Văn Văn của member KSV ^ . ^

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Èo, tìm thấy mấy bài kiểm tra Văn trước đây, post lên cho cả nhà cùng đọc, tham khảo, bình luận ... hihi nói chung là kỉ niệm cũ :D


ĐỀ BÀI : Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có niềm hy vọng ?




BÀI LÀM:

Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng sẽ có ít nhất một lần ước mơ, hy vọng vào một điều gì đó. Có người hy vọng tương lai sau này sẽ trở lên giàu có, người khác hy vọng mình có một công việc ổn định để có thể nuôi sống bản thân và gia đình. Vậy hy vọng là gì và cuộc sống sẽ ra sao nếu không có niềm hy vọng ?
Theo tôi nghĩ, hy vọng là niềm mong ước, đạt được một thành quả nào đó trong cuộc sống. Niềm hy vọng của mỗi người có thể trở thành hiện thực hoặc không thể trở thành hiện thực được. Tuy nhiên , ai trong chúng ta cũng có quyền hy vọng một điều gì đó tốt đẹp sẽ đến với mình .

Cuộc sống của chũng ta sẽ vô nghĩa, buồn tẻ, nhạt nhòa biết bao nếu không có niềm hy vọng, Ta không hề tin tưởng ai, không có một mục đích nào đó để phấn đấu không dự định gì cho tương lai của mình, Sống như vậy ta chỉ có thể nhìn thấy một màu tối, một không khí ảm đạm xung quanh mình mà thôi..
Chúng ta hãy cùng nghĩ đến những người khuyết tật . Họ vẫn sống lạc quan, vẫn làm việc bình thường như bao người lành lặn khác. Họ không hề cảm thấy mình là người vô ích. Qua phương tiện thông tin đại chúng, tôi biết được rất nhiều tấm gương vượt qua khó khăn để đạt được ước muốn. Có những người bạn khuyết tậtm gia đình khó khăn nhưng vẫn quyết tâm đến trường học tập mong muốn được đùa vui với bạn bè cùng trang lứa. Sau này, họ có thể trở thành một bác sĩ, giáo viên và cây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, Hay như bên cạnh nhà tôi có một gia đình bạn nhỏ rất khó khăn, bạn mồ côi cả cha lẫn mẹ, chỉ sống với bà ngoại, Hai bà cháu rau cháo qua ngày đã khó, mong gì cho cháu được đến trường. Nhưng hằng ngày bà ngoại vẫn mớ rau, mớ tép đi chợ để có tiền mua sách bút cho cháu, mong cháu có cái chữ để sau này đỡ khổ. Người bạn nhỏ đó cũng rất thương bà nên ngoài giờ học bạn còn đi làm thêm để kiếm tiền giuó bà. Được sự giúp đỡ cưu mang đùm bọc của những người xung quanh và niềm hy vọng vào một tương lai tốt đẹp , bạn nhỏ đó đã đạt được nhiều thành công. Suốt bảy năm, bạn đều là học sinh giỏi , từng tham dự nhiều kì thi và đoạt giải. Vậy bạn nhỏ đó và nhiều bạn khác đã làm thế nào, các bạn nghĩ gì mà có một ý chí mạnh mẽ để đạt được ước muốn của mình. Thì ra mỗi người trong họ đều có một niềm tin, một niềm hy vọng, khát khao cháy bỏng và một cuộc sống tốt đẹp sau này. Nếu các bạn ấy không có ước mơ, hy vọng thì sẽ không có những thành công đó, Niềm hy vọng sẽ giúp tôi và các bạn có một nghị lực, ý chí mạnh mẽ để vượt qua những gian nan trong cuộc đời.
Tuy nhiên không phải ai cũng có hy vọng đều trở thành hiện thực. Ví như gia đình tôi chẳng hạn. Tôi sống với mẹ và ông ngoại từ nhỏ. Tôi luôn được mẹ dìu dắt, chỉ bảo, trao cho niềm tin để trở thành một người có ích. Nhưng mẹ lại bị một căn bệnh mãn tính hành hạ- bệnh hen phế quản. Mỗi lần trái gió trở trời mẹ lại bị khó thở, mặt mẹ tái xanh, người gầy đi vì không ngủ được. tôi thương mẹ lám nhưng chỉ biết đấm lưng để cho mẹ dễ thở hơn. Gia đình tôi khó khăn nên không có điều kiện đưa mẹ vào viện để tiện chăm sóc. Mẹ cũng biết nên nhiều lần tôi xin mẹ nghỉ học để đi kiếm tiền nhưng mẹ gạt đi. Mẹ nói " Nếu không học thì đời con sẽ khổ như mẹ. Mẹ mong con chăm chỉ học hành , ngoan ngoãn là mẹ vui rồi ". Lời mẹ nói in sâu vào tâm trí tôi. Tôi luôn hy vọng, mơ ước sau này sẽ trở thành bác sĩ, tìm ra thuốc điều trị bệnh cho mẹ. Nhưng điều đó đã không trở thành hiện thực được vì mẹ đã ra đi mãi mãi. Mẹ mất đi, tôi cũng mất đi niềm hy vọng, ước mơ của mình. Nhưng ông tôi, những người bạn, thầy cô, hàng xóm... tất cả mọi người xung quanh đã trao lại cho tôi niềm hy vọng mới. Một người bạn đã nói với tôi" Cuộc sống luôn công bằng, nó không lấy đi của ai cái gì mà không trả lại cái khác .Mẹ bạn đã đi đến một nơi hạnh phúc, ở đó mẹ bạn sẽ không còn bệnh tật nữa. Bạn hãy cố lên !". Tôi đã bật khóc khi nghe bạn nói, tự nhủ với lòng mình sẽ luôn cố gắng, luôn hy vọng vào tương lai tốt đẹp để không phụ lòng chăm sóc của mẹ. Chính niềm hy vọng của mẹ, của ông ngoại, các bạn, thầy cô... đã giúp tôi vượt qua nỗi buồn, trưởng thành hơn trong cuộc sống .
Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó. Bên cạnh những niềm hy vọng chính đáng, tốt đẹp lại có những hy vọng hão huyền, không có thực. Chúng ta không nên như vậy, những hy vọng cao sang quá đà không những thực hiện được mà còn làm hại chúng ta.
Đất nước đang bước bào giai đoạn phát triển, mọi người đang cùng nhau góp sức xây dựng, hy vọng đất nước giàu mạnh, nhân dân ấm no. Chúng ta hãy cùng tin tưởng vào một xã hôi công bằng , dân chủ văn minh.
Các bạn thấy đó, cuộc sống sẽ luôn tươi vui, ý nghĩa , rực rỡ muôn màu nếu chũng ta không ngừng tin tưởng. Niềm hy vọng sẽ giúp ta có nghị lực, ý chí kiên cường vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống, hướng tới một tương lai tươi sáng, Chúng ta hãy cùng hy vọng các bạn nhé !



Bài này cô giáo cho 7 điểm :-P
Viết mỏi tay ùi, mai up bài khác nhé:) Cả nhà cứ bình luận tự nhiên, đọc lại thấy lủng củng ghê :D
 
Vậy mà tôi cứ tưởng cậu làm thơ?
Hồi đó toàn thơ con cóc :)) mà lúc đó đa số là làm văn nghị luận điểm còn chút xíu chớ văn phân
tích thì lẹt đẹt lắm ak:KSV@08:
Đây là những bài văn hồi cấp 3 của Heo ý mà :)
 
bài viết cũng sáng tạo đấy chứ ke ke. Nếu ta mà làm thầy giáo ta sẽ cho cho con 7.5 điểm ^^
 
ĐỀ BÀI : Tình thương là hạnh phúc của con người

Bài Làm :

Cuộc sống của mỗi người đều có những tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ, yêu thuơng , giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó sẽ giúp cho cuộng sống thêm ấm áp, tràn đầy tình thương yêu, vậy nên " Tình thương là hạnh phúc của con người ".
Thật vậy, tình thương là tình cảm gắn bó giữa con người với con người, con người với quê hương đất nước. Nó là cơ sở quan trọng nhất tạo nên vẻ đẹp của xã hội .

Chúng ta biết rằng, dân tộc Việt Nam ta có tinh thần yêu nước nồng nàn. Đất nước ta được xây dựng trên tình thương và lòng nhân ái của mỗi người dân. Khi đế quốc Mĩ và thực dân Pháp xâm lược nước ta đã có bao người anh hùng ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc. Họ yêu quê hương mình, yêu từng nhành cây, ngọn cỏ, ngôi nhà lá đơn sơ...những thứ thân thuộc, gắn bó trong cuộc sống đời thường. Những con người đó đã không tiếc bản thân, lao vào cuộc đấu tranh để giải phóng dân tộc, đem lại tự do, hạnh phúc cho bao người. Ta tự hỏi, nếu không có tình thương thì sức mạnh nào đã giúp họ làm lên những điều lớn lao như vậy?

Trong gia đình là tình thương yêu của bố mẹ dành cho con cái, của anh chị em họ hàng đối với nhau. Ông cha ta có câu " thương người như thể thương thân" cũng là để răn dạy con cháu đời sau phải biết yêu mến, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, Cha mẹ yêu con hơn yêu chính mình, nâng niu từng bữa ăn , giấc ngủ, mong con được hạnh phúc sau này . Bạn có nhớ đến một cô bé tên Hồng trong tác phẩm " Ngày thơ ấu " của nhà văn Nguyên Hồng. Cô bé mồ côi cha từ nhỏ, vượt qua mọi ý nghĩ xấu xa mà những người họ hàng reo rắc vào đầu bé về mẹ, cô bé vẫn dành những tình cảm yêu thương, kính trọng nhất cho mẹ của mình. Hay trong chuyện " Chiếc lá cuối cùng" của tác giả O-hen-ri. Với tình thương cao cả, bác Bơ-men đã hy sinh cả cuộc sống của mình để cứu Giôn-xi được sống lại. Những tình cảm cao đẹp như vậy thật đáng quý biết bao .

Yêu thương là hành động, hành động vì tình thương mới thực sự hạnh phúc. Chúng ta khâm phục trước hành động của một người thanh niên nhường chỗ trên xe buýt cho cụ già cao tuổi , phụ nữ có thai, một em bé dìu bà lão qua cầu, qua đường... và cả những hành động dũng cảm hơn nữa. Cuộc đời này còn có biết bao mảnh đời bất hạnh, những hoàn cảnh khó khăn cần mọi người giúp đỡ. Ta xúc động khi gặp một cô bé tàn tật biết vượt qua mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống , ta yêu thương những gương mặt bé thơ không còn được lành lặn như bao người. Tình yêu thương đó xuất phát từ tấm lòng chân thành nhất của mỗi người. Khi bạn cô đơn hay gặp khó khăn thì tình thương yêu , giúp đỡ của mọi người xung quanh, gia đình, bạn bè, thầy cô...chính là sức mạnh giúp bạn vượt qua tất cả.

Trong xã hội ngày nay, thanh niên, học sinh như chũng ta phải biết giúp đỡ, quý mến nhau để cùng vươn lên trong cuộc sống. Nếu bạn dành tình thương cho mọi người thì bạn cũng được đáp trả lại. Nó làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc. Cuộc sống của bạn sẽ không còn buồn tẻ, nhạt nhẽo mà sẽ trở nên muôn màu muôn vẻ, vui tươi tràn ngập tiếng cười . Vì vậy, bạn nên dành thì giờ nhất định để giúp đỡ cha mẹ, quan tâm hơn tới mọi người xung quanh , chăm lo một phần công việc gia đình. Người nào mà không biết tý gì đến việc nhàm không kính yêu cha mẹ, không thương mến người thân thì ngoài xã hội sao có lòng yêu mến nhân dân thật sự được ?

Tóm lại, giữa con người cần có tình thương yêu giúp đỡ lẫn nhau . Tình yêu sẽ được đáp lại bằng tình yêu, tình thương sẽ được đáp lại bằng tình thương, những tấm lòng rộng mở cũng được đáp lại bằng những tấm lòng rộng mở. Bạn cho đi những gì tốt đẹp thì bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn vậy. Chung ta hãy sống sao cho " Tình thương chính là hạnh phúc của con người "



Bài nì được 6.5 :D
 
bài của ss làm hay ấy ạ ^^

em cũng mạn phép post bài của mình cho mọi người cùng tham khảo nghe ^^

Đề bài: NƠI DỰA
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước,
bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người
đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi
nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người
chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

Từ ý nghĩa văn bản trên, hãy trình bày suy nghĩ của em về nơi dựa của mỗi
người trong cuộc sống.

Bài làm​



Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, trong lòng bạn sẽ chứa đầy sự bực dọc, cứ như một trái bóng đã bơm rất đầy hơi rồi đang chập chờ một lúc nào đó để nổ, và nó khiến bạn có cảm giác như mình không có lối thoát, giống như bị sa vào một bãi bùn lầy, càng vùng vẫy càng tuyệt vọng. Khi đó, bạn rất cần một bàn tay chìa ra để cứu giúp, cũng như thông điệp mà tập thơ “Tia nắng” của Nguyễn Đình Thi đã gửi gắm, đó là con người không ai có thể sống đơn độc, và nơi dựa chính là bàn tay tốt nhất để giải cứu tâm hồn bạn.

Cuộc sống vốn có rất nhiều điều nghịch lí. Lẽ thường, nơi dựa thường phải là một điểm tựa vững chắc hơn về mặt hữu hình. Cũng như trong câu chuyện của Nguyễn Đình Thi, thì người đàn bà với ”khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa xôi nào” tưởng chừng như là nơi dựa cho đứa trẻ “bước còn chưa vững kia”, cũng như người chiến sĩ “có ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết” mới là nơi dựa cho bà cụ “bước còn không vững”, thì hóa ra lại ngược hẳn. Đứa trẻ và bà cụ không thể nào đủ vững vàng và khỏe mạnh để cho bất kì ai có thể dựa được, tuy nhiên, có kì lạ quá không khi họ lại chính là nơi dựa tốt nhất giúp cho người đàn bà sống và người chiến sĩ kia đi qua thử thách. Có phải chăng, nơi dựa không chỉ là những vật hữu hình, mà còn là về những cái vô hình, như tinh thần chẳng hạn ?

Bạn có để ý không, khi đi đến một nơi xa lạ một mình, ví dụ như vào một quán ăn nào đó chẳng hạn, người ta thường chọn chỗ ngồi ngay trước bức tường trong khi quán còn rất nhiều chỗ khác để lựa chọn. Đó là vì khi chỉ có một mình, thì con người sẽ tồn tại sự bất ổn, và bức tường như một chỗ dựa vững chắc giúp ta cảm thấy yên tâm hơn. Nơi dựa ít nhiều gì cũng giống như bức tường. Nơi dựa giúp ta xoa dịu tâm hồn. Nơi dựa cho ta một cảm giác bình yên. Lo lắng, bất an luôn là những thứ “bất li thân” trong cuộc sống của chúng ta, và đó là lí do mỗi người cần phải có một nơi dựa để chia sẻ, cảm thông, để họ lại thấy yêu đời, và lấy lại sức mạnh, niềm tin cùng với động lực sống tốt hơn. Nơi dựa chính là nơi ta có thể cảm thấy ấm áp trong tâm hồn.

Mỗi con người đều có một cuộc đời riêng, tùy theo đó mà nơi dựa mỗi người mỗi khác. Có khi với bạn nơi dựa chính là những người mà bạn yêu quí nhất, nhưng cũng có khi một bản nhạc gắn với một kỉ niệm khó quên sẽ giúp tôi cảm thấy bình yên trở lại. Có khi với bạn căn nhà nhỏ nhưng đầy ấm cúng chính là nơi dựa vững chắc nhất, nhưng có khi quyển nhật kí đầy ắp chữ với chữ lại là nơi để tôi trút ra hết mọi nỗi lòng,… Dù là gì đi nữa, thì nơi dựa sẽ luôn là nơi đỡ lấy ta khi ta có lỡ vấp ngã. Và cũng nhờ vào nơi dựa mà ta có thể sống tốt hơn. Cũng như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, nếu ngày xưa thầy không dựa vào việc học, dùng đôi chân để viết lên cuộc đời mình, thì giờ đây liệu thầy có trở thành một tấm gương sáng mà ai cũng biết không? Hay như cậu du học sinh, nếu không dựa vào những kỉ niệm đẹp về người mẹ đã dồn hết hi vọng cho cậu khi trơ trọi một mình nơi “đất khách quê người”, thì chắc cậu ta đã không thể quyết tâm học hành để góp phần xây dựng cho đất nước đẹp hơn rồi Tuy nhiên, cuộc sống không cho phép ta sống một mình, và đó là khi ta không thể cứ dựa hoài vào người khác được. Khi một bàn tay mệt mỏi vì cứ mãi phải chìa ra, hãy dùng bàn tay của mình để nắm lại bàn tay họ. Khi một đôi vai quá mệt mỏi vì cứ mãi cho người khác dựa vào, hãy cho họ mượn lại bờ vai. Khi một con người mướn bùng nổ vì lúc nào cũng là người “cái thùng rác” để mọi người vứt bỏ áp lực của mình vào, hãy hoán đổi vị trí với họ. Là vì chia sẻ với người khác, giúp họ vơi bớt những nỗi buồn và đau đớn trong cuộc sống chính là khi mình thấy hạnh phúc nhất. Trân trọng tất cả nơi dựa mà mình may mắn có được, vì nơi dựa chính là món báu vật quí giá nhất mà cuộc sống đã ban tặng cho ta. Đồng thời, chính bản thân ta cũng cần phải trở thành món báu vật của người khác, tức là trở thành một nơi dựa thật vững chắc cho những người mà ta yêu quí nhất.

Trong một câu chuyện cổ tích, tại vương quốc nọ đang diễn ra một cuộc thi vẽ tranh về sự bình yên do chính tay nhà vua tổ chức. Trải qua các vòng thi, nhà vua vẫn còn phân vân hai bức tranh được vẽ đẹp ngang nhau. Một bức tranh vẽ về cảnh núi hồ tĩnh lặng và trông cực kì thơ mộng, và bức tranh còn lại vẽ về cảnh một cơn bão dữ dội tàn phá những gì nó đi qua. Tất cả mọi người đều nghĩ rằng nhà vua sẽ chọn bức tranh thứ nhất. Và khi nhà vua đưa ra quyết định cuối cùng trái với dự đoán của họ, họ rất ngạc nhiên. Nhà vua giải thích: “Ta chọn bức tranh thứ hai vì trong khe núi của nơi đang bị cơn bão tàn phá này, có một tổ chim mà chim mẹ đang mớm mồi cho chim con ăn. Sự yên bình thật sự phải là sự yên bình trong tâm hồn.” Một chút tinh tế, một chút quan tâm, một chút chân thành, va một chút cảm thông, đó là cách đơn giản nhất để bạn đem lại sự bình yên cho tâm hồn người khác, và chỉ có sự bình yên về mặt tâm hồn mới là thứ chứng tỏ sự vững vàng của bạn khi làm chỗ dựa cho người khác.

Con người sẽ rất yếu đuối nếu không có nơi dựa, và nơi dựa chính là nơi sẽ giúp con người trở nên mạnh mẽ hơn. Ánh sáng sẽ lại tới khi nơi dựa làm cho bóng tối trong bạn biến mất. Khi bạn được nơi dựa nâng đỡ lúc vấp ngã, khi đứng dậy, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Hãy dựa vào người khác khi bạn thấy áp lực, và hãy làm nơi dựa cho những ai đang tuyệt vọng. Đó là vì chỉ có yêu thương mới có thể đem con người lại gần nhau hơn. Và nơi dựa xuất phát từ yêu thương đấy, bạn biết không?

tuy em mới học lớp Chín :P, nhưng thầy em cho em làm thử dạng đề này hồi em luyện thi hsg, bài này dc 8, mn tham khảo rời nhận xét cho em nhé ^^


ôi trời ơi...dân Văn nữa.....hic hic

Mới lớp 9: hê hê :KSV@05::KSV@05::KSV@05::KSV@05:
 
"ANH" Ang =)) hê hê là có ý gì hỉ? ;;)
chờ chủ topic vào =))
mình làm loãng topic "Văn của Heokool" thành "Văn của Rep2pm" rồi =))
xl trc ạ =))
 
"ANH" Ang =)) hê hê là có ý gì hỉ? ;;)
chờ chủ topic vào =))
mình làm loãng topic "Văn của Heokool" thành "Văn của Rep2pm" rồi =))
xl trc ạ =))
em lập một topic cho em đi
 
thôi anh ạ :P thỉnh thiảng vào em đâm chọt vài bài thôi :P chứ kêu em lập topic mới thì... hơi nản :P
 
thôi anh ạ :P thỉnh thiảng vào em đâm chọt vài bài thôi :P chứ kêu em lập topic mới thì... hơi nản :P
ẹc ec...lập để mà sau này muốn coi lại cũng dễ mà em...
 
vâng ạ :P em chỉ sợ ko ai hưởng ứng thôi :P
 
uầy cám ơn em đã góp ý cho chị , mong là có nhiều bạn cũng góp bài vào topic nì, có giề chị sửa chủ đề cũng được muk hehehe
 
Cảm Nhận Về Tác Phẩm Rừng Xà Nu

Tính sử thi của tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) ...Để dẫn ra một tác phẩm tiêu biểu có thể minh hoạ cho sự tồn tại của "nền văn học sử thi" trong văn học Việt Nam 1945 - 1975, tưởng không có tác phẩm nào tiêu biểu hơn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Quả đây là một truyện ngắn mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn (thực ra, với các tác phẩm thuộc loại này, chỉ nói đến tính sử thi là đủ, bởi cảm hứng lãng mạn đã trở thành một phần tất yếu của nó).Tính sử thi của Rừng xà nu được biểu lộ trước hết ở những sự kiện có tính chất toàn dân được nhắc tới. Những chuyện xảy ra với làng Xô man hoàn toàn không có ý nghĩa cá biệt. Chúng là chuyện chung của cả Tây Nguyên, cả miền Nam, cả nước trong những ngày chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Tính thế bị o ép của làng Xô Man trước ngày đồng khởi là bức tranh sinh động về cuộc sống đau thương của đồng bào miền Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thi hành luật 10-59, khủng bố dữ dội những người yêu nước, những người kháng chiến cũ. Khi làng Xô Man đứng dậy th.ì gương mặt của làng lúc này lại chính là gương mặt của cả nước trong những ngày quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ - một gương mặt rạng rỡ, tự tin, điềm tĩnh đón nhận những thử thách mới.Biểu hiện thứ hai của tính sử thi trong Rừng xà nu là truyện ngắn đã xây dựng thành công hình tượng một tập thể anh hùng. Những anh hùng được kể tới trong đó đều có tính đại diện cao, mang trong mình hình ảnh của cả một dân tộc. Tập thể anh hùng trong Rừng xà nu là tập thể đa dạng về lứa tuổi và giới tính. Mỗi gương mặt anh hùng đều có những nét riêng, thể hiện một số phận riêng trong cuộc đời chung. Tất cả họ đều giống nhau ở những phẩm chất cơ bản : gan dạ, trung thực, một lòng một dạ đi theo cách mạng. Chiến công của mỗi người tuy đa dạng mà thống nhất. Cuốn sử vẻ vang của làng Xô Man, của Tây Nguyên không phải do riêng một người mà do tất cả mọi người viết ra. Bản trường ca của núi rừng không chỉ trỗi lên một giọng mà là sự tổng hoà của nhiều giọng. Anh Quyết, cụ Mết, anh Tnú, chị Mai, cô Dít, bé Heng là những nhân vật tiêu biểu, nhưng bên cạnh họ, đằng sau họ còn có bao người khác nữa cũng không chịu sống mờ nhạt, vô danh. Tất cả họ đều thi đua lập công, đều muốn góp phần mình vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Dĩ nhiên, hình tượng văn học nào cũng là sự thống nhất giữa cái cá biệt và cái phổ quát, nhưng ở Rừng xà nu, cảm hứng hướng về cái chung đã mang tính chất chi phối.Biểu hiện thứ ba của tính sử thi ở truyện ngắn Rừng xà nu là nó đã miêu tả các sự kiện, các nhân vật anh hùng từ một cái nhìn chiêm ngưỡng, khâm phục. Các chi tiết đời thường ít được nhắc tới. Nhà văn chỉ tâm đắc với những chi tiết nào có khả năng làm phát lộ được phẩm chất anh hùng của nhân vật. Tả cụ Mết, nhà văn chú ý tới giọng nói "ồ ồ dội vang trong lồng ngực" của cụ. Tưởng như trong tiếng cụ nói có âm vang của tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng của núi rừng, của lịch sử. Và quả thật, cụ là hình ảnh tượng trưng của truyền thống vững bền. Mỗi lời cụ thốt ra kết tinh trải nghiệm của cả một dân tộc. Nó cô đúc, sâu sắc, vang vọng như những chân lí. Chả thế mà cả làng Xô Man nghe như uống từng lời cụ nói và cả rừng xà nu cũng "ào ào rung động" như một sự hoà điệu, một sự tạo nền. Ngay cuộc đời của Tnú, một cuộc đời trải ra trong chính thời hiện tại cũng đã được lịch sử hoá và nhuốm màu huyền thoại. Đêm đêm bên bếp lửa nhà ưng, cụ Mết đã kể chuyện anh cho lũ làng, cho thế hệ con cháu nghe. Anh đã trở thành niềm tự hào của làng, là một biểu tượng sống động của người anh hùng được tất cả ngưỡng vọng, học tập.Tính sử thi của Rừng xà nu còn thể hiện ở giọng văn tha thiết, trang trọng mà tác giả đã sử dụng khi kể về sự tích của làng Xô Man. Giọng văn ấy cũng thấm đượm trong việc miêu tả thiên nhiên, khiến cho hình ảnh rừng xà nu bỗng thổi tới trong lòng người đọc một cảm giác say sưa. Ta bị cuốn theo câu chuyện không gì cưỡng nổi, tưởng mình đang được tắm trên một dòng sông mênh mang, tràn trề sinh lực, hoặc tưởng mình đang bị thôi miên bởi một bản nhạc giao hưởng hùng tráng
 
cảm ơn chị ạ :">
bài này em viết hồi đầu HKII :P
bạn em viết còn hay hơn, em vầy chưa là gì đâu chị ạ =.=
 
Cảm Nhận Về Tác Phẩm Rừng Xà Nu

Tính sử thi của tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) ...Để dẫn ra một tác phẩm tiêu biểu có thể minh hoạ cho sự tồn tại của "nền văn học sử thi" trong văn học Việt Nam 1945 - 1975, tưởng không có tác phẩm nào tiêu biểu hơn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Quả đây là một truyện ngắn mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn (thực ra, với các tác phẩm thuộc loại này, chỉ nói đến tính sử thi là đủ, bởi cảm hứng lãng mạn đã trở thành một phần tất yếu của nó).Tính sử thi của Rừng xà nu được biểu lộ trước hết ở những sự kiện có tính chất toàn dân được nhắc tới. Những chuyện xảy ra với làng Xô man hoàn toàn không có ý nghĩa cá biệt. Chúng là chuyện chung của cả Tây Nguyên, cả miền Nam, cả nước trong những ngày chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Tính thế bị o ép của làng Xô Man trước ngày đồng khởi là bức tranh sinh động về cuộc sống đau thương của đồng bào miền Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thi hành luật 10-59, khủng bố dữ dội những người yêu nước, những người kháng chiến cũ. Khi làng Xô Man đứng dậy th.ì gương mặt của làng lúc này lại chính là gương mặt của cả nước trong những ngày quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ - một gương mặt rạng rỡ, tự tin, điềm tĩnh đón nhận những thử thách mới.Biểu hiện thứ hai của tính sử thi trong Rừng xà nu là truyện ngắn đã xây dựng thành công hình tượng một tập thể anh hùng. Những anh hùng được kể tới trong đó đều có tính đại diện cao, mang trong mình hình ảnh của cả một dân tộc. Tập thể anh hùng trong Rừng xà nu là tập thể đa dạng về lứa tuổi và giới tính. Mỗi gương mặt anh hùng đều có những nét riêng, thể hiện một số phận riêng trong cuộc đời chung. Tất cả họ đều giống nhau ở những phẩm chất cơ bản : gan dạ, trung thực, một lòng một dạ đi theo cách mạng. Chiến công của mỗi người tuy đa dạng mà thống nhất. Cuốn sử vẻ vang của làng Xô Man, của Tây Nguyên không phải do riêng một người mà do tất cả mọi người viết ra. Bản trường ca của núi rừng không chỉ trỗi lên một giọng mà là sự tổng hoà của nhiều giọng. Anh Quyết, cụ Mết, anh Tnú, chị Mai, cô Dít, bé Heng là những nhân vật tiêu biểu, nhưng bên cạnh họ, đằng sau họ còn có bao người khác nữa cũng không chịu sống mờ nhạt, vô danh. Tất cả họ đều thi đua lập công, đều muốn góp phần mình vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Dĩ nhiên, hình tượng văn học nào cũng là sự thống nhất giữa cái cá biệt và cái phổ quát, nhưng ở Rừng xà nu, cảm hứng hướng về cái chung đã mang tính chất chi phối.Biểu hiện thứ ba của tính sử thi ở truyện ngắn Rừng xà nu là nó đã miêu tả các sự kiện, các nhân vật anh hùng từ một cái nhìn chiêm ngưỡng, khâm phục. Các chi tiết đời thường ít được nhắc tới. Nhà văn chỉ tâm đắc với những chi tiết nào có khả năng làm phát lộ được phẩm chất anh hùng của nhân vật. Tả cụ Mết, nhà văn chú ý tới giọng nói "ồ ồ dội vang trong lồng ngực" của cụ. Tưởng như trong tiếng cụ nói có âm vang của tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng của núi rừng, của lịch sử. Và quả thật, cụ là hình ảnh tượng trưng của truyền thống vững bền. Mỗi lời cụ thốt ra kết tinh trải nghiệm của cả một dân tộc. Nó cô đúc, sâu sắc, vang vọng như những chân lí. Chả thế mà cả làng Xô Man nghe như uống từng lời cụ nói và cả rừng xà nu cũng "ào ào rung động" như một sự hoà điệu, một sự tạo nền. Ngay cuộc đời của Tnú, một cuộc đời trải ra trong chính thời hiện tại cũng đã được lịch sử hoá và nhuốm màu huyền thoại. Đêm đêm bên bếp lửa nhà ưng, cụ Mết đã kể chuyện anh cho lũ làng, cho thế hệ con cháu nghe. Anh đã trở thành niềm tự hào của làng, là một biểu tượng sống động của người anh hùng được tất cả ngưỡng vọng, học tập.Tính sử thi của Rừng xà nu còn thể hiện ở giọng văn tha thiết, trang trọng mà tác giả đã sử dụng khi kể về sự tích của làng Xô Man. Giọng văn ấy cũng thấm đượm trong việc miêu tả thiên nhiên, khiến cho hình ảnh rừng xà nu bỗng thổi tới trong lòng người đọc một cảm giác say sưa. Ta bị cuốn theo câu chuyện không gì cưỡng nổi, tưởng mình đang được tắm trên một dòng sông mênh mang, tràn trề sinh lực, hoặc tưởng mình đang bị thôi miên bởi một bản nhạc giao hưởng hùng tráng


ta thích tác phẩm này lắm....hồi đó, viết bài này được 8,5.... Nhưng mà ta biết 8,5 của dân toán khác với dân văn các em nhiều....
 
×
Quay lại
Top Bottom