- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
Hai bạn trẻ 8X và 9X Trương Huỳnh Như Trân - Nguyễn Thanh Nhàn đã thực hiện một loạt truyện tranh dài hơi để hướng thiếu nhi đến tình yêu lịch sử.
"Chúng tôi muốn góp phần để lịch sử VN được yêu mến và nhớ đến trong tâm hồn thiếu nhi" - Như Trân - Ảnh: LAN NHÃ
Họ bắt đầu bằng nỗi đau đáu về sử Việt khi hằng ngày thấy học sinh chán học môn lịch sử, còn truyện tranh thì chỉ đọc truyện nước ngoài.
Từ nỗi bức xúc về việc học sử
Họa sĩ trẻ Thanh Nhàn bày tỏ: “Tại một cuộc trao đổi giữa lãnh đạo Bộ GD- ĐT với các nhà khoa học cách đây chưa lâu, GS sử học Phan Huy Lê đã thẳng thắn: “Lịch sử trong sách giáo khoa của chúng ta là lịch sử của người lớn thu nhỏ, bắt trẻ con học”. Từ ý kiến này của GS Lê, bọn mình quyết định phải làm gì đó để các em học, hiểu sử theo đúng tư duy trẻ con”.
Và phương tiện các bạn nghĩ đến là truyện tranh. “Ở lứa tuổi học sinh đọc truyện tranh là thú giải trí được hầu hết các em yêu thích, thậm chí là món ăn tinh thần không thể thiếu. Truyện tranh là hình thức khá tốt để chuyển tải lịch sử đến với bạn đọc thiếu nhi. Nhân vật, sự kiện lịch sử qua tranh sẽ sinh động hơn”, hai bạn cho biết. Vì thế, Thanh Nhàn, Như Trân và một số bạn của mình đã thực hiện bộ truyện tranh thiếu nhi Truyện hay sử Việt.
Cả mấy tháng trời “chìm đắm” vào các tài liệu tham khảo chính gồm Đại Việt sử ký toàn thư, Lam Sơn thực lục, Đại Nam thực lục, những bạn trẻ này ban đầu còn thấy như “tẩu hỏa nhập ma” vì một rừng thông tin dày đặc: biết chắt lọc thế nào để ra những câu chuyện hay, có giá trị lịch sử nhưng phải gần gũi với tuổi thiếu nhi?... Điều đó làm họ nát óc.
Như Trân - cây bút trẻ 8X - chia sẻ: “Đây là cả một quá trình nghiên cứu đòi hỏi sự kỹ lưỡng, chi tiết, đôi khi cả mâu thuẫn. Truyện tranh lịch sử cho thiếu nhi đòi hỏi phải sinh động, cuốn hút trong khi lịch sử vốn là những sự kiện khô khan. Phải cân nhắc lối viết làm sao để lịch sử không được sai lệch, mà câu chuyện của mình phải hấp dẫn, mới lạ. Vì thế phải khai thác những chi tiết lịch sử thú vị để nhờ đó chuyển tải sự kiện, nhân vật lịch sử một cách uyển chuyển, tinh tế. Trước khi viết, tôi phải làm đề cương để xem trong triều đại mình viết có những câu chuyện, nhân vật lịch sử nào được nhắc đến. Tôi phải đảm bảo trong triều đại mình viết không được sót một chi tiết, nhân vật quan trọng nào...”.
"Chúng tôi không thực hiện truyện theo lối cũ mòn..." Họa sĩ Thanh Nhàn- Ảnh: LAN NHÃ
Sử Việt theo kiểu 8X-9X
Cái mới bao giờ cũng gặp khó khăn nhất định, không tránh khỏi sai sót, thậm chí bị phản đối vì những phá cách của mình. Truyện hay sử Việt bị không ít ý kiến cho là dám phá “khuôn vàng thước ngọc” của truyện tranh lịch sử xưa nay: vận dụng những kỹ thuật mới trong thể hiện những nhân vật lịch sử “đầu to, mắt to, chân tay thì ngắn”, những nhân vật lịch sử vốn oai phong nghiêm khắc trở thành những nhân vật đáng yêu, hài hước; dám chuyển những diễn biến khô khan và hàn lâm của lịch sử thành những câu chuyện bình dị, dễ nhớ, phù hợp lứa tuổi bạn đọc nhỏ...
Thanh Nhàn nói: “Một số người chỉ trích Truyện hay sử Việt vì chúng tôi không thực hiện truyện theo lối cũ mòn đã ăn sâu vào tâm trí những người Việt lớn tuổi, vì chúng tôi không chịu làm theo đúng ý thích của người lớn. Ngày nay do nhiều người ác cảm với truyện tranh Nhật Bản nên ai đó vẽ nhân vật “đầu to, mắt to, chân tay ngắn” sẽ bị cho là ngoại lai. Nếu chịu khó nhìn lại, ta sẽ nhận thấy trên thế giới có một điểm chung, đó là ở những truyện tranh thu hút các bạn nhỏ, các họa sĩ đều dùng thủ pháp cách điệu, lối vẽ đầu to, mắt to, tay chân ngắn. Không chỉ hiện diện ở truyện tranh Nhật Bản, mà thủ pháp này đã tồn tại hơn mấy mươi năm qua, phủ rộng toàn thế giới...”.
Bằng lối vẽ hiện đại, Thanh Nhàn đã biến những điều tưởng như đã cũ trở nên hiện đại và lý thú, biến những nhân vật trong quá khứ xa lạ trở nên gần gũi đáng yêu. Ở một số sách lịch sử và truyện lịch sử khác, các nhân vật lịch sử là “thánh” về mặt ngôn ngữ, là “tượng” về mặt hình vẽ, còn trong tác phẩm của hai bạn trẻ này, các nhân vật lịch sử là người. Bởi là người nên các nhân vật đều được thể hiện những hỉ, nộ, ái, ố của người. Có thể nói đôi bạn trẻ đã không chỉ chuyển tải lịch sử mà còn thổi hồn vào từng nhân vật lịch sử, tạo nên sự cộng hưởng giữa lịch sử - người viết - người đọc.
Đường hãy còn dài với đôi bạn này và họ vẫn tiếp tục hoàn thiện các tác phẩm của mình để lịch sử đến được với thiếu nhi nhiều hơn. Như Trân chia sẻ: “Nhiều lúc tôi có cảm giác hơi buồn khi truyện tranh lịch sử không được các bạn nhỏ yêu mến như các em phát cuồng với một số loại truyện tranh khác. Nhưng chúng tôi không nản chí. Để nuôi dưỡng tình yêu lịch sử trong tôi, bố mẹ tôi và thầy cô đã mất rất nhiều năm. Chúng tôi chỉ muốn góp phần bé nhỏ của mình để lịch sử VN được yêu mến và nhớ đến trong tâm hồn thiếu nhi”.
"Chúng tôi muốn góp phần để lịch sử VN được yêu mến và nhớ đến trong tâm hồn thiếu nhi" - Như Trân - Ảnh: LAN NHÃ
Họ bắt đầu bằng nỗi đau đáu về sử Việt khi hằng ngày thấy học sinh chán học môn lịch sử, còn truyện tranh thì chỉ đọc truyện nước ngoài.
Từ nỗi bức xúc về việc học sử
Họa sĩ trẻ Thanh Nhàn bày tỏ: “Tại một cuộc trao đổi giữa lãnh đạo Bộ GD- ĐT với các nhà khoa học cách đây chưa lâu, GS sử học Phan Huy Lê đã thẳng thắn: “Lịch sử trong sách giáo khoa của chúng ta là lịch sử của người lớn thu nhỏ, bắt trẻ con học”. Từ ý kiến này của GS Lê, bọn mình quyết định phải làm gì đó để các em học, hiểu sử theo đúng tư duy trẻ con”.
Và phương tiện các bạn nghĩ đến là truyện tranh. “Ở lứa tuổi học sinh đọc truyện tranh là thú giải trí được hầu hết các em yêu thích, thậm chí là món ăn tinh thần không thể thiếu. Truyện tranh là hình thức khá tốt để chuyển tải lịch sử đến với bạn đọc thiếu nhi. Nhân vật, sự kiện lịch sử qua tranh sẽ sinh động hơn”, hai bạn cho biết. Vì thế, Thanh Nhàn, Như Trân và một số bạn của mình đã thực hiện bộ truyện tranh thiếu nhi Truyện hay sử Việt.
Cả mấy tháng trời “chìm đắm” vào các tài liệu tham khảo chính gồm Đại Việt sử ký toàn thư, Lam Sơn thực lục, Đại Nam thực lục, những bạn trẻ này ban đầu còn thấy như “tẩu hỏa nhập ma” vì một rừng thông tin dày đặc: biết chắt lọc thế nào để ra những câu chuyện hay, có giá trị lịch sử nhưng phải gần gũi với tuổi thiếu nhi?... Điều đó làm họ nát óc.
Như Trân - cây bút trẻ 8X - chia sẻ: “Đây là cả một quá trình nghiên cứu đòi hỏi sự kỹ lưỡng, chi tiết, đôi khi cả mâu thuẫn. Truyện tranh lịch sử cho thiếu nhi đòi hỏi phải sinh động, cuốn hút trong khi lịch sử vốn là những sự kiện khô khan. Phải cân nhắc lối viết làm sao để lịch sử không được sai lệch, mà câu chuyện của mình phải hấp dẫn, mới lạ. Vì thế phải khai thác những chi tiết lịch sử thú vị để nhờ đó chuyển tải sự kiện, nhân vật lịch sử một cách uyển chuyển, tinh tế. Trước khi viết, tôi phải làm đề cương để xem trong triều đại mình viết có những câu chuyện, nhân vật lịch sử nào được nhắc đến. Tôi phải đảm bảo trong triều đại mình viết không được sót một chi tiết, nhân vật quan trọng nào...”.
"Chúng tôi không thực hiện truyện theo lối cũ mòn..." Họa sĩ Thanh Nhàn- Ảnh: LAN NHÃ
Sử Việt theo kiểu 8X-9X
Cái mới bao giờ cũng gặp khó khăn nhất định, không tránh khỏi sai sót, thậm chí bị phản đối vì những phá cách của mình. Truyện hay sử Việt bị không ít ý kiến cho là dám phá “khuôn vàng thước ngọc” của truyện tranh lịch sử xưa nay: vận dụng những kỹ thuật mới trong thể hiện những nhân vật lịch sử “đầu to, mắt to, chân tay thì ngắn”, những nhân vật lịch sử vốn oai phong nghiêm khắc trở thành những nhân vật đáng yêu, hài hước; dám chuyển những diễn biến khô khan và hàn lâm của lịch sử thành những câu chuyện bình dị, dễ nhớ, phù hợp lứa tuổi bạn đọc nhỏ...
Thanh Nhàn nói: “Một số người chỉ trích Truyện hay sử Việt vì chúng tôi không thực hiện truyện theo lối cũ mòn đã ăn sâu vào tâm trí những người Việt lớn tuổi, vì chúng tôi không chịu làm theo đúng ý thích của người lớn. Ngày nay do nhiều người ác cảm với truyện tranh Nhật Bản nên ai đó vẽ nhân vật “đầu to, mắt to, chân tay ngắn” sẽ bị cho là ngoại lai. Nếu chịu khó nhìn lại, ta sẽ nhận thấy trên thế giới có một điểm chung, đó là ở những truyện tranh thu hút các bạn nhỏ, các họa sĩ đều dùng thủ pháp cách điệu, lối vẽ đầu to, mắt to, tay chân ngắn. Không chỉ hiện diện ở truyện tranh Nhật Bản, mà thủ pháp này đã tồn tại hơn mấy mươi năm qua, phủ rộng toàn thế giới...”.
Bằng lối vẽ hiện đại, Thanh Nhàn đã biến những điều tưởng như đã cũ trở nên hiện đại và lý thú, biến những nhân vật trong quá khứ xa lạ trở nên gần gũi đáng yêu. Ở một số sách lịch sử và truyện lịch sử khác, các nhân vật lịch sử là “thánh” về mặt ngôn ngữ, là “tượng” về mặt hình vẽ, còn trong tác phẩm của hai bạn trẻ này, các nhân vật lịch sử là người. Bởi là người nên các nhân vật đều được thể hiện những hỉ, nộ, ái, ố của người. Có thể nói đôi bạn trẻ đã không chỉ chuyển tải lịch sử mà còn thổi hồn vào từng nhân vật lịch sử, tạo nên sự cộng hưởng giữa lịch sử - người viết - người đọc.
Đường hãy còn dài với đôi bạn này và họ vẫn tiếp tục hoàn thiện các tác phẩm của mình để lịch sử đến được với thiếu nhi nhiều hơn. Như Trân chia sẻ: “Nhiều lúc tôi có cảm giác hơi buồn khi truyện tranh lịch sử không được các bạn nhỏ yêu mến như các em phát cuồng với một số loại truyện tranh khác. Nhưng chúng tôi không nản chí. Để nuôi dưỡng tình yêu lịch sử trong tôi, bố mẹ tôi và thầy cô đã mất rất nhiều năm. Chúng tôi chỉ muốn góp phần bé nhỏ của mình để lịch sử VN được yêu mến và nhớ đến trong tâm hồn thiếu nhi”.