minhtan20xx

Nhân Viên Tư Vấn
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2012
Bài viết
2.256
38-8-1330877868-01-toan-hoc.jpg

1. Để học giỏi ở Việt Nam cần phải tốn quá nhiều thời gian cho việc học, học trên lớp, học ở nhà, học thêm, học phụ đạo……trong khi một ngày mãi mãi cũng chỉ có 24 giờ do đó, thời gian dành cho những thói quen lành mạnh như chơi thể thao, thư giãn rèn luyện th.ân thể không có nhiều và càng học lên cao càng bị cắt ngắn, dẫn đến nguy cơ lâu dài: sức khoẻ yếu. Sức khoẻ yếu, học giỏi vô nghĩa!

2. Để học giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải “học đều” – một khái niệm đặc sản nhưng không hề thơm ngon của nền giáo dục Việt Nam, tức là phải học giỏi tất cả các môn, đầu tư thời gian dàn trải để giỏi tất cả các môn đồng nghĩa là rất khó cho bạn để có chặng nghỉ nghĩ về những gì mình yêu thích nhất và có tiềm năng phát triển nhất. Rất nhiều học sinh giỏi cái gì cũng giỏi nhưng chẳng thật sự giỏi cái gì. Rất nhiều học sinh khi được hỏi “Em thích làm gì nhất?”, trả lời “Em không biết.” Một hành trang quá cồng kềnh và bị nhồi nhét chỉ làm cho cuộc hành trình của bạn thêm mệt mỏi. Hãy biết chọn lọc!

3. Để hoc giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải hấp thụ rất nhiều kiến thức bạn học xong không biết để làm gì? Không là kỹ sư, không theo nghiệp kỹ thuật, bạn sử dụng đạo hàm, sử dụng hàm số, sử dụng tích phân để làm gì……….? Mà muốn sử dụng, bây giờ có vô số phần mềm và ứng dụng làm thay con người những tính toán đó.Bạn có định tự kéo cày trong khi nhà có trâu và có máy? Người ta hay nhắc bạn tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, nhưng không ai nhắc bạn tiết kiệm tài nguyên não của chính bạn.

4. Để học giỏi ở Việt Nam, ít nhiều bạn bị mất một chút tự do, và buộc phải là bản sao tư duy của ai đó. Nói đến Tấm là phải ngoan hiền, nói đến Cám là phải gian ác, trong khi bạn đang nghĩ đến điều ngược lại, nhưng không được đâu, cô không thích điều này! Bạn chưa hiểu, bạn cần học lại, học kỹ hơn, không được, lớp cần 90% học sinh giỏi, chỉ tiêu chỉ được 10% học sinh khá, và tuyệt nhiên không được ai ở lại lớp. Bạn cần phải là một bông hoa đẹp trong vườn hoa toàn Học sinh Giỏi của cả lớp, của trường, trong cánh rừng học sinh giỏi của Thành phố. Việc chấp nhận mất tự do tư duy từ nhỏ trong học đường làm cho bạn dễ chấp nhận hơn với việc mất tự do trong cuộc sống sau này.

5. Để học giỏi ở Việt Nam, cuộc sống của bạn rất dễ bị mẻ, bị nứt, bị lệch và rất có thể bị vỡ nữa. Bạn còn quá trẻ và non nớt, vì thế nên bạn cần đi học để trưởng thành lên theo năm tháng, nhưng bố mẹ và thầy cô luôn cần bạn phải là số 1, không được là số 2, nhất định phải là số 1, và họ thi nhau chất lên lưng bạn những áp lực nặng nề mà chính bạn cũng không thể biết được đâu là tới hạn. Đến khi bạn kém giao tiếp, ứng xử lúng túng, không biểu đạt ngay cả những gì mình muốn nói, không tự tin giữa đám đông chỉ vì ngoài giờ học bạn không còn người bạn thân nào hơn Facebook, Zalo và máy tính và điện thoại, không có thời gian để quan sát cuộc sống tươi đẹp xung quanh. Coi chừng! Rất có thể, đấy là cách những tờ giấy khen Học sinh giỏi âm thầm đánh cắp tuổi thơ của bạn.

Bố mẹ Việt đang nhầm lẫn tai hại giữa: học Tốt và học Giỏi, nhiều phụ huynh cứ có niềm tin mù quáng là con cứ học giỏi là chắc chắn là có vé đi ga "Tương Lai Hạnh Phúc" thế là cứ cố nhồi con học cho đến khi họ nhận ra sự thật bẽ bàng: học giỏi mà không hạnh phúc thì còn bất hạnh hơn học dốt mà biết cái gì là tốt.

Vấn đề không nằm ở Bộ Giáo dục, mà nằm ngay trong chính tâm thức mỗi ông bố bà mẹ: có dám để cho con mình học dốt - học theo đúng năng lực của mình hay không, hay sợ dư luận chê cười? Sợ đến chết!

Bên cạnh quyền được Khổ, quyền được Dốt cũng là một trong những quyền của học sinh đang bị phụ huynh Việt xâm phạm thô bạo.

Nếu con bạn là cây Tùng xin đừng trồng trong chậu, chăng đủ thứ đồ trang trí lên và gọi nó là cây Thông Noel".

Bài viết của tác giả Hoàng Huy.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Nền giáo dục Vn chủ yếu đào tạo theo hướng hàn lâm nhưng lại dàn trải cho tất cả các môn học, gây áp lực học tập lớn cho học sinh, nhưng kiến thức chuyên môn lại chưa dc đào tạo chuyên sâu, thành ra lúc áp dụng thực tế thì lại thiếu...thế là lại cắm đầu học tiếp. Học nhìu mà ko áp dụng dc bao nhiu thì học chỉ phí thời gian thôi :sigh:
 
khá là có lí, ủng hộ nhất cái thứ 2 :v
Hầu hết các bạn trong lớp mình quá quan trọng vào điểm ~ trung ~ bình ~ môn, so đo cũng chỉ là ĐTB, phụ huynh hỏi cũng là ĐTB, mấy ai hỏi Toán cháu mấy phẩy hay Văn rồi Anh? Trong khi ôn thi cấp 3 ( em vẫn đang c2 =.=) cần thiết nhất các môn Toán Văn Anh o_O thì học giỏi Công Nghệ, GDCD,... quá để làm j? Đúng là học giỏi là tốt, nhưng thay vì ngồi nhà học mấy môn đó thì bỏ các môn quan trọng khác ra học, hay đi chơi, giúp việc nhà còn tốt hơn :3
 
Để học giỏi và thành công, bạn cũng cần phải có COCC, lí lịch đẹp.
Hồi mình học 12 cũng từng ao ước được vào quân đội học ngành nghệ thuật, nhưng rồi ước mơ này cũng bị đập tan vì khâu xét lí lịch không chấp nhận học sinh có người nhà từng đi lính Mĩ Ngụy. Dù có giỏi đến mức nào cũng không được. Vậy là giờ một đứa có thể chơi được 6 loại nhạc cụ như mình phải đi học Luật - một ngành không liên quan gì với ước mơ. Nhiều khi mình nghĩ lại thấy rất tiếc thời gian mình dành để luyện tập nhạc, không ai có thể phủ nhận năng khiếu âm nhạc của mình. Nhưng thôi vậy, cái số nó đã như thế rồi, mình đâu phải COCC.
 
Nền giáo dục mình nói thật là khá coi trọng lý thuyết, giấy khen, thành tích thành ra cứ gặp bất cứ em lớp 5 nào cũng 10 phẩy, đạt giải gì gì đó và luôn dc bố mẹ cho luyện thi vào các trường top trên. Em ghét nhất kiểu học đó, toàn gây áp lực cho hs >_<
 
Vậy nên nghành giáo dục Việt Nam muôn đời không tân tiến, cải cách mấy (chục) lần rồi đó má :(

Cũng một phần bởi nếp văn hóa Trung Hoa đã ăn sâu vào tiềm thức Việt. Người Hoa cứ quan niệm rằng điểm cao mới giỏi, đứng nhất lớp mới giỏi, đỗ vào các trường nổi tiếng mới giỏi, mới dễ xin việc. Trong khi đó một số người đỗ đại học top đầu trong nước, ra đường vẫn chật vật. Một phần trong đó cũng bởi xã hội Việt Nam mình.

Người ta bảo càng lớn càng thiếu mộng mơ chắc chắn đúng. Người lớn đi làm, không còn ước mơ gì nữa. Nhưng với cả những cô cậu học sinh ngồi trên ghế nhà trường cũng chẳng còn biết ước mơ, bởi áp lực học hành, áp lực thi cử, áp lực từ phía gia đình và nhà trường khiến lu mờ tâm trí. Học hành chồng chất lên khiến không còn thời gian mơ mộng, trí óc không được khai thông, tầm nhìn bị hạn chế, kiến thức khô khan rót vào đầu như một mệnh lệnh thức. Trẻ con bây giờ hỏi thích môn gì cũng thường chỉ bảo Toán, Văn, Anh, trong khi chính bản thân còn không hiểu rõ.

Bởi vậy mà Việt Nam không thể là một quốc gia tân tiến, dù có đang phát triển đi nữa, thì nền giáo dục cũng không thể đạt tới ranh giới của việc đào tạo nhân tài.
 
Sinh ra là COCC không có tội. Cái tội lớn nhất là chấp nhận nó quá dễ dàng, rồi buông xuôi không cần cố gắng gì nữa. Ờ, tương lai của mình được người khác giàn trải ở phía trước, rộng thênh thang. Chỉ cần bước lên là sau này sẽ có tiền có tài, tội gì phải vật lộn với cái mớ gọi là ước mơ viển vông làm gì cho nó khổ 8-}

Cái bóng COCC nó lớn lắm, hiếm ai thoát ra được để tự mình trải nghiệm, tự thân vận động 8->

Các bạn trẻ ngồi lên án nền giáo dục nước nhà, nhưng các bạn có lên án cách suy nghĩ của mình không? Người không học được thì tính đến chuyện cưới chồng sinh con, người học được thì chỉ mong kiếm được việc nhẹ lương cao, ngồi văn phòng máy lạnh cho sướng =)) Thế, thằng chồng tương lai mà không có nghề ngỗng gì thì hai vợ chồng cưới nhau về cạp đất mà ăn chăng? Ai cũng thích chọn việc nhẹ nhàng, việc gian khổ sẽ quăng cho đứa nào? 8->

Nếu như có điều kiện được đi học, mà lại còn học giỏi, vậy thì cứ thế mà quẩy thôi ;;) Những kiến thức mình học được có thể vô dụng ở lĩnh vực này nhưng lại áp dụng được ở lĩnh vực khác. Thất nghiệp ăn bám mới đáng sợ. Vẫn còn trẻ mà chỉ biết bó tay, bó gối, ăn miết mà chẳng chịu học, chịu làm thì mới đáng sợ. "Ước mơ" chỉ là vô hình, "Mục tiêu" mới là hữu hình.

Hãy ngừng nói rằng "Ước mơ của em là làm bác sỹ", hãy nói "Mục tiêu của em là thi đỗ trường Y." Thay đổi suy nghĩ đi thì mọi thứ sẽ khác. Yolo \:D/
 
@Pánh Pì Pọt chị không có ý rằng thi cử không còn quan trọng. Chị chỉ viết để phản ánh một vài sự tương phản giữa những gì học được trên giảng đường với những điều ngoài xã hội. Chị muốn nói rằng nền giáo dục Việt Nam quá khô khan và nhiều áp lực, chứ không tỏ vẻ coi khinh nó. Dù sao cũng cám ơn em :)
 
@Sasuke Uchiha
"Ai cũng thích chọn việc nhẹ nhàng, việc gian khổ sẽ quăng cho đứa nào? "
Chẳng phải đi học là để kiếm dc việc nhẹ nhàng lương cao hay sao ? Chứ nếu đi học 12 năm phổ thông, 4 năm đh, ...có thể cả thạc sĩ nữa..mà ra làm công việc của bạn học tốt nghiệp lớp 9 thì học để làm gì. Xã hội là vậy mà, người giàu, người có học sẽ đi trên con đường mà người nghèo, người thiếu học thức dựng nên, đôi lúc nghĩ thấy nó rất bất công. Nhưng xã hội vốn là vậy mà, kẻ ngồi không có thể cướp công của kẻ mài mò làm việc,xã hội này đâu phải là CNXH đâu mà đòi " làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu ". :v.
 
@pruedence nguyen
Trước hết, mục tiêu đi học là để trau dồi kiến thức đã, đừng mơ sau này được làm việc nhẹ lương cao vội.

Có rất nhiều người sau khi học 16 năm ròng, vẫn chưa định hướng được tương lai, mình học như người ta, tốt nghiệp như người ta, nhưng vẫn chẳng biết làm cái gì. Ừ thì nếu có điều kiện thì cứ học tiếp lên thạc sĩ đi. Nhưng cuối cùng học xong thì giải quyết được vấn đề gì, khi mà cầm cái bằng thạc sĩ vẫn không xin được việc làm tử tế, thậm chí cái công việc mà cái đứa chỉ học đến lớp 9 kia đang làm thì nàng thạc sĩ cũng không đủ tiêu chuẩn để làm nữa, :worried: trong khi đó cái đứa học cấp 3 cùng mình hồi xưa trượt đại học, bây giờ nó đang đăng tin tuyển nhân viên cho công ty nó =)) Thế nào, xã hội bất công quá nhỉ. 8-> Xã hội chỉ công bằng với những người có năng lực thực sự, và cũng phải có bản lĩnh nữa, còn lại thì xã hội không công bằng với những người như em.

Xin trích dẫn một vài mẩu chuyện nhỏ của một số người bị coi là vô học, nhưng từ hai bàn tay trắng đã lập nên kì tích :3

Có 1 bạn trẻ tên Kiên, người Bình Định. Hồi nhỏ quậy phá gì đó mà bị mất hết 1 cái tai. Nó nói con ham chơi chỉ học đến lớp 11 đã nghỉ. Theo bạn bè vô nam làm công nhân xây dựng. Sau đó, nó nghỉ, làm nhân viên giao hàng nước đóng bình cho các nhà máy trong khu công nghiệp ở Dĩ An, lương 3 triệu. Sau thời gian, nó xin sếp làm công việc bán hàng kiêm giao hàng. Làm quần quật từ mờ mờ sáng đến khuya. Gọi tiếp thị khắp nơi, hàng cũng ngõ hẻm gì cũng chạy đến, nửa đêm ai gọi giao nước cũng đi. Rảnh là nó đi tới tận nhà từng khu phố, từng chung cư gửi card tiếp thị vô khe cửa, nên 1 tháng hoa hồng cũng được 3-4 triệu nữa.

Lần lĩnh hoa hồng đầu tiên tiên nó mời Tony đi ăn, nói con hẻm biết lấy gì cảm ơn dượng đã chỉ đường cho con kiếm tiền một cách tử tế. Mà dượng sang trọng quá, con mang theo toàn bộ tiền của con để dành xưa giờ luôn nè. Mình mà cầm 10 triệu đồng thì khách sạn 5 sao nào cũng dám vô dượng há. Thấy nó ốm nhách, da mặt đen thui vì chạy suốt ngày ngoài nắng, cái túi căng phồng ra vì những 10 triệu tiền mặt mang theo, Tony hẻm biết nói gì, chỉ thấy rưng rưng nước mắt. Mới nói thôi con ráng tích lũy thêm đi, cày thêm được khoảng 100 triệu thì dượng chỉ cho cách làm ăn, còn mua nhà mua cửa lấy vợ đẻ con nữa.

Bữa đi ăn với nó đến giờ cũng mấy tháng. Bữa nay, nó gọi qua nói con để dành được 50 triệu rồi dượng, tối dượng có về Villa De Tony hem để con qua gửi dượng cất giùm. Nó nói trên Bình Dương ai cũng khen con dễ thương nên mối lái nhiều lắm. Con phải dậy từ lúc 4h, đi giao hàng từ 5h sáng đến 10h đêm mới xong, tháng nào con cũng tích lũy được ít nhất 2 chỉ.

Tony nói sao con giống mấy ông bà mình ở quê dữ vậy, lâu lâu lòi ra 1 đống vàng ki ki cóp cóp… Thôi con mở 1 tài khoản, rồi bỏ tiền vô đó đi, tự quản lý tài chính cũng là một kỹ năng.

Hôm nay nó lên Tp mua đồ tết gửi về cho em nó ở quê, sắp tết rồi. Nó ghé VP chơi, cầm theo gói trà, Tony trả lại kêu nó gửi về quê đi, dượng ở đây đâu có thiếu. Nó ngồi cười, gương mặt sạm đen vì nắng gió, nhưng ánh mắt sáng bừng của sự quyết tâm. Tony nói “con làm việc cật lực như vậy, đạo đức như vậy, kỷ luật như vậy…thành công là điều dĩ nhiên”. Thấy dáng nó ốm tong ốm teo đi về mà Tony mừng thầm, lại có một con sao biển nữa đã được ném trở về với đại dương để sống một cuộc đời ý nghĩa…(2013)
-----------------------------------------------------------
Tin tức cập nhật: Bạn đã thêm nghề bán bất động sản khu Mỹ Phước Bình Dương mấy tháng nay. Tiền tích cóp từ bán nước, bạn đã kịp tậu cho mình 1 nền (150 triệu) và đã xây dựng cái nhà trọ nhỏ cho công nhân ở khu nhà máy Kumho gần đấy.

Bạn kể bạn đang bán bất động sản với tình yêu và sự đam mê mãnh liệt. Từ 5h sáng đã mò ra quán cà phê tâm sự lê la, và dắt khách đi coi đất, đàm phán, tham dự mọi hội chợ triển lãm để tăng cơ hội tiếp thị với khách hàng đến tối mịt.

Bạn nói, năm 2015 con sẽ gom 5 miếng đất lại, đủ 750m2 làm cái xưởng sản xuất chổi đót gì đó của quê bạn. Bạn sẽ đem người ngoài quê vô làm công nhân vì họ lành nghề và nhờ dượng xuất khẩu.

Hẻm lẽ qua năm 2015, tui đi xuất khẩu chổi đót? Chổi đót tiếng Anh nói sao, tui đâu có biết…(2014)
------------------------------------------------------------------
Cập nhật: Bữa nay bạn lại ghé thăm Tony vì nghe dượng bị thoát vị đĩa đệm, mang ít lá cây gì đó. Nói con mở được xưởng sản xuất rồi, gia công chổi cho một doanh nghiệp xuất đi Ấn Độ. Nó nói bây giờ con có Đô-la rồi, lễ này về quê làm hộ chiếu để chuẩn bị đi Ấn Độ để làm đúng yêu cầu của người ta và làm các mẫu “chổi to chổi nhỏ” đủ kiểu để tham dự hội chợ thủ công mỹ nghệ. Bạn cũng bắt đầu đi học ngoại ngữ vào buổi tối, chỉ muốn bập bõm nói vài câu khi bắt tay đối tác thôi. Và bạn cũng đã có người yêu, một cô gái người Nam Định đang học ở ĐH Bình Dương chuyên ngành kế toán, nghe nói cũng biết vun vén làm ăn và chịu khó ghê lắm. Đi học ngoại ngữ về là hai đứa ngồi bó chổi tới khuya…

Trong khi đó vẫn có nhiều bạn trẻ ngồi bó tay, bó gối, ăn miết mà chẳng chịu làm…

Quay về trường đi, cô bé ạ. Em vẫn chưa tan học đâu :blushing:
 
×
Quay lại
Top