Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
Lãnh đạo ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP HCM) vừa thông báo xem xét kỷ luật hơn 6.500 sinh viên không đóng bảo hiểm y tế.


Theo danh sách mà phòng Công tác sinh viên công bố, có 6.224 sinh viên (SV) nằm trong diện bị kỉ luật vì không tham gia BHYT. Trong đó, khóa 2011- 2015 có 66 SV; khóa 2012- 2016 có 1.797 SV; khóa 2013- 2017 có 1.533 SV; khóa 2014- 2018 có 971 SV và cao nhất là khóa 2015- 2019 có đến 1.857 SV không tham gia BHYT.



Sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP HCM. Ảnh: Hoàng Bình.


Bà Nguyễn Thị Kim Loan, Trưởng phòng Công tác sinh viên của nhà trường cho biết đây là lần đầu tiên trường dự kiến kỷ luật đối với SV không tham gia BHYT và hình thức như thế nào sẽ chờ Hội đồng kỷ luật thông báo. Trước khi ra thông báo này trường đã tổ chức 4 đợt thu bảo hiểm bắt đầu từ tháng 9. Mỗi đợt thu bảo hiểm, trường đều thông báo trên trang web của trường, thông báo về khoa để SV tham gia. Sau mỗi đợt thu, trường cũng công khai danh sách SV tham gia và không tham gia BHYT, đồng thời cũng thông báo sẽ kỷ luật những sinh viên không tham gia BHYT, thế nhưng, vẫn rất nhiều em không chấp hành.

Theo bà Loan, ngay khi trường ra thông báo dự kiến kỷ luật thì có rất nhiều SV và phụ huynh đã tìm đến trường để “xin đóng BHYT. Đồng thời, có hơn 200 SV đóng bảo hiểm theo hộ gia đình, bảo hiểm hộ nghèo bổ sung thẻ BHYT nên danh sách này còn khoảng 6.000 SV.

Trước thực tế này, trường đã làm việc với phía Bảo hiểm Xã hội để tổ chức thêm một đợt thu BHYT bổ sung kéo dài từ ngày 21- 26/3, mỗi SV phải đóng 326.000 đồng cho bảo hiểm trong 9 tháng. Nếu sau đợt này SV nào không tham gia BHYT thì Hội đồng kỷ luật của trường sẽ họp và đưa ra các hình thức kỷ luật có thể là cảnh cáo hoặc trừ điểm rèn luyện.

Nếu bị kỷ luật cảnh cáo thì những SV này không đạt điểm trung bình điểm rèn luyện theo quy định của Bộ GD-ĐT và sẽ mất quyền lợi được tham gia một số hoạt động cũng như được cấp học bổng hoặc xét khen thưởng.

Liên quan vấn đề này, ông Cao Văn Sang, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội, TPHCM từng khẳng định, BHYT với HS, SV nói riêng và các đối tượng khác nói chung chiếu theo Luật BHYT hiện nay là bắt buộc, không còn khái niệm tự nguyện. Do đó, HS, SV không tham gia BHYT sẽ bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.

bao-hiem-xa-hoi.jpg

Theo TS Phan Ngọc Anh – Hiệu trưởng ĐH Văn hóa TP HCM, việc đóng BHYT bắt buộc với sinh viên luôn được Phòng Công tác Sinh viên Giáo dục của trường nhắc nhở ngay từ đầu năm, nhằm đảm bảo đúng luật BHYT và quyền lợi chăm sóc sức khỏe cho chính các bạn sinh viên. Đến nay, trường chưa đưa ra hình thức kỷ luật nào đối với người không đóng BHYT.

“Luật BHYT quy định học sinh, sinh viên bắt buộc đóng BHYT, nhưng không đưa ra quy định chế tài, xử phạt đối với những trường hợp không đóng, khiến nhà trường khó xử lý vấn đề này. Hiện nay, chúng tôi vẫn cố gắng động viên, nhắc nhở để sinh viên tự nguyện đóng”.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Trưởng phòng Công tác Sinh viên, ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP HCM), cho biết, nhà trường đã bắt đầu áp dụng hình thức kỷ luật sinh viên không đóng BHYT từ năm 2012. Những sinh viên không đóng sẽ bị trừ 10 điểm rèn luyện, riêng trong năm học này trừ 25 điểm rèn luyện trong mục “Vi phạm pháp luật”.

“Chính nhờ mạnh tay mà tỷ lệ sinh viên đóng BHYT trên 90%”, ông Toàn nói.

Các trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP HCM, ĐH Công nghệ TP HCM, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, đến nay, vẫn chưa đưa ra hình thức kỷ luật đối với những sinh viên không đóng BHYT.

Theo thầy Trịnh Hữu Chung, Phó hiệu trưởng ĐH Hồng Bàng, dù luật quy định bắt buộc, tuy nhiên ở mức độ trường, ĐH Hồng Bàng chỉ động viên, nhắc nhở quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên khi tham gia BHYT. Đến nay, trường chưa áp dụng hình thức kỷ luật nào.

Sinh viên cũng nhiều quan điểm

Khi được hỏi về vấn đề kỷ luật nếu không đóng BHYT, sinh viên nhiều trường đại học tại TP HCM tỏ ra bức xúc, cảm thấy hình thức kỷ luật không đáng có.

“Nếu chỉ vì không đóng BHYT mà nhà trường hạ hạnh kiểm, không xét học bổng hay khen thường thì thiệt thòi cho sinh viên. Điều đó làm ảnh hưởng quá trình rèn luyện đạo đức trong suốt 4 năm học, ảnh hưởng CV khi xin việc”, bạn Nguyễn Thị Mỹ Linh (sinh viên năm ba, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM) nói.

Còn Lê Thanh Bình (sinh viên năm hai một trường đại học ở quận 2, TP HCM), cho biết, có nhiều bạn hoàn cảnh khó khăn, cố gắng lắm cũng đóng đủ tiền học phí, nên việc không đóng BHYT hay đóng BHYT hết hạn mà bị kỷ luật thì cũng hơi nặng. Môi trường giáo dục phải có cái tình, áp vào quy định để kỷ luật sinh viên thì không hợp lý lắm.

Nhưng cũng có nhiều quan điểm kỷ luật là đúng, đảm bảo tính pháp lý mà quy định của Luật BHYT đưa ra. Một phần nữa để sinh viên có ý thức bảo vệ sức khỏe, cũng như góp phần an sinh xã hội.

“Các bạn đừng nghĩ mất bò phải lo làm chuồng. Tiền đóng bảo hiểm chỉ bằng bữa ăn nhậu hay đi chơi với bạn bè thôi, nhưng khi hoạn nạn hoặc đau ốm mới biết nó giá trị thế nào”, Lâm Thị Thanh Nhàn (sinh viên năm 2, ĐH Tài chính Marketing TP HCM) nhắn nhủ.

Một sinh viên khác chia sẻ, sao bạn trẻ không nghĩ tới bảo hiểm là hình thức nhân văn, lấy của người giàu gánh một phần cho người nghèo. Nếu mình không sử dụng thì số tiền đóng được chia cho người khác khi cần.

"Nhà trường cũng chỉ mới đưa ra hình thức, những bạn nào đã đóng bảo hiểm ở nơi khác rồi có thể đem nộp photo. Đến cuối tháng 2, trường mới có hình thức kỷ luật”, sinh viên này nói.

Nguồn: Dân trí & ZingNews
 
Cá nhân thôi nhé. hồi còn đi học tớ cũng có tham gia bảo hiểm y tế nhưng chưa bao giờ được hưởng cái gì từ nó cả. thậm chí ốm đau có lần sốt xuất huyết gần chết vào bệnh viện chìa cái bảo hiểm ra nó cứ bảo đợi đi. mình ốm chứ nó có ốm đâu mà nó bảo đợi.
cuối cùng ra thẳng bệnh viện bộ đội biên phòng khám và điều trị. bỏ tiền túi trực tiếp nó nhanh mà hiệu quả.
có người điều trị bằng bảo hiểm thì bảo được phát toàn thuốc gì đâu. mãi không khỏi.
xét thấy dịch vụ thì quá tệ so với những gì "quảng cáo"/
sang nhật mới thấy họ hơn mình đủ thứ. ốm đau bệnh tật vào họ chạy chữa đã. không quan tâm bảo hiểm hay k. tuy nhiên 99% là có bảo hiểm vì bắt buộc. nhưng nếu số tiền bảo hiểm đó mình đóng mà không dùng đến thì cơ quan bảo hiểm sẽ hoàn trả lại mình trong mức % quy định hoàn trả.
bao h vn mình mới được như họ nhỉ.
p/s: chỉ là ý kiến cá nhân (9 phần bức xúc với cái xh vn bây h)
 
Mình năm ngoái đúng 1 lần dùng BHYT đi khám, khám sai tuyến, giảm 30% tiền khám, thuốc thì tự mua, mà tiền thuốc gấp đôi tiền khám. Tính ra đóng BHYT lỗ chứ bộ =)) Nhưng mỗi lần mình kêu ca là bị ông mình nói ngay, ông bảo đóng BHYT coi như là giúp đỡ người khác, không được suy tính thiệt hơn như vậy.
Ờ thì BHYT không xấu, nhưng chất lượng dịch vụ ở VN kém thật. Và lẽ ra nó nên là 1 việc được m.n tự nguyện chấp hành chứ k phải ép buộc rồi dọa xử phạt nghe tiêu cực như vậy.
 
Ngày xưa đi học nhà trường cũng có vụ này đây, hạ hạnh kiểm, không xét học bổng.
Mặc dù nhiều người phản đối, nhưng thực ra bảo hiểm là nên mua, tự giác chứ không cần phải ép. Có cái bảo hiểm vẫn hơn. Mất mấy trăm nghìn mua, có khi cả năm không dùng đến, không lấy một viên thuốc nào cũng được. Bỏ mấy trăm nghìn mà yên tâm. Bệnh tật nó bất ngờ lắm, mua mà không phải dùng thì càng tốt.
Càng nghèo càng phải mua bảo hiểm (không nói đến khía cạnh là bảo hiểm nó cũng làm phiền hà hơn khi nhập viện :D)
 
@congnam1601 không phải mình bạn bị như thế đâu. Mình sốt xuất huyết nặng phải vào viện, nào ngờ khi đưa bảo hiểm ra họ vặn vẹo đủ điều cuối cùng đưa mình vào nằm khoa nhi. Lí do là mình lúc ấy 17 tuổi, chưa phải là người lớn ?!?! Vâng, mình được xếp nằm cùng gi.ường với hai đứa nhóc 5 và 9 tuổi. Lúc đấy mình cao 1m7, nằm cái gi.ường bệnh còn không đủ chiều dài, lại còn hai đứa nhóc và người thân ... chả hiểu sao ! Mình trốn viện sau 1 đêm nằm trong đấy, vì sợ quá đó.
 
×
Quay lại
Top Bottom