- Tham gia
- 11/12/2023
- Bài viết
- 340
Ngày 20-5, theo nghị trình, Quốc hội (QH) nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS.
Một trong những nội dung đáng chú ý là Đại tướng Lương Tam Quang cho biết dự thảo dự kiến bỏ hình phạt tử hình và thay thế bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án (vẫn bảo đảm cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội) tại 8/18 tội danh có khung hình phạt tử hình ở BLHS hiện hành.
Đề xuất bỏ hình phạt tử hình với bốn tội danh
Nêu ý kiến, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thanh Sang (Đoàn ĐBQH TP.HCM) nói ông không đồng tình việc bỏ hình phạt tử hình với bốn tội danh.
Đầu tiên là tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Ông Sang phân tích để hành vi mua bán trái phép chất ma túy thành công, người đóng vai trò đồng phạm quan trọng nhất là người vận chuyển. Cơ quan điều tra thời gian qua đã đấu tranh rất quyết liệt, pháp luật đã quy định hình phạt cao nhất với loại tội phạm này nhưng số lượng mua bán, vận chuyển ngày càng tăng; có những vụ thu giữ hàng tạ, hàng tấn ma túy.
“Nếu bỏ hình phạt tử hình với loại tội phạm này, không khéo Việt Nam sẽ trở thành điểm trung chuyển ma túy ra nước ngoài” - ông Sang bày tỏ lo lắng.
Với tội tham ô, tội nhận hối lộ, ĐB Nguyễn Thanh Sang đề nghị “cân nhắc”, nhất là trong bối cảnh hành vi tham ô, nhận hối lộ không chỉ dừng ở lĩnh vực công mà đã xâm chiếm cả sang lĩnh vực tư. Dẫn chứng vụ án Trương Mỹ Lan, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), ông Sang đặt vấn đề: “Khi người ta biết chắc không chết thì hiệu quả thu hồi tài sản đặt ra liệu có đạt được?”.
ĐB Sang cũng không đồng tình việc bỏ hình phạt tử hình với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh vì người phạm tội này “kinh doanh trên nỗi đau của người bệnh và tác hại thì vô cùng lớn, không thể đánh giá được” - ĐB Nguyễn Thanh Sang nhấn mạnh.
ĐB Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn ĐBQH TP.HCM) cũng có cùng băn khoăn như ĐB Sang. ĐB Phong Lan nói một bác sĩ học hành “không đến nơi đến chốn”, trong ca phẫu thuật nếu xảy ra sai sót có thể dẫn tới hậu quả chết một người. Thế nhưng với một dược sĩ, hành vi sản xuất thuốc giả có thể khiến nhiều người mất mạng, “không xứng đáng làm người”.
Theo bà, việc duy trì mức án nghiêm khắc dù không phải là giải pháp duy nhất để phòng, chống tội phạm nhưng ít nhiều sẽ mang lại ý nghĩa răn đe; đồng thời cho thấy sự quyết liệt của Nhà nước trong việc xử lý hành vi phạm tội.
“Nếu cho rằng bỏ án tử hình để bảo đảm tính nhân văn, vậy với cộng động, với người bị hại thì sao, nhất là tội phạm về vận chuyển ma túy hoặc sản xuất thuốc giả; lúc vi phạm có nghĩ đến lúc bị trừng phạt hay không?” - bà Phong Lan đặt vấn đề.
“Bác sĩ nếu có sai sót trong ca phẫu thuật, có thể khiến một người chết. Với một dược sĩ, nếu sản xuất thuốc giả thì có thể khiến nhiều người mất mạng, không xứng đáng làm người.”
ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan
Người dân muốn xử thật nặng tội phạm tham ô, nhận hối lộ
ĐB Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) cho hay ông không đồng ý bỏ án tử hình đối với tội tham ô, tội nhận hối lộ và tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
“Khi tiếp xúc cử tri, người dân nói họ muốn xử thật nặng người phạm tội tham ô và tội nhận hối lộ. Đây là tội gây phản cảm lớn trong dư luận xã hội” - ông Hòa nói.
ĐB tỉnh Đồng Tháp nêu quan sát của ông: Thực tế chúng ta chưa xử tử hình trường hợp phạm tội tham ô, nhận hối lộ nào. Trước đây chỉ có một trường hợp tham ô 3 triệu USD, tòa tuyên tử hình nhưng sau đó người phạm tội khắc phục hậu quả nên được giảm án. Mới đây, vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tòa tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan hình phạt tử hình về tội tham ô tài sản; sau đó bà Lan đã nộp rất nhiều tiền, tài sản để khắc phục hậu quả, mong được giảm án.
“Trên cơ sở đó, tôi không muốn bỏ án tử hình với tội tham ô tài sản. Hiện tình trạng “hy sinh đời bố, củng cố đời con” đang diễn ra khá phổ biến nên người dân không thể nào chấp nhận được hành vi này” - ĐB Hòa nói cần quy định án tử hình để phòng ngừa, răn đe, cảnh tỉnh các đối tượng tham ô và nhận hối lộ khiến đối tượng phạm tội “hoảng hồn” khi bị tuyên tử hình mà tự nguyện khắc phục hậu quả.
Với tội vận chuyển trái phép chất ma túy, ông Hòa đánh giá tình trạng vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy diễn ra ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Nhiều đối tượng rất cực đoan, có vũ khí nóng để chống đối cơ quan chức năng.
“Không tha đối với tội này. Xã hội chúng ta cũng không cần đôi ba người sống trên thế gian làm hại cho xã hội, làm hại cho kinh tế đất nước” - theo lời ông Hòa.
ĐB Trương Trọng Nghĩa (Đoàn ĐBQH TP.HCM) thì nhấn mạnh: “Tôi đồng ý với việc xem xét, bớt án tử hình trong một số tội danh nhưng bớt cái nào thì phải có nghiên cứu và phải hợp lý, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam”. Tuy nhiên, ông Nghĩa bày tỏ không đồng ý bỏ án tử hình với tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược vì “đây là tội rất nặng, nếu bỏ thì rất vô lý”.
XEM TIẾP
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM
Một trong những nội dung đáng chú ý là Đại tướng Lương Tam Quang cho biết dự thảo dự kiến bỏ hình phạt tử hình và thay thế bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án (vẫn bảo đảm cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội) tại 8/18 tội danh có khung hình phạt tử hình ở BLHS hiện hành.
Đề xuất bỏ hình phạt tử hình với bốn tội danh
Nêu ý kiến, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thanh Sang (Đoàn ĐBQH TP.HCM) nói ông không đồng tình việc bỏ hình phạt tử hình với bốn tội danh.
Đầu tiên là tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Ông Sang phân tích để hành vi mua bán trái phép chất ma túy thành công, người đóng vai trò đồng phạm quan trọng nhất là người vận chuyển. Cơ quan điều tra thời gian qua đã đấu tranh rất quyết liệt, pháp luật đã quy định hình phạt cao nhất với loại tội phạm này nhưng số lượng mua bán, vận chuyển ngày càng tăng; có những vụ thu giữ hàng tạ, hàng tấn ma túy.
“Nếu bỏ hình phạt tử hình với loại tội phạm này, không khéo Việt Nam sẽ trở thành điểm trung chuyển ma túy ra nước ngoài” - ông Sang bày tỏ lo lắng.
Với tội tham ô, tội nhận hối lộ, ĐB Nguyễn Thanh Sang đề nghị “cân nhắc”, nhất là trong bối cảnh hành vi tham ô, nhận hối lộ không chỉ dừng ở lĩnh vực công mà đã xâm chiếm cả sang lĩnh vực tư. Dẫn chứng vụ án Trương Mỹ Lan, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), ông Sang đặt vấn đề: “Khi người ta biết chắc không chết thì hiệu quả thu hồi tài sản đặt ra liệu có đạt được?”.
ĐB Sang cũng không đồng tình việc bỏ hình phạt tử hình với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh vì người phạm tội này “kinh doanh trên nỗi đau của người bệnh và tác hại thì vô cùng lớn, không thể đánh giá được” - ĐB Nguyễn Thanh Sang nhấn mạnh.
ĐB Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn ĐBQH TP.HCM) cũng có cùng băn khoăn như ĐB Sang. ĐB Phong Lan nói một bác sĩ học hành “không đến nơi đến chốn”, trong ca phẫu thuật nếu xảy ra sai sót có thể dẫn tới hậu quả chết một người. Thế nhưng với một dược sĩ, hành vi sản xuất thuốc giả có thể khiến nhiều người mất mạng, “không xứng đáng làm người”.
Theo bà, việc duy trì mức án nghiêm khắc dù không phải là giải pháp duy nhất để phòng, chống tội phạm nhưng ít nhiều sẽ mang lại ý nghĩa răn đe; đồng thời cho thấy sự quyết liệt của Nhà nước trong việc xử lý hành vi phạm tội.
“Nếu cho rằng bỏ án tử hình để bảo đảm tính nhân văn, vậy với cộng động, với người bị hại thì sao, nhất là tội phạm về vận chuyển ma túy hoặc sản xuất thuốc giả; lúc vi phạm có nghĩ đến lúc bị trừng phạt hay không?” - bà Phong Lan đặt vấn đề.
“Bác sĩ nếu có sai sót trong ca phẫu thuật, có thể khiến một người chết. Với một dược sĩ, nếu sản xuất thuốc giả thì có thể khiến nhiều người mất mạng, không xứng đáng làm người.”
ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan
Người dân muốn xử thật nặng tội phạm tham ô, nhận hối lộ
ĐB Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) cho hay ông không đồng ý bỏ án tử hình đối với tội tham ô, tội nhận hối lộ và tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
“Khi tiếp xúc cử tri, người dân nói họ muốn xử thật nặng người phạm tội tham ô và tội nhận hối lộ. Đây là tội gây phản cảm lớn trong dư luận xã hội” - ông Hòa nói.
ĐB tỉnh Đồng Tháp nêu quan sát của ông: Thực tế chúng ta chưa xử tử hình trường hợp phạm tội tham ô, nhận hối lộ nào. Trước đây chỉ có một trường hợp tham ô 3 triệu USD, tòa tuyên tử hình nhưng sau đó người phạm tội khắc phục hậu quả nên được giảm án. Mới đây, vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tòa tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan hình phạt tử hình về tội tham ô tài sản; sau đó bà Lan đã nộp rất nhiều tiền, tài sản để khắc phục hậu quả, mong được giảm án.
“Trên cơ sở đó, tôi không muốn bỏ án tử hình với tội tham ô tài sản. Hiện tình trạng “hy sinh đời bố, củng cố đời con” đang diễn ra khá phổ biến nên người dân không thể nào chấp nhận được hành vi này” - ĐB Hòa nói cần quy định án tử hình để phòng ngừa, răn đe, cảnh tỉnh các đối tượng tham ô và nhận hối lộ khiến đối tượng phạm tội “hoảng hồn” khi bị tuyên tử hình mà tự nguyện khắc phục hậu quả.
Với tội vận chuyển trái phép chất ma túy, ông Hòa đánh giá tình trạng vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy diễn ra ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Nhiều đối tượng rất cực đoan, có vũ khí nóng để chống đối cơ quan chức năng.
“Không tha đối với tội này. Xã hội chúng ta cũng không cần đôi ba người sống trên thế gian làm hại cho xã hội, làm hại cho kinh tế đất nước” - theo lời ông Hòa.
ĐB Trương Trọng Nghĩa (Đoàn ĐBQH TP.HCM) thì nhấn mạnh: “Tôi đồng ý với việc xem xét, bớt án tử hình trong một số tội danh nhưng bớt cái nào thì phải có nghiên cứu và phải hợp lý, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam”. Tuy nhiên, ông Nghĩa bày tỏ không đồng ý bỏ án tử hình với tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược vì “đây là tội rất nặng, nếu bỏ thì rất vô lý”.
XEM TIẾP
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM