- Tham gia
- 29/2/2016
- Bài viết
- 273
Bộ truyện tranh Truyền thuyết Long thần tướng của nhóm tác giả Phong Dương Comic vừa được trao giải bạc tại Giải Truyện tranh Quốc tế lần thứ 9 do Nhật Bản tổ chức. Đây không chỉ là sự ghi nhận thành công cho những nỗ lực của nhóm tác giả trên mà còn là một dấu hiệu đáng mừng của truyện tranh Việt trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên truyện tranh Việt mới chỉ đang ở những bước đi đầu tiên và chông gai vẫn đang chờ ở phía trước…
Nỗ lực của những người trẻ
Bộ truyện tranh đầu tiên của Việt Nam là Dũng sĩ Hesman của tác giả Nguyễn Hùng Lân xuất bản vào năm 1992 (ban đầu, ông phóng tác từ phim hoạt hình Voltron - Defender of the Universe của Nhật Bản, sau đó tự sáng tác thêm 155 tập dựa theo tuyến nhân vật đã có và tạo dựng thêm vài chục nhân vật khác). Đây cũng là năm bộ truyện tranh Đôrêmon du nhập vào Việt Nam. Ngay sau thời gian đó, truyện tranh nhập ngoại đã áp đảo hoàn toàn truyện tranh Việt với hàng loạt bộ truyện dài tập thu hút được người đọc như: Dấu ấn rồng thiêng, Siêu quậy Téppi, Bảy viên ngọc rồng,... Khi đó, thị phần truyện tranh nhanh chóng lọt vào tay những bộ truyện ngoại nhập này còn truyện tranh Việt thì khá “lặng lẽ” với một số tác phẩm đáng nhớ như: Thần đồng đất Việt, Tí Quậy… Mặc dù nhận được sự đón nhận và ủng hộ của người đọc nhưng số lượng ít ỏi các tác phẩm này dường như chỉ là những cố gắng đơn lẻ và không đủ thể thay đổi thị trường truyện tranh Việt.
Trong rất nhiều năm qua, truyện tranh Việt bị bó hẹp trong đề tài những câu chuyện cổ tích hay lịch sử và phải mang trên vai trọng trách giáo dục hay về triết lý… Điều này khiến truyện tranh Việt không có môi trường thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, những năm gần đây, điều này đang dần được thay đổi bởi những người trẻ có tâm huyết và đam mê với truyện tranh. Họ đã tạo ra một bước tiến mới trong làng truyện tranh Việt và đạt được những thành công nhất định.
Giải thưởng cho bộ truyện tranh Truyền thuyết Long thần tướng hay trước đó, vào năm 2015 truyện tranh Cuộc hành trình đầu tiên – The First Journey của hai tác giả trẻ Phùng Nguyên Quang và Huỳnh Kim Liên cũng đã đoạt giải Truyện tranh màu về giáo dục xuất sắc - Scholastic Picture Book Award được trao bởi Hội đồng Phát triển Văn học Singapore và Châu Á NBDCSSA. Đó là những thành tích đáng ghi nhận, nó mở ra triển vọng và hướng đi mới cho truyện tranh Việt.
Những tác giả trẻ đang có những nỗ lực không ngừng nhằm thay đổi bộ mặt của nền truyện tranh Việt. Trong một thời gian ngắn sau khi tập truyện Truyền thuyết Long thần tướng gây được tiếng vang thì một loạt tác phẩm khác của các tác giả trẻ cũng nối tiếp nhau ra đời và được sự đón nhận nồng nhiệt của người đọc như: Nhóm máu O, Tuyệt đỉnh sinh vật, Địa ngục môn, Vùng trời hư cấu, Mật ngọt chết mèo, Tam Tấu Violon, Tai Mèo Và Mặt Ngầu, Nhật ký Mèo Mốc… Trong đó có cuốn liên tục đứng trong tốp sách bán chạy trên các của hàng trực tuyến như cuốn Nhật ký Mèo Mốc của tác giả trẻ Đặng Quang Dũng.
Cũng trong năm 2015 nhiều hoạt động nhằm khơi dậy tinh thần truyện tranh Việt đã được thực hiện thành công như lễ hội truyện tranh Vietnam Comics Day được tổ chức ở TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội, hay sự chuẩn bị của nhóm Comicola để cho ra mắt một tạp chí dày dặn chuyên về truyện tranh. Đây là một nỗ lực đáng ghi nhận trong việc thúc đẩy nền truyện tranh vốn còn đang rất yếu và non trẻ của Việt Nam.
Đường dài còn lắm chông gai
Với tâm huyết và sự nhiệt thành của mình, các tác giả trẻ đang thổi một luồng gió mới vào làng truyện tranh Việt. Tuy nhiên những thành công mà họ đạt được vẫn còn rất nhỏ bé, thị phần truyện tranh trong nước vẫn nằm trong tay các tác phẩm truyện tranh đến từ nước ngoài.
Thế áp đảo của truyện tranh nước ngoài có thể nhìn thấy rõ ở bất cứ nhà sách lớn nào trên cả nước. Bước vào gian hàng truyện tranh chúng ta dễ dàng thấy ở đó bày tràn lan các truyện đến từ Nhật Bản như: Doreamon, Thám tử Conan, Shin cậu bé bút chì, Đảo hải tặc… Đó đều là những truyện nhiều tập và có sức hấp dẫn bền bỉ và đã trở nên rất quen thuộc đối với người đọc.
Manh mún và nhỏ lẻ là bức tranh của nền truyện tranh Việt. Bước vào cuộc chơi khá muộn, truyện tranh Việt không có nền tảng để kế thừa, lại chịu ảnh hưởng bởi các truyện nước ngoài dẫn tới việc không tạo được phong cách riêng. Không có một chiến lược cụ thể và lâu dài, không có một nghiên cứu quy mô đồng bộ nào về “gu” thẩm mỹ của giới trẻ, về nhu cầu của thị trường khiến các tác giả trẻ phải chật vật tìm con đường đi riêng cho mình. Trong đó đa phần các tác giả thường đi theo xu hướng và trường phái truyện tranh ăn khách của nước ngoài nhưng phần lớn lại không đủ nội lực để làm những bộ truyện dài hơi nên chưa ứng nhu cầu của người đọc cũng như chưa gây được ấn tượng riêng.
Trong khi đó các nhà xuất bản cũng không mấy mặn mà với truyện tranh Việt vì lợi nhuận thu được không thể nào bằng truyện tranh ngoại nhưng chi phí bỏ ra thì không hề nhỏ. Chi phí lớn và phải mất thời gian để hoàn thành một bộ truyện tranh lớn cũng là trở ngại đối với các tác giả trẻ, ngay cả những người có nhiều tâm huyết và nhiệt tình như các họa sĩ Còm (Hữu Khoa), Tạ Huy Long, Nguyễn Thành Phong đôi khi cũng phải thốt lên: Làm truyện tranh bây giờ khó quá.
Khó như thế nhưng cơ hội cho truyện tranh Việt phát triển không phải là không có. Sự ủng hộ của người đọc là một nguồn động viên lớn đối với các tác giả trẻ. Bộ truyện Truyền thuyết Long thần tướng phát hành thành công theo hình thức gây quỹ cộng đồng là một mình chứng rõ ràng cho điều này. Ở đó những người làm truyện tranh đã bắt tay với độc giả của mình để chung sức cùng nhau cho ra đời những cuốn sách chất lượng. Nhóm Comicola đã kế tục ý tưởng này và đạt được nhiều thành công đáng kể, trong vòng một năm đã có 14 cuốn được gây quỹ thành công và đã xuất bản được 8 cuốn.
Sự ủng hộ của người đọc là cơ hội và cũng là động lực lớn cho truyện tranh Việt, có một phong trào người Việt làm truyện tranh Việt để giành lại thị phần trong nước đang nằm trong tay các tác phẩm ngoại. Tuy nhiên để khẳng định được vị trí của mình thì con đường của truyện tranh Việt còn dài và lắm chông gai phía trước. Đây mới chỉ là những bước khởi đầu và về cơ bản cần phải có một chiến lược, một đường hướng phát triển cụ thể và hơn nữa là phải tạo được phong cách riêng cho mình. Có như vậy Truyện tranh Việt mới gây được ấn tượng và giành lại vị trí trong lòng người đọc Việt.
Nỗ lực của những người trẻ
Bộ truyện tranh đầu tiên của Việt Nam là Dũng sĩ Hesman của tác giả Nguyễn Hùng Lân xuất bản vào năm 1992 (ban đầu, ông phóng tác từ phim hoạt hình Voltron - Defender of the Universe của Nhật Bản, sau đó tự sáng tác thêm 155 tập dựa theo tuyến nhân vật đã có và tạo dựng thêm vài chục nhân vật khác). Đây cũng là năm bộ truyện tranh Đôrêmon du nhập vào Việt Nam. Ngay sau thời gian đó, truyện tranh nhập ngoại đã áp đảo hoàn toàn truyện tranh Việt với hàng loạt bộ truyện dài tập thu hút được người đọc như: Dấu ấn rồng thiêng, Siêu quậy Téppi, Bảy viên ngọc rồng,... Khi đó, thị phần truyện tranh nhanh chóng lọt vào tay những bộ truyện ngoại nhập này còn truyện tranh Việt thì khá “lặng lẽ” với một số tác phẩm đáng nhớ như: Thần đồng đất Việt, Tí Quậy… Mặc dù nhận được sự đón nhận và ủng hộ của người đọc nhưng số lượng ít ỏi các tác phẩm này dường như chỉ là những cố gắng đơn lẻ và không đủ thể thay đổi thị trường truyện tranh Việt.
Dũng sĩ Hesman, bộ truyện tranh dài hơi đầu tiên của do người Việt viết
Trong rất nhiều năm qua, truyện tranh Việt bị bó hẹp trong đề tài những câu chuyện cổ tích hay lịch sử và phải mang trên vai trọng trách giáo dục hay về triết lý… Điều này khiến truyện tranh Việt không có môi trường thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, những năm gần đây, điều này đang dần được thay đổi bởi những người trẻ có tâm huyết và đam mê với truyện tranh. Họ đã tạo ra một bước tiến mới trong làng truyện tranh Việt và đạt được những thành công nhất định.
Giải thưởng cho bộ truyện tranh Truyền thuyết Long thần tướng hay trước đó, vào năm 2015 truyện tranh Cuộc hành trình đầu tiên – The First Journey của hai tác giả trẻ Phùng Nguyên Quang và Huỳnh Kim Liên cũng đã đoạt giải Truyện tranh màu về giáo dục xuất sắc - Scholastic Picture Book Award được trao bởi Hội đồng Phát triển Văn học Singapore và Châu Á NBDCSSA. Đó là những thành tích đáng ghi nhận, nó mở ra triển vọng và hướng đi mới cho truyện tranh Việt.
Truyền thuyết Long thần tướng vừa đoạt giải Bạc trong cuộc thi truyện tranh quốc tế do Nhật Bản tổ chức
Những tác giả trẻ đang có những nỗ lực không ngừng nhằm thay đổi bộ mặt của nền truyện tranh Việt. Trong một thời gian ngắn sau khi tập truyện Truyền thuyết Long thần tướng gây được tiếng vang thì một loạt tác phẩm khác của các tác giả trẻ cũng nối tiếp nhau ra đời và được sự đón nhận nồng nhiệt của người đọc như: Nhóm máu O, Tuyệt đỉnh sinh vật, Địa ngục môn, Vùng trời hư cấu, Mật ngọt chết mèo, Tam Tấu Violon, Tai Mèo Và Mặt Ngầu, Nhật ký Mèo Mốc… Trong đó có cuốn liên tục đứng trong tốp sách bán chạy trên các của hàng trực tuyến như cuốn Nhật ký Mèo Mốc của tác giả trẻ Đặng Quang Dũng.
Cũng trong năm 2015 nhiều hoạt động nhằm khơi dậy tinh thần truyện tranh Việt đã được thực hiện thành công như lễ hội truyện tranh Vietnam Comics Day được tổ chức ở TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội, hay sự chuẩn bị của nhóm Comicola để cho ra mắt một tạp chí dày dặn chuyên về truyện tranh. Đây là một nỗ lực đáng ghi nhận trong việc thúc đẩy nền truyện tranh vốn còn đang rất yếu và non trẻ của Việt Nam.
Đường dài còn lắm chông gai
Với tâm huyết và sự nhiệt thành của mình, các tác giả trẻ đang thổi một luồng gió mới vào làng truyện tranh Việt. Tuy nhiên những thành công mà họ đạt được vẫn còn rất nhỏ bé, thị phần truyện tranh trong nước vẫn nằm trong tay các tác phẩm truyện tranh đến từ nước ngoài.
Thế áp đảo của truyện tranh nước ngoài có thể nhìn thấy rõ ở bất cứ nhà sách lớn nào trên cả nước. Bước vào gian hàng truyện tranh chúng ta dễ dàng thấy ở đó bày tràn lan các truyện đến từ Nhật Bản như: Doreamon, Thám tử Conan, Shin cậu bé bút chì, Đảo hải tặc… Đó đều là những truyện nhiều tập và có sức hấp dẫn bền bỉ và đã trở nên rất quen thuộc đối với người đọc.
Đôrêmon, cuốn truyện tranh ngoại ra đời từ 20 năm trước vẫn có sức hấp dẫn lớn với người đọc
Manh mún và nhỏ lẻ là bức tranh của nền truyện tranh Việt. Bước vào cuộc chơi khá muộn, truyện tranh Việt không có nền tảng để kế thừa, lại chịu ảnh hưởng bởi các truyện nước ngoài dẫn tới việc không tạo được phong cách riêng. Không có một chiến lược cụ thể và lâu dài, không có một nghiên cứu quy mô đồng bộ nào về “gu” thẩm mỹ của giới trẻ, về nhu cầu của thị trường khiến các tác giả trẻ phải chật vật tìm con đường đi riêng cho mình. Trong đó đa phần các tác giả thường đi theo xu hướng và trường phái truyện tranh ăn khách của nước ngoài nhưng phần lớn lại không đủ nội lực để làm những bộ truyện dài hơi nên chưa ứng nhu cầu của người đọc cũng như chưa gây được ấn tượng riêng.
Trong khi đó các nhà xuất bản cũng không mấy mặn mà với truyện tranh Việt vì lợi nhuận thu được không thể nào bằng truyện tranh ngoại nhưng chi phí bỏ ra thì không hề nhỏ. Chi phí lớn và phải mất thời gian để hoàn thành một bộ truyện tranh lớn cũng là trở ngại đối với các tác giả trẻ, ngay cả những người có nhiều tâm huyết và nhiệt tình như các họa sĩ Còm (Hữu Khoa), Tạ Huy Long, Nguyễn Thành Phong đôi khi cũng phải thốt lên: Làm truyện tranh bây giờ khó quá.
Những gương mặt trẻ đang nỗ lực thay đổi bộ mặt truyện tranh Việt
Khó như thế nhưng cơ hội cho truyện tranh Việt phát triển không phải là không có. Sự ủng hộ của người đọc là một nguồn động viên lớn đối với các tác giả trẻ. Bộ truyện Truyền thuyết Long thần tướng phát hành thành công theo hình thức gây quỹ cộng đồng là một mình chứng rõ ràng cho điều này. Ở đó những người làm truyện tranh đã bắt tay với độc giả của mình để chung sức cùng nhau cho ra đời những cuốn sách chất lượng. Nhóm Comicola đã kế tục ý tưởng này và đạt được nhiều thành công đáng kể, trong vòng một năm đã có 14 cuốn được gây quỹ thành công và đã xuất bản được 8 cuốn.
Sự ủng hộ của người đọc là cơ hội và cũng là động lực lớn cho truyện tranh Việt, có một phong trào người Việt làm truyện tranh Việt để giành lại thị phần trong nước đang nằm trong tay các tác phẩm ngoại. Tuy nhiên để khẳng định được vị trí của mình thì con đường của truyện tranh Việt còn dài và lắm chông gai phía trước. Đây mới chỉ là những bước khởi đầu và về cơ bản cần phải có một chiến lược, một đường hướng phát triển cụ thể và hơn nữa là phải tạo được phong cách riêng cho mình. Có như vậy Truyện tranh Việt mới gây được ấn tượng và giành lại vị trí trong lòng người đọc Việt.