- Tham gia
- 26/8/2010
- Bài viết
- 2.078
[separate][/separate]
5.000 người chết vì "đại hồng thủy" ở Ấn Độ
"Ít nhất 5.000 người hẳn đã thiệt mạng trong trận lụt lớn vốn gây ra thiệt hại nặng nề trên nhiều vùng rộng khắp, đặc biệt là là thung lũng Kedarnath", Bộ trưởng Yashpal Arya về Quản lý thảm họa cho truyền thông hay.
Đợt mưa lớn bất thường gây ngập lụt trên diện rộng khiến cả giới chức trách và dân chúng ở miền bắc Ấn Độbất ngờ. Một quan chức chính phủ nước này còn ví thiên tai này là "sóng thần Himalaya".
Cơ quan Khí tượng học Ấn Độ cảnh báo còn xảy ra mưa lớn trong khu vực trong đầu tuần này.
Khoảng 19.000 người hiện vẫn còn mắc kẹt ở 3 khu vực thuộc bang Uttarakhand, theo báo Press Trust của Ấn Độ. Tuy nhiên, các nhà chức trách cho biết, các hoạt động cứu hộ gặp nhiều trở ngại do thời tiết xấu.
"Trực thăng, phi công, thực phẩm... mọi thứ đã sẵn sàng nhưng chúng tôi không thể bay được vì thời tiết xấu", Tư lệnh RC Pathak thuộc Không lực Ấn Độ cho biết.
Các lực lượng cứu hộ cùng với quân đội đã cứu được tất cả những người hành hương bị kẹt ở thung lũng Kedarnath, thánh địa Hindu và là tâm điểm của trận "đại hồng thủy".Đợt mưa lớn bất thường gây ngập lụt trên diện rộng khiến cả giới chức trách và dân chúng ở miền bắc Ấn Độbất ngờ. Một quan chức chính phủ nước này còn ví thiên tai này là "sóng thần Himalaya".
Cơ quan Khí tượng học Ấn Độ cảnh báo còn xảy ra mưa lớn trong khu vực trong đầu tuần này.
Khoảng 19.000 người hiện vẫn còn mắc kẹt ở 3 khu vực thuộc bang Uttarakhand, theo báo Press Trust của Ấn Độ. Tuy nhiên, các nhà chức trách cho biết, các hoạt động cứu hộ gặp nhiều trở ngại do thời tiết xấu.
"Trực thăng, phi công, thực phẩm... mọi thứ đã sẵn sàng nhưng chúng tôi không thể bay được vì thời tiết xấu", Tư lệnh RC Pathak thuộc Không lực Ấn Độ cho biết.
Sông Nhà Bè "nuốt trọn" 7 căn nhà
- 7 căn nhà sạt lở xuống sông Nhà Bè, cuốn trôi phần lớn tài sản, hàng chục người dân tháo chạy trong hoảng loạn vào khuya 23/6 tại ấp Bình Mỹ (xã Bình Khánh, H.Cần Giờ, TP.HCM).
Ông Huỳnh Văn Mách, 53 tuổi, nhà số 679 ấp Bình Mỹ, xã Bình Khánh, kể lại thời điểm xảy ra vụ sạt lở: "Lúc đó cả nhà đang xem tivi phía trước, còn tôi nằm phía sau nhà thì nghe nhiều tiếng rắc do tường nhà bị vỡ. Lúc đó cả nhà nháo nhào di chuyển tài sản lên phía trước. Khi vừa chuyển được ít đồ thì nghe tiếng ầm ầm, rồi căn nhà bị xé đôi trôi tuột xuống sông". Người dân cho biết có 7 căn nhà liền kề bị "hà bá" nuốt chửng trong đêm, đoạn sạt lở dài gần 100m, rộng hơn 8m, nhiều tài sản bị cuốn trôi.
Sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền địa phương đã cử công an và dân quân đến bảo vệ hiện trường, hỗ trợ người dân di dời và trục vớt tài sản. Theo ông Huỳnh Cách Mạng, Chủ tịch UBND H.Cần Giờ, ngay trong đêm xảy ra vụ việc, UBND đã cử người đến tìm hiểu vụ việc, thống kê thiệt hại, báo cáo lên thành phố và hỗ trợ ban đầu cho người dân ổn định đời sống.
Hiện trường 7 căn nhà bị sông Nhà Bè "nuốt" chửng.
Nhiều nóc nhà nổi lên mặt nước.
Ông Huỳnh Văn Mách, 53 tuổi, nhà số 679 ấp Bình Mỹ, xã Bình Khánh, kể lại thời điểm xảy ra vụ sạt lở: "Lúc đó cả nhà đang xem tivi phía trước, còn tôi nằm phía sau nhà thì nghe nhiều tiếng rắc do tường nhà bị vỡ. Lúc đó cả nhà nháo nhào di chuyển tài sản lên phía trước. Khi vừa chuyển được ít đồ thì nghe tiếng ầm ầm, rồi căn nhà bị xé đôi trôi tuột xuống sông". Người dân cho biết có 7 căn nhà liền kề bị "hà bá" nuốt chửng trong đêm, đoạn sạt lở dài gần 100m, rộng hơn 8m, nhiều tài sản bị cuốn trôi.
Mái tôn trôi lềnh bềnh trên sông.
Bà Nguyễn Thị Nhỏ, 58 tuổi, cho biết: "Thời điểm vụ việc xảy ra, nhà tôi có 7 người đang chuẩn bị đi ngủ thì bất ngờ nghe nhiều tiếng ầm ầm do tường bị nứt. Đoán biết việc không hay, cả nhà hoảng loạn bỏ chạy không kịp đem theo tài sản gì. Hơn 40 người trong xóm thức trắng đêm không dám vào nhà do sợ sạt lở tiếp tục xảy ra".Bà Nguyễn Thị Nhỏ kể lại thời điểm xảy ra vụ sạt lở.
Những phần còn lại của các ngôi nhà xuất hiện nhiều vết nứt to và dài, nền đất rất yếu. Một người dân cho biết, căn nhà của chị mới xây chưa trả hết nợ, nay đã bị trôi đi hết. Phần nhà còn lại thì không dám ở vì sợ "hà bá"lại gây họa, không biết cuộc sống tương lai ra sao.Phần còn lại của những ngôi nhà xuất hiện nhiều vết nứt lớn.
Sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền địa phương đã cử công an và dân quân đến bảo vệ hiện trường, hỗ trợ người dân di dời và trục vớt tài sản. Theo ông Huỳnh Cách Mạng, Chủ tịch UBND H.Cần Giờ, ngay trong đêm xảy ra vụ việc, UBND đã cử người đến tìm hiểu vụ việc, thống kê thiệt hại, báo cáo lên thành phố và hỗ trợ ban đầu cho người dân ổn định đời sống.
(Theo Infonet)
Cần có biện pháp mạnh ngăn chặn tình trạng phá rừng thông ở Mang Yang
- Cách trung tâm huyện Mang Yang (Gia Lai) hơn 1km, cánh rừng thông hơn 30 năm tuổi (thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Đăk Đoa) đang từng ngày, từng giờ bị người dân chặt phá không thương tiếc để lấy đất trồng cà phê, hồ tiêu. Mặc dù tình trạng này đã diễn ra trong một thời gian dài nhưng chính quyền địa phương vẫn không có một động thái hữu hiệu nào để ngăn chặn. Đây được xem là vụ phá rừng thông phòng hộ lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh.
Tại tiểu khu 501, hàng trăm cây thông ở nhiều khoảnh rừng khác nhau đang chết dần chết mòn do bị băm vằm, đốt cháy xém và chỉ cần những cây thông này chết khô thì các chủ đất ngang nhiên chặt hạ chiếm đoạt làm đất sản xuất của mình. Nhiều cây thông đường kính 60cm bị đốt cháy thành than để phi tang nằm ngổn ngang bên những vườn hồ tiêu, cà phê vừa mới xuống giống.
Không chỉ vậy, cách rừng thông bị chặt hạ, đốt phá khoảng 2km, hàng chục ha đất trồng cây sao xanh cũng bị chặt phá thậm chí nhiều diện tích đã được phân lô, cắm trụ và được dựng cả trang trại.
Theo thống kê sơ bộ ban đầu của Hạt Kiểm lâm huyện Mang Yang, tại các khu vực nói trên đã có hơn 43ha rừng thông và đất lâm nghiệp bị 80 hộ dân lấn chiếm (trong đó, có gần 35ha rừng thuộc vùng lõi) để trồng cà phê và tiêu. Hàng chục vườn tiêu của các hộ dân đã bắt đầu bén rễ trên vùng rừng thông bị đốn hạ.
Ông Nguyễn Long Sơn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mang Yang cho biết: Trước tình hình này, Hạt Kiểm lâm đã có công văn gửi huyện đề nghị huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan tập trung phương án và tổ chức cưỡng chế nhổ bỏ toàn bộ cây trồng trên diện tích 43ha đất bị lấn chiếm tại khu vực rừng thông thuộc các tiểu khu 499, 501 của xã Đăk Djrăng, nhưng đến nay, huyện vẫn chưa có động thái gì.
Trước thực trạng này, UBND tỉnh Gia Lai đã có công văn chỉ đạo xử lý vụ phá rừng thông tại huyện Mang Yang; trong đó, nêu rõ: Để kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm vụ việc trên, UBND tỉnh giao cho Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức điều tra ban đầu và khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp ngăn chặn không để tình trạng phá rừng tiếp tục diễn ra.
Trao đổi về vấn đề này, Đại tá Phan Anh Tuấn, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh cho biết: Đoàn công tác do phòng PC46 chủ trì phối hợp với Chi cục lâm nghiệp, Chi cục kiểm lâm cùng UBND huyện Mang Yang và Ban quan lý rừng phòng hộ Đăk Đoa tiến hành kiểm tra cụ thể vụ việc phá rừng trên. Tuy nhiên, việc điều tra đang gặp nhiều khó khăn bởi người dân xâm chiếm cánh rừng thông này đã khá lâu, cũ có, mới có.
Việc rừng thông bị tàn phá đã diễn ra khá lâu nhưng chính quyền địa phương vẫn không có phương án xử lý triệt để, khiến dư luận nghi ngờ về việc có hay không sự bao che của chính quyền sở tại?
Tại tiểu khu 501, hàng trăm cây thông ở nhiều khoảnh rừng khác nhau đang chết dần chết mòn do bị băm vằm, đốt cháy xém và chỉ cần những cây thông này chết khô thì các chủ đất ngang nhiên chặt hạ chiếm đoạt làm đất sản xuất của mình. Nhiều cây thông đường kính 60cm bị đốt cháy thành than để phi tang nằm ngổn ngang bên những vườn hồ tiêu, cà phê vừa mới xuống giống.
Cùng chung "số phận", hàng nghìn cây thông khác tại tiểu khu 499 cũng bị triệt hạ không thương tiếc. Nhìn từ xa, loang lổ những khoảnh rừng khô héo, cháy vàng, thi thoảng xuất hiện những khoảnh trơ trọi các gốc thông vừa bị đốn hạ. Ngạc nhiên hơn, nhiều người dân ở đây còn ngang nhiên rao bán từ 200 - 250 triệu/1ha đất đẹp.Không chỉ vậy, cách rừng thông bị chặt hạ, đốt phá khoảng 2km, hàng chục ha đất trồng cây sao xanh cũng bị chặt phá thậm chí nhiều diện tích đã được phân lô, cắm trụ và được dựng cả trang trại.
Theo thống kê sơ bộ ban đầu của Hạt Kiểm lâm huyện Mang Yang, tại các khu vực nói trên đã có hơn 43ha rừng thông và đất lâm nghiệp bị 80 hộ dân lấn chiếm (trong đó, có gần 35ha rừng thuộc vùng lõi) để trồng cà phê và tiêu. Hàng chục vườn tiêu của các hộ dân đã bắt đầu bén rễ trên vùng rừng thông bị đốn hạ.
Ông Nguyễn Long Sơn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mang Yang cho biết: Trước tình hình này, Hạt Kiểm lâm đã có công văn gửi huyện đề nghị huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan tập trung phương án và tổ chức cưỡng chế nhổ bỏ toàn bộ cây trồng trên diện tích 43ha đất bị lấn chiếm tại khu vực rừng thông thuộc các tiểu khu 499, 501 của xã Đăk Djrăng, nhưng đến nay, huyện vẫn chưa có động thái gì.
Trước thực trạng này, UBND tỉnh Gia Lai đã có công văn chỉ đạo xử lý vụ phá rừng thông tại huyện Mang Yang; trong đó, nêu rõ: Để kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm vụ việc trên, UBND tỉnh giao cho Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức điều tra ban đầu và khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp ngăn chặn không để tình trạng phá rừng tiếp tục diễn ra.
Trao đổi về vấn đề này, Đại tá Phan Anh Tuấn, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh cho biết: Đoàn công tác do phòng PC46 chủ trì phối hợp với Chi cục lâm nghiệp, Chi cục kiểm lâm cùng UBND huyện Mang Yang và Ban quan lý rừng phòng hộ Đăk Đoa tiến hành kiểm tra cụ thể vụ việc phá rừng trên. Tuy nhiên, việc điều tra đang gặp nhiều khó khăn bởi người dân xâm chiếm cánh rừng thông này đã khá lâu, cũ có, mới có.
Việc rừng thông bị tàn phá đã diễn ra khá lâu nhưng chính quyền địa phương vẫn không có phương án xử lý triệt để, khiến dư luận nghi ngờ về việc có hay không sự bao che của chính quyền sở tại?
(TTXVN)
Nền nhiệt Trái Đất sẽ tăng 2 độ trong 20 năm tới
- Trong hai thập kỷ tới, sẽ có tới 40% thủ đô Bangkok của Thái Lan bị nước lũ nhấn chìm nếu thế giới không đạt bước tiến cụ thể trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu.
Đây chỉ là một trong nhiều cảnh báo được các chuyên gia thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) và Viện Nghiên cứu tác động của khí hậu Potsdam đưa trong trong báo cáo mới nhất, công bố ngày 19/6, về thực trạng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.
Theo Chủ tịch WB, ông Jim Yong Kim, trong 20-30 năm tới, nền nhiệt trung bình của Trái Đất sẽ tăng thêm 2 độC khiến mực nước biển tăng, các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện với tần suất cao dẫn đến khan hiếm nước ngọt và thiếu lương thực trầm trọng.
Trong báo cáo, các chuyên gia đã đánh giá những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển của khu vực Nam sa mạc Sahara ở châu Phi, Đông Nam Á và Nam Á, nơi tập trung nhiều người thuộc diện nghèo khổ nhất thế giới.
Theo báo cáo, với tình trạng Trái Đất ấm lên hiện nay khi nền nhiệt trung bình chỉ cao hơn 0,8 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp hồi thế kỷ 18, nạn hạn hán ở Nam sa mạc Sahara và xâm thực ở Đông Nam Á đã tăngmạnh. Tình hình được dự báo sẽ tồi tệ hơn nhiều trong hai thập kỷ tới.
Theo bà Rachel Kyte, Phó Chủ tịch WB phụ trách phát triển bền vững, các chuyên gia của thể chế tài chính đa phương này đang làm việc với chính quyền nhiều thành phố để tìm cách giảm nhẹ các nguy cơ từ biến đổi khí hậu, như giúp đỡ thủ đô Manila của Philippines và Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam đối phó với lũ lụt và triều cường.
Bà Kyte cho biết WB đang hướng tới các ý tưởng thu hút đầu tư vào các dự án nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn tư nhân, để hỗ trợ các thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng của hiện tượng Trái Đất ấm lên.
Phó Chủ tịch Kyte nêu rõ đã có một sự thay đổi cơ bản trong nhận thức của WB, theo đó đặt ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu là trọng tâm của chiến lược phát triển.
Trong tài khóa 2012, kết thúc vào ngày 30/6 tới, WB đã tăng gấp đôi đầu tư cho các dự án thuộc chương trình chống biến đổi khí hậu lên 4,6 tỷ USD.
Năm ngoái, thể chế này cũng đã cấp các khoản vay với tổng trị giá 7,1 tỷ USD giúp các nước đẩy mạnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Đây chỉ là một trong nhiều cảnh báo được các chuyên gia thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) và Viện Nghiên cứu tác động của khí hậu Potsdam đưa trong trong báo cáo mới nhất, công bố ngày 19/6, về thực trạng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.
Theo Chủ tịch WB, ông Jim Yong Kim, trong 20-30 năm tới, nền nhiệt trung bình của Trái Đất sẽ tăng thêm 2 độC khiến mực nước biển tăng, các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện với tần suất cao dẫn đến khan hiếm nước ngọt và thiếu lương thực trầm trọng.
Trong báo cáo, các chuyên gia đã đánh giá những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển của khu vực Nam sa mạc Sahara ở châu Phi, Đông Nam Á và Nam Á, nơi tập trung nhiều người thuộc diện nghèo khổ nhất thế giới.
Theo báo cáo, với tình trạng Trái Đất ấm lên hiện nay khi nền nhiệt trung bình chỉ cao hơn 0,8 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp hồi thế kỷ 18, nạn hạn hán ở Nam sa mạc Sahara và xâm thực ở Đông Nam Á đã tăngmạnh. Tình hình được dự báo sẽ tồi tệ hơn nhiều trong hai thập kỷ tới.
Theo bà Rachel Kyte, Phó Chủ tịch WB phụ trách phát triển bền vững, các chuyên gia của thể chế tài chính đa phương này đang làm việc với chính quyền nhiều thành phố để tìm cách giảm nhẹ các nguy cơ từ biến đổi khí hậu, như giúp đỡ thủ đô Manila của Philippines và Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam đối phó với lũ lụt và triều cường.
Bà Kyte cho biết WB đang hướng tới các ý tưởng thu hút đầu tư vào các dự án nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn tư nhân, để hỗ trợ các thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng của hiện tượng Trái Đất ấm lên.
Phó Chủ tịch Kyte nêu rõ đã có một sự thay đổi cơ bản trong nhận thức của WB, theo đó đặt ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu là trọng tâm của chiến lược phát triển.
Trong tài khóa 2012, kết thúc vào ngày 30/6 tới, WB đã tăng gấp đôi đầu tư cho các dự án thuộc chương trình chống biến đổi khí hậu lên 4,6 tỷ USD.
Năm ngoái, thể chế này cũng đã cấp các khoản vay với tổng trị giá 7,1 tỷ USD giúp các nước đẩy mạnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
(Theo TTXVN)
Hiệu chỉnh bởi quản lý: