Thầy trò đánh nhau: sa thải thầy, cảnh cáo, khiển trách trò

nhipcautre0904 Còn có nhiều thứ xung quanh, nói và làm khác nhau lắm em. Cũng có thể chị sẽ trở thành bà cô khó tính ^ ^ Việc kia có thể do thầy giáo còn trẻ, niềm tin của học sinh chưa nhiều. Còn chị không chắc trong cái tát của thầy mà em kể còn tình thương không nữa.
nguyenhonganhsone4ever Chị hiểu. Và mong em cũng hiểu cho cô mình, có thể trước kia cô ấy cũng là người như em mong muốn, nhưng học sinh có rất nhiều suy nghĩ khác nhau, và cô ấy thấy cách đó không hiệu quả. Em học cô ấy 1 năm, hoặc vài năm, nhưng cô ấy đã và sẽ dạy rất nhiều năm nữa, áp lực của cô ấy cũng không ít. Chị tin em sẽ lớn lên rất tốt, cô bé! :)
 
Còn anh thì không đồng tình phương pháp thầy cô đánh học sinh hay bố mẹ đánh con.

Giả sử mình là thầy cô, mình sẽ dạy hết lòng, nhưng nếu khuyên đủ kiểu không nghe thì không cần quan tâm nữa, bởi để xã hội "đánh" nó sẽ tự ngộ hơn là bố mẹ, thầy cô đánh.

Tất nhiên có nhiều hệ quả có thể xảy ra nhưng đó là cách cả 2 bên đều dễ xử.

Đương nhiên theo luật thì thầy cô hay bố mẹ đều không có quyền xâm phạm quyền trẻ em, không được đánh đập, xúc phạm,...
Nhưng yêu cho roi cho vọt, các cụ nói vậy mà anh. Có thể giới trẻ nghĩ khác, nhưng biết đâu khi thành bậc làm cha làm mẹ, bất lực trong việc dạy dỗ con, hay quá nóng nảy... thì lại lạm dụng bạo lực. =.= Em thấy nhiều người bình thường rất hiền, rất kiên nhẫn với người khác, như cháu họ hay anh em gì đấy, nhưng với con mình thì rất nóng tính, động tý là đánh mắng.
Chẳng nói đâu xa, nhiều khi đứa em ngang bướng, em cũng cho nó 1 trận ấy chứ.
Mẹ em đánh con xong lại kêu xót, lại hỏi có lằn nốt không, có đau lắm không...
 
nhipcautre0904 chị à, không phải cha mẹ nào cũng hiểu con cái mình đâu :3, biết là thầy cô rất thương mình nhưng thương không đúng cách thì cũng chỉ như lá rụng mùa thu, loanh quanh luẩn quẩn trong vòng luân hồi không lối thoát. Học sinh tụi em chỉ xin thầy cô chịu giao lưu, nói chuyện, quan tâm tới tụi em hơn nữa, thì HA này sẽ không bao giờ quậy nữa :3, tiếc là cô giáo em quá bảo thủ, đã làm thì còn chẳng đếm xỉa đến cảm nghĩ của học sinh nữa ! Vậy nên em vẫn phải quậy, phải sống với chính cá tính của mình! Chỉ cần kq học tập tốt thôi, đúng không ?
Thế em có giao lưu với thầy cô, quan tâm đến thầy cô chưa mà đòi thầy cô giao lưu, quan tâm :)) Thầy cô em nhà ở đâu, phải nuôi mấy đứa con, sinh nhật ngày nào em trả lời được không?

Phương pháp của anh không phải là bi quan mà là bàng quan, ai có thiện chí muốn được dạy, truyền đạt thì mình dạy. Ai tỏ thái độ bất cần thì mình cũng không cần quan tâm quá nhiều. Cố gắng cảm hóa mà không có kết quả thì cũng không cần dùng đến bạo lực, bạo lực thì ngoài xã hội đầy rẫy ra: cảnh sát, công an, 113, các đàn anh, đàn chị xã hội đen hay thậm chí những người đồng nghiệp, hàng xóm trực tính... Nếu con em muốn bị bạo lực thì để những người đó họ bạo lực cho biết mùi đời.

Còn mình là thầy, cô, cha, mẹ không nên dùng đến.
 
"Cái gì cũng có hai mặt của nó, được cái này thì lại phải mất cái kia."

Thôi tốt nhất thì điều trước tiên là nên dạy kiến thức xã hội ngay từ nhỏ. Để nó tự hiểu được đạo lí là thế nào, rồi mới dạy cho nó cái tôn ti trật tự, cái tốt và cái xấu của sự vừa đủ và quá đà. Hãy dạy cho nó biết xã hội không công bằng như thế nào, hãy nói cho nó nghe người tốt và người xấu khác nhau như thế nào, hãy nói với nó những kinh nghiệm của bản thân về cái cuộc đời mà mình đã phải trải qua để có thể được như ngày hôm nay, hãy dạy cho nó biết cuộc đời này không có nhân quả, và hãy bảo với nó rằng, không phải kết thúc nào cũng có hậu...

Và bởi vì đó là cuộc đời của nó, nên cứ để cho nó tự chọn con đường của mình. Mỗi người có một quan điểm riêng, không ai là giống ai cả. Cho nên đừng uốn nắn nó theo con đường mà mình chỉ dẫn, mà hãy uốn nắn nó theo con đường mà nó chọn lựa...

Bởi vì, một con người, dù tốt hay xấu, thì nó cũng biết rằng mình đang làm gì và mình muốn gì...hãy dạy nó như định luật của tự nhiên không bao giờ thay đổi, hãy dạy nó cái lý của riêng mình...hãy dạy nó cách để làm cái xã hội này tốt hơn, hãy dạy nó thông minh chẳng là gì, hãy dạy nó người can đảm bao giờ cũng là người thông minh, và hãy dạy nó cách kiểm soát suy nghĩ của riêng mình...

Cuối cùng...

"Hãy dạy nó cách yêu thương của một con người"

Và hãy nói với nó rằng: "Con người sinh ra là để hưởng thụ và để hi sinh"

~Bài học của một tác giả vô danh về đạo lí của một con người.

"Tính cách của một con người bao giờ cũng được hình thành ngay từ nhỏ, là tốt hay xấu, tất cả chính do cách dạy của những người "thầy cô" bên cạnh nó"

-Thầy trò đánh nhau? Có lẽ ngay từ nhỏ, họ đã mất đi cái gốc của chính mình, dù sao cũng chỉ do những người đi trước.
 
Moé :v

Thầy đánh trò, thầy sai. Trò đánh thầy, trò cũng sai. Nhưng vì xã hội rất bất công nên rốt cuộc thầy bị đuổi, còn học trò bị kỉ luật. Thứ được gọi là "công bằng" thì bị dư luận dìm xuống vực sâu.

Công bằng" đâu ra chứ?

Những thứ mà ta thấy trước mắt là thứ sẽ trôi đi, thứ tiếp bước sẽ nối lấy cái trước đó. Hoàn lương mấy ai làm được, thậm chí khi con người muốn hoàn lương thì xã hội cũng không cho phép. Mấy ai chấp nhận họ? Họ có thể sống bằng cách nào? Thế giới này luôn như thế....

Nói bằng miệng, nhưng mấy ai làm bằng tay?
 
Giáo viên chủ nhiệm của em bị rất nhiều bạn ghét, tụi nó nói cô ấy ham tiền, ham thành tích. Nhưng em thấy hình như cô ấy là người tốt, đó chỉ là một phần cảm nhận nhưng em mong rằng niềm tin của em là đúng.

Người ta nói thương cho roi, cho vọt. Điều đó không hẳn đã sai, nhưng sai một cái là khi mình cho roi thì mình biết nguyên nhân, ngọn nguồn để cái roi đó là thích hợp. Cái roi mà em nói ở đây có thể vừa mang nghĩa đen, vừa mang nghĩa bóng, chứ không phải chỉ một cái cây mà thầy cô vẫn thường dùng, hay cái tát của vị giáo viên trong clip ảnh.

Theo em, trẻ em thời nay rất cần có "roi", nhưng là roi theo nghĩa bóng. Lớp em có một thằng trước đây học rất giỏi, viết rất đẹp nhưng vào khoảng năm lớp 3-4 thì bố mẹ nó ly dị, mẹ nó thì không quan tâm nó, nó chỉ sống với bà. Và dần dần, nó đâm ra tự kỉ rồi học hành sa sút. Đó không phải là nguyên do của sự thiếu quan tâm à? Trẻ em thời nay cần một sự quan tâm, lắng nghe cơ. Đó cũng chính là "chiếc roi" nếu như thầy cô, cha mẹ muốn dạy dỗ con em mình.

Có nhiều bậc phụ huynh rất thành đạt, nhưng họ vẫn không thể làm gì với con của họ. Họ quan niệm phải cho con đủ tất cả những thứ nó cần về mặt vật chất, nhưng họ lại quên, quên mất một thứ còn quan trọng hơn, đó là tinh thần. Những đứa trẻ đó, cứ mỗi ngày phải sống trong sự cô đơn, cô đơn vì bố mẹ không quan tâm. Đúng, nó chẳng thiếu thứ gì vật chất cả, nhưng lại thiếu tinh thần. Chúng dần rồi cũng sẽ có những suy nghĩ: "Thôi, nhà tôi giàu rồi, không cần học cũng được."

Và rồi cha mẹ trao hết con cái mình cho thầy cô, sao họ không biết rằng, một lớp học chính khóa ở trường cũng phải trên 20 học sinh, chưa kể, thầy cô còn có con cái của mình, làm sao họ có thể lo hết được. Nếu cha mẹ cứ giao cho thầy cô, thì cuối cùng ai sẽ là người chịu tất cả? Mong các bậc phụ huynh suy nghĩ và quan tâm tới con cái mình hơn...

Đoạn clip trên em thấy thầy cũng sai mà học sinh cũng sai =)), thôi chả biết làm sao nữa.
 
Luca_chan Xã hội này lạ là thế đấy, mọi người đa số cứ ùa theo nhau( kiểu gió chiều nào theo chiều ấy, hay có thể gọi là hiệu ứng domino ), rồi cuối cùng người bị hại cũng chỉ là những "kẻ tội đồ của nhân loại".
 
Câu chuyện này làm mình nhớ đến thầy giáo chủ nhiệm lớp 12 của mình, thầy dạy môn toán. Mỗi khi trong lớp có ai làm thầy tức giận thầy sẽ ngừng bài giảng trong vài giây và quay nhìn ra ngoài cửa sổ, mình nghĩ là thầy đang cố gắng lấy lại bình tĩnh để ứng phó với mấy đứa học trò nghịch
 
Covangmuathu Sao bạn không thử đặt câu hỏi. Tại sao thầy lại nhìn ra ngoài cửa sổ? Nếu trả lời được, bạn sẽ thấy thầy của bạn là một người rất tuyệt vời :)
 
PAGODASTO Cám ơn bạn đã nhắc nhở mình, mình biết đó là một điều tuyệt vời ở thầy. Mình cũng đang theo nghiệp sư phạm. Hiện tại mình đang thực tập tại một trường phổ thông, chỉ mới hai tuần thôi mà mình cảm thấy mệt mỏi quá, nhưng mình sẽ cố gắng. Mình sẽ thử cách của thầy giáo mình, để hiểu thầy hơn và cũng hy vọng mình cũng đủ nghị lực để theo nghiệp sư phạm trong tương lai.🍀🍀🍀
 
PAGODASTO Cám ơn bạn đã nhắc nhở mình, mình biết đó là một điều tuyệt vời ở thầy. Mình cũng đang theo nghiệp sư phạm. Hiện tại mình đang thực tập tại một trường phổ thông, chỉ mới hai tuần thôi mà mình cảm thấy mệt mỏi quá, nhưng mình sẽ cố gắng. Mình sẽ thử cách của thầy giáo mình, để hiểu thầy hơn và cũng hy vọng mình cũng đủ nghị lực để theo nghiệp sư phạm trong tương lai.🍀🍀🍀
Ráng lên, yêu nghề, yêu người sẽ vượt qua được thôi em ^^
 
tát thẳng vào mặt là xúc phạm nặng nề.
hành động như vậy của ông thầy là để hả giận chứ dạy dỗ, bảo ban gì? Đáng lên án! Đuổi còn nhẹ!!!
Bạn nào nói đứng về phía ông thầy hãy thử nghĩ đến nếu bản thân mình hay người thân trong gia đình bị tát như vậy xem?
 
ctybepchien11 Nhìn sơ qua thì thấy thế đấy, đúng là thầy sai đấy, nhưng nếu ta chưa tìm hiểu sâu xa hơn thì chưa thể nói rõ được.
Xem trong đoạn video: Thầy tát trò, nếu gọi là trò có ý tự vệ thì thường sẽ giơ tay lên đỡ, nhưng không, trò không làm vậy, ngược lại trò còn xông tới đánh trả lại thầy, từ đó có thể cho thấy trò này là một người hung hăng hống hách, ngông cuồng và rất bạo lực, không thể nói là ra dáng một "con ngoan trò giỏi" được, hơn nữa, tại sao thầy lại đánh trò? Có thể là vì trò đã từng phạm, phạm quá nhiều lần? Bây giờ, nghĩ kĩ lại, thì nếu một người có khả năng làm cho bạn nóng giận, thì ngươi đó ắt hẳn cũng chẳng tốt gì đâu!Nhất là ngành giáo viên, chỉ cần động tay chân cái thôi là cũng đủ rồi, đây có lẽ là giới hạn của một người thầy bất lực( và thầy này cũng là một người rất chi là bạo lực):v
Nói tóm lại là cả hai đều sai, thầy sai vì tát trò vô cớ( tạm thời cứ cho là thế), trò sai vì đánh thầy, hung hăng hống hách mà buông lời mắng mỏ(cả hai đều sai). Đừng ai có ý biện minh cho trò hay thầy với bất cứ lí do gì, đừng bảo rằng học sinh không sai, đừng bảo rằng học sinh chỉ tự vệ, là tự vệ thì cớ sao lại phải đánh trả lại thầy? Như thế không phải là tự vệ!
-Cả hai đều sai, sai ở nguyên nhân gần nhất mà chúng ta thấy!
 
chuyện thầy giáo tát học sinh ai chắc cũng thấy qua ở trường lớp rồi. Clip trên thầy quá đáng mà trò cũng không phải của vừa. Nếu Sa thải thầy, thì đuổi học trò mới phải
 
Cá nhân mình thì thấy thế này, thầy này còn quá trẻ, chỉ mới 23 tuổi, chắc còn nông nổi và nghiệp vụ sư phạm/cách ứng xử vân còn non nớt, hơn nưa thầy 23 - trò học lớp 11 nghia là 17 tuổi - chênh lệch nhau chỉ có 06 tuổi, mình và thằng em mình chênh nhau 07 tuổi mà nó còn không sợ mình. Trò đánh thầy thì đúng là không thể nào chấp nhận được! Thằng em mình bật clip cho mẹ mình coi, mình gần kề đó nghe bôm bốp/chan chát rất tội cho em học trò đó, ngay cả mẹ mình cung thấy tức giận/xót cho em học sinh đó, nên em học trò kia song đấu với thầy có le là do thương bạn.. Mình có vài đứa học trò thôi, mà nói chuyện long thần, dặn bài về nhà thì chẳng thèm làm, kêu chép bài vô tập cung hông thèm chép, ngồi học thì đọc Conan - mấy chuyện đó mình không thấy phiền bằng việc nói chuyện quá Trời quá đất, mình nói đau cả họng mà cung chẳng im, chẳng sợ mình gì cả, không biết làm sao với tụi nó cả....Mà tụi nó thì còn bé....
 
Quay lại
Top Bottom