích khi bạn đang cân nhắc tới việc bắt đầu một cuộc sống mới. Bạn đang thực hiện một thay đổi quan trọng trong cuộc sống và căng thẳng sẽ luôn đi kèm với những quyết định như vậy. Chuyên gia trị liệu sẽ cho bạn “nơi để trút bầu tâm sự” để khám phá những nguyện vọng, nỗi sợ hãi khi bạn thực hiện thay đổi này. Cô ấy cũng sẽ có thể giúp bạn học cách suy nghĩ và phản ứng hữu ích đối với những thử thách..
Nhiều người cho rằng những người có vấn đề "hàng ngày" không cần thiết phải tới gặp chuyên gia trị liệu, hoặc cho rằng điều đó chỉ dành cho những người có vấn đề "nghiêm trọng". Sự thật là, tới gặp chuyên gia trị liệu cũng giống như tới gặp nha sỹ để vệ sinh răng miệng: bạn đang phải giải quyết một vấn đề nho nhỏ trước khi nó trở thành thảm họa
Một vài người cho rằng gặp chuyên gia tâm lý là dấu hiệu của yếu đuối hoặc bạn đang "suy sụp", nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Gặp chuyên gia tâm lý là dấu hiệu cho thấy bạn đủ quan tâm tới bản thân để yêu cầu sự giúp đỡ khi cần, và đó là điều tốt
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WikiHow
Nguồn: WikiHow