haap2023
Thành viên
- Tham gia
- 9/2/2023
- Bài viết
- 23
Theo thống kê mới được công bố số người bị mắc bệnh lý về huyết áp đang có xu hướng gia tăng đáng kể, đồng thời đối tượng ngày càng bị trẻ hóa. Điều đáng nói là rất nhiều bệnh nhân nói trước khi phát hiện mình bị các vấn đề về huyết áp thì đều bị mất ngủ. Vậy mất ngủ có làm tăng huyết áp hay không, hãy cùng tìm ra câu trả lời qua bài viết này nhé.
Bình thường, các chỉ số huyết áp đo được ban đêm sẽ có xu hướng thấp hơn ban ngày. Các chỉ số huyết áp này thường sẽ hạ mức thấp nhất trong khoảng 1 đến 3 giờ sáng khi chúng ta đi vào giấc ngủ sâu và cao nhất từ 8 đến 10 giờ sáng. Ngoài ra các chỉ số huyết áp còn chịu ảnh hưởng của tuổi tác, hệ thần kinh và vận động. Khi cơ thể vận động quá mức, stress hoặc mất ngủ kéo dài huyết áp sẽ tăng lên và ngược lại nếu bạn có một giấc ngủ sâu, thư giãn, ngủ đủ giấc thì sẽ hạ huyết áp xuống chỉ số bình thường. Chính vì vậy câu trả lời cho câu hỏi mất ngủ có làm tăng huyết áp không là “CÓ”.
Tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến chỉ số huyết áp tăng và gây ra bệnh cao huyết áp.
Khi cơ thể rơi vào phản ứng này sẽ khiến hệ thần kinh giao cảm bị kích thích, lúc này hệ thần kinh giao cảm sẽ kích thích tuyến thượng thận phóng thích ra các hormon nhóm catecholamin bao gồm adrenaline và noradrenaline làm tăng nhịp tim, nhịp thở và huyết áp tăng cao…
Hormone adrenaline là nội tiết tố có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên huyết áp, qua trung gian là hiện tượng co thắt các động mạch. Nhưng khi mất ngủ sẽ khiến nồng độ hormone adrenaline tăng cao vào ban đêm, từ đó khiến huyết áp tăng cao.
Hormone cortisol thường có xu hướng giảm trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, nếu chúng ta bị mất ngủ thì hormone cortisol này lại răng lên cao đặc biệt là vào đầu giờ tối nhằm ngăn chặn sự phục hồi của cơ thể sau một ngày làm việc vất vả chuẩn bị cho một đêm dài nghỉ ngơi. Vì vậy, sự gia tăng hormone cortisol này sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, cơ thể gây mệt mỏi và khiến huyết áp tăng.
Ngoài ra, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ cũng chịu tác động trực tiếp từ nồng độ estrogen trong cơ thể, nguyên nhân làm giảm sự tỉnh táo và kém tập trung ở người bệnh.
Nội tiết tố tuyến giáp cao thường xuất hiện kèm theo bệnh lý tăng huyết áp.
Chứng ngưng thở khi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến việc cung cấp lượng oxy cho cơ thể vào ban đêm mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe. Điều đáng nói, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể gây ra bệnh tăng huyết áp, đặc biệt là khi người bệnh vừa ngủ dậy.
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có nguy cơ làm xuất hiện tình trạng tăng huyết áp.
Mất ngủ có làm tăng huyết áp?
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tình trạng rối loạn giấc ngủ hay mất ngủ chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp. Bởi khi bạn bị mất ngủ, cơ thể cũng như hệ thần kinh và các cơ quan khác không được nghỉ ngơi đầy đủ, luôn phải trong tình trạng hoạt động mệt mỏi, quá trình bơm máu của tim lên não và các cơ quan khác phải hoạt động không ngừng nghỉ với công suất cao nên dễ làm tăng huyết áp thậm chí còn có thể xuất hiện cơn tăng huyết áp kịch phát.Bình thường, các chỉ số huyết áp đo được ban đêm sẽ có xu hướng thấp hơn ban ngày. Các chỉ số huyết áp này thường sẽ hạ mức thấp nhất trong khoảng 1 đến 3 giờ sáng khi chúng ta đi vào giấc ngủ sâu và cao nhất từ 8 đến 10 giờ sáng. Ngoài ra các chỉ số huyết áp còn chịu ảnh hưởng của tuổi tác, hệ thần kinh và vận động. Khi cơ thể vận động quá mức, stress hoặc mất ngủ kéo dài huyết áp sẽ tăng lên và ngược lại nếu bạn có một giấc ngủ sâu, thư giãn, ngủ đủ giấc thì sẽ hạ huyết áp xuống chỉ số bình thường. Chính vì vậy câu trả lời cho câu hỏi mất ngủ có làm tăng huyết áp không là “CÓ”.
Tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến chỉ số huyết áp tăng và gây ra bệnh cao huyết áp.
Tại sao mất ngủ lại làm tăng huyết áp?
Một vòng luẩn quẩn mất ngủ làm tăng huyết áp, tăng huyết áp ảnh hưởng đến tim mạch, người bệnh mắc các bệnh về tim mạch đây là yếu tố cộng phát dễ làm các triệu chứng trở nên rầm rộ hơn, nghiêm trọng hơn và lại dẫn tới mất ngủ. Điều này cũng phần nào chứng minh mối liên hệ chặt chẽ giữa bệnh tăng huyết áp và mất ngủ kéo dài. Vậy tại sao mất ngủ lại làm tăng huyết áp, cơ chế khiến mất ngủ làm tăng huyết áp là gì?Hệ thống thần kinh tự trị cùng phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”
Phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy” được biết đến với cái tên khác là phản ứng căng thẳng cấp tính. Đây là một loại phản ứng của hệ thần kinh khi cảm thấy những nguy hiểm đe dọa, tấn công, hay nguy hiểm đến sự sống gây khiếp sợ cả tinh thần và cơ thể của chủ thể.Khi cơ thể rơi vào phản ứng này sẽ khiến hệ thần kinh giao cảm bị kích thích, lúc này hệ thần kinh giao cảm sẽ kích thích tuyến thượng thận phóng thích ra các hormon nhóm catecholamin bao gồm adrenaline và noradrenaline làm tăng nhịp tim, nhịp thở và huyết áp tăng cao…
Nội tiết tố adrenaline, cortisol và trục hạ đồi – tuyến yên
Trong cơ thể có hai loại hormone adrenaline và cortisol được tiết ra ở tuyến yên, vùng hạ đồi và tuyến thượng thận.Hormone adrenaline là nội tiết tố có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên huyết áp, qua trung gian là hiện tượng co thắt các động mạch. Nhưng khi mất ngủ sẽ khiến nồng độ hormone adrenaline tăng cao vào ban đêm, từ đó khiến huyết áp tăng cao.
Hormone cortisol thường có xu hướng giảm trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, nếu chúng ta bị mất ngủ thì hormone cortisol này lại răng lên cao đặc biệt là vào đầu giờ tối nhằm ngăn chặn sự phục hồi của cơ thể sau một ngày làm việc vất vả chuẩn bị cho một đêm dài nghỉ ngơi. Vì vậy, sự gia tăng hormone cortisol này sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, cơ thể gây mệt mỏi và khiến huyết áp tăng.
Ngoài ra, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ cũng chịu tác động trực tiếp từ nồng độ estrogen trong cơ thể, nguyên nhân làm giảm sự tỉnh táo và kém tập trung ở người bệnh.
Nội tiết tố tuyến giáp
Mất ngủ khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi kéo dài làm tăng nội tiết tố tuyến giáp. Bên cạnh đó, những người có nội tiết tố tuyến giáp cao thì thường sẽ kèm theo bệnh bệnh tăng huyết áp và cung lượng tim cao, gây ra những căng thẳng trên hoạt động của tim.Nội tiết tố tuyến giáp cao thường xuất hiện kèm theo bệnh lý tăng huyết áp.
Mất ngủ gây tăng cân ảnh hưởng đến huyết áp
Cơ chế mất ngủ ảnh hưởng đến huyết áp đó là mất ngủ sẽ làm tăng sự thèm ăn bởi hiện tượng rối loạn hai loại tiết tố có chức năng điều chỉnh sự thèm ăn mang tên leptin và ghrelin dẫn đến cảm giác đói và thèm ăn của cơ thể, bên cạnh đó việc ăn đặc biệt là ăn đêm khi cơ thể lười vận động sẽ dẫn đến béo phì – là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp.Mất ngủ do cà phê ảnh làm tăng huyết áp
Uống cafe nhiều giúp tăng khả năng tỉnh tháo nhưng nếu sử dụng quá nhiều và trong thời gian quá dài sẽ khiến cơ thể mất ngủ. Bên cạnh đó, khi uống cà phê sẽ kích thích tuyến thượng thận giải phóng ra một loại nội tiếp làm ức chế các nội tiết tố có tác dụng giúp giãn động mạch từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp.Chứng ngưng thở khi ngủ?
Ngưng thở khi ngủ xảy ra do tắc nghẽn đường thở. Khi đó, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn ngừng thở và bắt đầu phải thở lại trong giấc ngủ ban đêm. Rối loạn này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất ở đối tượng người cao tuổi, người trung niên và người thừa cân.Chứng ngưng thở khi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến việc cung cấp lượng oxy cho cơ thể vào ban đêm mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe. Điều đáng nói, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể gây ra bệnh tăng huyết áp, đặc biệt là khi người bệnh vừa ngủ dậy.
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có nguy cơ làm xuất hiện tình trạng tăng huyết áp.
Cách cải thiện tình trạng mất ngủ
Mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chính vì vậy những người bệnh bị huyết áp cao đặc biệt cần quan tâm đến giấc ngủ của mình. Mối liên hệ chính xác giữ tăng huyết áp và giấc ngủ vẫn chưa rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc để cơ thể bị thiếu ngủ hoặc giấc ngủ gián đoạn, ngủ không sâu giấc sẽ khiến huyết áp bị tăng cao hoặc làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vậy để khắc phục tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì bạn cần làm những việc sau để hỗ trợ tốt nhất quá trình điều trị.- Đặt giờ đi ngủ: việc tuân thủ giờ ngủ giúp cơ thể dự đoán trước được bạn sẽ đi vào giấc ngủ dễ hơn, khi ngủ não sẽ tiết ra hormone phù hợp với lịch trình của bạn.
- Thư giãn trước khi đi ngủ: căng thẳng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Vì vậy nên tập thói quen thư giãn trước khi ngủ bằng việc ngồi thiền hoặc tập yoga, nghe nhạc không lời…
- Tập thể dục thường xuyên: giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, lưu thông máu tốt, cải thiện cân nặng. Tập thể dục cũng khiến cơ bắp mệt mỏi giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Ăn uống lành mạnh