Ba tôi chết lúc tôi bảy tuổi, bị bệnh hiểm nghèo nằm cả năm trời, đến lúc yếu lắm ba nói với tôi:
- Tội nghiệp con gái ba! Ba chết rồi má con có chồng khác còn con không còn ba nữa!
Tôi nghe vậy tuy thương ba cũng giận ba lắm! Sao má có chồng khác được, má không thương ba sao? Sao tôi có thể thương yêu chung sống với ba nào khác như với ba tôi?
Nhưng rồi ngày tháng trôi qua tôi quên dần chuyện đó - chuyện má tôi có chồng khác - tôi còn nhỏ dễ quên và cũng do không ai nói tới chuyện đó. Hai má con tôi tiếp tục sống hẩm hiu với nhau, tôi vẫn đi học má tôi vẫn đi dạy học, căn nhà có hơi trống vắng đi đôi chút vì thiếu ba tôi nhưng nhịp sống đều đặn như không có gì thay đổi.
Tôi học cấp một lớp bán trú, buổi sáng má tôi đi dạy đưa tôi đến trường buổi chiều ghé rước về, tôi chạy ra chơi với đám trẻ ở đầu hẻm má tôi vào bếp nấu nướng giặt giũ, cơm chín má tôi kêu tôi về ăn hai má con ngồi bên chiếc bàn rộng mênh mông. Rồi má tôi rửa chén dọn dẹp quét tước, cùng tôi ra ngồi ở phòng khách bật ti vi coi có chương trình phim truyện nào mới không, rồi tôi học bài má tôi chấm bài hai má con đi ngủ sớm để sáng hôm sau cuộc sống đơn điệu lại tiếp tục.
Má tôi già đi trông thấy, như một bà già vậy, dù chưa đến ba mươi. Là do má tôi cứ buồn dàu dàu, không thấy nói chuyện gì cả. Má tôi nói chuyện với ai? Trước kia hồi ba còn sống, má nói nhiều ba biết nhường nhịn mỉm cười lắng nghe, thỉnh thoảng ba góp vào đôi câu cho má nói tiếp nữa, giờ chỉ có hai má con má vừa mở miệng tôi đã tranh nói hết rồi. Má già do cứ làm thinh như vậy. Và cũng do ăn bận nữa. Sau ngày ba chết, má thường bận đồ đen hoặc trắng coi như để tang rồi như quen cứ bận luôn hai bộ ấy, những bộ quần áo đẹp má cất ngăn nào trong tủ không còn nhớ tới nữa.
Cuộc sống buồn thiu của hai má con tôi kéo dài như vậy. Nhưng má cam chịu còn tôi thì không. Tôi phải tìm người bầu bạn với má, cho má có người nói chuyện. Tìm người đàn ông tốt hơn, họ biết nhường nhịn.
Một buổi chiều đi học về, má tôi nấu nướng, tôi ra đá cầu với đám trẻ ở đầu hẻm chợt thấy có người đàn ông lạ mặt ngồi hút thuốc nhìn chúng tôi chơi. Ông ta trạc tuổi ba tôi, mặt mày âu sầu, quần áo dính màu lem luốc như thợ sơn. Nhưng ông ta trông cũng hiền, thỉnh thoảng nhìn tôi với vẻ như muốn làm quen. Tôi hỏi mấy đứa nhỏ biết ông ta là khách mới đến ở trọ một nhà gần đó, một căn phòng trên một từng lầu cao suốt ngày đóng cửa kín mít tối đến mới thò đầu ra.
Một lần tôi đá trái cầu trúng ông ta liền bị ông ta giả bộ cự nự:
- Con gái đá cầu hả?
Tôi cười giả lả:
- Cháu còn đá banh nữa. Chú ở gần đây hả?
- Chú ở trên lầu kia kìa.
- Chú làm nghề gì?
- Chú là họa sĩ.
- Có được lãnh lương không?
- Chú bán tranh người ta trả tiền cho chú.
- Nhà cháu kia kìa.
- Chú biết rồi.
- Ba cháu chết rồi, chỉ còn cháu và má cháu ở nhà. Chú vô nhà cháu chơi không?
- Chú ở đây chơi với cháu được rồi.
Tôi về nhà kể chuyện má tôi rầy tôi:
- Con nhiều chuyện quá! Thôi ăn cơm đi!
Thật ra tôi cũng chẳng màng. Ông họa sĩ có vẻ không biết nói chuyện và ở dơ quá. Và có vẻ cũng không thích có vợ, chỉ thích có con nít để thương yêu vuốt ve thôi.
Tôi lớn dần lên, tám tuổi rồi chín tuổi. Má tôi vẫn chưa đến ba mươi nhưng thật sự đã thành người già rồi, ngoài những lúc nói chuyện với tôi tôi nghe má tôi nói láp giáp một mình. Nhà chỉ có hai mẹ con, ở trường má tôi cũng chỉ nói chuyện với đám học trò láo nháo trạc tuổi tôi, về nhà bù đầu vào công việc còn lân la nói chuyện với hàng xóm gì được nữa. Trước kia má có mấy người bạn là cô giáo ngày lễ chủ nhật họ thường dẫn chồng con đến chơi, đàn bà đàn ông con nít chia ra thành từng nhóm nói chuyện với nhau rất vui. Từ ngày ba chết không lẽ họ đến một mình bỏ chồng bỏ con ở nhà?
Tôi nghiền ngẫm ý định của mình. Đừng nói đứa con gái chín tuổi không biết gì. Trước tiên phải làm cho má trẻ lại. Tôi dấu biệt hai bộ quần áo đen trắng, trước khi má đi tắm tôi bày sẵn những bộ quần áo đẹp ra, quần nào bận với áo nào, dù rằng chỉ để chút nữa coi ti vi rồi đi ngủ.
Nhưng má tôi lại hay lẫn lộn, như quên mất cách ăn mặc, quần này bận với áo kia, và không biết mắc mớ gì cứ bới tóc thành một cục sau ót như bà ngoại tôi ở dưới quê. Vậy mà trước kia má tôi biết cách ăn bận lắm, các cô giáo bạn má đều khen và má thường nói với ba:
- Mấy con nhỏ thư ký trong cơ quan anh đố đứa nào biết cách ăn mặc bằng em.
Má phải trở lại như lúc trước, dù không có ba, má phải bận quần áo đẹp và không phải để ngồi coi ti vi hoặc đi ngủ. Không thể rủ má đi xem hát, các rạp hát giờ đóng cửa hết. Chỉ còn cách rủ má đi chơi công viên. Hai má con tôi đi chơi công viên những sáng chủ nhật, má ngồi trên ghế băng đọc sách tôi chạy nhảy trên các thảm cỏ, vừa chơi vừa để mắt tìm kiếm. Mắt đứa con gái chín tuổi sáng lắm. Tôi để ý coi có đứa nhỏ nào đi chơi với ba nó, nó chạy nhảy trên thảm cỏ như tôi và ba nó ngồi trên ghế băng đọc sách như má tôi. Nhưng không có cảnh nào như vậy cả, người đi chơi công viên toàn đủ vợ chồng con cái thậm chí tôi tìm bạn riêng cho tôi cũng không có.
Nhưng rồi tôi gặp một chuyện ngay trong lớp học. Chuyện lâu rồi, tại tôi không để ý. Thằng bạn ngồi chung bàn với tôi, to xù, trước đây buổi chiều tan học thường ba hay má nó đến đón. Nhưng sau này chỉ thấy ba nó thôi, từ xa trong đám xe của cha mẹ học sinh tôi đã nhìn thấy ba nó to xù đứng cao hơn hẳn những người khác một cái đầu. Tôi hỏi, nó nói má nó bệnh phải nằm bệnh viện. Rồi nó nghẹn ngào không nói tiếp được.
Tôi hỏi những đứa khác được biết má nó bị bệnh hiểm nghèo chắc không qua khỏi. Tôi thấy thương nó quá, hoàn cảnh nhà nó rồi cũng giống như nhà tôi. Thằng này rất dễ thương, chắc ba nó cũng vậy. Chủ nhật nào đó tôi sẽ rủ nó đến nhà chơi, rồi sau đó... Nhưng tôi vội dập tắt ý nghĩ đó ngay. Má nó đang nằm bịnh, chính tôi phải thương má nó hơn hết thảy. Cầu mong cho má nó lành bệnh trở về.
Một buổi sáng chủ nhật thay vì rủ thằng bạn tới nhà, tôi điện thoại kêu nó dẫn tôi vào bệnh viện thăm má nó. Ba nó đèo hai chúng tôi đi. Má nó nhận ra tôi, nói đã thấy hai chúng tôi ngồi chung bàn với nhau, hỏi thằng bạn có hay quấy không, có chọc phá tôi không. Má nó đâu biết rằng chính tôi thường trét kẹo cao su vào đầu tóc nó. Ba thằng bạn ngồi một chút phải đi trực cơ quan, thằng bạn tồ không biết làm gì còn tôi suốt buổi hôm ấy phải thay quần áo tắm rửa dọn thức ăn cho má nó.
Hôm sau vào lớp học nhớ lại ý định sai quấy của mình, để chuộc lỗi tôi để ý chăm sóc thằng bạn, thường xuyên sửa lại chiếc khăn quàng đỏ cho nó, như tôi là má nó vậy. Sau đó giờ ra chơi tôi ngồi một mình ở bực thềm, tóc buông xõa khiến cô giám thị đi ngang phải ngạc nhiên cúi xuống với tôi:
- Em bịnh à? Hay có bạn trai nào chọc phá em?
Tôi không bệnh, cũng không có thằng con trai nào dám chọc phá tôi. Tôi nhìn đám bạn chơi đùa trước sân mà ngán ngẩm: Chúng vui cái gì vậy? Chúng không có điều gì để suy nghĩ trong lòng hay sao?
Một bữa tôi đi dự sinh nhật một đứa bạn. Gia đình hai bên chúng tôi là chỗ quen biết nhau, trong những dịp như thế hồi xưa ba má thường chở tôi đến đó chơi. Nhưng lần này má tôi nói bận chuyện gì đó, vá chiếc áo hay sửa lại chiếc bếp điện để tôi đi một mình. Tôi tới đó thấy những người lớn đặc biệt chú ý đến tôi, ban đầu tôi tưởng vì tôi mồ côi cha nhưng sau đó tôi thấy còn có gì khác nữa. Tôi để ý tìm hiểu.
Cạnh bàn đám trẻ chúng tôi là bàn của người lớn, ba má đứa bạn sinh nhật ngồi đầu bàn, cạnh bên là chú đứa bạn, em trai ba nó. Câu chuyện qua lại tôi được biết bà vợ của người em trai bỏ chồng theo nhân tình đi vượt biên, bị bắt, hiện đang ngồi tù. Và cũng qua câu chuyện tôi thấy ba má đứa bạn muốn tìm vợ khác cho người em trai và rõ ràng nhắm vào má tôi. Tôi thấy tức giận. Tôi không biết người vợ đang bị ngồi tù kia sai quấy thế nào nhưng giờ đang ngồi trong tù, không có ai cả, má tôi không chen vào chỗ đó. Chưa hết buổi tiệc tôi đã xin về, ba đứa bạn nói:
- Kìa, sao vậy? Chú muốn cháu ở chơi tới tối rồi cô chú đưa về.
- Cháu mệt.
- Bậy nè, ở chơi đi. Chơi một chút rồi hết mệt.
- Má cháu chỉ có một mình ở nhà.
- Sao má cháu không tới chơi?
- Má cháu bận sửa cái bếp điện.
- Chà chà, không được đâu, má cháu không được sửa bếp điện. Cháu cũng không được về.
Nhưng tôi vẫn về. Về nhà tôi không kể gì hết chuyện đó cho má tôi nghe.
Càng ngày tôi càng thương má tôi hơn. Tôi vẫn nhớ ba tôi nhưng hình ảnh ba tôi chỉ dừng lại ở đó còn má tôi hằng ngày bù đầu vào việc dạy học đưa đón tôi, nấu nướng, giặt giũ, may vá quần áo, sửa ổ điện, bếp điện. Trông má lúc nào cũng phờ phạc ủ rũ, vì công việc, vì không có người để nói chuyện.
Hè đến má tôi dẫn tôi về quê thăm ngoại. Hóa ra ngoại cũng đồng ý với tôi, phải tìm bạn cho má, trông má ủ rũ quá, chẳng mấy chốc má sẽ già như ngoại. Ngoại dò hỏi tôi trên thành phố má có người bạn mới nào không, người đó bao nhiêu tuổi, làm nghề gì, lương bổng khá không, có hiền không. Tuy ý ngoại rất hợp ý tôi nhưng tôi không để lộ ra lại còn làm mặt giận nói:
- Con không biết. Có phải ngoại kêu má con về đây để gả chồng không?
Ngoại nói:
- A, con nhỏ này dữ! Hãy thương má mày con à, mày cứ lớn tồng ngồng như vậy một mình má mày nuôi mày sao nổi?
Nói rồi hôm sau thấy ngoại dẫn về một người đàn ông giới thiệu là ông chủ ruộng bận quần tây áo sơ mi trắng dài tay gài nút cổ, tóc chải rẻ bôi dầu bóng láng, ngoại đặt ông ta ngồi vào ghế, ông ta cứ ngồi như thế mãi, im thin thít, một mình ngoại nói hết khen ông hiền thế này mần ăn chăm chỉ thế nọ, có cả mười mấy mẫu ruộng và định đào thêm mấy ao nuôi cá nữa. Tôi kéo ghế ngồi trước mặt ông chủ ruộng, má tôi không ngồi đi tới lui châm nước lấy tay che miệng cười tủm tỉm, ông chủ ruộng không dám nhìn tôi cũng không dám nhìn má, cứ ngó dáo dác ra sân như tìm kiếm cái gì, rồi vẫn không nói một lời đứng dậy đòi về.
Ông chủ ruộng về rồi ngoại tôi có vẻ giận, hôm má con tôi về thành phố ngoại không nói với má tôi mà rỉ vào tai tôi:
- Mày giỏi nuôi má mày đi ! Và cũng đừng hòng sau này ngoại gả chồng cho mày.
Tôi qua mười tuổi hồi nào không hay. Rồi mười một, mười hai. Tôi đã mười hai tuổi, sắp bận áo dài đi học rồi, người lớn thôi không gọi tôi là bé nữa, nhưng cũng chưa ai gọi tôi bằng cô.
Hằng ngày tôi vẫn chăm chút giữ gìn nhan sắc cho má tôi. Má đã hơn ba mươi tuổi rồi, nếu không có tôi má thành gái già rồi đấy. Phải lẹ lên mới được, nói láp giáp một mình hoài sẽ thành lẩm cẩm. Vả chăng tôi cũng sắp tới lúc bận bịu chuyện riêng của mình.
Một buổi sáng thứ năm tôi nghỉ học ở nhà một mình có một người đàn ông xách chiếc túi lép xẹp đến nhấn chuông tươi cười hỏi:
- Ba có nhà không cháu?
- Ba cháu mất rồi chú à! - Tôi đáp.
- Ôi trời ơi, chú có hay gì đâu - Chú thôi cười cúi đầu nói - Chú là bạn của ba cháu, lâu lắm rồi, hồi chú và ba cháu cùng đi bộ đội với nhau.
Tôi nhớ có chuyện đó, hồi ba tôi đi nghĩa vụ, lúc đó đang có chiến tranh biên giới Tây Nam. Má tôi hay nhắc lại chuyện đó hồi ba tôi còn sống cũng như sau này. Tôi mời chú vào nhà, châm nước kéo ghế ngồi trước mặt chú tiếp chuyện. Chú uống nước, kể tiếp chuyện chú và ba tôi, hai người ở cùng một đại đội, cùng dự chung nhiều trận đánh, có lần cùng bị thương một lượt. Sau đó ba tôi giải ngũ về thành phố tìm được việc làm lấy được vợ. Còn chú không có gia đình nhà cửa gì cả nên ở luôn trên đó, chuyển qua thanh niên xung phong rồi qua nông trường, đã mười mấy năm rồi.
Tôi ngồi chống tay một bên má nghe chú kể, rồi hỏi:
- Sao chú biết nhà ba cháu mà về đây?
- Chú hỏi thăm cháu à, tìm bạn thì dễ thôi. Ba cháu có hứa chú về đây ba cháu tìm việc làm cho. Chú với ba cháu
thân nhau lắm, như anh em ruột thịt vậy.
- Cháu biết, cháu có nghe ba cháu kể lại.
- Cháu còn nhớ à?
- Đúng ra là má cháu kể lại. Má cháu đang đi dạy học.
- Chú biết. Thôi chú đi đây.
- Chú đi đâu?
- Chú không biết. Chú tìm chỗ nào ở vài ngày rồi lên rừng.
- Thì chú cứ ở đây đi.
Tôi buột miệng nói ra vậy thôi. Nhưng tôi nghĩ tôi nói đúng. Giờ chỉ có mình tôi ở nhà, chú là bạn của ba tôi, chú không có chỗ nào để đi nữa tôi phải mời chú ở lại. Ba tôi trước kia có một phòng nhỏ làm việc trên lầu, chú ở đó thật tiện. Đến chiều má tôi về mọi chuyện đã xong rồi, tôi kể chuyện má tôi không nói gì cả đi thẳng ra sau bếp lo nấu nướng giặt giũ. Đến tối cơm dọn ra chú và má tôi mới gặp nhau, hai người chỉ chào hỏi qua loa rồi cắm cúi ăn cơm, tôi lại phải làm người dẫn chuyện ríu rít nào chuyện dạy học của má tôi, chuyện bộ đội của chú như tôi đã từng đứng lớp và từng nằm dưới chiến hào vậy.
Ăn cơm xong chú ngồi lại ở phòng khách xem ti vi một lúc với má con tôi rồi lên phòng đóng cửa kín mít không biết lục soạn gì trong chiếc túi xách lép kẹp ấy. Tôi và má tôi ngồi thêm một lúc coi chương trình thế giới đó đây rồi tôi học bài, má tôi chấm bài rồi hai chúng tôi vào gi.ường ngủ.
Chú ở nhà tôi hơn tuần lễ, suốt ngày đi đó đây để tìm việc làm, tôi đã lên cấp hai học một buổi, có lúc buổi trưa chú tạt về cùng nấu cơm ăn với tôi. Chú nói:
- Chú nấu nướng thua má cháu nhưng chắc hơn cháu, cháu học từ chú dễ hơn.
Chú trổ tài nấu nướng theo kiểu rừng của chú, hai chú cháu ăn cơm nói chuyện với nhau rất vui. Nhưng buổi tối má tôi cùng về ăn cơm hoặc ngồi xem ti vi không thấy chú nói gì cả, má cũng vậy, tôi bực mình không thèm làm người dẫn chuyện chi cho mất công.
Hơn tuần lễ trôi qua cho đến một buổi tối ngồi xem ti vi chú bỗng quay sang nói với tôi:
- Mai chú đi cháu à. Chú trở lên rừng thôi. Cháu nhớ nhắc chú trả lại tập bài hát cho cháu.
Má tôi ngồi yên không nói gì cả, đang bận coi ti vi quảng cáo một loại xà bông trị gàu. Chú cũng quay lại coi xà bông trị gàu. Tôi ngáp và nói ngày mai tôi trực lớp phải đi ngủ sớm.. Tôi vào gi.ường nằm và ngủ thật. Tôi ngủ lâu lắm, chừng đến giữa khuya chợt giật mình thức giấc. Đèn phòng khách vẫn còn sáng, tôi dòm ra thấy má tôi và chú vẫn ngồi im như tượng trước màn hình tivi đang phát bản tin cuối cùng bằng tiếng Anh tiếng Pháp gì đó. Không nghe có tiếng nói chuyện gì cả, như từ tối tới giờ hai người vẫn ngồi như vậy. Tôi định trở ra khơi mào cho họ nói chuyện nhưng rồi buồn ngủ ríu mắt tôi lại ngủ thiếp đi.
Sáng ra thức dậy chú đã đi mất, tập bài hát để lại trên bàn cùng bức thư nhỏ:
- Chú học thuộc hết các bài hát của cháu rồi, chú sẽ hát ở trên rừng. Và vì chú ở rất xa nên chú sẽ viết thư cho cháu, thăm chừng coi cô cháu bé bỏng khôn lanh của chú học hành hát hỏng đến đâu rồi...
Không thấy chú nói gì với má tôi cả, má cũng như quên mất chú, lục đục nấu bữa ăn sáng cho tôi rồi hối tôi soạn tập vở, bơm mực vào viết để đi học. Rồi nhiều tháng trôi qua má tôi vẫn lặng im cho đến một hôm tôi bực mình nói:
- Chú đi lâu quá rồi hả má? ở trên rừng có gì vui mà chú hát trên đó? Má dẫn con lên đó thăm chú được không?
LÊ VĂN THẢO
- Tội nghiệp con gái ba! Ba chết rồi má con có chồng khác còn con không còn ba nữa!
Tôi nghe vậy tuy thương ba cũng giận ba lắm! Sao má có chồng khác được, má không thương ba sao? Sao tôi có thể thương yêu chung sống với ba nào khác như với ba tôi?
Nhưng rồi ngày tháng trôi qua tôi quên dần chuyện đó - chuyện má tôi có chồng khác - tôi còn nhỏ dễ quên và cũng do không ai nói tới chuyện đó. Hai má con tôi tiếp tục sống hẩm hiu với nhau, tôi vẫn đi học má tôi vẫn đi dạy học, căn nhà có hơi trống vắng đi đôi chút vì thiếu ba tôi nhưng nhịp sống đều đặn như không có gì thay đổi.
Tôi học cấp một lớp bán trú, buổi sáng má tôi đi dạy đưa tôi đến trường buổi chiều ghé rước về, tôi chạy ra chơi với đám trẻ ở đầu hẻm má tôi vào bếp nấu nướng giặt giũ, cơm chín má tôi kêu tôi về ăn hai má con ngồi bên chiếc bàn rộng mênh mông. Rồi má tôi rửa chén dọn dẹp quét tước, cùng tôi ra ngồi ở phòng khách bật ti vi coi có chương trình phim truyện nào mới không, rồi tôi học bài má tôi chấm bài hai má con đi ngủ sớm để sáng hôm sau cuộc sống đơn điệu lại tiếp tục.
Má tôi già đi trông thấy, như một bà già vậy, dù chưa đến ba mươi. Là do má tôi cứ buồn dàu dàu, không thấy nói chuyện gì cả. Má tôi nói chuyện với ai? Trước kia hồi ba còn sống, má nói nhiều ba biết nhường nhịn mỉm cười lắng nghe, thỉnh thoảng ba góp vào đôi câu cho má nói tiếp nữa, giờ chỉ có hai má con má vừa mở miệng tôi đã tranh nói hết rồi. Má già do cứ làm thinh như vậy. Và cũng do ăn bận nữa. Sau ngày ba chết, má thường bận đồ đen hoặc trắng coi như để tang rồi như quen cứ bận luôn hai bộ ấy, những bộ quần áo đẹp má cất ngăn nào trong tủ không còn nhớ tới nữa.
Cuộc sống buồn thiu của hai má con tôi kéo dài như vậy. Nhưng má cam chịu còn tôi thì không. Tôi phải tìm người bầu bạn với má, cho má có người nói chuyện. Tìm người đàn ông tốt hơn, họ biết nhường nhịn.
Một buổi chiều đi học về, má tôi nấu nướng, tôi ra đá cầu với đám trẻ ở đầu hẻm chợt thấy có người đàn ông lạ mặt ngồi hút thuốc nhìn chúng tôi chơi. Ông ta trạc tuổi ba tôi, mặt mày âu sầu, quần áo dính màu lem luốc như thợ sơn. Nhưng ông ta trông cũng hiền, thỉnh thoảng nhìn tôi với vẻ như muốn làm quen. Tôi hỏi mấy đứa nhỏ biết ông ta là khách mới đến ở trọ một nhà gần đó, một căn phòng trên một từng lầu cao suốt ngày đóng cửa kín mít tối đến mới thò đầu ra.
Một lần tôi đá trái cầu trúng ông ta liền bị ông ta giả bộ cự nự:
- Con gái đá cầu hả?
Tôi cười giả lả:
- Cháu còn đá banh nữa. Chú ở gần đây hả?
- Chú ở trên lầu kia kìa.
- Chú làm nghề gì?
- Chú là họa sĩ.
- Có được lãnh lương không?
- Chú bán tranh người ta trả tiền cho chú.
- Nhà cháu kia kìa.
- Chú biết rồi.
- Ba cháu chết rồi, chỉ còn cháu và má cháu ở nhà. Chú vô nhà cháu chơi không?
- Chú ở đây chơi với cháu được rồi.
Tôi về nhà kể chuyện má tôi rầy tôi:
- Con nhiều chuyện quá! Thôi ăn cơm đi!
Thật ra tôi cũng chẳng màng. Ông họa sĩ có vẻ không biết nói chuyện và ở dơ quá. Và có vẻ cũng không thích có vợ, chỉ thích có con nít để thương yêu vuốt ve thôi.
Tôi lớn dần lên, tám tuổi rồi chín tuổi. Má tôi vẫn chưa đến ba mươi nhưng thật sự đã thành người già rồi, ngoài những lúc nói chuyện với tôi tôi nghe má tôi nói láp giáp một mình. Nhà chỉ có hai mẹ con, ở trường má tôi cũng chỉ nói chuyện với đám học trò láo nháo trạc tuổi tôi, về nhà bù đầu vào công việc còn lân la nói chuyện với hàng xóm gì được nữa. Trước kia má có mấy người bạn là cô giáo ngày lễ chủ nhật họ thường dẫn chồng con đến chơi, đàn bà đàn ông con nít chia ra thành từng nhóm nói chuyện với nhau rất vui. Từ ngày ba chết không lẽ họ đến một mình bỏ chồng bỏ con ở nhà?
Tôi nghiền ngẫm ý định của mình. Đừng nói đứa con gái chín tuổi không biết gì. Trước tiên phải làm cho má trẻ lại. Tôi dấu biệt hai bộ quần áo đen trắng, trước khi má đi tắm tôi bày sẵn những bộ quần áo đẹp ra, quần nào bận với áo nào, dù rằng chỉ để chút nữa coi ti vi rồi đi ngủ.
Nhưng má tôi lại hay lẫn lộn, như quên mất cách ăn mặc, quần này bận với áo kia, và không biết mắc mớ gì cứ bới tóc thành một cục sau ót như bà ngoại tôi ở dưới quê. Vậy mà trước kia má tôi biết cách ăn bận lắm, các cô giáo bạn má đều khen và má thường nói với ba:
- Mấy con nhỏ thư ký trong cơ quan anh đố đứa nào biết cách ăn mặc bằng em.
Má phải trở lại như lúc trước, dù không có ba, má phải bận quần áo đẹp và không phải để ngồi coi ti vi hoặc đi ngủ. Không thể rủ má đi xem hát, các rạp hát giờ đóng cửa hết. Chỉ còn cách rủ má đi chơi công viên. Hai má con tôi đi chơi công viên những sáng chủ nhật, má ngồi trên ghế băng đọc sách tôi chạy nhảy trên các thảm cỏ, vừa chơi vừa để mắt tìm kiếm. Mắt đứa con gái chín tuổi sáng lắm. Tôi để ý coi có đứa nhỏ nào đi chơi với ba nó, nó chạy nhảy trên thảm cỏ như tôi và ba nó ngồi trên ghế băng đọc sách như má tôi. Nhưng không có cảnh nào như vậy cả, người đi chơi công viên toàn đủ vợ chồng con cái thậm chí tôi tìm bạn riêng cho tôi cũng không có.
Nhưng rồi tôi gặp một chuyện ngay trong lớp học. Chuyện lâu rồi, tại tôi không để ý. Thằng bạn ngồi chung bàn với tôi, to xù, trước đây buổi chiều tan học thường ba hay má nó đến đón. Nhưng sau này chỉ thấy ba nó thôi, từ xa trong đám xe của cha mẹ học sinh tôi đã nhìn thấy ba nó to xù đứng cao hơn hẳn những người khác một cái đầu. Tôi hỏi, nó nói má nó bệnh phải nằm bệnh viện. Rồi nó nghẹn ngào không nói tiếp được.
Tôi hỏi những đứa khác được biết má nó bị bệnh hiểm nghèo chắc không qua khỏi. Tôi thấy thương nó quá, hoàn cảnh nhà nó rồi cũng giống như nhà tôi. Thằng này rất dễ thương, chắc ba nó cũng vậy. Chủ nhật nào đó tôi sẽ rủ nó đến nhà chơi, rồi sau đó... Nhưng tôi vội dập tắt ý nghĩ đó ngay. Má nó đang nằm bịnh, chính tôi phải thương má nó hơn hết thảy. Cầu mong cho má nó lành bệnh trở về.
Một buổi sáng chủ nhật thay vì rủ thằng bạn tới nhà, tôi điện thoại kêu nó dẫn tôi vào bệnh viện thăm má nó. Ba nó đèo hai chúng tôi đi. Má nó nhận ra tôi, nói đã thấy hai chúng tôi ngồi chung bàn với nhau, hỏi thằng bạn có hay quấy không, có chọc phá tôi không. Má nó đâu biết rằng chính tôi thường trét kẹo cao su vào đầu tóc nó. Ba thằng bạn ngồi một chút phải đi trực cơ quan, thằng bạn tồ không biết làm gì còn tôi suốt buổi hôm ấy phải thay quần áo tắm rửa dọn thức ăn cho má nó.
Hôm sau vào lớp học nhớ lại ý định sai quấy của mình, để chuộc lỗi tôi để ý chăm sóc thằng bạn, thường xuyên sửa lại chiếc khăn quàng đỏ cho nó, như tôi là má nó vậy. Sau đó giờ ra chơi tôi ngồi một mình ở bực thềm, tóc buông xõa khiến cô giám thị đi ngang phải ngạc nhiên cúi xuống với tôi:
- Em bịnh à? Hay có bạn trai nào chọc phá em?
Tôi không bệnh, cũng không có thằng con trai nào dám chọc phá tôi. Tôi nhìn đám bạn chơi đùa trước sân mà ngán ngẩm: Chúng vui cái gì vậy? Chúng không có điều gì để suy nghĩ trong lòng hay sao?
Một bữa tôi đi dự sinh nhật một đứa bạn. Gia đình hai bên chúng tôi là chỗ quen biết nhau, trong những dịp như thế hồi xưa ba má thường chở tôi đến đó chơi. Nhưng lần này má tôi nói bận chuyện gì đó, vá chiếc áo hay sửa lại chiếc bếp điện để tôi đi một mình. Tôi tới đó thấy những người lớn đặc biệt chú ý đến tôi, ban đầu tôi tưởng vì tôi mồ côi cha nhưng sau đó tôi thấy còn có gì khác nữa. Tôi để ý tìm hiểu.
Cạnh bàn đám trẻ chúng tôi là bàn của người lớn, ba má đứa bạn sinh nhật ngồi đầu bàn, cạnh bên là chú đứa bạn, em trai ba nó. Câu chuyện qua lại tôi được biết bà vợ của người em trai bỏ chồng theo nhân tình đi vượt biên, bị bắt, hiện đang ngồi tù. Và cũng qua câu chuyện tôi thấy ba má đứa bạn muốn tìm vợ khác cho người em trai và rõ ràng nhắm vào má tôi. Tôi thấy tức giận. Tôi không biết người vợ đang bị ngồi tù kia sai quấy thế nào nhưng giờ đang ngồi trong tù, không có ai cả, má tôi không chen vào chỗ đó. Chưa hết buổi tiệc tôi đã xin về, ba đứa bạn nói:
- Kìa, sao vậy? Chú muốn cháu ở chơi tới tối rồi cô chú đưa về.
- Cháu mệt.
- Bậy nè, ở chơi đi. Chơi một chút rồi hết mệt.
- Má cháu chỉ có một mình ở nhà.
- Sao má cháu không tới chơi?
- Má cháu bận sửa cái bếp điện.
- Chà chà, không được đâu, má cháu không được sửa bếp điện. Cháu cũng không được về.
Nhưng tôi vẫn về. Về nhà tôi không kể gì hết chuyện đó cho má tôi nghe.
Càng ngày tôi càng thương má tôi hơn. Tôi vẫn nhớ ba tôi nhưng hình ảnh ba tôi chỉ dừng lại ở đó còn má tôi hằng ngày bù đầu vào việc dạy học đưa đón tôi, nấu nướng, giặt giũ, may vá quần áo, sửa ổ điện, bếp điện. Trông má lúc nào cũng phờ phạc ủ rũ, vì công việc, vì không có người để nói chuyện.
Hè đến má tôi dẫn tôi về quê thăm ngoại. Hóa ra ngoại cũng đồng ý với tôi, phải tìm bạn cho má, trông má ủ rũ quá, chẳng mấy chốc má sẽ già như ngoại. Ngoại dò hỏi tôi trên thành phố má có người bạn mới nào không, người đó bao nhiêu tuổi, làm nghề gì, lương bổng khá không, có hiền không. Tuy ý ngoại rất hợp ý tôi nhưng tôi không để lộ ra lại còn làm mặt giận nói:
- Con không biết. Có phải ngoại kêu má con về đây để gả chồng không?
Ngoại nói:
- A, con nhỏ này dữ! Hãy thương má mày con à, mày cứ lớn tồng ngồng như vậy một mình má mày nuôi mày sao nổi?
Nói rồi hôm sau thấy ngoại dẫn về một người đàn ông giới thiệu là ông chủ ruộng bận quần tây áo sơ mi trắng dài tay gài nút cổ, tóc chải rẻ bôi dầu bóng láng, ngoại đặt ông ta ngồi vào ghế, ông ta cứ ngồi như thế mãi, im thin thít, một mình ngoại nói hết khen ông hiền thế này mần ăn chăm chỉ thế nọ, có cả mười mấy mẫu ruộng và định đào thêm mấy ao nuôi cá nữa. Tôi kéo ghế ngồi trước mặt ông chủ ruộng, má tôi không ngồi đi tới lui châm nước lấy tay che miệng cười tủm tỉm, ông chủ ruộng không dám nhìn tôi cũng không dám nhìn má, cứ ngó dáo dác ra sân như tìm kiếm cái gì, rồi vẫn không nói một lời đứng dậy đòi về.
Ông chủ ruộng về rồi ngoại tôi có vẻ giận, hôm má con tôi về thành phố ngoại không nói với má tôi mà rỉ vào tai tôi:
- Mày giỏi nuôi má mày đi ! Và cũng đừng hòng sau này ngoại gả chồng cho mày.
Tôi qua mười tuổi hồi nào không hay. Rồi mười một, mười hai. Tôi đã mười hai tuổi, sắp bận áo dài đi học rồi, người lớn thôi không gọi tôi là bé nữa, nhưng cũng chưa ai gọi tôi bằng cô.
Hằng ngày tôi vẫn chăm chút giữ gìn nhan sắc cho má tôi. Má đã hơn ba mươi tuổi rồi, nếu không có tôi má thành gái già rồi đấy. Phải lẹ lên mới được, nói láp giáp một mình hoài sẽ thành lẩm cẩm. Vả chăng tôi cũng sắp tới lúc bận bịu chuyện riêng của mình.
Một buổi sáng thứ năm tôi nghỉ học ở nhà một mình có một người đàn ông xách chiếc túi lép xẹp đến nhấn chuông tươi cười hỏi:
- Ba có nhà không cháu?
- Ba cháu mất rồi chú à! - Tôi đáp.
- Ôi trời ơi, chú có hay gì đâu - Chú thôi cười cúi đầu nói - Chú là bạn của ba cháu, lâu lắm rồi, hồi chú và ba cháu cùng đi bộ đội với nhau.
Tôi nhớ có chuyện đó, hồi ba tôi đi nghĩa vụ, lúc đó đang có chiến tranh biên giới Tây Nam. Má tôi hay nhắc lại chuyện đó hồi ba tôi còn sống cũng như sau này. Tôi mời chú vào nhà, châm nước kéo ghế ngồi trước mặt chú tiếp chuyện. Chú uống nước, kể tiếp chuyện chú và ba tôi, hai người ở cùng một đại đội, cùng dự chung nhiều trận đánh, có lần cùng bị thương một lượt. Sau đó ba tôi giải ngũ về thành phố tìm được việc làm lấy được vợ. Còn chú không có gia đình nhà cửa gì cả nên ở luôn trên đó, chuyển qua thanh niên xung phong rồi qua nông trường, đã mười mấy năm rồi.
Tôi ngồi chống tay một bên má nghe chú kể, rồi hỏi:
- Sao chú biết nhà ba cháu mà về đây?
- Chú hỏi thăm cháu à, tìm bạn thì dễ thôi. Ba cháu có hứa chú về đây ba cháu tìm việc làm cho. Chú với ba cháu
thân nhau lắm, như anh em ruột thịt vậy.
- Cháu biết, cháu có nghe ba cháu kể lại.
- Cháu còn nhớ à?
- Đúng ra là má cháu kể lại. Má cháu đang đi dạy học.
- Chú biết. Thôi chú đi đây.
- Chú đi đâu?
- Chú không biết. Chú tìm chỗ nào ở vài ngày rồi lên rừng.
- Thì chú cứ ở đây đi.
Tôi buột miệng nói ra vậy thôi. Nhưng tôi nghĩ tôi nói đúng. Giờ chỉ có mình tôi ở nhà, chú là bạn của ba tôi, chú không có chỗ nào để đi nữa tôi phải mời chú ở lại. Ba tôi trước kia có một phòng nhỏ làm việc trên lầu, chú ở đó thật tiện. Đến chiều má tôi về mọi chuyện đã xong rồi, tôi kể chuyện má tôi không nói gì cả đi thẳng ra sau bếp lo nấu nướng giặt giũ. Đến tối cơm dọn ra chú và má tôi mới gặp nhau, hai người chỉ chào hỏi qua loa rồi cắm cúi ăn cơm, tôi lại phải làm người dẫn chuyện ríu rít nào chuyện dạy học của má tôi, chuyện bộ đội của chú như tôi đã từng đứng lớp và từng nằm dưới chiến hào vậy.
Ăn cơm xong chú ngồi lại ở phòng khách xem ti vi một lúc với má con tôi rồi lên phòng đóng cửa kín mít không biết lục soạn gì trong chiếc túi xách lép kẹp ấy. Tôi và má tôi ngồi thêm một lúc coi chương trình thế giới đó đây rồi tôi học bài, má tôi chấm bài rồi hai chúng tôi vào gi.ường ngủ.
Chú ở nhà tôi hơn tuần lễ, suốt ngày đi đó đây để tìm việc làm, tôi đã lên cấp hai học một buổi, có lúc buổi trưa chú tạt về cùng nấu cơm ăn với tôi. Chú nói:
- Chú nấu nướng thua má cháu nhưng chắc hơn cháu, cháu học từ chú dễ hơn.
Chú trổ tài nấu nướng theo kiểu rừng của chú, hai chú cháu ăn cơm nói chuyện với nhau rất vui. Nhưng buổi tối má tôi cùng về ăn cơm hoặc ngồi xem ti vi không thấy chú nói gì cả, má cũng vậy, tôi bực mình không thèm làm người dẫn chuyện chi cho mất công.
Hơn tuần lễ trôi qua cho đến một buổi tối ngồi xem ti vi chú bỗng quay sang nói với tôi:
- Mai chú đi cháu à. Chú trở lên rừng thôi. Cháu nhớ nhắc chú trả lại tập bài hát cho cháu.
Má tôi ngồi yên không nói gì cả, đang bận coi ti vi quảng cáo một loại xà bông trị gàu. Chú cũng quay lại coi xà bông trị gàu. Tôi ngáp và nói ngày mai tôi trực lớp phải đi ngủ sớm.. Tôi vào gi.ường nằm và ngủ thật. Tôi ngủ lâu lắm, chừng đến giữa khuya chợt giật mình thức giấc. Đèn phòng khách vẫn còn sáng, tôi dòm ra thấy má tôi và chú vẫn ngồi im như tượng trước màn hình tivi đang phát bản tin cuối cùng bằng tiếng Anh tiếng Pháp gì đó. Không nghe có tiếng nói chuyện gì cả, như từ tối tới giờ hai người vẫn ngồi như vậy. Tôi định trở ra khơi mào cho họ nói chuyện nhưng rồi buồn ngủ ríu mắt tôi lại ngủ thiếp đi.
Sáng ra thức dậy chú đã đi mất, tập bài hát để lại trên bàn cùng bức thư nhỏ:
- Chú học thuộc hết các bài hát của cháu rồi, chú sẽ hát ở trên rừng. Và vì chú ở rất xa nên chú sẽ viết thư cho cháu, thăm chừng coi cô cháu bé bỏng khôn lanh của chú học hành hát hỏng đến đâu rồi...
Không thấy chú nói gì với má tôi cả, má cũng như quên mất chú, lục đục nấu bữa ăn sáng cho tôi rồi hối tôi soạn tập vở, bơm mực vào viết để đi học. Rồi nhiều tháng trôi qua má tôi vẫn lặng im cho đến một hôm tôi bực mình nói:
- Chú đi lâu quá rồi hả má? ở trên rừng có gì vui mà chú hát trên đó? Má dẫn con lên đó thăm chú được không?
LÊ VĂN THẢO