- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Trong suốt hàng trăm năm qua địa cầu đã hấp thụ hơn một nửa lượng khí CO2 mà con người thải ra và hiện tượng này sẽ còn tiếp tục trong tương lai.
Rừng và các đại dương là nơi “nuốt” khí CO2 trong khí quyển. Daily Mail cho biết, trong vài thập kỷ qua nhiều nhà khoa học nghĩ rằng khả năng hấp thụ CO2 của trái đất sẽ giảm dần do diện tích rừng ngày càng thu hẹp và các đại dương bị axit hóa. Tình trạng đó dẫn đến hiện tượng tích tụ khí thải trong không khí khiến nhiệt độ tăng rất nhanh.
Nhưng trong một báo cáo vừa được công bố vào ngày 11/11, các nhà khoa học của Đại học Bristol (Anh) tuyên bố rằng, mặc dù lượng khí thải CO2 tăng lên từng ngày, trái đất vẫn có khả năng “nhốt” một lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính trong các đại dương và rừng.
Theo thống kê của nhóm nghiên cứu, lượng khí CO2 mà con người tạo ra trong năm 1850 là 2 tỷ tấn. Nhưng tới nay lượng khí CO2 đang tăng tới 35 tỷ tấn/năm. May mắn thay, hành tinh xanh vẫn đã hấp thụ hơn một nửa lượng khí thải CO2 mà con người tạo ra trong 159 năm qua (tính từ năm 1850 tới 2009).
Trái đất sẽ vẫn tiếp tục hấp thụ khí CO2 trong tương lai. Ảnh: mit.edu. Wolfgang Knorr, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết, ông và cộng sự chỉ phân tích những dữ liệu thực tế - chẳng hạn như những mẫu băng ở Nam Cực - chứ không sử dụng mô hình khí hậu như nhiều nghiên cứu khác.
“Một số nghiên cứu trước đây cho rằng trong vòng 10 năm tới lượng CO2 trong khí quyển sẽ tăng nhanh do khả năng hấp thụ CO2 của trái đất giảm dần, nhưng chúng tôi không tìm thấy bằng chứng nào về xu hướng đó”, Knorr phát biểu.
Quan điểm của nhóm Knorr được củng cố khi Đại học VU (Hà Lan) công bố một nghiên cứu cho thấy lượng CO2 mà con người tạo ra đã bị tính cao hơn nhiều so với thực tế. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các hệ thực vật biển ở Nam Cực đang giúp con người chống lại hiệu ứng nhà kính bằng cách hấp thụ carbon trong khí quyển mỗi khi băng tan. Các nhà khoa học của chương trình khảo sát Nam Cực mang tên British Antarctic Survey (Anh) xác nhận điều này. Họ cho biết, các loài sinh vật phù du đang sinh sôi rất nhanh ở những vùng nước lộ ra do băng tan.
Tuy nhiên, tiến sĩ Knorr nhấn mạnh thế giới vẫn phải nỗ lực giảm lượng khí thải carbon bằng cách ký kết một thỏa thuận về cắt giảm khí thải trong hội nghị khí hậu tại Copenhagen (Đan Mạch) vào tháng tới. Ông chỉ ra rằng lượng khí thải trong khí quyển vẫn tiếp tục tăng dù hơn một nửa đã bị trái đất hấp thụ. Knorr cũng lo ngại các đại dương và đất sẽ trở nên bão hòa CO2 nên không thể hấp thụ loại khí này vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
Minh Long
Rừng và các đại dương là nơi “nuốt” khí CO2 trong khí quyển. Daily Mail cho biết, trong vài thập kỷ qua nhiều nhà khoa học nghĩ rằng khả năng hấp thụ CO2 của trái đất sẽ giảm dần do diện tích rừng ngày càng thu hẹp và các đại dương bị axit hóa. Tình trạng đó dẫn đến hiện tượng tích tụ khí thải trong không khí khiến nhiệt độ tăng rất nhanh.
Nhưng trong một báo cáo vừa được công bố vào ngày 11/11, các nhà khoa học của Đại học Bristol (Anh) tuyên bố rằng, mặc dù lượng khí thải CO2 tăng lên từng ngày, trái đất vẫn có khả năng “nhốt” một lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính trong các đại dương và rừng.
Theo thống kê của nhóm nghiên cứu, lượng khí CO2 mà con người tạo ra trong năm 1850 là 2 tỷ tấn. Nhưng tới nay lượng khí CO2 đang tăng tới 35 tỷ tấn/năm. May mắn thay, hành tinh xanh vẫn đã hấp thụ hơn một nửa lượng khí thải CO2 mà con người tạo ra trong 159 năm qua (tính từ năm 1850 tới 2009).
Trái đất sẽ vẫn tiếp tục hấp thụ khí CO2 trong tương lai. Ảnh: mit.edu. Wolfgang Knorr, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết, ông và cộng sự chỉ phân tích những dữ liệu thực tế - chẳng hạn như những mẫu băng ở Nam Cực - chứ không sử dụng mô hình khí hậu như nhiều nghiên cứu khác.
“Một số nghiên cứu trước đây cho rằng trong vòng 10 năm tới lượng CO2 trong khí quyển sẽ tăng nhanh do khả năng hấp thụ CO2 của trái đất giảm dần, nhưng chúng tôi không tìm thấy bằng chứng nào về xu hướng đó”, Knorr phát biểu.
Quan điểm của nhóm Knorr được củng cố khi Đại học VU (Hà Lan) công bố một nghiên cứu cho thấy lượng CO2 mà con người tạo ra đã bị tính cao hơn nhiều so với thực tế. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các hệ thực vật biển ở Nam Cực đang giúp con người chống lại hiệu ứng nhà kính bằng cách hấp thụ carbon trong khí quyển mỗi khi băng tan. Các nhà khoa học của chương trình khảo sát Nam Cực mang tên British Antarctic Survey (Anh) xác nhận điều này. Họ cho biết, các loài sinh vật phù du đang sinh sôi rất nhanh ở những vùng nước lộ ra do băng tan.
Tuy nhiên, tiến sĩ Knorr nhấn mạnh thế giới vẫn phải nỗ lực giảm lượng khí thải carbon bằng cách ký kết một thỏa thuận về cắt giảm khí thải trong hội nghị khí hậu tại Copenhagen (Đan Mạch) vào tháng tới. Ông chỉ ra rằng lượng khí thải trong khí quyển vẫn tiếp tục tăng dù hơn một nửa đã bị trái đất hấp thụ. Knorr cũng lo ngại các đại dương và đất sẽ trở nên bão hòa CO2 nên không thể hấp thụ loại khí này vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
Minh Long