coutun14
Thành viên
- Tham gia
- 22/3/2019
- Bài viết
- 3
Bộ TT&TT vừa công bố báo cáo tình hình triển khai dịch vụ MNP (chuyển mạng giữ số) tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2019. Theo số liệu, kể từ khi triển khai đến nay, cả nước đã có 256.739 thuê bao đăng ký chuyển mạng giữ số với tỷ lệ thành công đạt 71,7%.
Đặc biệt, trong tháng 3/2019, số lượng thuê bao đăng ký rời mạng Viettel là hơn 60,000 khách hàng, số lượng khách hàng “bỏ” nhà mạng Viettel trong tháng /2019 còn lớn hơn tổng 3 nhà mạng còn lại cộng lại.
Với số lượng thuê bao rời đi (và thành công) đứng đầu thị trường viễn thông Việt, có thể nhận thấy, Viettel đang đứng trước một cơn “khủng hoảng” về độ trung thành của khách hàng.
Mặc dù lãnh đạo của tập đoàn đã từng trả lời báo chí rằng, Viettel luôn tôn trọng ý kiến của khách hàng và không có chủ trương níu kéo thuê bao ở lại, nhưng nhiều chuyên gia công nghệ cho rằng, đây chỉ là một lời bao biện, không che giấu được sự thật là số thuê bao “bỏ rơi” Viettel ngày càng nhiều.
Dẫn đến tình trạng này, dễ dàng hiểu được những nguyên nhân khả dĩ. Việc phát triển số lượng thuê bao quá nhanh nhưng hạ tầng không đáp ứng được, công tác chăm sóc khách hàng không được chu đáo, tin nhắn rác, trừ tiền không hợp lý, dịch vụ giá trị gia tăng mập mờ… đều có thể là lý do khiến khách hàng quyết tâm “dứt áo” ra đi.
Anh N.X.Q (Hà Nội) chia sẻ trên một diễn đàn dành cho cộng đồng công nghệ hành trình đi đến quyết định chuyển khỏi mạng Viettel:
“Tuy mang tiếng là có vùng phủ sóng lớn nhất nhưng không hiểu sao sóng mạng của tôi luôn chập chờn, thỉnh thoảng lại bị sập. Ngoài ra, tin nhắn rác cũng rất nhiều, gần như ngày nào cũng bị làm phiền 3-4 lần vì số điện thoại của tôi cũng phải công khai trên web để phục vụ kinh doanh. Nhiều lần gọi điện lên tổng đài để nhờ can thiệp nhưng hứa xong đâu lại vào đấy. Nên lần này coi như chia tay. Tôi đã gửi yêu cầu chuyển mạng và được chấp nhận. Giờ chờ đến ngày chính thức có hiệu lực thôi”.
Chia sẻ của anh nhận được nhiều đồng thuận của các thành viên khác, một phần nào phản ảnh sự bất mãn của một bộ phận khách hàng.
Còn trên nhóm “Chuyển mạng giữ số” ở Facebook, số lượng trao đổi liên quan đến việc chuyển khỏi Viettel chiếm khoảng 30% nội dung với nhiều cảm xúc khác nhau. Thậm chí, có trường hợp bức xúc vì Viettel làm khó dễ khi thông tin thuê bao đều chính xác nhưng tổng đài lại từ chối vì lý do không khớp nhân thân, phải lên tận trụ sở để “làm cho ra nhẽ”.
Không chỉ là số thuê bao có ý định chuyển mạng, số thuê bao chuyển đi thành công cũng cao nhất cả nước (86,3%), nhiều phần là do bộ phận chăm sóc khách hàng không thể giữ được “người ở lại”. Quy trình thông thường khi có yêu cầu chuyển mạng là: tổng đài tiếp nhận yêu cầu, sau đó sẽ có nhân viên gọi điện thoại trực tiếp đến thuê bao để hỏi nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục. Đồng thời, thuê bao sẽ được giới thiệu các gói cước khuyến mãi vượt trội để níu giữ “lần cuối”. Thế nhưng, một khi người dùng đã mất lòng tin vào chất lượng thì họ đều quyết tâm “dứt áo ra đi”, ưu đãi cách mấy cũng không thành công.
Đặc biệt, trong tháng 3/2019, số lượng thuê bao đăng ký rời mạng Viettel là hơn 60,000 khách hàng, số lượng khách hàng “bỏ” nhà mạng Viettel trong tháng /2019 còn lớn hơn tổng 3 nhà mạng còn lại cộng lại.
Với số lượng thuê bao rời đi (và thành công) đứng đầu thị trường viễn thông Việt, có thể nhận thấy, Viettel đang đứng trước một cơn “khủng hoảng” về độ trung thành của khách hàng.
Mặc dù lãnh đạo của tập đoàn đã từng trả lời báo chí rằng, Viettel luôn tôn trọng ý kiến của khách hàng và không có chủ trương níu kéo thuê bao ở lại, nhưng nhiều chuyên gia công nghệ cho rằng, đây chỉ là một lời bao biện, không che giấu được sự thật là số thuê bao “bỏ rơi” Viettel ngày càng nhiều.
Dẫn đến tình trạng này, dễ dàng hiểu được những nguyên nhân khả dĩ. Việc phát triển số lượng thuê bao quá nhanh nhưng hạ tầng không đáp ứng được, công tác chăm sóc khách hàng không được chu đáo, tin nhắn rác, trừ tiền không hợp lý, dịch vụ giá trị gia tăng mập mờ… đều có thể là lý do khiến khách hàng quyết tâm “dứt áo” ra đi.
Anh N.X.Q (Hà Nội) chia sẻ trên một diễn đàn dành cho cộng đồng công nghệ hành trình đi đến quyết định chuyển khỏi mạng Viettel:
“Tuy mang tiếng là có vùng phủ sóng lớn nhất nhưng không hiểu sao sóng mạng của tôi luôn chập chờn, thỉnh thoảng lại bị sập. Ngoài ra, tin nhắn rác cũng rất nhiều, gần như ngày nào cũng bị làm phiền 3-4 lần vì số điện thoại của tôi cũng phải công khai trên web để phục vụ kinh doanh. Nhiều lần gọi điện lên tổng đài để nhờ can thiệp nhưng hứa xong đâu lại vào đấy. Nên lần này coi như chia tay. Tôi đã gửi yêu cầu chuyển mạng và được chấp nhận. Giờ chờ đến ngày chính thức có hiệu lực thôi”.
Chia sẻ của anh nhận được nhiều đồng thuận của các thành viên khác, một phần nào phản ảnh sự bất mãn của một bộ phận khách hàng.
Còn trên nhóm “Chuyển mạng giữ số” ở Facebook, số lượng trao đổi liên quan đến việc chuyển khỏi Viettel chiếm khoảng 30% nội dung với nhiều cảm xúc khác nhau. Thậm chí, có trường hợp bức xúc vì Viettel làm khó dễ khi thông tin thuê bao đều chính xác nhưng tổng đài lại từ chối vì lý do không khớp nhân thân, phải lên tận trụ sở để “làm cho ra nhẽ”.
Không chỉ là số thuê bao có ý định chuyển mạng, số thuê bao chuyển đi thành công cũng cao nhất cả nước (86,3%), nhiều phần là do bộ phận chăm sóc khách hàng không thể giữ được “người ở lại”. Quy trình thông thường khi có yêu cầu chuyển mạng là: tổng đài tiếp nhận yêu cầu, sau đó sẽ có nhân viên gọi điện thoại trực tiếp đến thuê bao để hỏi nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục. Đồng thời, thuê bao sẽ được giới thiệu các gói cước khuyến mãi vượt trội để níu giữ “lần cuối”. Thế nhưng, một khi người dùng đã mất lòng tin vào chất lượng thì họ đều quyết tâm “dứt áo ra đi”, ưu đãi cách mấy cũng không thành công.