Golden Way
Thành viên
- Tham gia
- 19/8/2013
- Bài viết
- 18
Để hiểu rõ hơn về sự nóng lên toàn cầu của trái đất, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc nghiên cứu sự khác nhau giữa weather – thời tiết và climate – khí hậu.
Thời tiết và khí hậu
Sự nóng lên toàn cầu là một thuật ngữ ám chỉ quá trình tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất trong thời gian ngắn, đó là hậu quả do những hoạt động của con người.
Về mặt chuyên môn, nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng từ 1 độ C trở lên trong khoảng 100 đến 200 năm thì được coi là xuất hiện sự nóng lên toàn cầu. Như vậy, qua 1 thể kỷ, việc tăng nhiệt độ trung bình lên 0.4 độ C cũng có tính chất gợi ý. Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), một nhóm gồm hơn 2.500 nhà khoa học từ rất nhiều quốc gia trên thế giới, đã nhóm họp tại Paris tháng 2 năm 2007 để so sánh và thực hiện những cuộc nghiên cứu. Họ đã xác định rằng trái đất đã tăng 0,6 độ C trong khoảng thời gian từ năm 1901 đến năm 2000. Khi dịch khoảng thời gian này lên 5 năm, từ năm 1906 đến năm 2006, các nhà khoa học đã xác định rằng nhiệt độ đã tăng lên 0,74 độ C.
Hiệu ứng nhà kính
Sự nóng lên toàn cầu được gây ra bởi sự tăng hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng nhà kính thực chất không phải là vô ích, có ảnh hưởng xấu – nhờ có hiệu ứng này mà Trái đất mới có thể giữ được nhiệt độ đủ để duy trì sự sống.
Bạn có thể tưởng tượng rằng, Trái đất giống như chiểc ô tô của bạn đang đỗ giữa sân công viên trong một buổi trưa gay gắt. Bạn chắc chắn sẽ nhận ra rằng, một lúc sau, nhiệt độ trong ô tô cao hơn nhiệt độ bên ngoài nhiều. Tia nắng mặt trời xuyên qua cửa sổ ô tô của bạn, làm nóng ghế ngồi, bảng điều khiển và tấm thảm trải phía dưới. Khi chúng tỏa nhiệt, nhiệt lượng không được truyền ra hết qua cửa sổ, trái lại chúng phản xạ lại vào trong. Những tia nhiệt do đồ đạc trong ô tô tỏa ra có bước sóng khác với bước sóng của tia nắng mặt trời, do vậy một lượng nhiệt nào đó vào trong ô tô của bạn, nhưng lượng nhiệt đi ra ít hơn. Và cuối cùng, ô tô của bạn trở nên nóng hơn bên ngoài rất nhiều.
Hiệu ứng nhà kính thực ra phức tạp hơn so với vấn đề về cái ô tô ở trên. Khi những tia nắng mặt trời xuyên qua khí quyển Trái đất, gần 70% năng lượng được Trái đất hấp thu bởi mặt đất, đại dương, cây cối,... 30% còn lại được phản xạ lại không gian bởi những đám mây, những vùng tuyết phủ trắng hay một số vùng có bề mặt phản xạ được. Nhưng trong 70% kia không phải được Trái đất giữ lại mãi. Đại dương và các vùng đất luôn có sự phát tán nhiệt ra ngoài: một lượng trong số đó quay trở lại không gian, phần còn lại được hấp thu bởi những thứ trong khí quyển như khí carbon dioxid (CO2), khí metan và hơi nước. Sau khi những thành phần này hấp thu toàn bộ lượng nhiệt, chúng lại tiếp tục phát ra nhiệt lượng – lượng nhiệt lúc này không thất thoát ra ngoài không gian, nó giúp giữ ấm trái đất. Đó chính là cơ chế mà hiệu ứng nhà kính giữ cho Trái đất có được nhiệt độ như bây giờ.
Sự nóng lên toàn cầu: điều gì đang diễn ra?
Hiệu ứng nhà kính xảy ra bởi một số chất tự nhiên có trong khí quyển. Không may, từ cuộc cách mạng công nghiệp, con người đã thải vào không khí một lượng lớn các chất đó.Carbon dioxide (CO2) là một chất khí không màu. Nó là sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy các chất hữu cơ. Chiếm 0.04% trong khí quyển, từ rất sớm, CO2 đã có mặt trong khí quyển bởi hoạt động của núi lửa. Ngày nay, hoạt động của con người đang tạo ra một lượng lớn khí CO2, làm tăng nồng độ của CO2 trong không khí – đây được coi là nguyên nhân chính trong sự nóng lên toàn cầu, vì khí CO2 hấp thụ rất tốt các tia hồng ngoại. Phần lớn năng lượng nhiệt thoát ra khỏi Trái đất là ở dạng tia hồng ngoại, nên sự tăng quá mức CO2 làm tăng năng nhiệt lượng được hấp thu và từ đó làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái đất.Khí Nitơ oxid cũng là một khí quan trọng trong hiện tượng nhà kính. Dù lượng khí được thải ra do con người không cao như CO2 nhưng NO2 lại hấp thu nhiều nhiệt hơn khí CO2 (hơn 270 lần). Vì lý do đó, để giảm bớt tác dụng của hiệu ứng nhà kính, người ta tập trung vào xử lý khí NO2. Việc sử dụng phân bón cho cây trồng tạo ra một lượng lớn khí NO2, và ngoài ra NO2 cũng là một sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy các chất hữu cơ.
Mê-tan là một chất khí dễ cháy, nó là thành phần chính trong các khí tự nhiên. Khí mê-tan xuất hiện qua quá trình phân hủy các tổ chức và thường được gọi là “khí đầm lầy”. Có rất nhiều những hoạt động của con người làm sinh khí mê-tan, ví dụ như từ than đá, dầu mỏ hay rác thải, ví dụ như từ than đá, dầu mỏ hay rác thải. Khí mê-tan cũng như CO2, nó hấp thu năng lượng của các tia hồng ngoại và giữ nhiệt cho Trái đất. Tuy nồng độ mê-tan ít hơn khí CO2, khí mê-tan có thể hấp thụ và tỏa ra lượng nhiệt gấp 20 lần khí CO2. Một số nhà khoa học còn suy đoán rằng, chính việc tăng nồng độ khí mê-tan trong khí quyển (do lượng lớn khí mê-tan dưới đại dương tan ra và phát tán) rất nhanh chóng làm tăng hiệu ứng nhà kính, và gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ của Trái đất.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu nhiệt độ trung bình Trái đất tăng lên vài độ C?
Nếu băng ở 2 cực tan ra...
Đã có nhiều người đặt câu hỏi, liệu băng ở 2 cực tan ra có làm mực nước biển tăng lên? Câu trả lời là: có thể, nhưng không ai biết là nó sẽ xảy ra khi nào.
Lượng băng chủ yếu của trái đất tập trung tại Nam cực, với 90% lượng băng của Trái đất (và 70% lượng nước sạch). Lớp băng cao trung bình 2.133m (7.000 feet). Nếu tất cả băng của Nam cực tan hết, mực nước biển sẽ dâng lên 61m (200 feet). Nhưng nhiệt độ trung bình tại đây thấp tới -37 độ C, do vậy sẽ không có chuyện băng bị tan ra, hơn nữa có nhiều phần của châu Nam cực KHÔNG BAO GIỜ có khả năng tan ra.
Phía bên kia thế giới, cực Bắc, băng ở đây không dày như Nam cực, chỉ có những tảng băng trôi nổi trên vùng biển Bắc băng dương. Nếu chúng tan, hầu như sẽ không có chuyện gì xảy ra.
Nhưng cũng cần chú ý đến lớp băng bao quanh đảo Greenland, nếu tan hết nó sẽ làm mực nước biển tăng 7m (20 feet). Vì Greenland gần xích đạo hơn châu Nam cực, nhiệt độ ở đây sẽ cao hơn, và lớp băng sẽ dễ dàng tan ra hơn.Vậy ngoài ra còn lý do nào khác khiến mực nước biển dâng lên không? Đó chính là do sự tăng nhiệt độ của nước biển. Chúng ta đều biết rằng, tại 4 độ C nước có trọng lượng riêng lớn nhất; nhiệt độ tăng lên đồng nghĩa với việc giảm khổi lượng riêng của nước (với cùng một lượng nước thì khi nhiệt độ tăng trên 4 độ C nước sẽ chiếm thể tích lớn hơn). Do vậy khi nhiệt độ nước biển tăng sẽ đồng thời làm mực nước biển dâng lên.
(Còn tiếp)
Nguồn: Thư Viện Việt Nam
Thời tiết và khí hậu
Sự nóng lên toàn cầu là một thuật ngữ ám chỉ quá trình tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất trong thời gian ngắn, đó là hậu quả do những hoạt động của con người.
Về mặt chuyên môn, nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng từ 1 độ C trở lên trong khoảng 100 đến 200 năm thì được coi là xuất hiện sự nóng lên toàn cầu. Như vậy, qua 1 thể kỷ, việc tăng nhiệt độ trung bình lên 0.4 độ C cũng có tính chất gợi ý. Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), một nhóm gồm hơn 2.500 nhà khoa học từ rất nhiều quốc gia trên thế giới, đã nhóm họp tại Paris tháng 2 năm 2007 để so sánh và thực hiện những cuộc nghiên cứu. Họ đã xác định rằng trái đất đã tăng 0,6 độ C trong khoảng thời gian từ năm 1901 đến năm 2000. Khi dịch khoảng thời gian này lên 5 năm, từ năm 1906 đến năm 2006, các nhà khoa học đã xác định rằng nhiệt độ đã tăng lên 0,74 độ C.
Hiệu ứng nhà kính
Sự nóng lên toàn cầu được gây ra bởi sự tăng hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng nhà kính thực chất không phải là vô ích, có ảnh hưởng xấu – nhờ có hiệu ứng này mà Trái đất mới có thể giữ được nhiệt độ đủ để duy trì sự sống.
Bạn có thể tưởng tượng rằng, Trái đất giống như chiểc ô tô của bạn đang đỗ giữa sân công viên trong một buổi trưa gay gắt. Bạn chắc chắn sẽ nhận ra rằng, một lúc sau, nhiệt độ trong ô tô cao hơn nhiệt độ bên ngoài nhiều. Tia nắng mặt trời xuyên qua cửa sổ ô tô của bạn, làm nóng ghế ngồi, bảng điều khiển và tấm thảm trải phía dưới. Khi chúng tỏa nhiệt, nhiệt lượng không được truyền ra hết qua cửa sổ, trái lại chúng phản xạ lại vào trong. Những tia nhiệt do đồ đạc trong ô tô tỏa ra có bước sóng khác với bước sóng của tia nắng mặt trời, do vậy một lượng nhiệt nào đó vào trong ô tô của bạn, nhưng lượng nhiệt đi ra ít hơn. Và cuối cùng, ô tô của bạn trở nên nóng hơn bên ngoài rất nhiều.
Hiệu ứng nhà kính thực ra phức tạp hơn so với vấn đề về cái ô tô ở trên. Khi những tia nắng mặt trời xuyên qua khí quyển Trái đất, gần 70% năng lượng được Trái đất hấp thu bởi mặt đất, đại dương, cây cối,... 30% còn lại được phản xạ lại không gian bởi những đám mây, những vùng tuyết phủ trắng hay một số vùng có bề mặt phản xạ được. Nhưng trong 70% kia không phải được Trái đất giữ lại mãi. Đại dương và các vùng đất luôn có sự phát tán nhiệt ra ngoài: một lượng trong số đó quay trở lại không gian, phần còn lại được hấp thu bởi những thứ trong khí quyển như khí carbon dioxid (CO2), khí metan và hơi nước. Sau khi những thành phần này hấp thu toàn bộ lượng nhiệt, chúng lại tiếp tục phát ra nhiệt lượng – lượng nhiệt lúc này không thất thoát ra ngoài không gian, nó giúp giữ ấm trái đất. Đó chính là cơ chế mà hiệu ứng nhà kính giữ cho Trái đất có được nhiệt độ như bây giờ.
Sự nóng lên toàn cầu: điều gì đang diễn ra?
Hiệu ứng nhà kính xảy ra bởi một số chất tự nhiên có trong khí quyển. Không may, từ cuộc cách mạng công nghiệp, con người đã thải vào không khí một lượng lớn các chất đó.Carbon dioxide (CO2) là một chất khí không màu. Nó là sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy các chất hữu cơ. Chiếm 0.04% trong khí quyển, từ rất sớm, CO2 đã có mặt trong khí quyển bởi hoạt động của núi lửa. Ngày nay, hoạt động của con người đang tạo ra một lượng lớn khí CO2, làm tăng nồng độ của CO2 trong không khí – đây được coi là nguyên nhân chính trong sự nóng lên toàn cầu, vì khí CO2 hấp thụ rất tốt các tia hồng ngoại. Phần lớn năng lượng nhiệt thoát ra khỏi Trái đất là ở dạng tia hồng ngoại, nên sự tăng quá mức CO2 làm tăng năng nhiệt lượng được hấp thu và từ đó làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái đất.Khí Nitơ oxid cũng là một khí quan trọng trong hiện tượng nhà kính. Dù lượng khí được thải ra do con người không cao như CO2 nhưng NO2 lại hấp thu nhiều nhiệt hơn khí CO2 (hơn 270 lần). Vì lý do đó, để giảm bớt tác dụng của hiệu ứng nhà kính, người ta tập trung vào xử lý khí NO2. Việc sử dụng phân bón cho cây trồng tạo ra một lượng lớn khí NO2, và ngoài ra NO2 cũng là một sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy các chất hữu cơ.
Mê-tan là một chất khí dễ cháy, nó là thành phần chính trong các khí tự nhiên. Khí mê-tan xuất hiện qua quá trình phân hủy các tổ chức và thường được gọi là “khí đầm lầy”. Có rất nhiều những hoạt động của con người làm sinh khí mê-tan, ví dụ như từ than đá, dầu mỏ hay rác thải, ví dụ như từ than đá, dầu mỏ hay rác thải. Khí mê-tan cũng như CO2, nó hấp thu năng lượng của các tia hồng ngoại và giữ nhiệt cho Trái đất. Tuy nồng độ mê-tan ít hơn khí CO2, khí mê-tan có thể hấp thụ và tỏa ra lượng nhiệt gấp 20 lần khí CO2. Một số nhà khoa học còn suy đoán rằng, chính việc tăng nồng độ khí mê-tan trong khí quyển (do lượng lớn khí mê-tan dưới đại dương tan ra và phát tán) rất nhanh chóng làm tăng hiệu ứng nhà kính, và gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ của Trái đất.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu nhiệt độ trung bình Trái đất tăng lên vài độ C?
Nếu băng ở 2 cực tan ra...
Đã có nhiều người đặt câu hỏi, liệu băng ở 2 cực tan ra có làm mực nước biển tăng lên? Câu trả lời là: có thể, nhưng không ai biết là nó sẽ xảy ra khi nào.
Lượng băng chủ yếu của trái đất tập trung tại Nam cực, với 90% lượng băng của Trái đất (và 70% lượng nước sạch). Lớp băng cao trung bình 2.133m (7.000 feet). Nếu tất cả băng của Nam cực tan hết, mực nước biển sẽ dâng lên 61m (200 feet). Nhưng nhiệt độ trung bình tại đây thấp tới -37 độ C, do vậy sẽ không có chuyện băng bị tan ra, hơn nữa có nhiều phần của châu Nam cực KHÔNG BAO GIỜ có khả năng tan ra.
Phía bên kia thế giới, cực Bắc, băng ở đây không dày như Nam cực, chỉ có những tảng băng trôi nổi trên vùng biển Bắc băng dương. Nếu chúng tan, hầu như sẽ không có chuyện gì xảy ra.
Nhưng cũng cần chú ý đến lớp băng bao quanh đảo Greenland, nếu tan hết nó sẽ làm mực nước biển tăng 7m (20 feet). Vì Greenland gần xích đạo hơn châu Nam cực, nhiệt độ ở đây sẽ cao hơn, và lớp băng sẽ dễ dàng tan ra hơn.Vậy ngoài ra còn lý do nào khác khiến mực nước biển dâng lên không? Đó chính là do sự tăng nhiệt độ của nước biển. Chúng ta đều biết rằng, tại 4 độ C nước có trọng lượng riêng lớn nhất; nhiệt độ tăng lên đồng nghĩa với việc giảm khổi lượng riêng của nước (với cùng một lượng nước thì khi nhiệt độ tăng trên 4 độ C nước sẽ chiếm thể tích lớn hơn). Do vậy khi nhiệt độ nước biển tăng sẽ đồng thời làm mực nước biển dâng lên.
(Còn tiếp)
Nguồn: Thư Viện Việt Nam