Trường ĐH không chịu "về quê"

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Theo quy hoạch, cùng với các nhà máy, BV, một số trường ĐH cũng thuộc diện phải di dời ra ngoại ô. Song, đã hơn 5 năm trôi qua, các trường trong diện di dời vẫn cố bám trụ ở nội đô.


Theo đề án quy hoạch mạng lưới các của Bộ GD-ĐT và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, xét về tiêu chí, sẽ có 19 trường ĐH đóng ở Hà Nội và 19 trường ở TP HCM phải di dời khỏi nội đô. Tại Hà Nội, dự kiến sẽ có 19 trường di dời toàn bộ và 16 trường di dời một phần trên tổng số 62 trường ĐH, CĐ đóng trong khu vực trung tâm TP. TP HCM dự kiến có 17 trường di dời toàn bộ và 13 trường di dời một phần trên tổng số 69 trường ĐH, CĐ tại các quận trung tâm.


Tại đề án, Bộ GD-ĐT cho biết, các trường di dời toàn bộ thì không được thuê lại hoặc không được giữ lại cơ sở vật chất của trường; phần đất cũ phải bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của pháp luật. “Nhưng trên thực tế, một số giảng viên ngại di chuyển vì gia đình ở trong TP, không quen với việc sống xa đô thị” - Hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng Lê Văn Thành giải thích cho lý do không muốn di dời của trường này.


Có lẽ cũng chính vì thế mà dù đã được cấp đất ở khu Hòa Lạc, nhưng đã nhiều năm nay, ĐH Quốc gia Hà Nội vẫn “chây ì” triển khai phương án di dời, hay cố đấm ăn xôi khi mà trụ sở của trường này có vị trí đắc địa tại đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy.


Biện minh cho lý do muốn trụ lại phố mà không chịu “về quê”, đại diện trường ĐH Ngoại thương lập luận rằng, trường này có tới 3 cơ sở ở Hà Nội, Hưng Yên và TP HCM nên nếu cộng diện tích đất ở 3 cơ sở này chia cho tổng số sinh viên thì vẫn “thừa tiêu chuẩn” của Bộ GD-ĐT quy định. Còn nếu có di dời, trường sẽ cho sinh viên các hệ học văn bằng 2, chứng chỉ, liên kết đào tạo... chứ sinh viên chính quy vẫn phải học tại trụ sở chính tại phố Chùa Láng, quận Đống Đa. Đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội bác bỏ lập luận này, và cho biết, tiêu chí đưa ra là tính trên diện tích hiện có ở trụ sở chính chứ không cộng thêm diện tích nơi khác. Nhưng không đếm xỉa việc phải di dời, hiện nay, ĐH Ngoại thương và ĐH Luật vẫn cho xây dựng thêm những khu nhà cao tầng trong khuôn viên của trường, mặc dù họ cũng trong diện “phải đi”.


886777-1368258761-dai-hoc-1.jpg
ĐH Quốc Gia Hà Nội- một trong những trường thuộc diện phải di dời ra ngoại thành - Ảnh TL

Trước ì ạch kể trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân vừa yêu cầu Bộ GD-ĐT tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện đề án di dời một số trường ĐH, CĐ từ nội thành TP Hà Nội và TP HCM đến các khu quy hoạch.


Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu, hoàn thiện đề án trên theo hướng làm rõ một số vấn đề để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, trước mắt để giảm mật độ sinh viên tại một số khu vực của Hà Nội và TP HCM. Về lâu dài, nhằm tạo điều kiện cho các trường có cơ sở vật chất kỹ thuật đạt quy chuẩn, đáp ứng các yêu cầu phục vụ đào tạo và sinh hoạt của cán bộ và sinh viên nhà trường, hướng đến xây dựng nhà trường tiên tiến và nền giáo dục ĐH Việt Nam hiện đại, chuẩn hóa, xã hội hóa, quốc tế hóa.
Trước mắt, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT cần cụ thể tiêu chí, điều kiện và giải pháp khả thi triển khai thực hiện từ nay đến hết năm 2015. Với giai đoạn 2016-2020 cần xác định rõ các nguyên tắc, giải pháp làm cơ sở cho các địa phương, các trường chuẩn bị trước. Đến giai đoạn 2021-2025 cần đề ra những định hướng, nguyên tắc chung làm cơ sở cho các trường, các địa phương xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng và định hướng đầu tư.


Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, Bộ đang cụ thể hóa các tiêu chí để lên danh sách các trường phải di dời. Về trường hợp những trường “chây ì”, trong đó có ĐH Quốc gia Hà Nội đã được cấp đất và tiền nhưng vẫn chưa chịu đi, ông Ga cho biết, Bộ sẽ có những biện pháp xử lý mạnh, như cắt kinh phí đào tạo…


Ông Đỗ Viết Chiến, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng, cho biết, đến năm 2030, 2/3 số sinh viên trong nội đô Hà Nội sẽ phải ra ngoại ô. Cụ thể việc này, Bộ Xây dựng đang hoàn chỉnh quy hoạch chung để Hà Nội làm quy hoạch chi tiết, trong đó có việc đưa các trường ra ngoài nội đô. “Tất cả các mốc thời gian đều được quy định trong Luật Quy hoạch đô thị, nên nếu trường nào cố tình không di dời thì coi như chống luật. “Sau này, ngoại thành Hà Nội sẽ có đầy đủ các khu dịch vụ, vui chơi, giải trí, BV… các tuyến giao thông thuận lợi nối với trung tâm”.
Nguồn: hcm.24h.com.vn
 
Xây Dựng mình di dời chắc rồi :D tầm 5-6 năm nữa ;))
Tội nghiệp đàng em thân yêu chúng ta . HCM cũng đang di dời 1 số truờng ra thủ đức nhưng còn lâu :)
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
ở hết trung tâm vậy mới vui, dời đi thì chán lắm
 
mình còn hơn năm nữa là ra trường rồi :)) đến lúc đấy cũng chưa chuyển đi =))
 
×
Quay lại
Top Bottom