- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Cuối tuần này, hơn 946.000 học sinh lớp 12 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Theo tin từ Bộ GDĐT, công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã được các địa phương hoàn tất ở mọi khâu để có thể diễn ra an toàn, đúng quy chế. Tuy nhiên, đối với học sinh và các bậc phụ huynh lại tỏ ra thờ ơ với quy chế mới vừa được ban hành.
ảnh minh hoạ
“Không cần thiết” phải mang thiết bị ghi âm, ghi hình!
Trái ngược với lo ngại dư luận ban đầu, nhiều bậc phụ huynh cũng như HS tỏ ra không quan tâm hoặc thậm chí khá thờ ơ với quy chế cho phép thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình (không truyền và nhận thông tin trực tiếp tại chỗ) vào phòng thi mà Bộ GDĐT áp dụng trong năm nay. Chị Hoàng Oanh - có con đang học tại Trường THPT Ngô Quyền, Q7, TPHCM - cho biết: “Tôi chỉ dặn cháu trung thực, làm bài tốt, không phân tâm là được. Còn việc bắt tiêu cực thi cử là chuyện của thầy cô, cháu không phải lo mà ảnh hưởng đến tâm lý”.
Em Nguyễn Hải Long, HS lớp 12 Trường THPT Việt Đức (TPHCM) cho hay sẽ không mang bất kỳ thiết bị ghi âm, ghi hình nào vào phòng thi vì thấy “không cần thiết”. “Điều quan trọng nhất với em là làm sao có thể tập trung làm bài thi tốt nhất có thể” - Long nói.
Thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức - cũng cho biết, nhà trường đã thông tin tới các em HS về quy định này ngay sau khi được bộ và sở hướng dẫn. Song phần lớn các em không có phản ứng gì.
“Theo tôi, các em HS chủ yếu đi thi để làm bài thi. Vì vậy, số HS đi thi mang thiết bị ghi âm, ghi hình để chống tiêu cực có lẽ ít và hiếm. Dù vậy, quy định này vẫn là một điều tốt, góp phần làm trong sạch hơn cho kỳ thi, nâng cao trách nhiệm đối với các hội đồng thi cũng như cán bộ coi thi” - thầy Bình nhận định.
Theo thầy Bình, học sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi không phải đăng ký trước. Các cán bộ coi thi có trách nhiệm nhắc nhở các em thực hiện đúng các quy định do Bộ GDĐT đề ra vào các thời điểm trước khi vào phòng thi và trước khi bóc đề thi.
Đề thi chủ yếu nằm trong chương trình SGK lớp 12
Vào thời điểm ngày thi cận kề như hiện nay, không khí ôn luyện của các trường càng trở nên “nóng”, đặc biệt ở các trường dân lập, tư thục. Lịch ôn luyện tại các trường dân lập, tư thục diễn ra khá dày đặc, kéo dài 12 giờ mỗi ngày, bắt đầu từ 6h sáng và kéo dài đến 22h mỗi ngày.
Anh Phan Hoàng Thông - có con đang theo học tại Trường THPT dân lập Thanh Bình, Q.Tân Bình TPHCM - cho biết, sau khi hoàn tất chương trình học 12, con gái anh vẫn đến trường để ôn tập. Vì con anh học không khá nên buổi tối cũng phải đến trường để ôn tập với các bạn giỏi, thầy cô kèm cặp thêm. “Tôi chỉ cầu mong cháu thi đủ điểm đậu rồi tìm một trường nghề phù hợp để học tiếp. Tôi động viên con là cứ cố gắng hết sức nếu không may rớt thì cũng không sao vì sức mình chỉ tới đó. Ép quá làm con căng thẳng chứ chẳng được gì” - anh Thông chia sẻ.
Tại Hà Nội, các trung tâm dạy thêm có tiếng như Sư phạm, Bách khoa, KHXH&NV liên tục khai giảng lớp luyện thi tốt nghiệp với tỉ lệ HS theo học khá đông. T.Tiến - HS Trường THPT Phạm Hồng Thái - cho hay đang theo học ôn môn toán ở “lò luyện” Cầu Giấy với giá 50.000 đồng/2 buổi vào các tối thứ 3, 6. Các tối còn lại, Tiến đi học thêm vật lý và văn.
Một số HS các trường công lập cũng tỏ ra lo lắng cho những môn... không chuyên cho dù có học lực khá. Em Thảo Trang - HS Trường THPT Bùi Thị Xuân (TPHCM) chỉ mong muốn qua kỳ thi TN đạt được 30 điểm. “Em thi khối A, từ lớp 10 đã chuyên toán, lý, hóa nên em rất sợ môn văn. Xui rủi làm không được thì không biết sẽ thế nào”.
Tuy nhiên, một số giáo viên và chuyên gia giáo dục cho rằng, các HS không nhất thiết phải quá lo lắng, bởi kỳ thi đỗ tốt nghiệp không hề khó nếu các em nắm chắc kiến thức ngay trên lớp.
Ông Nguyễn Hữu Hoan - Trưởng phòng Giáo dục trung học - Sở GDĐT Hà Nội - cho hay, đề thi sẽ được ra theo đúng quy chế thi tốt nghiệp THPT, nghĩa là sẽ nằm trong chương trình THPT và tập trung chủ yếu lớp 12. Tuy nhiên, HS vẫn phải nắm vững kiến thức cơ bản của những năm học trước vì các kiến thức đều có tính liên thông từ lớp 10,11 và 12. Việc học thêm những nội dung mới, vượt ra ngoài chương trình là điều không cần thiết.
Theo lao động
ảnh minh hoạ
Trái ngược với lo ngại dư luận ban đầu, nhiều bậc phụ huynh cũng như HS tỏ ra không quan tâm hoặc thậm chí khá thờ ơ với quy chế cho phép thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình (không truyền và nhận thông tin trực tiếp tại chỗ) vào phòng thi mà Bộ GDĐT áp dụng trong năm nay. Chị Hoàng Oanh - có con đang học tại Trường THPT Ngô Quyền, Q7, TPHCM - cho biết: “Tôi chỉ dặn cháu trung thực, làm bài tốt, không phân tâm là được. Còn việc bắt tiêu cực thi cử là chuyện của thầy cô, cháu không phải lo mà ảnh hưởng đến tâm lý”.
Em Nguyễn Hải Long, HS lớp 12 Trường THPT Việt Đức (TPHCM) cho hay sẽ không mang bất kỳ thiết bị ghi âm, ghi hình nào vào phòng thi vì thấy “không cần thiết”. “Điều quan trọng nhất với em là làm sao có thể tập trung làm bài thi tốt nhất có thể” - Long nói.
Thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức - cũng cho biết, nhà trường đã thông tin tới các em HS về quy định này ngay sau khi được bộ và sở hướng dẫn. Song phần lớn các em không có phản ứng gì.
“Theo tôi, các em HS chủ yếu đi thi để làm bài thi. Vì vậy, số HS đi thi mang thiết bị ghi âm, ghi hình để chống tiêu cực có lẽ ít và hiếm. Dù vậy, quy định này vẫn là một điều tốt, góp phần làm trong sạch hơn cho kỳ thi, nâng cao trách nhiệm đối với các hội đồng thi cũng như cán bộ coi thi” - thầy Bình nhận định.
Theo thầy Bình, học sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi không phải đăng ký trước. Các cán bộ coi thi có trách nhiệm nhắc nhở các em thực hiện đúng các quy định do Bộ GDĐT đề ra vào các thời điểm trước khi vào phòng thi và trước khi bóc đề thi.
Đề thi chủ yếu nằm trong chương trình SGK lớp 12
Vào thời điểm ngày thi cận kề như hiện nay, không khí ôn luyện của các trường càng trở nên “nóng”, đặc biệt ở các trường dân lập, tư thục. Lịch ôn luyện tại các trường dân lập, tư thục diễn ra khá dày đặc, kéo dài 12 giờ mỗi ngày, bắt đầu từ 6h sáng và kéo dài đến 22h mỗi ngày.
Anh Phan Hoàng Thông - có con đang theo học tại Trường THPT dân lập Thanh Bình, Q.Tân Bình TPHCM - cho biết, sau khi hoàn tất chương trình học 12, con gái anh vẫn đến trường để ôn tập. Vì con anh học không khá nên buổi tối cũng phải đến trường để ôn tập với các bạn giỏi, thầy cô kèm cặp thêm. “Tôi chỉ cầu mong cháu thi đủ điểm đậu rồi tìm một trường nghề phù hợp để học tiếp. Tôi động viên con là cứ cố gắng hết sức nếu không may rớt thì cũng không sao vì sức mình chỉ tới đó. Ép quá làm con căng thẳng chứ chẳng được gì” - anh Thông chia sẻ.
Tại Hà Nội, các trung tâm dạy thêm có tiếng như Sư phạm, Bách khoa, KHXH&NV liên tục khai giảng lớp luyện thi tốt nghiệp với tỉ lệ HS theo học khá đông. T.Tiến - HS Trường THPT Phạm Hồng Thái - cho hay đang theo học ôn môn toán ở “lò luyện” Cầu Giấy với giá 50.000 đồng/2 buổi vào các tối thứ 3, 6. Các tối còn lại, Tiến đi học thêm vật lý và văn.
Một số HS các trường công lập cũng tỏ ra lo lắng cho những môn... không chuyên cho dù có học lực khá. Em Thảo Trang - HS Trường THPT Bùi Thị Xuân (TPHCM) chỉ mong muốn qua kỳ thi TN đạt được 30 điểm. “Em thi khối A, từ lớp 10 đã chuyên toán, lý, hóa nên em rất sợ môn văn. Xui rủi làm không được thì không biết sẽ thế nào”.
Tuy nhiên, một số giáo viên và chuyên gia giáo dục cho rằng, các HS không nhất thiết phải quá lo lắng, bởi kỳ thi đỗ tốt nghiệp không hề khó nếu các em nắm chắc kiến thức ngay trên lớp.
Ông Nguyễn Hữu Hoan - Trưởng phòng Giáo dục trung học - Sở GDĐT Hà Nội - cho hay, đề thi sẽ được ra theo đúng quy chế thi tốt nghiệp THPT, nghĩa là sẽ nằm trong chương trình THPT và tập trung chủ yếu lớp 12. Tuy nhiên, HS vẫn phải nắm vững kiến thức cơ bản của những năm học trước vì các kiến thức đều có tính liên thông từ lớp 10,11 và 12. Việc học thêm những nội dung mới, vượt ra ngoài chương trình là điều không cần thiết.
Theo lao động