Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Nguyên nhân nhận thức:
- Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, trình độ dân trí của nhân dân còn hạn chế.
- Mặc dù khoa học đã phát triển mạnh, song nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội diễn ra đến nay khoa học chưa giải thích được. Ví dụ như hiện tượng trường sinh học. Do vậy, tâm lý sợ hãi, trông chờ, tin tưởng vào sức mạnh siêu nhiên vẫn tồn tại trong ý thức con người, kể cả nhân dân ở các nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội
Nguyên nhân tâm lý:
- Tôn giáo tồn tại lâu đời và ăn sâu trong tiềm thức của nhiều người. Nó là một trong những hình ý thức xã hội bảo thủ nhất in đậm trong đời sống tinh thần của nhiều người, kể cả trong chủ nghĩa xã hội.
Nguyên nhân chính trị - xã hội:
- Do đạo đức, văn hoá của tôn giáo có nhiều điểm còn phù hợp với chủ nghĩa xã hội và đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. Ví dụ như tính hướng thiện, bình đẳng, thương người của Phật giáo; ước muốn về một xã hội hòa mục của Nho giáo, v.v...
- Dưới chủ nghĩa xã hội, tôn giáo có khả năng tự biến đổi để thích nghi theo xu hướng “đồng hành cùng dân tộc”, sống “tốt đời, đẹp đạo”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, v.v.
- Do chính sách tôn giáo của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân.
- Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa vẫn còn tồn tại đấu tranh giai cấp dưới nhiều hình thức phức tạp, các thế lực chính trị vẫn lợi dụng tôn giáo để phục vụ mưu đồ chính trị của chúng; Mặt khác, các hiện tượng như chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, khủng bố, bệnh tật, đói nghèo... là điều kiện cho tôn giáo phát triển.
Nguyên nhân kinh tế:
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trong đó có cả những thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân nên còn hiện tượng bóc lột người lao động, còn bất công, bất bình đẳng xã hội...; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân chưa cao. Điều đó làm cho con người còn tin tưởng vào lực lượng siêu nhiên.
Nguyên nhân về văn hoá:
- Tôn giáo có khả năng đáp ứng ở một mức độ nhất định nhu cầu văn hoá tinh thần và có ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức cộng đồng, đạo đức, lối sống. Do đó, bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức tôn giáo là cần thiết.