TT - Ba trường ĐH, CĐ đầu tiên bị đình chỉ tuyển sinh năm 2012. Đây là mức xử lý nặng nhất trong đợt kiểm tra việc thực hiện cam kết của 24 trường ĐH, CĐ.
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy 100% trường được kiểm tra đều có sai phạm ở nhiều mức độ khác nhau.
Trường ĐH Văn Hiến, một trong ba trường bị đình chỉ tuyển sinh vì không đáp ứng tiêu chí bảo đảm chất lượng - Ảnh: NHƯ HÙNG
Đây là thông tin được ông Nguyễn Huy Bằng - chánh thanh tra và ông Phan Mạnh Tiến - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) - cung cấp trong cuộc trao đổi với báo chí sáng 30-12.
95,1 sinh viên/giảng viên
Đó là thực tế tại Trường ĐH Văn Hiến. Với gần 5.000 sinh viên, trường này chỉ có 52 giảng viên cơ hữu. Theo quy định cứng của Bộ GD-ĐT là 25 sinh viên/giảng viên cơ hữu, nhiều trường trong số 24 trường được kiểm tra đã vi phạm. Nhiều trường tỉ lệ sinh viên/giảng viên vượt xa chuẩn cho phép. Trong đó, Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM là 84,5 sinh viên/giảng viên, Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng 54,3 sinh viên/giảng viên, Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu là 47,2 sinh viên/giảng viên, ĐH Marketing 50,8 sinh viên/giảng viên, ĐH Đông Đô 55,5 sinh viên/giảng viên, ĐH Công nghiệp Hà Nội 66,2 sinh viên/giảng viên...
Sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý
Bộ GD-ĐT quyết định đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Đông Đô, Cao đẳng Công nghệ thông tin TP.HCM và đình chỉ tuyển sinh 12 ngành đào tạo thuộc bốn trường: ĐH Chu Văn An, ĐH Lương Thế Vinh, ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ sáng 30-12, GS.TSKH Bùi Văn Ga, thứ trưởng Bộ
GD-ĐT, khẳng định đến năm 2013, nếu ba trường bị đình chỉ tuyển sinh không khắc phục được các điều kiện đảm bảo chất lượng, bộ sẽ xem xét đình chỉ hoạt động giáo dục. Thứ trưởng nói: “Chúng tôi cũng đã ban hành văn bản cảnh báo các trường đến năm 2013 chưa có đất, chưa xây dựng cơ sở vật chất theo cam kết sẽ đình chỉ hoạt động giáo dục và xem xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ giải thể trường. Bộ xem xét để thông báo chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp điều kiện thực tế của các trường, đặc biệt là điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất.
Đầu quý 1-2012, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục kiểm tra tiếp các trường còn lại theo đúng tinh thần của nghị quyết 50/2010/NQ-QH12 của Quốc hội. Nếu phát hiện trường nào sai phạm, bộ sẽ xử lý nghiêm để lập lại kỷ cương, đảm bảo chất lượng đào tạo đại học.
TRẦN HUỲNH
Theo ông Nguyễn Huy Bằng, “đoàn kiểm tra chỉ tính số sinh viên chính quy/giảng viên cơ hữu”. Như vậy nếu tính cả số sinh viên học hệ không chính quy của các trường, có lẽ tỉ lệ trên còn vượt chuẩn nhiều hơn. Ông Bằng cho biết thêm đoàn kiểm tra đã dựa vào hai tiêu chí chính là tỉ lệ sinh viên/giảng viên, diện tích đất/sinh viên để đánh giá và làm cơ sở xử lý vi phạm của các trường. Nhìn vào hai tiêu chí này, nhiều trường trong số 24 trường trên vi phạm cả hai quy định.
Điển hình có những trường đã thành lập hơn 10 năm nhưng vẫn đi thuê mướn địa điểm đào tạo, trong khi quy mô tuyển sinh vẫn ở mức cao, như ĐH Đông Đô đang đào tạo trên 4.000 sinh viên nhưng nhiều năm qua phải đi thuê mướn những địa điểm khác nhau để đào tạo. ĐH Văn Hiến thuê địa điểm hoàn toàn, cũng đang đào tạo 5.000 sinh viên. ĐH Hòa Bình có 3.233 sinh viên, cũng đang đi thuê địa điểm...
Kết quả kiểm tra giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ của các trường còn đáng buồn hơn. Có 43 ngành học ở 16/24 trường không có giảng viên cơ hữu trình độ tiến sĩ. Trong đó, Trường ĐH Chu Văn An có bốn ngành đào tạo ĐH không có giảng viên cơ hữu trình độ từ thạc sĩ trở lên. Trường ĐH Lương Thế Vinh có bảy ngành đào tạo không có giảng viên cơ hữu trình độ tiến sĩ, trong đó có ba ngành không có giảng viên. Có những trường ĐH công lập nhiều năm qua số lượng thí sinh đăng ký tuyển ở hàng đông nhất cả nước là ĐH Công nghiệp Hà Nội nhưng vẫn có đến sáu ngành đào tạo ĐH không có giảng viên trình độ tiến sĩ.
Xử trường sai nặng nhất
Việc kiểm tra một loạt trường với thái độ nghiêm túc, công bố kết quả công khai là một động thái tích cực của Bộ GD-ĐT chưa từng được thực hiện trước đây. Tuy nhiên nhìn vào việc xử lý vi phạm thì thấy thiếu sức nặng khi chỉ có 3/24 trường bị đình chỉ tuyển sinh. Trong khi đó một số trường có tỉ lệ sinh viên/giảng viên quá cao, trên dưới 50 sinh viên/giảng viên không nằm trong diện đình chỉ tuyển sinh. Có 43 ngành đào tạo không có giảng viên trình độ tiến sĩ, nhưng chỉ có 12 ngành đào tạo của bốn trường đại học bị đình chỉ tuyển sinh.
Trả lời chất vấn của Tuổi Trẻ về việc phải chăng có sự nương nhẹ cho một số trường, ông Nguyễn Huy Bằng cho biết: “Ba trường bị đình chỉ có nhiều lỗi và mức độ sai phạm nặng nhất”. Ông Bằng giải thích thêm là “không phân biệt trường công hay tư trong việc xử lý, do ngẫu nhiên mà các trường bị đình chỉ tuyển sinh đều là trường ngoài công lập”.
Trả lời về hướng xử lý với những trường có vi phạm khác, ông Bằng nói: Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản riêng cho từng trường, trong đó đưa ra hướng giải quyết cụ thể. Nhưng năm tới, các trường vi phạm sẽ phải điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh để phù hợp với điều kiện thực tế. Bộ GD-ĐT cũng kiến nghị các bộ, địa phương (cơ quan chủ quản của một số trường) quan tâm. Ông Phan Mạnh Tiến - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - khẳng định: chỉ tiêu năm tới của nhiều trường, trong đó có cả các trường nằm trong số 24 trường được kiểm tra và các trường khác sẽ giảm, nếu so sánh với các tiêu chí của Bộ GD-ĐT.
Bốn cơ sở phải dừng liên kết đào tạo với nước ngoài
Ngày 30-12, Bộ GD-ĐT công bố kết quả thanh tra và kiến nghị biện pháp xử lý với bốn cơ sở liên kết đào tạo với nước ngoài là Viện Kế toán quản trị doanh nghiệp (IABM), Công ty TNHH Nghiên cứu và giáo dục Việt Nam (ERC), Công ty TNHH ILA Việt Nam, Công ty TNHH dạy nghề đào tạo quốc tế Raffles Việt Nam. Các cơ sở trên đã liên kết với nước ngoài để tuyển sinh, đào tạo trái phép các chương trình từ hệ trung cấp đến đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.
ERC Việt Nam đã tuyển sinh 365 học viên cho các chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh khách sạn nhà hàng du lịch, cử nhân quản trị kinh doanh... liên kết với các cơ sở nước ngoài. ILA Việt Nam từ năm 2008 đến nay đã tuyển sinh 240 sinh viên, trong đó 212 học viên đã tốt nghiệp được đối tác nước ngoài cấp bằng cao đẳng, 23 học viên đang theo học chương trình này dự kiến tốt nghiệp vào tháng 3-2012. Raffles Việt Nam tuyển 396 học viên để đào tạo cấp độ 1, 2 và 3 theo chương trình cao đẳng và cử nhân... IABM đã đào tạo 29 cử nhân quản trị kinh doanh, 74 thạc sĩ quản trị kinh doanh, 87 tiến sĩ quản trị kinh doanh.
Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu các cơ sở trên dừng tuyển sinh, đào tạo, yêu cầu đơn vị hợp tác chấm dứt thỏa thuận liên kết đào tạo. Bộ GD-ĐT cũng có văn bản thông báo sai phạm của các cơ sở trên đến UBND TP.HCM và sở, ngành liên quan, giao cho Cục Đào tạo với nước ngoài có văn bản gửi đại sứ quán các nước có tổ chức liên kết đào tạo với các cơ sở trên để thông báo về sai phạm của các tổ chức này khi liên kết với các cơ sở ở Việt Nam để tuyển sinh, đào tạo trái phép, giao Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng không công nhận văn bằng của các chương trình đào tạo trái phép mà các cơ sở trên đã cấp cho học viên. Những cơ sở hiện đang còn học viên phải chủ động giải quyết đảm bảo quyền lợi của người học.
Trong bốn cơ sở trên, ba cơ sở hiện đang tiếp tục đào tạo trái phép sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Riêng IABM đã kết thúc khóa học từ tháng 11-2010, quá thời hạn xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành nên Bộ GD-ĐT chỉ kiến nghị có biện pháp xử lý khác.
Trách nhiệm của bộ đến đâu?
Trả lời báo chí về trách nhiệm của Bộ GD-ĐT khi cấp phép mở ngành, mở trường và để kéo dài nhiều năm qua tình trạng đào tạo trong điều kiện kém chất lượng, ông Nguyễn Huy Bằng giải thích: Do Luật giáo dục trước đây quy định sau khi có quyết định thành lập, các trường được tuyển sinh ngay nên xảy ra tình trạng nhiều trường cam kết rất cao nhưng không thực hiện đúng cam kết.
Việc xem xét, thẩm định cho phép mở trường, mở ngành chỉ trên hồ sơ. Sau khi Luật giáo dục sửa đổi, quy định các trường sau khi thành lập phải chuẩn bị đủ điều kiện mới được phép tuyển sinh, tình trạng làm trái cam kết được hạn chế. Để khắc phục những bất ổn ở những trường được thành lập giai đoạn trước, Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường kiểm tra và xử lý sai phạm.
Ông Bằng cho biết “năm 2012 Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục kiểm tra với số lượng trường lớn hơn đợt này”. Nhưng ông cũng cho biết: “Để chấm dứt vi phạm cần phải có sự nỗ lực của cả hệ thống, mục tiêu của Bộ GD-ĐT chỉ là hạn chế vi phạm và nâng dần chất lượng”.
nguồn: tuoitre.vn
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy 100% trường được kiểm tra đều có sai phạm ở nhiều mức độ khác nhau.
Trường ĐH Văn Hiến, một trong ba trường bị đình chỉ tuyển sinh vì không đáp ứng tiêu chí bảo đảm chất lượng - Ảnh: NHƯ HÙNG
Đây là thông tin được ông Nguyễn Huy Bằng - chánh thanh tra và ông Phan Mạnh Tiến - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) - cung cấp trong cuộc trao đổi với báo chí sáng 30-12.
95,1 sinh viên/giảng viên
Đó là thực tế tại Trường ĐH Văn Hiến. Với gần 5.000 sinh viên, trường này chỉ có 52 giảng viên cơ hữu. Theo quy định cứng của Bộ GD-ĐT là 25 sinh viên/giảng viên cơ hữu, nhiều trường trong số 24 trường được kiểm tra đã vi phạm. Nhiều trường tỉ lệ sinh viên/giảng viên vượt xa chuẩn cho phép. Trong đó, Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM là 84,5 sinh viên/giảng viên, Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng 54,3 sinh viên/giảng viên, Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu là 47,2 sinh viên/giảng viên, ĐH Marketing 50,8 sinh viên/giảng viên, ĐH Đông Đô 55,5 sinh viên/giảng viên, ĐH Công nghiệp Hà Nội 66,2 sinh viên/giảng viên...
Sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý
Bộ GD-ĐT quyết định đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Đông Đô, Cao đẳng Công nghệ thông tin TP.HCM và đình chỉ tuyển sinh 12 ngành đào tạo thuộc bốn trường: ĐH Chu Văn An, ĐH Lương Thế Vinh, ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ sáng 30-12, GS.TSKH Bùi Văn Ga, thứ trưởng Bộ
GD-ĐT, khẳng định đến năm 2013, nếu ba trường bị đình chỉ tuyển sinh không khắc phục được các điều kiện đảm bảo chất lượng, bộ sẽ xem xét đình chỉ hoạt động giáo dục. Thứ trưởng nói: “Chúng tôi cũng đã ban hành văn bản cảnh báo các trường đến năm 2013 chưa có đất, chưa xây dựng cơ sở vật chất theo cam kết sẽ đình chỉ hoạt động giáo dục và xem xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ giải thể trường. Bộ xem xét để thông báo chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp điều kiện thực tế của các trường, đặc biệt là điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất.
Đầu quý 1-2012, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục kiểm tra tiếp các trường còn lại theo đúng tinh thần của nghị quyết 50/2010/NQ-QH12 của Quốc hội. Nếu phát hiện trường nào sai phạm, bộ sẽ xử lý nghiêm để lập lại kỷ cương, đảm bảo chất lượng đào tạo đại học.
TRẦN HUỲNH
Theo ông Nguyễn Huy Bằng, “đoàn kiểm tra chỉ tính số sinh viên chính quy/giảng viên cơ hữu”. Như vậy nếu tính cả số sinh viên học hệ không chính quy của các trường, có lẽ tỉ lệ trên còn vượt chuẩn nhiều hơn. Ông Bằng cho biết thêm đoàn kiểm tra đã dựa vào hai tiêu chí chính là tỉ lệ sinh viên/giảng viên, diện tích đất/sinh viên để đánh giá và làm cơ sở xử lý vi phạm của các trường. Nhìn vào hai tiêu chí này, nhiều trường trong số 24 trường trên vi phạm cả hai quy định.
Điển hình có những trường đã thành lập hơn 10 năm nhưng vẫn đi thuê mướn địa điểm đào tạo, trong khi quy mô tuyển sinh vẫn ở mức cao, như ĐH Đông Đô đang đào tạo trên 4.000 sinh viên nhưng nhiều năm qua phải đi thuê mướn những địa điểm khác nhau để đào tạo. ĐH Văn Hiến thuê địa điểm hoàn toàn, cũng đang đào tạo 5.000 sinh viên. ĐH Hòa Bình có 3.233 sinh viên, cũng đang đi thuê địa điểm...
Kết quả kiểm tra giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ của các trường còn đáng buồn hơn. Có 43 ngành học ở 16/24 trường không có giảng viên cơ hữu trình độ tiến sĩ. Trong đó, Trường ĐH Chu Văn An có bốn ngành đào tạo ĐH không có giảng viên cơ hữu trình độ từ thạc sĩ trở lên. Trường ĐH Lương Thế Vinh có bảy ngành đào tạo không có giảng viên cơ hữu trình độ tiến sĩ, trong đó có ba ngành không có giảng viên. Có những trường ĐH công lập nhiều năm qua số lượng thí sinh đăng ký tuyển ở hàng đông nhất cả nước là ĐH Công nghiệp Hà Nội nhưng vẫn có đến sáu ngành đào tạo ĐH không có giảng viên trình độ tiến sĩ.
Xử trường sai nặng nhất
Việc kiểm tra một loạt trường với thái độ nghiêm túc, công bố kết quả công khai là một động thái tích cực của Bộ GD-ĐT chưa từng được thực hiện trước đây. Tuy nhiên nhìn vào việc xử lý vi phạm thì thấy thiếu sức nặng khi chỉ có 3/24 trường bị đình chỉ tuyển sinh. Trong khi đó một số trường có tỉ lệ sinh viên/giảng viên quá cao, trên dưới 50 sinh viên/giảng viên không nằm trong diện đình chỉ tuyển sinh. Có 43 ngành đào tạo không có giảng viên trình độ tiến sĩ, nhưng chỉ có 12 ngành đào tạo của bốn trường đại học bị đình chỉ tuyển sinh.
Trả lời chất vấn của Tuổi Trẻ về việc phải chăng có sự nương nhẹ cho một số trường, ông Nguyễn Huy Bằng cho biết: “Ba trường bị đình chỉ có nhiều lỗi và mức độ sai phạm nặng nhất”. Ông Bằng giải thích thêm là “không phân biệt trường công hay tư trong việc xử lý, do ngẫu nhiên mà các trường bị đình chỉ tuyển sinh đều là trường ngoài công lập”.
Trả lời về hướng xử lý với những trường có vi phạm khác, ông Bằng nói: Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản riêng cho từng trường, trong đó đưa ra hướng giải quyết cụ thể. Nhưng năm tới, các trường vi phạm sẽ phải điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh để phù hợp với điều kiện thực tế. Bộ GD-ĐT cũng kiến nghị các bộ, địa phương (cơ quan chủ quản của một số trường) quan tâm. Ông Phan Mạnh Tiến - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - khẳng định: chỉ tiêu năm tới của nhiều trường, trong đó có cả các trường nằm trong số 24 trường được kiểm tra và các trường khác sẽ giảm, nếu so sánh với các tiêu chí của Bộ GD-ĐT.
Bốn cơ sở phải dừng liên kết đào tạo với nước ngoài
Ngày 30-12, Bộ GD-ĐT công bố kết quả thanh tra và kiến nghị biện pháp xử lý với bốn cơ sở liên kết đào tạo với nước ngoài là Viện Kế toán quản trị doanh nghiệp (IABM), Công ty TNHH Nghiên cứu và giáo dục Việt Nam (ERC), Công ty TNHH ILA Việt Nam, Công ty TNHH dạy nghề đào tạo quốc tế Raffles Việt Nam. Các cơ sở trên đã liên kết với nước ngoài để tuyển sinh, đào tạo trái phép các chương trình từ hệ trung cấp đến đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.
ERC Việt Nam đã tuyển sinh 365 học viên cho các chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh khách sạn nhà hàng du lịch, cử nhân quản trị kinh doanh... liên kết với các cơ sở nước ngoài. ILA Việt Nam từ năm 2008 đến nay đã tuyển sinh 240 sinh viên, trong đó 212 học viên đã tốt nghiệp được đối tác nước ngoài cấp bằng cao đẳng, 23 học viên đang theo học chương trình này dự kiến tốt nghiệp vào tháng 3-2012. Raffles Việt Nam tuyển 396 học viên để đào tạo cấp độ 1, 2 và 3 theo chương trình cao đẳng và cử nhân... IABM đã đào tạo 29 cử nhân quản trị kinh doanh, 74 thạc sĩ quản trị kinh doanh, 87 tiến sĩ quản trị kinh doanh.
Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu các cơ sở trên dừng tuyển sinh, đào tạo, yêu cầu đơn vị hợp tác chấm dứt thỏa thuận liên kết đào tạo. Bộ GD-ĐT cũng có văn bản thông báo sai phạm của các cơ sở trên đến UBND TP.HCM và sở, ngành liên quan, giao cho Cục Đào tạo với nước ngoài có văn bản gửi đại sứ quán các nước có tổ chức liên kết đào tạo với các cơ sở trên để thông báo về sai phạm của các tổ chức này khi liên kết với các cơ sở ở Việt Nam để tuyển sinh, đào tạo trái phép, giao Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng không công nhận văn bằng của các chương trình đào tạo trái phép mà các cơ sở trên đã cấp cho học viên. Những cơ sở hiện đang còn học viên phải chủ động giải quyết đảm bảo quyền lợi của người học.
Trong bốn cơ sở trên, ba cơ sở hiện đang tiếp tục đào tạo trái phép sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Riêng IABM đã kết thúc khóa học từ tháng 11-2010, quá thời hạn xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành nên Bộ GD-ĐT chỉ kiến nghị có biện pháp xử lý khác.
Trách nhiệm của bộ đến đâu?
Trả lời báo chí về trách nhiệm của Bộ GD-ĐT khi cấp phép mở ngành, mở trường và để kéo dài nhiều năm qua tình trạng đào tạo trong điều kiện kém chất lượng, ông Nguyễn Huy Bằng giải thích: Do Luật giáo dục trước đây quy định sau khi có quyết định thành lập, các trường được tuyển sinh ngay nên xảy ra tình trạng nhiều trường cam kết rất cao nhưng không thực hiện đúng cam kết.
Việc xem xét, thẩm định cho phép mở trường, mở ngành chỉ trên hồ sơ. Sau khi Luật giáo dục sửa đổi, quy định các trường sau khi thành lập phải chuẩn bị đủ điều kiện mới được phép tuyển sinh, tình trạng làm trái cam kết được hạn chế. Để khắc phục những bất ổn ở những trường được thành lập giai đoạn trước, Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường kiểm tra và xử lý sai phạm.
Ông Bằng cho biết “năm 2012 Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục kiểm tra với số lượng trường lớn hơn đợt này”. Nhưng ông cũng cho biết: “Để chấm dứt vi phạm cần phải có sự nỗ lực của cả hệ thống, mục tiêu của Bộ GD-ĐT chỉ là hạn chế vi phạm và nâng dần chất lượng”.
nguồn: tuoitre.vn