Bài 1: Quan hệ quốc tế dẫn đến xung đột biển Đông tháng 05/2014

nhipcautre0904

Keep moving forward
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/3/2012
Bài viết
4.114
Dàn khoan dầu của Trung Quốc cần mất 1-2 năm để chuẩn bị. Điều này cho thấy hành động của Trung Quốc đã được lên kế hoạch từ rất lâu. Mọi chuyện xảy ra đều có nguyên do sâu xa của nó. Bài viết này nhằm tổng hợp và đưa ra ý kiến chủ quan về các quan hệ quốc tế xoay quanh Việt Nam - Trung Quốc đã trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến hành động ngang ngược và có phần liều lĩnh bất thường của Trung Quốc. Trong đó, quan hệ với láng giềng ASEAN, với Nga, và với Mỹ đóng vai trò quan trọng tạo tiền đề cho hành động này. Ngoài ra, không thể kể đến tác động mật thiết đến tình hình nội tại của Trung Quốc.

I - Quan hệ với Đông Nam Á:

ngoai-truong-asean-9548-139972-7024-8610-1399735120.jpg

Đông Nam Á là khu vực chiến lược giáp với biển phía Nam Trung Quốc. Trong vùng có đến 4 nước là Philippines, Brunei, Malaysia, và Việt Nam có xung đột biển với Trung Quốc. Tuy nhiên điều ngạc nhiên là sau 20 năm, đây mới là lần đầu tiên ASEAN ra tuyên bố chung về biển Đông [1]. Trong 4 nước này, và trong tất cả các nước có tranh chấp, Việt Nam là nước chỉ trích tham vọng bành trướng của Trung Quốc nhất. Khi căng thẳng lên cao năm 2009-2011, Hà Nội đã tìm cách thống nhất các nước ASEAN, cùng với sự yểm hộ của hải quân Mỹ. Tuy nhiên, với việc nhiều nước chọn thái độ trung lập, sự không đồng ý của Cambodia,ASEAN không đi đến bất cứ thái độ rõ ràng nào với Trung Quốc. Điều này khiến Mỹ ko có cơ sở xây dựng chính sách hợp lý ở biển Đông. Mỹ cũng ko quá hào hứng với việc đảm bảo an toàn cho bất cứ nước nào vào thời điểm đó, kể cả Philipines [2]

photo-of-gian-khoan-haiyang-981-deepsea-drilling-rig-tq-from-bao-gd-040614.jpg

Bị "bỏ rơi" bởi láng giềng và Mỹ, Hà Nội vội vã hàn gắn quan hệ với Trung Quốc. Tại Shangri La tháng 9/13, Thủ tướng Dũng đã kêu gọi TQ "xây dựng lòng tin chiến lược". Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình biển Đông sau này.

Ảnh hưởng đầu tiên là đến Philippines. Căng thẳng leo thang tại vùng san hô tại Philippines năm 2012 và 2013, Hà Nội ko có bất kỳ động thái nào. Khi Trung Quốc xua tàu cá và hải giám vào vùng James Bank cận đông Malaysia, Hà Nội tiếp tục im lặng. Khi căng thẳng bùng phát tại Senkaku, Hà Nội cũng ko lên tiếng ủng hộ Nhật Bản hay có bất kỳ động thái ngoại giao với cả 2 bên. Nghiêm trọng hơn, khi hải giám Trung Quốc tấn công chính ngư dân Việt Nam, chính quyền Hà Nội đã hoàn toàn ko có phản ứng mạnh mẽ.

0511-web-subchinaseamap-artboard-1-0.png

Trong vùng căng thẳng nhất, khi Manila kêu gọi Hà Nội cùng kiện Trung Quốc lên tòa án công lý quốc tế, chính quyền Việt Nam "rụt" ngay lại. Động thái này khiến Philippines trở nên đơn độc. Với việc Trung Quốc "mặc cả" với Mỹ, Philippines và Trung cùng rút khỏi vùng tranh chấp. Tuy nhiên, Trung Quốc trở mặt và quay lại độc chiếm vùng Scarborough mà ko tốn viên đạn nào [3].

Một ASEAN thiếu đoàn kết, Việt Nam bị động, và chiến thắng tạm thời trước Philippines tạo tiền đề cho Trung Quốc tiến bước tiếp theo tại biển Đông.

II - Quan hệ với Nga:

thediplomat-2014-03-03-20-45-50-386x482.jpg

Nga là một tác nhân lánh mặt nhưng quan trọng dẫn đến hành động trực tiếp của Trung Quốc tại biển Đông. Việc Nga bán cho Việt Nam 2 tàu frigate tên lửa và tàu ngầm kilo đã thắt chặt quan hệ quốc phòng giữa 2 nước và gián tiếp đánh vào tham vọng của Trung Quốc. Nga cũng đang muốn tranh giành Cam Ranh với Mỹ [4] Tuy nhiên, bước ngoặt đã đến từ một nơi xa xôi, Ukraine.

Việc Nga chiếm lấy Crimea đã khiến nước này bị cô lập với Mỹ và phương Tây, vô hình chung khiến nước này xích lại gần TQ hơn để tạo đối trọng kinh tế và quân sự với phương Tây. Gần đây Nga và Trung đã ký hợp đồng năng lượng và hợp tác khổng lồ [6]. Với mối quan hệ giữa Nga-VN, việc TQ tiến vào biển Đông hẳn phải có được đèn xanh từ phía Nga. Kế hoạch tập trận chung của 2 nước đến 02/05 vẫn được lên kế hoạch tại gần Nhật Bản[5]. Tuy nhiên đến ngày 07/05, Nga bất ngờ tuyên bố tập trận chung với TQ tại biển Đông [7]. Đây có lẽ là kết quả mặc cả giữ Putin và Tập khi cuộc xung đột bắt đầu.

000-aph2002120120030.si.jpg

Ngoài ra tiền lệ Crimea, khi mà VN ko có thái độ rõ ràng trong sự kiện này, cũng rất nguy hiểm cho chính chúng ta. TQ có thể lợi dụng bảo vệ hàng ngàn nhân công TQ rải khắp VN để tạo cớ gây ra một chiến tranh biên giới mới nếu Việt Nam nổ súng trước.

Vậy tại sao Nga lại rút quân khỏi biên giới với Ukraine, kêu gọi hoãn trưng cầu dân ý ở miền Đông dù đã có đảm bảo từ TQ? Theo ý kiến chủ quan thì đây là dấu hiệu cho thấy 2 siêu cường Nga và TQ ko phải là dễ chơi với nhau. Putin muốn xây dựng trục Á-Âu theo ý của mình, nhưng Triều Tiên đã là cánh tay nối dài của TQ, Nhật trong vòng tay Mỹ, cuộc phiêu lưu ở phía tây có thể khiến Nga đánh mất vị thế tại châu Á vào tay TQ. Tham vọng của Putin chắc chắn ko có việc lệ thuộc vào TQ. Crimea là việc đã rồi, miền Đông để người Ukraine tự giết lẫn nhau, đây là lúc Putin hòa hoãn với phương Tây nhằm 2 mục tiêu: 1. Trấn an các nước Tây Trung Á và Đông Âu; 2. Tập trung vào phía Đông, nơi mà Nga có thể học theo TQ tranh chấp biển với Nhật Bản.

Việt Nam đã từng là chiến trường giữa Liên Xô và TQ. Diễn biến gần đây càng cho thấy chúng ta chỉ là con bài trong cuộc chiến quyền lực, nếu ko tự lực tự cường thì sẽ phải xoay khi kẻ chơi cờ xoay. Liệu Nga có bỏ rơi VN hay không? Chỉ khi được giá mà thôi.

III - Quan hệ với Mỹ:

Đây là người chơi lớn trực tiếp mà Trung Quốc luôn hướng mũi dùi vào. Người Mỹ đã tuột mất quan hệ với ASEAN, thất bại trong bảo vệ đồng minh Philippines. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ mặt và quyền lợi của nước Mỹ. Việc Obama đặt lại trọng tâm vào châu Á và chuyến công du tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines đã đụng chạm đến TQ. Các nước này đều đã được Mỹ đảm bảo, vậy còn ai để gây sự nữa ngoài Việt Nam?

Việc Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel thăm Hong Kong và Việt Nam là một nhân tố khiến Trung Quốc ra tay phủ đầu. Thời gian ra đòn của TQ được tính toán để thử ko chỉ sự đoàn kết của ASEAN mà còn cà quyết tâm của Obama chỉ chưa đầy 1 tháng sau khi ông này hứa ủng hộ đồng minh châu Á [3]. Liệu đây có phải bước đánh động các nước khác dồn về vòng tay của Mỹ hay ko? Điều này phụ thuộc vào phản ứng của VN trong tương lai.

IV - Quan hệ nội tại Trung Quốc:

Mọi phản ứng bên ngoài đều có quan hệ mật thiết với các biến động bên trong. Khi Tập leo lên nấc thang quyền lực, tập đoàn này sử dụng Việt Nam như chiêu bài thu hút dân chúng vào các quan hệ ngoại bang. Có lẽ VN cho rằng căng thẳng leo thang ở biển Đông là chiêu bài nhất thời của chính quyền mới của Tập và Tập sẽ mềm mỏng sau khi đã củng cố quyền lực. Điều này khiến Hà Nội hi vọng vào mối quan hệ nồng ấm hơn. Thủ tướng TQ khi thăm Hà Nội cũng đã tuyên bố khả năng hòa hảo cùng khai thác. Tuy nhiên tất cả chỉ là hão huyền với cuộc đụng độ hiện nay. Có hai yếu tố nội tại TQ khả nổi bật dẫn đến điều này:

1- TQ cần hướng quan tâm dư luận bên ngoài để rảnh tay trấn áp người thiểu số trong nước:

rose-murder-042014.jpg

TQ ngày càng trở nên bất an với các vụ tấn công với độ liều lĩnh và đẫm máu ngày càng gia tăng của người thiểu số bị áp bức. Vụ đâm dao đẫm máu ở Konming nhà ga Konming có lẽ là giọt nước tràn ly khiến chính quyền TQ mạnh tay hơn. Vụ Tianmen cho thấy lãnh đạo TQ ko ngại gì thủ tiêu thành phần chống đối một cách đẫm máu nhất. Việt Nam đã vô tình (hay cố tình?) tiếp tay TQ cho vụ giết người thiểu số Urumqi [8]. Hình ảnh VN xấu đi trong mắt nội dân TQ, tạo bức tường ngăn người thiểu số chạy sang Việt Nam. Cơ hội ko thể tốt hơn để áp bức.

2- Căng thẳng trong nội bộ lãnh đạo TQ:

Hơn 60 quan chức TQ đã chết "bất thường" trong năm qua. Họ có lẽ là người thuộc phe "chống tham nhũng" của Tập. Việc "chống tham nhũng" ngày càng nhắm tới nhiều quan chức cấp cao hơn như Bạc Hy Lai, nhiều kẻ muốn ra tay phủ đầu trước [9]. Điều này gây nguy hiểm cho Tập và phe cánh. Một chiến thắng trên biển sẽ tạo uy tín của Tập với các quan chức khác, khiến kẻ chống đối phải dè chừng hơn. Việt Nam trở thành đối tượng để Tập ghi điểm trong mắt dân chúng, bù lại sự xấu xí của bộ máy tham nhũng. Tuy nhiên, thất bại sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, điều này khiến cho căng thẳng càng khó giảm nhiệt.

Kết luận:

Hầu hết các quan hệ ngoại giao đều ở chiều hướng bất lợi cho Việt Nam. Việc triển khai 981 đã tạo nên tình huống xấu nhất trong tưởng tượng của Hà Nội, một tình thế dễ dàng chuyển thành xung đột vũ trang. Khi mà quyền xuống thang nằm trong tay TQ, còn Việt Nam ko thể "ngây thơ" nổ súng trước, ngoại giao trở thành mặt trận then chốt. Vấn đề này được bình luận trong bài 2, mang tính chủ quan nhiều hơn: Tình thế và cơ hội của ngoại giao Việt Nam

Cộng tác viên
Trích dẫn:
[1] https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...n-ra-tuyen-bo-rieng-ve-bien-dong-2988962.html

[2] https://www.asiasentinel.com/econ-business/vietnam-gamble-appeasement-south-china-sea/

[3] https://www.nytimes.com/2014/05/10/world/asia/in-high-seas-china-moves-unilaterally.html?_r=0

[4] https://www.foreignpolicy.com/articles/2014/05/07/the_worlds_most_dangerous_water_fight

[5] https://thediplomat.com/2014/05/chi...es-deepen-with-naval-drill-in-east-china-sea/

[6] https://rt.com/op-edge/157400-russia-china-deepening-cooperation-ukraine/

[7] https://en.ria.ru/military_news/201...-and-China-to-Conduct-Joint-Naval-Drills.html

[8] (hình ảnh bạo lực, gây sốc về vụ nổ súng tại cửa khẩu VN) https://www.asiasentinel.com/opinion/murder-china-vietnam-border/

[9] https://www.weeklystandard.com/articles/trouble-top_791180.html
 
Hiệu chỉnh:
chúng ta có cái sai duy nhất đó chính là lập trường không vững...không dựa được bạn này mạnh là chạy hẳn lại bạn khác dựa vào...cơ mà độc lập đi như anh bạn Cuba đó.....muốn quản lí cho tốt cái đất nước nhỏ bé mà chiến lược thì cần "công, chính, liêm, minh và cái đầu thép"....nếu mà đầu nảo mà chi lo tô trang điểm phấn cho mình không thì cái mình không được chăm sóc thì chả bao giờ khỏe nổi..
 
bill04 Trong chuyện này, nhất là vụ của ngư dân, Hà Nội có vẻ thờ ơ quá, hình ảnh này nhìn thật giố:Conan10:ng thái độ của triều đình Huế đối với Pháp trong mấy mười năm trước
 
có lẽ sự sâu sắc và minh bạch trong chính trị ở nước mình không được tốt cho lắm. Nên ý đảng lòng dân có cái gì đó không ổn?
 
trunghq Thôi, chuyện đó ai cũng biết, chúng ta không nên bàn về chuyện đó nữa :p

Bài phân tích này rất chi tiết, tuy tác giả nói chỉ là nhận định chủ quan nhưng cho thấy một góc nhìn rộng và nhiều mặt :)
 
Bị "bỏ rơi" bởi láng giềng và Mỹ, Hà Nội vội vã hàn gắn quan hệ với Trung Quốc. Tại Shangri La tháng 9/13, Thủ tướng Dũng đã kêu gọi TQ "xây dựng lòng tin chiến lược". Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình biển Đông sau này............>>>>>>>>>>bạn cố tình ngây thơ rồi
 
Việt Nam đã từng là chiến trường giữa Liên Xô và TQ >>>>>>>>>.
vậy mà cũng tin được
 
machsun Xây dựng lòng tin chiến lược chỉ là giải pháp tạm thời, không khó để nhận ra thực chất âm mưu bành trướng của TQ. Có thể nhịn nhưng không thể nhường. Thực tế thì Trung Quốc đã kiểm soát quần đảo Hoàng sa. Nếu bạn đủ quan tâm để xem bản đồ Việt Nam, bạn sẽ thấy đảo Lí Sơn gần như thế nào với Việt Nam rồi. "Được nước lấn tới" luôn là phương châm của Trung Quốc:Conan11:
 
"Việt Nam đã từng là chiến trường giữa Liên Xô và TQ >>>>>>>>>.
vậy mà cũng tin được"


Nói đúng hơn là chiến tranh giữa Nga và Chính quyền Tưởng Giới Thạch:Conan27:
 
Nhà nước Việt Nam ôi thôi, tham nhũng vơ vét trong nước biết bao nhiêu, giọng to nói nhiều làm người dân sợ lắm cơ mà :3 Ấy thế mà khi thằng Trung Quốc làm càng như thế thì không dám nói gì, ngậm câm miệng hến rồi giương mắt ếch lên nhìn người dân bị hại. Chỉ biết nói chứ không dám làm
 
angel1412 Nghi là họ đã được Trung Quốc "cho ăn" rồi nên mới im im, chỉ dám nói chứ kế hoạch vẫn không được khai triển;))
 
huypro2831997 về căn bản, khoảng thời gian trc chúng ta không đủ can đảm để bảo vệ lập trường của mình
 
Giờ bắn thì chiến tranh còn im thì nó lấn ;))
 
nhipcautre0904 Em thay nc ngoài chỉ phản đối chứ chưa can thiệp vào :D
Bên thứ ba là phải mạnh hà, Mỹ ¿¿
 
Nga và chính quyền Tưởng Giới Thạch chưa bao giờ chính thức bước vào một cuộc chiến. Theo mình hiểu thì tác gỉa muốn nói đến giai đoạn sau 1975 đến khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam là con cờ của trong giải quyết mâu thuẫn Trung- Xô
 
machsun Đó là một cuộc chiến tư tưởng, thực tế thì hệ tư tưởng của họ quá khác nhau, đó cũng là lí do Mao Trạch Đông thắng chăng? "Nước xa không thể cứu lửa gần" so với Nga thì Mỹ quá xa cách:Conan28:
Mà thôi đi, vấn đề chính trị không nên nhắc tới, não con người nhỏ lắm, tốt nhất là suy nghĩ về những vấn đề khoa học, khoa học không xung đột gay gắt lại có thể chứng minh rõ ràng cụ thể hơn:Conan13:
 
Dạo này Tàu lấn tới, làm bao nhiêu thứ xâm lược làm bao nhiêu người bức xúc.
Mình nghĩ mỗi người có một hành động, để tẩy chay hàng Trung Quốc kém chất lượng như vậy.
Doanh nghiệp mình cũng có nhiều hành động thiết thực, đây là một doanh nghiệp làm mình cảm thấy tự hào.
https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin...00-loi-nhan-gui-chien-si-ngu-dan-2998657.html
 
×
Quay lại
Top